-
Thông tin
-
Quiz
Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21 | Chân trời sáng tạo
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo nhé.
Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21 | Chân trời sáng tạo
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo nhé.
Chủ đề: Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (CTST) 5 tài liệu
Môn: Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Kinh tế và Pháp luật 11
Preview text:
Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 21 Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà em biết Bài làm
Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta là đạo phật và thiên chúa giáo. Mỗi loại
có những đặc điểm riêng
Đối với đạo phật: Thờ Phật tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương...
Đối với Thiên chúa giáo: Thờ chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo....
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự
do tín ngưỡng và tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi THÔNG TIN 1:
- Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:
"1. mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tô giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật." THÔNG TIN 2:
Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tín tín ngưỡng, tôn giá; thực hành lễ nghỉ tín
ngưỡng tôn giáo; tham gia lễ hội học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp
bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.
4. Chức sắc, chức việc nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghị tôn giáo, giảng đạo,
truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm
giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có
quyền sử dụng kính sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. THÔNG TIN 3:
- Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Phân bật đối xử, kì thị vì lí do tín ngưỡng tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a)Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia trật tự, an toàn xã hội môi trường;
b)Xâm hại đạo đức xã hội xâm phạm thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo; tín
ngưỡng tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”
- Khoản 1 Điều 9 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân
thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Trường hợp 1: Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không
muốn theo đạo để theo đạo P, cùng với đạo của chống chị. Khi biết tin, mẹ chị H
không đồng ý, còn bố chị H không ngăn cản vì ông cho rằng đây là quyền tự do của
công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
Trường hợp 2: Vì biết bà K là người tin vào thần thánh, D đã thuyết phục bà tham
gia cúng sao để giải hạn, cầu tài lộc. Lợi dụng nghi lễ này, D cho biết bà K đang bị
thần linh quở phạt yêu cầu bà đưa mình 15 000 000 đồng để mua lễ vật cầu thần linh bỏ qua.
Trường hợp 3: Anh A và chị B là vợ chồng. Chị B là người theo tôn giáo và
thường đi cầu nguyện hầm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng
theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi
ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về
tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, nh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm
đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Câu hỏi:
- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong các trường
hợp trên là đúng hay sai? Vì sao?
- Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân vềt tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bài làm
- Hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên là sai. Vì các hành vi này đã vi
phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi
tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo,
lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ
sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng
đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành
tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp
hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN 1: Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứ rách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bối thường theo quy định của pháp luật".
THÔNG TIN 2: Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
"1. Người nào dùng vũ lực đe doa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản
hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giá nào, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về
một trong các hành vi này mà còn ví phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trưởng hợp sau đây,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: + Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trên; + Dẫn đến biểu tình;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ01 năm đến 05 năm” THÔNG TIN 3
Khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lí nhà nước đối với cá nhân được
quy định như sau: Phạt tiền đến 30 000 000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng
giới bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo thị đua khen thưởng; hành chính
tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần múc phạt tiền đối với cá nhân”.
Trường hợp 1: Bản tin thời sự của Đài truyền hình K đưa tin về việc đối tượng G
và H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lửa đảo
chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp 2: Trên đường đi học về, M thấy có hai người lạ chủ động bắt chuyện
với bà N (mẹ của M) ở trước nhà. Họ lôi kéo bà N tham gia vào Hội thánh T. Từng
xem tin tức trên đài truyền hình, M nhận ra đây là một tổ chức tôn giáo hoạt động
trái pháp luật nên thông tin lại cho bà N. Mặc dù bị đe doạ nếu không gia nhập thì
gia đình sẽ gặp rắc rối nhưng vì được thông báo kịp thời nên bà N đã mời họ rời
khỏi nhà. Đồng thời, M cũng tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng
tôn giáo để vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T. Câu hỏi:
- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?
- Hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2sẽ bị xử lí như thế nào?
- Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bài làm
- Trường hợp 1: G và H đã vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2: M đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng, tôn giáo và
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thông qua việc tuyên truyền và giúp đỡ người khác
nhận ra những đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật.
- Hành vi của các nhân vật trong trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lí:
+ Theo Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 sẽ bị xử lí hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
+ Theo Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị xử lí
hành chính hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
+ Theo khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ
sung năm 2020) sẽ bị phạt tiền đến 30 000 000 đồng.
- Các bạn học sinh có thể thực hiện các hành vi phù hợp với độ tuổi của mình để
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
Tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
Không bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Tham gia các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo do địa phương tổ chức
Tuyên truyền cho mọi người về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 3. Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Mọi người có quyền theo bất kì tôn giáo nào và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
b. Chỉ có những người theo tôn giáo mới được bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
c. Mọi người khi đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó thì không có quyền thôi
không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó nữa.
d. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bài làm
Em đồng tình với nhận định:
a. Mọi người có quyền theo bất kì tôn giáo nào và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn
giáo. Bởi vì đây là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Em không đồng tình với nhận định:
b. Chỉ có những người theo tôn giáo mới được bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Bởi vì tất cả mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, kế cả cũng người
không theo một tôn giáo nào cũng được bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
c. Mọi người khi đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó thì không có quyền thôi
không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó nữa. Bởi vì theo hay không theo tôn giáo nào đó
đều là quyền của mọi người, công dân được quyền tự do quyết định theo hay không theo.
d. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi vì Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp.
Bài tập 2: Em hãy nhận xét hành vi của nhân vật trong các trường hợp sau:
a. K (Đoàn viên thanh niên) tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền các quy định
của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.
b.Ông A thông qua các buổi giảng đạo, truyền đạo cho bà con trong khu vực, giúp
mọi người thấu hiểu hơn lẽ phải, đạo đức, lối sống cũng như chấp hành tốt các quy
định pháp luật của Nhà nước.
c. Anh P (cán bộ Phường Y) hỗ trợ nhiệt tình người dân thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Bài làm
a. K đã thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về quyền tự do tín
ngưỡng và tôn giáo trong việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và
ngĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
b. Ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo trong việc hướng mọi người thấu hiểu hơn lẽ phải, đạo đức, lối
sống cũng như chấp hành tốt các quy định.
c. Anh P cũng đã thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo trong việc hỗ trợ nhiệt tình người dân thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật.
Bài tập 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
a. Trên địa bàn huyện A có nhiều cơ sở tôn giáo hoạt động, các đối tượng phản động
ở nước ngoài đã liên hệ với các chức sắc tôn giáo và đề nghị họ không thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, các chức
sắc tôn giáo tại đây đã từ chối và thông tin kịp thời đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về hành vi của các đối tượng trên để có biện pháp ngăn chặn và xử
b. Tại bữa tiệc liên hoan cuối năm với nhiều khách hàng của tập đoàn M, khi trao
đổi về tôn giáo cùng các thành viên công ty, anh T cho rằng tôn giáo P là ưu việt
nhất và khuyên mọi người nên thực hành tôn giáo này. Bên cạnh đó, anh T còn có
hành vi hạ thấp vai trò của các tôn giáo khác nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo.
Câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên? Bài làm
a. Hành vi của các chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện A đã góp phần lên án, đấu
tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm đến quốc phòng, an
ninh, chủ quyền quốc gia.
b. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo thông qua việc
không tôn trọng các tôn giáo khác; bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những
người có tín ngưỡng, tôn giáo.
Bài tập 4: Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi của K
Anh K tự ý xây dựng các cơ sở thờ tự trái phép để lôi kéo người dân tham gia, kêu
gọi quyên góp nhằm mục đích trục lợi bất chính. Sau khi biết được hành vi của anh
K, anh D (hàng xóm của anh K) đã nhắc nhở, yêu cầu anh K chấm dứt hành vi của
mình và tuyên truyền mọi người xung quanh không nên tin theo những hành vi vi
phạm của anh K. Tuy nhiên, anh K vẫn không chấm dứt hành vi của mình. Bài làm
Anh K đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi bất chính cho bản thân. Việc làm
đó là vi phạm phạm luật về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 4. Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy xây dựng một kịch bản và diễn trước lớp để tuyên truyền, phê
phán các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Bài làm
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là
hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt
động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm
thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp
pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh
chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với
truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về
việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong"
thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh
vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không
đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra
ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục
Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo
phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018.
Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình
yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm
pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số
chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền.
Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh
Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã
kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối,
đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi
hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích
động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39
người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân,
linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho
Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm
sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường
với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói
lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu
trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý,
giáo luật của Công giáo.
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc
Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải,
khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi
dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc
Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này
đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn
giáo mà không có căn cứ pháp lý.
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến
chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức
Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm
điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.
Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu
tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con
người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì
như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều
hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng
dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần
xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá
nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không
trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi
ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính
dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn
tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt
Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên
góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham
gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua
các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử
có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý,
như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa
bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ
Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp
thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng
ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây
cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi,
giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà
tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương
chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng
góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của
người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo,
mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến
TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng
tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã
hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật,
không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị,
TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi
dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức,
trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo,
làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp
luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố
giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật;
đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các
tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
Bài tập 2: Em hãy sưu tầm và phân tích chức năng những việc làm thực hiện quyền
và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Bài làm
Mỗi năm, ở nước ta có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Hiện
nay, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel… không
chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của người dân.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào; mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín
ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi
dưỡng của tổ chức tôn giáo. Riêng người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn
giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo thì phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo,
truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.