Giải SGK Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp | Chân trời sáng tạo
Soạn Sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Lịch Sử 8 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài.
Chủ đề: Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (CTST)
Môn: Lịch Sử 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu trang 16 Bài 2 Lịch Sử 8:
Nhìn vào bức ảnh “Thời gian đi lại từ Gla-xgâu tới Luân Đôn”, các em sẽ
thấy sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện giao thông từ khi con người
sử dụng máy móc. Đó là một minh chứng cho sự tiến bộ của nhân loại
nhờ vào những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII -
XIX mang lại. Vậy cuộc cách mạng đó đạt được những thành tựu tiêu biểu
nào? Đời sống sản xuất và xã hội đã thay đổi ra sao dưới tác động của nó?
Hướng dẫn trả lời:
* Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước.
- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.
- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:
+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)
+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)
- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy
tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…
* Tác động của cách mạng công nghiệp:
- Tác động đến đời sống kinh tế:
+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.
+Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng
cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.
+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản.
- Tác động đến đời sống xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.
1. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8: Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
Hướng dẫn trả lời:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động
cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.
- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.
- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:
+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)
+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)
- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy
tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…
- Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ ra đời, làm thay đổi
cách thức giao tiếp của nhân loại
Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8: Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em
hãy thảo luận cùng các bạn: máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Cải tiến của máy kéo sợi Gien-ni
- Máy kéo sợi Gien-ni có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại
chứa tới 16 đến 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì
lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận
hành, năng suất làm việc của công nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần.
2. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống
Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 8: Cách mạng công nghiệp đã tác động như
thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông
vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.
+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng
cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.
+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều khu công
nghiệp lớn, thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..
- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống xã hội:
+ Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội: nhờ công nghiệp
hóa, giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống
trị xã hội; những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu
biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng
của cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
(*) Bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp Quốc
Những thành tựu tiêu biểu gia Anh Máy kéo sợi Gien-ni.
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
Máy dệt chạy bằng sức nước Máy hơi nước Đầu máy xe lửa
Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên Pháp
Có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ Đức
Có những phát minh trong các ngành
công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất. Mỹ
Hai phát minh lớn của Mỹ là máy
tách hạt bông và máy thu hoạch bông.
Công nghiệp đường sắt, khai mỏ,
luyện kim, đóng tàu,... cũng rất phát triển.
(*) Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp
- Lựa chọn: Động cơ hơi nước. - Giải thích:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào
sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy
móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn
nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng
sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời
điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong
mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng
được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay
thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển
biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
Vận dụng 2 trang 19 Lịch Sử 8: Dưới tác động của cách mạng công
nghiệp, lao động trẻ em trở nên phổ biến trong các đô thị ở châu Âu và
Bắc Mỹ từ cuối thế kỉ XVII. Quan sát lịch làm việc của bé trai 10 tuổi vào
năm 1832 ở nước Anh, em hãy:
- Tính thời gian trẻ em phải làm việc trong một ngày
- Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của bé
trai trong câu chuyện để thấy rõ hơn tác động của cách mạng công nghiệp
lên xã hội đương thời.
Hướng dẫn trả lời:
Tính thời gian làm việc của hai em bé trong câu chuyện
- Hai em bé trong câu chuyện phải làm việc khoảng 15 giờ/ ngày
+ Buổi sáng: làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa (7 tiếng)
+ Buổi chiều: làm việc từ 12 giờ 40 phút đến 18 giờ chiều (khoảng 5 tiếng).
+ Buổi tối: làm việc từ 18 giờ đến 21 giờ (3 tiếng).
Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của 2 bạn trong câu chuyện
+ 6h30 - 7h30 sáng: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
+ 8h - 12h: Đến trường và học tập ở trường + 12h - 13h30: Nghỉ trưa
+ 13h30 - 17h30: Học phụ đạo ở trường
+ 17h30-20h30: Ăn tối, giải trí + 20h30 - 10h30: Học bài + Sau 10h30: Nghỉ ngơi