Giải SGK Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK Lịch sử 9 cánh diều Bài 13: Việt nam từ năm1946 đến 1954 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP BÙNG NỔ
Giải thích sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng
nổ ngày 19-2-1946 ?
Trả lời:
- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp tăng cường các
hoạt động quân sự nhằm đặt ách cai trị Việt Nam một lần nữa.
- Sau khi Hiệp định bộ (6-3-1946) Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực
dân Pháp bội ước, tìm cách phá hoại hiệp định, đẩy mạnh mở rộng chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
- Từ tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tấn công quân sự Hải Phòng, Lạng
Sơn, Nội.
- Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho quân Pháp giữ trật tự Nội.
- Ngày 18-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Vạn Phúc (Hà Đông,
Nội) quyết định phát động cả nước kháng chiến. Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân cả
nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
CỦA ĐẢNG
Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
Đảng. sao khẳng định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam chính nghĩa?
Trả lời:
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng được thể hiện
trong những văn kiện quan trọng như Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946)
của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
(1947) của Tổng thư Trường Chinh.
- Đường lối kháng chiến:
Toàn dân: toàn dân tham gia kháng chiến. Chiến tranh nhân dân sẽ tạo được thể
trận cả nước cùng đánh giặc, mỗi người dân một chiến sĩ, mỗi làng một
pháo đài.
Toàn diện: Kháng chiến trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại
giao,... nhằm huy động mọi khả năng, sức mạnh của dân tộc để đánh bại kẻ thù.
Trường kỳ: Tiến hành kháng chiến lâu dài, nhằm đánh thắng kẻ địch ưu thế về
kinh tế quân sự; từng bước chuyển hóa tương quan lực lượng theo hướng lợi
cho lực lượng kháng chiến.
Tự lực cánh sinh: Kháng chiến phải dựa vào sức mình chính để phát huy được
mọi khả năng của quần chúng, đồng thời cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của
quốc tế.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chính nghĩa cuộc kháng chiến của ta cuộc
chiến tranh nhân danh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện
nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
III. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Câu hỏi trang 63 Lịch sử 9 Cánh diều
tả nét chính của cuộc chiến đấu các đô thị phía bắc tuyến 16?
Trả lời:
- Từ ngày 19-12-1946 đến tháng 2-1947, quân dân các đô thị phía bắc tuyến
16 như Nội, Hải Dương. Hải Phòng. Nam Định, Vĩnh. Huê, Đà Nẵng.... đã tổ
chức nhiều trận đánh làm tiêu hao sinh lực quân Pháp.
- Tại Nội, quân dân Thủ đô đã đánh gần 200 trận, tiêu biểu như trận Bắc Bộ
phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện,... góp phần tiêu diệt một phần sinh lực địch,
giam chân quân Pháp trong thành phố để các quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,
đoàn thể di chuyển về căn cứ an toàn.
- Cuộc chiến đầu các đô thị phía bắc tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp
quan đầu não kháng chiến tại Nội, bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh,
thắng nhanh" của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang kháng chiến lâu
đài.
Câu hỏi trang 64 Lịch sử 9 Cánh diều
tả nét chính của cuộc chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?
Trả lời:
- Tháng 10-1947. Pháp huy động 12 000 quân tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt
quan đầu não kháng chiến bộ đội chủ lực, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng "Phải phá tan cuộc tấn
công mùa đông của giặc Pháp quân dân Việt Nam đã từng bước đẩy lùi các cuộc
tiến công của địch, giành thắng lợi Chợ Mới, Chợ Đồn. Chợ Rã, đèo Bông Lau,
Đoan Hùng, Khe Lau.... Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch
"đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh
lâu dài.
- Với chiến thắng Việt Bắc, quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ
lực ngày càng trưởng thành.
Câu hỏi trang 65 Lịch sử 9 Cánh diều
Đảng, Chính phủ nhân dân Việt Nam đã làm để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
lâu dài?
Trả lời:
Đảng Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến
về mọi mặt:
- Về chính trị, để phù hợp với điều kiện kháng chiến, Chính phủ quyết định chia cả
nước thành 14 khu hành chính - quân sự. Các Ủy ban Hành chính chuyển thành Uỷ
ban Kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Năm
1948, tại Nam Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân từ cấp đến cấp tỉnh:
nhiều nơi. Hội đồng Nhân dân Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp được
củng cố kiện toàn.
- Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì phát triển sản xuất:
sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu "Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng":
thành lập Nha Tiếp tế, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm cho
lực lượng trang nhân dân hậu phương: vừa ra sức phá hoại kinh tế của
địch, vừa đẩy mạnh xây dựng bảo vệ nền kinh dân chủ nhân dân.
- Về văn hóa, giáo dục, phong trào Bình dân học vụ được duy trì phát triển các
địa phương trên cả nước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xóa nạn chữ trong nhân
dân. Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong hoàn cảnh chiến
tranh.
IV. BƯỚC NGOẶT PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 1953)
Câu hỏi trang 66 Lịch sử 9 Cánh diều
tả chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
Trả lời:
- Tháng 5-1949, được sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve với
nội dung tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt -
Trung, thiết lập "Hành lang Đông" Tây" (Hải Phòng - Nội - Hoà Bình - Sơn La)
nhằm lập căn cứ địa Việt Bắc. Trên sở đó. Pháp chuẩn bị tiến công lên Việt
Bắc lần hai, giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiên tranh.
- Tháng 6-1950, Đảng Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm
tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cố mở
rộng căn cứ địa Việt Bắc
- Ngày 16-9-1950, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê, mở đầu
chiến dịch Biên giới. Sau hơn một tháng chiến đấu, ngày 22-10-1950, chiến dịch kết
thúc thắng lợi, giải phóng một vùng biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập
(Lạng Sơn), chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. làm phá sản kế hoạch
Rơ-ve.
- Với chiến thắng Biên giới, căn cứ địa cách mạng được mở rộng, con đường liên
lạc giữa Việt Nam với các nước hội chủ nghĩa được khai thông, quân đội Việt
Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu hỏi trang 67 Lịch sử 9 Cánh diều
Đảng, Chính phủ nhân dân Việt Nam đã làm để phát triển hậu phương kháng
chiến về mọi mặt?
Trả lời:
- Về chính trị, tháng 2-1951. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đáng Cộng sản
Đông Dương được triệu tập. Đại hội đã thông qua, bổ sung hoàn chỉnh đường lối
cách mạng Việt Nam, đồng thời quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đối
tên thành Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh Hội Liên
Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).
Cùng thời gian này, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, nhằm
tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đầu tranh chống thực
dân Pháp.
-Về ngoại giao, từ năm 1950, Trung Quốc, Liên các nước dân chủ nhân dân
đã lần lượt công nhận chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Chính phú Việt
Nam. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ
giúp đỡ của các nước này.
- Về kinh tế, năm 1952, Đảng Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất
thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoán, xây dựng nền
tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. Năm 1953, Đảng Chính phủ phát động
quần chúng triệt để giảm cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng
7-1954 đã thực hiện 5 đợt giảm 1 đợt cải cách ruộng đất một số thuộc
vùng tự do.
- Về văn hóa, giáo dục, tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục
phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến kiến quốc. Từ năm
1951 đến năm 1953, nền giáo dục kháng chiến đã đào tạo được 7.000 cán bộ
thuật. Tháng 5-1952, Đại hội Chiến thi đua Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần
thứ nhất được tổ chức, biểu dương thành tích trong sản xuất chiến đấu của quân
dân cả nước.
V. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP KẾT THÚC (1953 1954)
Câu hỏi trang 68 Lịch sử 9 Cánh diều
tả nét chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi của chiến dịch
Điện Biên Phủ tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
Trả lời:
- Từ thu - đông năm 1953, Pháp Mỹ đã triển khai kế hoạch Na-va với hi vọng
giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự"
trong vòng 18 tháng
- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương phải đập
tan kế hoạch quân sự Na-va bằng việc mở một số cuộc tiến công vào những hướng
quan trọng về chiến lược quân Pháp tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực dịch,
giải phóng đất đai, buộc quân Pháp phải bị động phân tán lực lượng để đối phó.
- Tháng 11-1953, Bộ Chỉ huy Pháp cho quân nhảy chiếm Điện Biên Phủ, từng
bước xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố nhất của Pháp Đông
Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm"
- Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng quân Pháp, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo
điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam tiến hành ba đợt tiến công đợt
1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam toàn bộ phân
khu Bắc: đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954, tiến công các cụm cứ điểm phía
đông phần khu Trung tâm như A1, DI, CL....; đợt 3, từ ngày 1 đến ngày 7-5-1954,
tiên công phân khu Trung tâm phân khu Nam.
- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ--ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của Pháp
đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao
chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết
định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán
tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền
móng của thực dân Pháp can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực
dân vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên
phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của
chủ nghĩa thực dân do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Câu hỏi trang 69 Lịch sử 9 Cánh diều
tả những thắng lợi tiêu biểu về ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp năm 1946-1954?
Trả lời:
- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc ngày 8-5-1954, với sự tham dự của
đại diện các nước Pháp, Mỹ. Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam,
Lào,
Cam-pu-chia. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình Đông Dương chính thức được kết.
- Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc bản độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn
Đông Dương, lấy tuyến 17 (tại Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời; Việt
Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.
- Việc kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân Việt Nam.
VI. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945
1954)
Câu hỏi trang 69 Lịch sử 9 Cánh diều
Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1946-1954)?
Trả lời:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước hết do truyền thống
yêu nước, ý chí chiến đấu cùng tinh thần đoàn kết của toàn quân toàn dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị,
quân sự đúng dẫn, sáng tạo.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi nhờ hệ thống chính quyền dân
chủ nhân dân trong cả nước cùng mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, lực
lượng trang ba thứ quân được xây dựng; đồng thời căn cứ địa hậu phương
vững chắc đã huy động sức người, sức của cho kháng chiến.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với tinh thần đoàn
kết, liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; sự ủng hộ, giúp
đỡ của các nước hội chủ nghĩa nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt
Trung Quốc Liên Xô.
Câu hỏi trang 70 Lịch sử 9 Cánh diều
Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1946-1954)?
Trả lời:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ý nghĩa quan trọng đối
với Việt Nam phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ách thống trị của thực dân Pháp trong gần
một thế kỉ Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang xây dựng chủ
nghĩa hội, tạo sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược dịch của chủ nghĩa đế quốc sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan hệ thống thuộc địa của Pháp, đồng
thời cổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt châu
Phi.
| 1/6

Preview text:

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-2-1946 ? Trả lời:
- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp tăng cường các
hoạt động quân sự nhằm đặt ách cai trị ở Việt Nam một lần nữa.
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực
dân Pháp bội ước, tìm cách phá hoại hiệp định, đẩy mạnh mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Từ tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tấn công quân sự ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội.
- Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho quân Pháp giữ trật tự ở Hà Nội.
- Ngày 18-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông,
Hà Nội) quyết định phát động cả nước kháng chiến. Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân cả
nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢNG
Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
Đảng. Vì sao khẳng định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa? Trả lời:
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng được thể hiện
trong những văn kiện quan trọng như Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946)
của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
(1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh.
- Đường lối kháng chiến:
Toàn dân: toàn dân tham gia kháng chiến. Chiến tranh nhân dân sẽ tạo được thể
trận cả nước cùng đánh giặc, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài.
Toàn diện: Kháng chiến trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại
giao,... nhằm huy động mọi khả năng, sức mạnh của dân tộc để đánh bại kẻ thù.
Trường kỳ: Tiến hành kháng chiến lâu dài, nhằm đánh thắng kẻ địch có ưu thế về
kinh tế và quân sự; từng bước chuyển hóa tương quan lực lượng theo hướng có lợi
cho lực lượng kháng chiến.
Tự lực cánh sinh: Kháng chiến phải dựa vào sức mình là chính để phát huy được
mọi khả năng của quần chúng, đồng thời cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc
chiến tranh nhân danh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện
nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
III. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Câu hỏi trang 63 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả nét chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16? Trả lời:
- Từ ngày 19-12-1946 đến tháng 2-1947, quân dân ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến
16 như Hà Nội, Hải Dương. Hải Phòng. Nam Định, Vĩnh. Huê, Đà Nẵng.... đã tổ
chức nhiều trận đánh làm tiêu hao sinh lực quân Pháp.
- Tại Hà Nội, quân dân Thủ đô đã đánh gần 200 trận, tiêu biểu như trận ở Bắc Bộ
phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện,... góp phần tiêu diệt một phần sinh lực địch,
giam chân quân Pháp trong thành phố để các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,
đoàn thể di chuyển về căn cứ an toàn.
- Cuộc chiến đầu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp cơ
quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội, bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh,
thắng nhanh" của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang kháng chiến lâu đài.
Câu hỏi trang 64 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả nét chính của cuộc chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947? Trả lời:
- Tháng 10-1947. Pháp huy động 12 000 quân tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt
cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng "Phải phá tan cuộc tấn
công mùa đông của giặc Pháp quân dân Việt Nam đã từng bước đẩy lùi các cuộc
tiến công của địch, giành thắng lợi ở Chợ Mới, Chợ Đồn. Chợ Rã, đèo Bông Lau,
Đoan Hùng, Khe Lau.... Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch
"đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
- Với chiến thắng Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ
lực ngày càng trưởng thành.
Câu hỏi trang 65 Lịch sử 9 Cánh diều
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài? Trả lời:
Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt:
- Về chính trị, để phù hợp với điều kiện kháng chiến, Chính phủ quyết định chia cả
nước thành 14 khu hành chính - quân sự. Các Ủy ban Hành chính chuyển thành Uỷ
ban Kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Năm
1948, tại Nam Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh: Ở
nhiều nơi. Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
- Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất:
sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu "Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng":
thành lập Nha Tiếp tế, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm cho
lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương: vừa ra sức phá hoại kinh tế của
địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tê dân chủ nhân dân.
- Về văn hóa, giáo dục, phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển ở các
địa phương trên cả nước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xóa nạn mù chữ trong nhân
dân. Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh.
IV. BƯỚC NGOẶT PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953)

Câu hỏi trang 66 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950? Trả lời:
- Tháng 5-1949, được sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve với
nội dung tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt -
Trung, thiết lập "Hành lang Đông" Tây" (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La)
nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Trên cơ sở đó. Pháp chuẩn bị tiến công lên Việt
Bắc lần hai, giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiên tranh.
- Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm
tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cố và mở
rộng căn cứ địa Việt Bắc
- Ngày 16-9-1950, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê, mở đầu
chiến dịch Biên giới. Sau hơn một tháng chiến đấu, ngày 22-10-1950, chiến dịch kết
thúc thắng lợi, giải phóng một vùng biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập
(Lạng Sơn), chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. làm phá sản kế hoạch Rơ-ve.
- Với chiến thắng Biên giới, căn cứ địa cách mạng được mở rộng, con đường liên
lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông, quân đội Việt
Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu hỏi trang 67 Lịch sử 9 Cánh diều
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt? Trả lời:
- Về chính trị, tháng 2-1951. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đáng Cộng sản
Đông Dương được triệu tập. Đại hội đã thông qua, bổ sung và hoàn chỉnh đường lối
cách mạng Việt Nam, đồng thời quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đối
tên thành Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên
Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).
Cùng thời gian này, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, nhằm
tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đầu tranh chống thực dân Pháp.
-Về ngoại giao, từ năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân
đã lần lượt công nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Chính phú Việt
Nam. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ và
giúp đỡ của các nước này.
- Về kinh tế, năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất
và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoán, xây dựng nền
tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. Năm 1953, Đảng và Chính phủ phát động
quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng
7-1954 đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
- Về văn hóa, giáo dục, tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục
phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Từ năm
1951 đến năm 1953, nền giáo dục kháng chiến đã đào tạo được 7.000 cán bộ kĩ
thuật. Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần
thứ nhất được tổ chức, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu của quân dân cả nước.
V. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

Câu hỏi trang 68 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả nét chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi của chiến dịch
Điện Biên Phủ tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Trả lời:
- Từ thu - đông năm 1953, Pháp và Mỹ đã triển khai kế hoạch Na-va với hi vọng
giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự" trong vòng 18 tháng
- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương phải đập
tan kế hoạch quân sự Na-va bằng việc mở một số cuộc tiến công vào những hướng
quan trọng về chiến lược mà quân Pháp tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực dịch,
giải phóng đất đai, buộc quân Pháp phải bị động phân tán lực lượng để đối phó.
- Tháng 11-1953, Bộ Chỉ huy Pháp cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, từng
bước xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố nhất của Pháp ở Đông
Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm"
- Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng quân Pháp, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo
điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam tiến hành ba đợt tiến công đợt
1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân
khu Bắc: đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954, tiến công các cụm cứ điểm phía
đông phần khu Trung tâm như A1, DI, CL....; đợt 3, từ ngày 1 đến ngày 7-5-1954,
tiên công phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ--ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của Pháp
đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là
chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết
định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán
tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền
móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực
dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên
phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của
chủ nghĩa thực dân do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Câu hỏi trang 69 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả những thắng lợi tiêu biểu về ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946-1954? Trả lời:
- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc ngày 8-5-1954, với sự tham dự của
đại diện các nước Pháp, Mỹ. Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương chính thức được kí kết.
- Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn
Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 (tại Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời; Việt
Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.
- Việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân Việt Nam.
VI. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

Câu hỏi trang 69 Lịch sử 9 Cánh diều
Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)? Trả lời:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước hết là do truyền thống
yêu nước, ý chí chiến đấu cùng tinh thần đoàn kết của toàn quân và toàn dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị,
quân sự đúng dẫn, sáng tạo.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi nhờ hệ thống chính quyền dân
chủ nhân dân trong cả nước cùng mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, lực
lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng; đồng thời có căn cứ địa và hậu phương
vững chắc đã huy động sức người, sức của cho kháng chiến.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với tinh thần đoàn
kết, liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; sự ủng hộ, giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.
Câu hỏi trang 70 Lịch sử 9 Cánh diều
Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)? Trả lời:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có ý nghĩa quan trọng đối
với Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần
một thế kỉ ở Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp, đồng
thời cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.