-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Sgk Địa lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ - Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo Giải Địa 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ được đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 11 chương 3 Địa lí lớp 7. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chương 4: Châu Mỹ (CTST) 12 tài liệu
Địa Lí 7 404 tài liệu
Giải Sgk Địa lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ - Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo Giải Địa 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ được đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 11 chương 3 Địa lí lớp 7. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 4: Châu Mỹ (CTST) 12 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 404 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới
Câu hỏi trang 140 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong mục 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả sự kiện Cris-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ.
- Phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502).
Hướng dẫn trả lời
- Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
+ Giai đoạn 1942 - 1905, C. Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hành trình vượt Đại Tây
Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.
+ Các chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo
Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ C. Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.
+ Đẩy nhanh quá trình di cư từ châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ,
tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa => góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa châu Mỹ.
2. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Câu hỏi trang 141 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết châu Mỹ nằm trên những bán cầu nào? Lãnh thổ trên đất liền trải dài qua bao nhiêu vĩ độ?
- Nêu tên các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.
Hướng dẫn trả lời
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. Lãnh thổ trên đất liền trải dài qua khoảng
126° vĩ độ (từ 72° B đến 54°N).
- Các biển đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.
+ Biển: Bô-pho, Grơn-len, La-bra-đô, Bap-phin,...
+ Đại Dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương ở phía Tây và Đại Tây Dương.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 142 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy lập sơ đồ tóm tắt những hệ quả lịch sử - địa lí của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Hướng dẫn trả lời • • • •
Luyện tập 2 trang 142 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 13.3, hãy xác định vị trí các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
Hướng dẫn trả lời
Vị trí của các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ:
- Bắc Mỹ: gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa.
- Trung Mỹ: gồm dải đất từ Mê-hi-cô đến Pa-na-ma và các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê.
- Nam Mỹ: vùng đất rộng lớn gồm nhiều quốc gia ở phía nam Pa-ma-ma.
Vận dụng trang 142 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn mô tả các cuộc hành trình đến
châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô (thời gian, nơi xuất phát, các vùng đất đã đến,...).
Hướng dẫn trả lời
Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm gồm ba chiếc tàu thám hiểm
có tên: Nina, Pinta và Santa Maria và 88 thủy thủ rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến
về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ
và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm
vóc đang đợi chờ. Vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo
de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã
đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày nay.
Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông
lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher
Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti. Ngày 12/10/1492, được đánh dấu
mốc là ngày nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất
chưa ai biết đến còn được thế giới gọi là Tân Lục Địa. (Nguồn: Internet).