Giải SGK Địa lý 8 bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản | Chân trời sáng tạo
Xin giới thiệu bài Giải Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết.
Chủ đề: Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (CTST)
Môn: Địa Lí 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi trang 109 Địa Lí 8: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật cùng những
giải pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta. Trả lời:
- Đặc điểm của tài nguyên khoáng sản của Việt Nam:
+ Tài nguyên khoáng sản nước ta khá đa dạng, phong phú
+ Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô trung bình và nhỏ
+ Khoáng sản phân bố tương đối rộng
- Giải pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản:
+ Thực hiện nghiêm luật khoáng sản.
+ Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ và các biện pháp về công nghệ
trong việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.
+ Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân,..
1. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản
Câu hỏi trang 109 Địa Lí 8: Dựa vào hình 4.1, kiến thức đã học và thông
tin trong bài, em hãy: Trình bày những đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta. Trả lời:
- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:
+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng
(than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit,
man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).
- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:
+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.
Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.
+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…
- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta
phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng
lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;
+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;
+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;
+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;
+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
Câu hỏi trang 109 Địa Lí 8: Dựa vào hình 4.1, kiến thức đã học và thông
tin trong bài, em hãy: Giải thích tại sao tài nguyên khoáng sản nước ta có những đặc điểm đó Trả lời:
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau
giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình
Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên
khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
Câu hỏi trang 111 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Phân
tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản. Trả lời:
Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản
- Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh
giá đầy đủ tiềm năng và giá trị;
- Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn
còn tình trạng khai thác quá mức.
- Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài
nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh
học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản.
Câu hỏi trang 111 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu
biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta. Trả lời:
Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta
- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.
- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác khoáng
sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
- Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến
khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế,
tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời; Năng lượng gió,…)
3. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 112 Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đặc điểm
chung về tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo gợi ý dưới đây: Trả lời: (*) Sơ đồ:
Luyện tập 2 trang 112 Địa Lí 8: Lấy một số ví dụ chứng minh khai thác
khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta Trả lời: - Ví dụ 1:
+ Từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song
vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi
trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3 đất
phủ, thải từ 1 - 3 m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than
của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi
trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn
đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như
Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...
+ Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm
môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai
thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố
Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sunphua có trong than còn chứa Zn, Cd,
HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người
- Ví dụ 2: Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá
mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu
xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm
ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác
lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này
thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
- Ví dụ 3: Một trong những loại vật liệu xây dựng được khai thác từ các
lòng sông là cát. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở
nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép
khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn
như Đồng Nai - Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu...
kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các
tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua
lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt
lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
đã và đang sạt lở nặng nề nhất.
Vận dụng 3 trang 112 Địa Lí 8: Hãy sưu tầm thông tin để viết báo cáo
ngắn về một loại khoáng sản ở nước ta và chia sẻ với các bạn. Trả lời:
(*) Tham khảo: Thông tin về khoáng sản than đá ở Việt Nam
- Trữ lượng: Tổng trữ lượng, tài nguyên toàn ngành than tính đến thời
điểm 31/12/2020 là 47.623 triệu tấn than (bảng 1), trong đó:
+ Bể than Đông Bắc: 5.168 triệu tấn;
+ Bể than sông Hồng: 41.910 triệu tấn;
+ Các mỏ than Nội địa: 202 triệu tấn;
+ Các mỏ than địa phương: 15 triệu tấn;
+ Các mỏ than bùn: 328 triệu tấn;
Do các bể than phân bố tại khu vực thềm lục địa Việt Nam chưa được điều
tra, đánh giá nên tài nguyên than của các bể than trên chưa được dự báo.
- Đặc điểm phân bố: Than Việt Nam phân bố ở cả ba miền: miền Bắc,
miền Trung và miền Nam; có ở trong đất liền và vùng thềm lục địa Việt Nam:
+ Than phần đất liền Việt Nam: phân bố trên 06 bể than chính là: Đông
Bắc, An Châu, Lạng Sơn, sông Hồng, Nông Sơn, sông Cửu Long. Ngoài
các bể than chính trên, còn có một số khu vực chứa than nhỏ, nằm phân
tán như: sông Đà (Mường Lựm, Suối Bàng, Đồi Hoa...), Nghệ Tĩnh (Đồng
Đỏ, Hương Khê), sông Chảy (Hồng Quang)..., trong đó trữ lượng, tài
nguyên than tập trung tại bể Đông Bắc và bể Sông Hồng.
+ Than phần thềm lục địa Việt Nam phân bố tại 08 bể: ngoài khơi sông
Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư
Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu, trong đó có 04 bể than có triển
vọng là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và
Malay - Thổ Chu. Các bể than mới được nghiên cứu dựa trên các tài liệu
địa chấn trong công tác tìm kiếm dầu khí.
(Nguồn: Bộ Công thương, Báo cáo thuyết minh: Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)