Giải SGK Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi - Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo Giải Địa 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi được đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 11 chương 3 Địa lí lớp 7. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên
Câu hỏi mục 1 trang 136 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết người dân châu Phi khai
thác thiên nhiên ở các môi trường như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:
- Môi trường xích đạo:
+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương
thực như ngô, lúa nước).
+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).
- Môi trường nhiệt đới:
+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các
khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.
+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...
+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.
+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.
+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê,
cừu,...
- Môi trường hoang mạc:
Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự
nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:
+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;
+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;
+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;
+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;
+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...
- Môi trường cận nhiệt:
+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.
+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.
2, Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở
châu Phi
Câu hỏi mục 2 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Quan sát hình 11.3 dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề về săn bắn
và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu
Phi:
* Nguyên nhân
- Việc buôn bán sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.
- Một bộ phận người dân có niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì
của sừng tê giác.
- Sử dụng ngà voi làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.
- Hiện nay, tê giác và voi đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái
phép nên càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi.
* Biện pháp
- Một số quốc gia thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
- Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán
động vật hoang dã.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và
bảo vệ thiên nhiên châu Phi theo mẫu sau:
Môi trường xích
đạo
Môi trường
nhiệt đới
Môi trường
hoang mạc
Môi trường cận
nhiệt
Phương thức
khai thác và sử
dụng, bảo vệ
thiên nhiên
?
?
?
?
Những vấn đề
cần chú ý trong
khai thác và sử
dụng, bảo vệ
thiên nhiên
?
?
?
?
Hướng dẫn trả lời:
Môi trường xích
đạo
Môi trường nhiệt
đới
Môi trường
hoang mạc
Những vấn
đề cần chú ý
trong khai
thác, sử
dụng, bảo
vệ thiên
nhiên
Tầng mùn trong
đất không dày, lớp
phủ thực vật bị tàn
phá nhiều nên dễ
bị rửa trôi => việc
trồng và bảo vệ
rừng là hết sức
cần thiết.
Cần chú ý xây
dựng các công
trình thủy lợi để
đảm bảo cho sản
xuất nông nghiệp
và sinh hoạt cho
người dân trong
mùa khô.
Các nước trong
khu vực cần có
biện pháp để
thiết lập vành đai
xám ngăn chặn
sự xâm lấn của
hoang mạc.
Vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật
hoang dã ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Bài tham khảo:
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con
người chúng ta đang có mặt, chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa
sinh học đang diễn ra. Trong khi đó, hiện nay châu Phi đang đứng trước nguy cơ
mất đi rất nhiều loài sinh vật quý do tác động chính từ con người. Nạn săn bắt và
buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt
chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường
sống. Chúng ta cần tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường phòng,
chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng,
chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang
dã. Người dân cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về
pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp,
quý hiếm. Hãy cùng quyết tâm đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã,
ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng
xã hội, góp phần hỗ trợ thực hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu
thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất
hợp pháp khác. Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó
có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở
nên cấp thiết đối với châu Phi. Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng
đồng xã hội về vấn đề này.
| 1/3

Preview text:

1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên
Câu hỏi mục 1 trang 136 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết người dân châu Phi khai
thác thiên nhiên ở các môi trường như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:
- Môi trường xích đạo:
+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương
thực như ngô, lúa nước).
+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).
- Môi trường nhiệt đới:
+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các
khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.
+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...
+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.
+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.
+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê, cừu,... - Môi trường hoang mạc:
Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự
nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:
+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;
+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;
+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;
+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;
+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...
- Môi trường cận nhiệt:
+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.
+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.
2, Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi
Câu hỏi mục 2 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Quan sát hình 11.3 dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề về săn bắn
và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi: * Nguyên nhân
- Việc buôn bán sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.
- Một bộ phận người dân có niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác.
- Sử dụng ngà voi làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.
- Hiện nay, tê giác và voi đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái
phép nên càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi. * Biện pháp
- Một số quốc gia thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
- Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và
bảo vệ thiên nhiên châu Phi theo mẫu sau:
Môi trường xích Môi trường Môi trường Môi trường cận đạo nhiệt đới hoang mạc nhiệt Phương thức ? ? ? ? khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên Những vấn đề ? ? ? ? cần chú ý trong khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên
Hướng dẫn trả lời: Môi
Môi trường xích Môi trường nhiệt Môi trường trường đạo đới hoang mạc cận nhiệt
Những vấn Tầng mùn trong Cần chú ý xây Các nước trong Quan tâm
đề cần chú ý đất không dày, lớp dựng các công
khu vực cần có chống khô trong khai
phủ thực vật bị tàn trình thủy lợi để biện pháp để hạn và thác, sử phá nhiều nên dễ
đảm bảo cho sản thiết lập vành đai hoang dụng, bảo
bị rửa trôi => việc xuất nông nghiệp xám ngăn chặn mạc hóa. vệ thiên trồng và bảo vệ và sinh hoạt cho sự xâm lấn của nhiên rừng là hết sức người dân trong hoang mạc. cần thiết. mùa khô.
Vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời: Bài tham khảo:
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con
người chúng ta đang có mặt, chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa
sinh học đang diễn ra. Trong khi đó, hiện nay châu Phi đang đứng trước nguy cơ
mất đi rất nhiều loài sinh vật quý do tác động chính từ con người. Nạn săn bắt và
buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt
chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường
sống. Chúng ta cần tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường phòng,
chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng,
chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang
dã. Người dân cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về
pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp,
quý hiếm. Hãy cùng quyết tâm đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã,
ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng
xã hội, góp phần hỗ trợ thực hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu
thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất
hợp pháp khác. Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó
có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở
nên cấp thiết đối với châu Phi. Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng
đồng xã hội về vấn đề này.