Giải SGK Lịch sử 8 bài 17: Ấn Độ | Chân trời sáng tạo

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 17: Ấn Độ được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo.

Mở đầu trang 68 i 17 Lịch Sử 8: Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ
XIX, tình hình kinh tế, chính trị, hội của Ấn Độ những nét nổi
bật?
Trả lời:
- Tình hình kinh tế:
+ Thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn
Độ thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh.
+ Chính sách vét, bóc lột của thực dân Anh đã dẫn đến tình trạng thiếu
hụt lương thực. Nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX.
- Tình hình chính trị:
+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ
+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ để tạo chỗ dựa vững chắc cho
nền thống trị.
- Tình hình hội:
+ Chính quyền thực dân Anh tìm cách khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng
cấp trong xã hội Ấn Độ.
+ Đời sống nhân dân khổ cực
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh ngày
càng sâu sắc, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã nổ ra.
1. Tình hình kinh tế
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về tình hình kinh
tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực
tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ?
Trả lời:
- t chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến
hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường
cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt thị trường tiêu thhàng a cho
chính quốc.
+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát
triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…
- Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa
phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh
mạng của hàng triệu người….
2. Tình hình chính trị, hội
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về tình hình chính trị,
xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX
Trả lời:
- Tình hình chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm
áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp
nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng
bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai;
đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt vchủng tộc, tôn giáo,... Ấn
Độ.
- Tình hình hội:
+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập
quán lạc hậu và phản động.
+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc
giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân Ấn Độ.
+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là:
cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân
nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật
chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay
(năm 1908),…
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về phương pháp và mục
tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại?
Trả lời:
m 1885, giai cấp sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. Trong 20 năm
đầu, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp ôn hòa để đấu tranh,
yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, hội và tạo
điều kiện để giai cấp tư sản tham gia vào hội đồng tự trị.
=> Nhận xét:
- Tuy phương pháp và mc tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ chưa
thể hiện thái độ triệt để trong đấu tranh chống thực dân Anh, nhưng
những hoạt động của Đảng Quốc đại trong giai đoạn này cũng tác dụng
nhất định trong việc nâng cao ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh ôn hòa cũng phần nào
phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Ấn Độ, vì:
+ Ấn Độ là quốc gia có sự hiện diện và phát triển của nhiều tôn giáo, đặc
điểm chung nhất giữa các n giáo đều hướng con người tới cái thiện
và đề cao lòng nhân ái.
+ Ấn Độ thuộc địa lớn nhất quan trọng nhất của thực dân Anh. Do
đó, thực dân Anh luôn m cách duy trì một nền thống trị cứng rắn, chặt
chẽ Ấn Độ. Dưới ách cai trị khắc, quản chặt chẽ của Anh, nhân dân
Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nếu
lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang, thể sẽ gây ra nhiều mất mát,
tổn thất, hi sinh.
3. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 69 Lịch Sử 8: Vẽ sơ đồ tư duy các nội dung chính về
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Trả lời:
Vận dụng 2 trang 69 Lịch Sử 8: Sưu tầm một số hình ảnh về đời sống
của người Ấn Độ dưới ách cai trị của thực dân Anh vào nửa cuối thế kỉ
XIX. Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu cảm nhận của em về vấn đnày.
Trả lời:
(*) Sưu tầm hình ảnh
(*) Đoạn văn tham khảo:
Vào cuối thế kỉ XIX, chính sách cướp đoạt ruộng đất đlập đồn điền trồng
cây công nghiệp cùng với việc vơ vét lương thực của chính quyền thực
dân Anh nguyên nhân chính gây nên nạn đói, cướp đi sinh mệnh của
hàng triệu người dân Ấn Độ.
Nạn đói vô cùng khủng khiếp. Nó kéo dài cái chết khiến nạn nhân bị các
cơn đói dày , đau khổ, tủi nhục. Nhìn thấy người thân chết không
cứu được, biết đến lượt mình rồi cũng sẽ chết không thoát được. Muốn
tìm cái sống, con người đã phải dứt bỏ nhà cửa, qhương, mồ mtổ tiên
ra đi, mong sao được cứu sống, nhưng rồi lại họ lại chết gục ở đầu đường
xó chợ… Nạn đói được ví như sự hủy diệt khủng khiếp và để lại nhiều di
chứng nặng nề trong lịch sử vốn đã qnhiều đau thương, mất mát của
người Ấn Độ.
| 1/6

Preview text:

Mở đầu trang 68 bài 17 Lịch Sử 8: Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ
XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ có những nét gì nổi bật? Trả lời:
- Tình hình kinh tế:
+ Thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn
Độ thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh.
+ Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Anh đã dẫn đến tình trạng thiếu
hụt lương thực. Nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX.
- Tình hình chính trị:
+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ
+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị.
- Tình hình xã hội:
+ Chính quyền thực dân Anh tìm cách khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng
cấp trong xã hội Ấn Độ.
+ Đời sống nhân dân khổ cực
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh ngày
càng sâu sắc, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã nổ ra.
1. Tình hình kinh tế
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về tình hình kinh
tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực
tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ? Trả lời:
- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến
hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường
cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát
triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,… - Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh
mạng của hàng triệu người….
2. Tình hình chính trị, xã hội
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về tình hình chính trị,
xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX Trả lời:
- Tình hình chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và
áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp
nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng
bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai;
đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
- Tình hình xã hội:
+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập
quán lạc hậu và phản động.
+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc
giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là:
cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân
và nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật
chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…
Câu hỏi trang 68 Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về phương pháp và mục
tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại? Trả lời:
Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. Trong 20 năm
đầu, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp ôn hòa để đấu tranh,
yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo
điều kiện để giai cấp tư sản tham gia vào hội đồng tự trị. => Nhận xét:
- Tuy phương pháp và mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ chưa
thể hiện rõ thái độ triệt để trong đấu tranh chống thực dân Anh, nhưng
những hoạt động của Đảng Quốc đại trong giai đoạn này cũng có tác dụng
nhất định trong việc nâng cao ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh ôn hòa cũng phần nào
phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Ấn Độ, vì:
+ Ấn Độ là quốc gia có sự hiện diện và phát triển của nhiều tôn giáo, đặc
điểm chung nhất giữa các tôn giáo là đều hướng con người tới cái thiện
và đề cao lòng nhân ái.
+ Ấn Độ là thuộc địa lớn nhất và quan trọng nhất của thực dân Anh. Do
đó, thực dân Anh luôn tìm cách duy trì một nền thống trị cứng rắn, chặt
chẽ ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị hà khắc, quản lí chặt chẽ của Anh, nhân dân
Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nếu
lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang, có thể sẽ gây ra nhiều mất mát, tổn thất, hi sinh.
3. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 69 Lịch Sử 8: Vẽ sơ đồ tư duy các nội dung chính về
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Trả lời:
Vận dụng 2 trang 69 Lịch Sử 8: Sưu tầm một số hình ảnh về đời sống
của người Ấn Độ dưới ách cai trị của thực dân Anh vào nửa cuối thế kỉ
XIX. Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu cảm nhận của em về vấn đề này. Trả lời:
(*) Sưu tầm hình ảnh
(*) Đoạn văn tham khảo:
Vào cuối thế kỉ XIX, chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng
cây công nghiệp cùng với việc vơ vét lương thực của chính quyền thực
dân Anh là nguyên nhân chính gây nên nạn đói, cướp đi sinh mệnh của
hàng triệu người dân Ấn Độ.
Nạn đói vô cùng khủng khiếp. Nó kéo dài cái chết khiến nạn nhân bị các
cơn đói dày vò, đau khổ, tủi nhục. Nhìn thấy người thân chết mà không
cứu được, biết đến lượt mình rồi cũng sẽ chết mà không thoát được. Muốn
tìm cái sống, con người đã phải dứt bỏ nhà cửa, quê hương, mồ mả tổ tiên
ra đi, mong sao được cứu sống, nhưng rồi lại họ lại chết gục ở đầu đường
xó chợ… Nạn đói được ví như sự hủy diệt khủng khiếp và để lại nhiều di
chứng nặng nề trong lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của người Ấn Độ.