-
Thông tin
-
Quiz
Giải SGK Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Giải SGK Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Sinh Học 11 319 tài liệu
Giải SGK Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Giải SGK Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (CD) 22 tài liệu
Môn: Sinh Học 11 319 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh Học 11
- Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (CTST) (28)
- Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (CTST) (9)
- Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (CTST) (5)
- Chương 4: Sinh sản ở sinh vật (CTST) (5)
- Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể (CTST) (3)
Preview text:
Giải SGK Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Mở đầu trang 9 Sinh học 11
Quan sát hình 2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp
đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này? Lời giải:
- Biểu hiện của cây khi không được cung cấp đủ nước: Lá cây héo rũ và rụng dần,
thân và rễ suy yếu, cây sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí là chết.
- Biểu hiện của cây khi không được cung cấp đủ dinh dưỡng khoáng: Lá thường có
màu sắc bị thay đổi, sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí là chết.
- Để tránh xảy ra các hiện tượng trên cần cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cho
cây trồng một cách đầy đủ và hợp lí.
I. Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
Luyện tập trang 11 Sinh học 11
Quan sát hình 2.3, xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu theo gợi ý ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô Lời giải:
Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô.
II. Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây
1. Giải Sinh học 11 trang 12
Câu hỏi trang 12 Sinh học 11: Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước
trong cây gồm những quá trình nào? Lời giải:
Sự trao đổi nước trong cây gồm 3 quá trình:
- Hấp thụ nước (chủ yếu ở rễ)
- Vận chuyển nước trong cây (trong mạch gỗ)
- Thoát hơi nước (chủ yếu ở lá)
Câu hỏi trang 12 Sinh học 11: Quan sát hình 2.3, cho biết:
- Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
- Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ cây nhờ cơ chế nào? Lời giải:
• Cơ quan hấp thụ nước và khoáng của cây: Cây sống trên cạn hấp thụ nước và
khoáng chủ yếu nhờ các tế bào lông hút ở rễ. Ngoài ra, thực vật sống trên cạn cũng
có thể hấp thụ nước và khoáng qua tế bào khí khổng trên bề mặt lá.
• Cơ chế hấp thụ nước và khoáng vào rễ của cây:
- Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế thẩm thấu (thụ động): Nước di chuyển từ
dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương).
- Sự hấp thụ khoáng vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: Ion khoáng từ dung dịch đất (nơi có nồng độ cao) khuếch tán
đến dịch tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp); hoặc xâm nhập vào rễ cây theo dòng
nước liên kết; hoặc từ bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ khi
có sự tiếp xúc trực tiếp giữa lông hút và hạt keo đất.
+ Cơ chế chủ động: Phần lớn ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào rễ cây
ngược chiều nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP.
2. Giải Sinh học 11 trang 13
Câu hỏi trang 13 Sinh học 11: Quan sát hình 2.4, mô tả con đường di chuyển của
nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ. Lời giải:
Con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ theo con
đường gian bào và con đường tế bào chất:
- Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng
trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào.
Khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì
chặn lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất.
- Con đường tế bào chất: Nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất
của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất.
3. Giải Sinh học 11 trang 14
Câu hỏi trang 14 Sinh học 11: Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ
ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào? Lời giải:
Nước và khoáng hấp thụ ở rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ (xylem)
của thân cây lên lá và các cơ quan phía trên.
Luyện tập trang 14 Sinh học 11: Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ
và mạch rây theo gợi ý ở bảng 2.3. Lời giải:
Đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây: Đặc Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây điểm Chất
Nước, các chất khoáng hòa tan và
Các sản phẩm quang hợp (chủ
được vận một số hợp chất hữu cơ như amino
yếu là sucrose), một số hợp chuyển
acid, amide, cytokinine, alkaloid,…
chất như amino acid, hormone
thực vật, các ion khoáng tái sử dụng. Chiều
Vận chuyển một chiều từ rễ lên thân, Vận chuyển theo hai chiều. vận
lá và các cơ quan phía trên. chuyển
Động lực Áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở Chênh lệch áp suất thẩm thấu vận
lá (lực kéo), lực liên kết giữa các
giữa cơ quan nguồn (nơi có áp chuyển
phân tử nước với nhau và lực bám
suất thẩm thấu cao) và các cơ
giữa các phân tử nước với thành
quan sử dụng (nơi có áp suất
mạch gỗ (động lực trung gian). thẩm thấu thấp).
III. Sự thoát hơi nước ở thực vật
1. Giải Sinh học 11 trang 15
Câu hỏi trang 15 Sinh học 11: Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào? Lời giải:
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu ở lá qua hai con đường:
- Thoát hơi nước qua lớp cutin: Nước có thể khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt
lá qua lớp cutin để ra ngoài. Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua lớp cutin
càng nhỏ và ngược lại.
- Thoát hơi nước qua khí khổng: Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở
thực vật. Gồm ba giai đoạn: nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước
từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước
khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi
nước qua khí khổng do độ mở của khí khổng điều tiết.
Câu hỏi trang 15 Sinh học 11: Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng Lời giải:
Cơ chế đóng mở của khí khổng dựa trên sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng:
- Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (K+, malate, sucrose) sẽ trương
nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía
trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.
- Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút
nước, lỗ khí đóng lại.
2. Giải Sinh học 11 trang 16
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật? Lời giải:
Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật:
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
- Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
- Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị
tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Giải thích tại sao quá trình thoát hơi nước có ích với
thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp thụ được Lời giải:
Quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây
hấp thụ được vì quá trình thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của cây:
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
- Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
- Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị
tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Quan sát hình 2.7 và cho biết cây có thể lấy nitrogen từ đâu? Lời giải:
Cây hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng NO - +
3 và NH4 từ các nguồn sau:
- Quá trình hóa lí trong tự nhiên: sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO -3.
- Quá trình cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay
cộng sinh với thực vật (nguồn chủ yếu).
- Quá trình vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ.
- Con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào? Lời giải:
- Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây: NO3- sau khi được hấp thụ cần được
chuyển hóa thành NH4+ trong các cơ quan thực vật. Quá trình khử nitrate diễn ra
trong rễ cây và cành cây qua hai giai đoạn:
- Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây: NH4+ sau khi được hấp thụ
hoặc hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ nhanh chóng kết hợp với các keto acid
sinh ra các amino acid sơ cấp hoặc có thể kết hợp với glutamic acid, aspartic tạo
thành các amide là glutamine và asparagine.
3. Giải Sinh học 11 trang 17
Luyện tập trang 17 Sinh học 11: Hãy cho biết ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật. Lời giải:
Ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật: - Tránh sự tích lũy NH +
4 ở nồng độ cao sẽ gây kiềm hóa dịch bào và gây độc cho tế bào. - Giúp dự trữ NH +
4 cho cơ thể thực vật khi cần sinh tổng hợp amino acid.
Vận dụng trang 17 Sinh học 11: Molybdenum tham gia cấu tạo enzyme
nitrogenase. Giải thích cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu. Lời giải:
Cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu: Cây
họ Đậu hình thành mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. Mà
molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase – loại enzyme xúc tác cho phản
ứng cố định đạm của các vi khuẩn cố định đạm. Bởi vậy, việc thường xuyên bổ sung
molybdenum cho cây họ Đậu sẽ giúp các vi sinh vật cố định đạm phát triển, tăng
hiệu quả cố định đạm để cung cấp đạm cho cây trồng, nhờ đó, giúp tăng năng suất của các cây họ Đậu.
-------------------------------