-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Giáo dục công dân 8 bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Kết nối tri thức
Giải Giáo dục công dân 8 KNTT bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa
Giáo dục công dân 8 283 tài liệu
Giải SGK Giáo dục công dân 8 bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Kết nối tri thức
Giải Giáo dục công dân 8 KNTT bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa
Chủ đề: Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (KNTT) 3 tài liệu
Môn: Giáo dục công dân 8 283 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Giáo dục công dân 8
Preview text:
Mở đầu trang 52 Bài 9 GDCD 8: Hãy kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy,
nổ, các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó. Trả lời:
- Một số vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết:
+ Cháy quán Karaoke An Phú ở Bình Dương (tháng 9/2022) khiến 32 người thiệt mạng
+ Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang (tháng 11/2022) khiến
665 học sinh phải nhập viện, trong đó có 1 trường hợp học sinh tử vong.
+ Nổ do cưa bom tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) vào tháng 3/2016 khiến 4 người tử vong.
- Những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại:
+ Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung
quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tố cáo những hành vi: vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các
quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
1. Phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Khám phá trang 53 GDCD 8: a) Các thông tin, trường hợp trên đề cập
đến những loại tai nạn nào? Theo em, còn có những loại tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại nào khác? Trả lời:
- Các loại tai nạn được phản ánh trong những đoạn thông tin trên:
+ Thông tin 1: Tai nạn cháy, nổ do chập điện
+ Thông tin 2: Tai nạn nổ do hoạt động cưa bom
+ Thông tin 3: Tai nạn ngộ độc thực phẩm
- Những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khác:
+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…
+ Cháy, nổ do: rò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; sét đánh hoặc do để những
vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.
+ Tai nạn do tự chế tạo pháo, súng hoặc cất giấu vũ khí trong nhà. + Ngộ độc thủy ngân;
+ Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm sai cách.
Khám phá trang 53 GDCD 8: b) Hành vi của một số nhân vật trong các
bức tranh trên có nguy cơ dẫn đến những tai nạn gì? Hãy kể thêm một số nguy cơ khác mà em biết. Trả lời:
- Nguy cơ tai nạn trong các bức tranh:
+ Tranh số 1: sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử tại trạm đổ xăng, dầu =>
nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ.
+ Tranh 2: tự chế súng để săn bắt thú rừng => nguy cơ dẫn đến: nổ, ảnh
hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cùng những người xung quanh. - Một số nguy cơ khác:
+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…; rò rỉ khí ga; nắng nóng kéo
dài; sét đánh hoặc do để những vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.
+ Tai nạn do tự chế tạo pháo hoặc cất giấu vũ khí trong nhà.
Khám phá trang 53 GDCD 8: c) Trong các thông tin, trường hợp trên,
tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây ra những hậu quả gì?
Hãy kể thêm một số hậu quả khác do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Trả lời:
Hậu quả từ tai nạn do: vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại gây ra:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất, tinh thần) thậm chí là tính mạng của các cá nhân.
+ Thiệt hại tài sản, kinh tế của các cá nhân, gia đình và xã hội
+ Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
và các chất độc hại
Khám phá trang 55 GDCD 8: a) Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy
chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 2, 3, 4, 5 đã thực hiện quy
định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào. Trả lời: - Trường hợp 2:
+ Anh X có ý định mua vật liệu về nhà tự quấn pháo. Nếu thực hiện hành
vi này, anh X sẽ vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.
+ Anh D từ chối tham gia và khuyên anh X không nên làm pháo. Hành vi
của anh D là thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Trường hợp 3:
+ Hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ của 10 đối
tượng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản
lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.
+ Cơ quan công an tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đúng quy định của pháp
luật khi khởi tố và bắt tạm giam 10 đối tượng có hành vi chế tạo, tàng trữ,
mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ. - Trường hợp 4:
+ Người hàng xóm khuyên gia đình ông B dùng hóa chất để làm sạch đồ
ăn từ nội tạng động vật. Hành vi này vi phạm quy định của khoản 3 điều
7 Luật hóa chất năm 2007.
+ Gia đình ông B đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng
chống tai nạn do chất độc hại gây ra.
- Trường hợp 5: Anh Q và nhóm bạn đã thực hiện đúng quy định của
pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy nổ.
Khám phá trang 55 GDCD 8: b) Em hãy nêu một số quy định khác của
pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời:
Một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại:
- Khoản 2 điều 8 Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi:
không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông
tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản
phẩm chứa chất nguy hiểm.
- Khoản 3 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi:
mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào/
ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nơi cấm,
khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại
Khám phá trang 56 GDCD 8: a) Em hãy cho biết những nhân vật trong
các bức tranh trên đã làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời:
- Tranh số 1: khi phát hiện một vật thể lạ giống mìn, bạn học sinh nữ đã:
tránh xa vật thể, cảnh báo mọi người xung quanh và báo thông tin cho người lớn tin cậy.
- Tranh số 2: các bạn học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng
chống tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại.
- Tranh số 3: gia đình bạn học sinh nữ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình.
- Tranh số 4: khi phát hiện 2 bạn T và H có ý định mua đồ về để chế tạo
pháo, bạn học sinh nữ đã báo cáo thông tin tới giáo viên.
Khám phá trang 56 GDCD 8: b) Em hãy chỉ ra trách nhiệm của công
dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời:
Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung
quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các
quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Khám phá trang 56 GDCD 8: c) Nêu những việc em cần làm để phòng
ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời:
Những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa
tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.
+ Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng
ngừa/ ứng phó với tai nạn. + … Luyện tập
Luyện tập 1 trang 57 GDCD 8: Em tán thành hay không tán thành với
những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại.
b) Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cứu hoả.
c) Các tai nạn hóa chất độc hại có thể để lại hậu quả xấu đối với những thế hệ sau.
d) Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại là góp phần bảo vệ và phát triển đất nước. Trả lời:
- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: bất cứ ai cũng có thể gặp phải tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm
của mọi công dân, cơ quan, tổ chức và xã hội.
- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: các tai nạn hóa chất độc hại có thể gây ra những
ảnh hưởng lâu dài và phức tạp đối với sức khỏe của con người. Ảnh hưởng
của hóa chất độc hại không dừng lại ở một thế hệ, mà có thể để lại di
chứng ở nhiều thế hệ. Ví dụ: ở Việt Nam, chiến tranh đã qua đi hàng chục
năm, những di chứng, ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn còn để lại,
gây đau khổ cho nhiều người.
- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước, xã hội và môi trường sinh
thái. Do đó, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai
nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng là hành động góp phần bảo
vệ và phát triển đất nước
Luyện tập 2 trang 57 GDCD 8: Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn
nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?
a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí.
b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà.
c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà. Trả lời:
- Trường hợp a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí =>
tiềm ẩn nguy cơ nổ hoặc các đối tượng xấu sử dụng vũ khí để xâm phạm
sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.
- Trường hợp b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà => tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ.
- Trường hợp c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản
thực phẩm => tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
- Trường hợp d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà => tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ (do cháy, chập điện).
Luyện tập 3 trang 58 GDCD 8: Theo em, những hành vi dưới đây có thể
dẫn đến những hậu quả gì?
a) Chị C gọi vào số điện thoại cứu hoả để trêu đùa.
b) Bà Q hái nấm lạ trong rừng về nấu ăn.
c) Nhặt được vật thể lạ giống quả lựu đạn, anh D mang đi bán đồng nát.
d) Anh K mở bật lửa kiểm tra bình xăng xe máy. Trả lời:
- Hành vi a) Hậu quả: chị C bị xử lí theo quy định của pháp luật (vì: hành
vi báo cháy giả đã vi phạm khoản 4 điều 13 luật phòng cháy và chữa cháy
năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013).
- Hành vi b) Hậu quả: bạn Q bị ngộ độc thực phẩm, có thể gây nguy hại
đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng; gia đình bà Q bị thiệt hại về kinh tế
(do tốn kém kinh phí điều trị).
- Hành vi c) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng và kinh tế của các cá nhân.
- Hành vi d) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng và kinh tế của các cá nhân.
Luyện tập 4 trang 58 GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a) Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến
kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin
phép bố mẹ được tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải
là hoạt động học tập nên không đồng ý.
Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?
b) Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu út. Bạn thấy
cậu út thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu
bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Nếu là bạn T, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ nói gì với cậu út?
c) Hai bạn M và P đang bắt cua ở con mương gần nhà thì vô tình mò được
một vật có hình dáng giống khẩu súng được bao bọc kĩ. Bạn M muốn
mang vật đó giao nộp cho cơ quan công an ngay. Tuy nhiên, bạn P lại
muốn đem về nhà để hỏi ý kiến người lớn, nếu chắc chắn là súng thì giao nộp cũng không muộn.
Nếu là bạn M, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ làm gì? Trả lời:
- Xử lí tình huống a) Nếu là bạn A, em sẽ:
+ Giải thích để bố mẹ hiểu: tham gia tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.
+ Hứa với bố mẹ: dù tham gia hoạt động tuyên truyền, nhưng vẫn đảm
bảo hoàn thành tốt việc học tập ở trên lớp.
- Xử lí tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:
+ Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn
đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây
hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.
+ Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về
phòng chống tai nạn chất độc hại.
+ Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy
định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học.
- Xử lí tình huống c) Nếu là M, em sẽ:
+ Giải thích để P hiểu: việc mang vật thể lạ (nghi là súng) về nhà vừa vi
phạm quy định của pháp luật, vừa gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.
+ Kiên quyết giao nộp vật thể lạ (nghi là súng) cho cơ quan công an.
Luyện tập 5 trang 58 GDCD 8: Em đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn
vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào? Đối với những việc thực
hiện chưa tốt, hãy nêu cách khắc phục theo bảng gợi ý dưới đây:
Việc đã thực Việc chưa thực Cách khắc phục những việc chưa hiện tốt hiện tốt thực hiện tốt Trả lời: (*) Tham khảo
Việc chưa thực hiện Cách khắc phục những
Việc đã thực hiện tốt tốt
việc chưa thực hiện tốt - Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ.
- Chưa thực hiện tốt - Hạn chế mua và sử
quy định về phòng, dụng đồ ăn vặt.
chống tai nạn do chất - Chỉ mua và sử dụng độc hại. Ví dụ:
những thực phẩm/ đồ ăn
+ Thường xuyên mua rõ nguồn gốc, xuất xứ,
và sử dụng đồ ăn vặt chất lượng đảm bảo. trước cổng trường. - Không sử dụng phẩm
+ Sử dụng phẩm màu màu và phụ gia trong chế
và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực
biến và bảo quản thực phẩm. phẩm. Vận dụng
Vận dụng 1 trang 58 GDCD 8: Em hãy viết một đoạn văn về tầm quan
trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại và
chia sẻ với các bạn trong lớp. Trả lời: (*) Tham khảo:
Con người luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại gây ra. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có
thể gây tổn thất về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. Việc
phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sẽ giúp con người
được an toàn, sống hạnh phúc hơn.
Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản
thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Đồng thời, cần có thái
độ, hành vi tích cực trong cuộc sống, góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.
Vận dụng 2 trang 58 GDCD 8: Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản
phẩm (tiểu phẩm, clip, tranh vẽ,..) tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn vũ
khí/ cháy/ nổ các chất độc hại. Trả lời:
(*) Tham khảo tiểu phẩm: THAM THÌ THÂM
1. Nhân vật trong tiểu phẩm
- Ông Hùng - chủ cơ sở sản xuất rượu Hùng Mai - Bà Mai - vợ ông Hùng
- Anh Hoàng, anh Bình - nhân viên của cơ sở sản xuất rượu Hùng Mai - Anh Tuấn - công an xã X
2. Nội dung tiểu phẩm
Cảnh 1. Tại phòng khách nhà ông Hùng, bà Mai
Người dẫn truyện (đọc): Cả nhà quần quật quanh năm bên ruộng đồng
mà nghèo vẫn cứ hoàn nghèo. Bữa nọ, ông Hùng lên tỉnh chơi, nghe đâu
người ta mách làm cái nghề nấu rượu nhanh “phất” lắm, chẳng mấy chốc
mà giàu to. Ông Hùng hí hửng đem chuyện về kể với vợ:
Ông Hùng (giọng hí hửng): Bà nó ơi, tôi nghe người ta bảo nấu rượu
nhanh đổi đời lắm. Tôi tính bán quách mấy sào ruộng đi rồi chuyển sang
nấu rượu. Bà thấy thế nào?
Bà Mai (ngần ngại): Nhưng tôi có biết nấu rượu thế nào đâu. Cả nhà trông
vào có mấy sào ruộng, giờ ông bảo bán thì lấy gì mà ăn? Ông đừng có
nghe người ta mách linh tinh nữa. Gớm nữa, dễ “phất” thế thì người ta đã
chỉ cho họ hàng, hang hốc nhà người ta rồi, có đâu mà đến lượt mình!
Ông Hùng (giọng quả quyết): Ơ hay cái bà này, sao lại cứ bàn lùi thế nhỉ?
Ai là chủ cái nhà này? Tôi, là tôi nhé, mọi việc tôi quyết hết. Bà không
phải lo, tôi đã dò hỏi và nắm thóp được công nghệ làm rượu rồi. (Ông
Hùng quay sang nhìn bà Mai, bĩu môi nói) Giàu có, sung sướng, làm ông
nọ bà kia thì không muốn, cứ muốn bán mặt cho đất bán lưng cho trời phỏng?
Bà Mai (thở dài): Ông ngồi đấy mà đếm cua trong hang, chưa bắt tay vào
làm đã nghĩ đến giàu có, sung sướng. Của thiên hạ dễ mà bốc được về nhà mình đấy nhỉ?
Ông Hùng (đập tay xuống bàn, trợn mắt quát bà Mai): Các cụ nói cấm có
sai “đàn ông nông nổi giếng khơi/ đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Thôi,
không nó nhiều nữa, sáng mai bà lên phố mua cho tôi mấy can cồn công
nghiệp và mua thêm hương liệu pha rượu này về đây (nói đoạn, ông Hùng
lấy mảnh giấy cất trong túi áo ra, đưa cho bà Mai, ông cẩn thận dặn dò
thêm) Bà ra chợ Đồng Xuân mà mua, cái cửa hàng nhà TX ở cuối chợ ý,
nhớ là phải tuyệt đối cẩn thận, bí mật, công thức gia truyền đấy! Bà mà
hé răng ra nói với ai thì biết tay tôi!
Bà Mai (miễn cưỡng cầm mảnh giấy, uể oải đáp): Công thức gia truyền
cơ đấy, tôi biết ông từ cái thời ở truồng tắm mưa, có thấy nhà ông nấu
rượu bao giờ đâu. Chỉ giỏi vẽ chuyện!
Ông Hùng (phì cười): Bà chỉ giỏi lí sự, cứ làm theo lời tôi, sau này không
phải làm gì, chỉ cần ở nhà đếm tiền rồi cất vào két thôi!
Bà Mai (nét mặt tươi tỉnh hơn): Thì vâng! Mà tôi hỏi khí không phải, cái
hương liệu này là cái gì mà tôi nghe lạ tai quá. Thường thì người ta nấu
rượu từ gạo hoặc ngô, hoặc ủ rượu với các loại hoa quả, thảo dược, chứ
tôi có thấy ủ bằng hương liệu bao giờ.
Ông Hùng (nét mặt tỏ vẻ bí hiểm, ghé vào tai bà Mai nói nhỏ): Bà nhà
quê lắm, cái này là công nghệ sản xuất mới. Tôi phải thăm dò kĩ lắm mới
phát hiện ra đấy. Giờ không cần mất thời gian chưng cất như ngày xưa
đâu. Ngày xưa ủ một mẻ rượu táo mèo có khi mất cả năm mà chưa được
uống, giờ thì phút mốt nhá. Hương liệu pha rượu vừa rẻ vừa dễ dùng.
Khách hàng thích rượu hương nào là có ngay hương đó. Hương gạo,
hương nếp, hương thuốc bắc, hương cốm… (ngừng một chút, ngấm chén
trà, ông Hùng nói tiếp) Làm ăn thời buổi kinh tế thị trường, mình phải
biết nhu cầu của khách là gì, kịp thời đáp ứng được nhu cầu đó thì mới
giàu được. Chứ giờ khách vào quán rượu, đòi uống rượu táo mèo, chủ
quán lại bảo “thôi, bác đi về đi, năm sau đến em bán cho bác” thì có mà
ăn cám à? Bà thấy tôi nói có đúng không?
Bà Mai (gật gù): Nghe cũng hợp lí đấy nhỉ.
Ông Hùng (hí hửng, rung đùi, vuốt râu đáp): Chứ lại không à! Bà cứ tin
tôi, chỉ một thời gian ngắn thôi, tôi sẽ xây cho bà cái nhà khác, to gấp 3 à
không, gấp 5 lần cái bây giờ. Cho bà ngồi đếm tiền khô nước bọt thì thôi! Haha!
Bà Mai (mỉm cười đáp): Cái ông này chỉ được cái đùa dai, nhiều tiền thế
thì mua cái máy đếm tiền chứ cai đếm bằng nước bọt. Nghe ông nói thôi
cũng thấy xuôi xuôi rồi. Ừ thì công đoạn ủ hương liệu mình không phải
lo, nhưng công đoạn quan trọng nhất là nấu rượu thì sao? Ba đời nhà tôi
làm nông, chứ chưa nấu rượu bao giờ. Không biết nấu có được không?
Ông Hùng (vui vẻ đáp lại): Bà lại lo bò trắng răng rồi. Nấu rượu cũng
đơn giản lắm. Chỉ cần pha cồn công nghiệp với nước giếng theo một tỉ lệ
nhất định là ra ngay. Vừa đỡ phải đun đun, nấu nấu, vừa đỡ chi phí này
kia đủ thứ nhiêu khê. Nhưng mà để chắc chắn, khỏi bị lộ thì tôi tính, mình
sẽ pha theo công thức này: cứ một lít rượu gạo pha với 9 lít nước giếng
rồi đổ một ít cồn công nghiệp vào, thế là ta được 10 lít rượu quê. Cách
làm này tôi đảm bảo sẽ thu về khoản lời kha khá.
Bà Mai (gật gù): Thật thế hả ông? Để mai tôi đi mua ngay.
Người dẫn truyện (đọc): Thực hiện theo kế hoạch ông Hùng đã vạch ra,
bà Mai đã nhanh chóng đi mua các loại nguyên liệu. Sau đó, ông bà bắt
tay vào việc pha chế hàng loạt loại rượu giả. Rượu nhà ông bà Hùng Mai
sản xuất ra bán chỉ từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng một lít, trong khi chai
rượu Vodka Hà Nội 300 ml phải mua tới 35.000 đồng nên khách kéo đến
mỗi ngày một đông. Lúc đầu chỉ tiêu thụ quanh huyện, sau đó thương lái
đến thu mua mang đi cả miền bắc. Trước cổng nhà ông Hùng lúc nào cũng như trẩy hội.
Cảnh 2. Tại phòng ăn nhà ông Hùng, bà Mai
Người dẫn truyện (đọc): Trong bữa cơm trưa, bà Mai không giấu nổi
niềm vui, nói với ông Hùng bằng giọng hí hửng
Bà Mai: Rượu bán chạy quá ông nó ạ. Huy động cả ba đứa nhà mình, cả
con cháu cùng làm mà vẫn không kịp. Sắp tới lại có mấy đơn hàng ở tận
trong Nam về lấy rượu. Họ đặt mua với số lượng khá lớn. Nếu biết làm
ăn dễ dàng thế này thì mình đã làm cách đây mấy năm rồi ông nhỉ?
Ông Hùng (vênh mặt, vuốt râu, đáp): Thế mà lúc trước có người bảo tôi
là đếm cua trong hang đấy!
Bà Mai (ngượng ngùng): Thôi, chuyện qua rồi mà ông cứ nhắc mãi!
Vâng, tôi sâu sắc lắm cũng chỉ như cơi đựng trầu! Từ giờ ông nói gì tôi nghe tuốt!
Ông Hùng (bật cười, nói): Tôi tính mở rộng quy mô sản xuất rồi thuê
người đến làm, có thế mới kịp bà ạ!
Cảnh 3. Tại cơ sở sản xuất rượu Hùng Mai
Người dẫn truyện (đọc): Rồi ông bà thuê thêm 10 người đến làm, trong
đó có Hoàng và Bình được ông bà thuê ở làng bên. Hoàng và Bình làm
việc chăm chỉ, nhanh nhẹn nên ông bà Hùng Mai rất ưng ý. Trong quá
trình nấu rượu, ông Hùng đã tìm hiểu được một công thức nấu rượu mới.
Ông gọi hai thằng Bình và Hoàng ra chỉ dẫn cách làm:
Ông Hùng: Chúng mày lấy cái men Tàu cho vào nước vo gạo rồi ủ hai,
ba ngày nghe chưa? Nước gạo không đủ thì bơm ở giếng lên. Sau 3 ngày
ngâm và ủ thì đun, chắt lấy rượu là được. Hai đứa nhớ chưa? (Ngừng một
lát, ông Hùng nói tiếp) Rượu sau khi thành phẩm, chúng mày nhớ cho vài
viên đường hóa học ông để ở góc bếp vào thì rượu mới có độ ngọt và đậm vị.
Cảnh 4. Tại nhà của Hoàng
Người dẫn truyện (đọc): Với công nghệ sản xuất rượu không khói,
không chỉ một vốn bốn lời mà còn nhiều hơn, vợ chồng ông bà Hùng Mai
phất lên như diều gặp gió, thoắt đã trở thành triệu phú nức tiếng gần
xa.Thấy ông chủ kiếm tiền dễ dàng, lại học được công thức làm rượu,
Hoàng và Bình bàn nhau xin nghỉ việc, vay vốn đầu tư, mở xưởng sản
xuất rượu to hơn cơ sở nhà ông bà Hùng Mai để cạnh tranh.Một hôm
Hoàng đang chắt rượu vào can thì nhận được cuộc gọi của Bình.
Hoàng (vội hỏi): Alo, có chuyện gì thế? Nhà bao việc mà mày đi đâu mất
dạng từ sáng đến giờ thế?
Bình (vội vàng đáp): Lớn chuyện rồi Hoàng ơi! Thằng Thiện chiều hôm
qua mua rượu ở chỗ mình bị ngộ độc và phải đi cấp cứu ở bệnh viện rồi,
nghe nói nguy kịch lắm. Người nhà họ đang làm ầm ĩ lên đó.
Hoàng (hồi hộp hỏi lại): Thật… thật không? Hay thằng Thiện nó ăn phải
cái gì rồi bị thế? Chứ nhà lão Hùng cũng làm thế, bán khắp trong nam
ngoài bắc, có thấy ai làm sao đâu?
Người dẫn truyện (đọc): Hoàng chưa kịp nói hết câu thì anh Tuấn - công
an xã đã ập đến, yêu cầu Hoàng cho kiểm tra giấy tờ và kết luận cơ sở sản
xuất không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên Hoàng bị giải lên trụ sở Công an.
Cảnh 5. Tại trụ sở công an xã
Hoàng (run rẩy): Xin các anh xem xét, em cũng chỉ học lỏm cách làm
rượu từ vợ chồng ông Hùng, bà Mai thôi ạ.
Người dẫn truyện (đọc): Sau ít phút ông Hùng cũng bị Công an đưa đến
trụ sở. Nhìn thấy thằng Hoàng, ông Hùng điên lên, xông vào túm cổ áo Hoàng.
Ông Hùng: A! Quân ăn cháo đá bát, mày đã cướp nghề của ông thì chớ,
giờ lại khai man, định đổ tội cho ông phỏng? (ông Hùng quay sang nói
với anh Tuấn) Cán bộ xem xét kĩ cho, thằng này ăn nói láo lếu, làm mất
uy tín của cơ sở sản xuất rượu nhà tôi đấy! Chứ nhà tôi làm ăn chân chính,
khách hàng khắp cả nước, ai cũng khen rượu ngon, chứ có ai bị ngộ độc như nhà nó đâu!
Hoàng (vội vã thanh minh): Báo cáo cán bộ! Em nói hoàn toàn đúng sự
thật. Trong quá trình làm việc tại xưởng rượu nhà ông Hùng, em đã học
được cái công nghệ sản xuất rượu không khói này. Em cũng không hiểu
tại sao, nhà ông ấy làm thì không ai bị ngộ độc, đến em thì… chắc tại số em đen!
Ông Hùng (chỉ tay vào Hoàng, nói lớn): Cái quân lừa thầy phản bạn như
mày thì Phật nào độ cho nổi! Đã làm ăn láo lếu rồi còn định đổ vấy cho
ông, ông là ông nể mặt anh Tuấn đây, chứ không thì ông đã cho mày biết
thế nào là “lễ hội” rồi nhé!
Anh Tuấn (vội ngắt lời ông Hùng): Thôi, hai người không cần phải chỉ
trích nhau đâu. Sự thật thế nào thì lực lượng công an xã đã điều tra và làm
rõ cả rồi! Ông Hùng, đến giờ phút này, ông vẫn còn chưa thấy ăn năn hối lỗi à?
Ông Hùng (mặt hốt hoảng, giọng run rẩy): Tôi… tôi…
Anh Tuấn (nhìn thẳng vào ông Hùng và anh Hoàng): Hai người có biết
mình vi phạm gì không? Hai người nghe rõ đây, theo khoản 20, Điều 2,
Luật An toàn thực phẩm quy định: rượu là một loại thực phẩm. Hành vi
sản xuất, kinh doanh rượu giả là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật về kinh doanh thương mại.
Hoàng (mặt tái nhợt, ngập ngừng hỏi lại): Thế… thế em bị phạt có nặng
không hả anh? Có vài cái lít rượu thì chắc chỉ phạt mấy trăm nghìn đồng thôi anh nhỉ?
Anh Tuấn (nghiêm nghị đáp): Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP mức
phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là
200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức. Không
chỉ bị xử phạt hành chính, trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm
thì hành vi sản xuất rượu giả có thể bị xử lý hình sự theo Điều 193 Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung) năm 2017. Tùy theo tính chất và
mức độ gây thiệt hại của hành vi mà mức phạt tù có thể từ: 2 đến 5 năm;
hoặc 20 năm, thậm chí là tù chung thân!
Người dẫn truyện (đọc): Nghe đến đây, ông Hùng và anh Hoàng đều
thẫn thờ, ngồi phịch xuống ghế, không nói nổi lời nào! Phải chăng họ đang
lo sợ trước mức án phạt mà mình sẽ phải nhận? Hay họ đang cảm thấy ăn
năn, hối hận về hành vi của mình? * Hết*