-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Tiếng Việt 5 trang 113 Bài 22: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải SGK Tiếng Việt 5 trang 113 Bài 22: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức (Tập 1) hay nhất, chi tiết nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Trên con đường học tập (KNTT) 24 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Giải SGK Tiếng Việt 5 trang 113 Bài 22: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải SGK Tiếng Việt 5 trang 113 Bài 22: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức (Tập 1) hay nhất, chi tiết nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Trên con đường học tập (KNTT) 24 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
Tiếng Việt lớp 5 trang 113 Tập 1 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đọc câu chuyện kể về
tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học. Gợi ý:
● Gương sáng học đường
● Kể chuyện gương hiếu học
● Truyện kể về gương hiếu học
● Đác-uyn và các nhà khoa học khác Trả lời:
HS tham khảo câu chuyện sau:
Nguyễn Thị Duệ giả nam nhi đi học
Vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo nên con chữ và sách vở như là người
bạn với Nguyễn Thị Duệ từ thuở nhỏ. Mặc dù là người xinh đẹp và thông minh, thế
nhưng bà chẳng màng đến việc lập gia đình như các phụ nữ khác. Lòng hiếu học
khiến bà phải giả nam nhi để đèn sách thi cử.
Năm 10 tuổi, Duệ đã biết viết văn và được bà con trong làng vô cùng kính phục. Là
một người hiếu học song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi
cử nên Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi. Năm 1594, nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ
tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy cho bà chỉ đỗ á khoa.
Vậy là tròn 20 tuổi bà đã trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Khi làm quan, NguyễnThị Duệ còn có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời.
Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Bà cũng khuyến
khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học. Phần lớn các bài thi Đình,
thi Hội là do bà chấm. Hằng tháng bà lại đến giảng bài cho các học trò. Nguyễn Thị
Duệ thương học trò nghèo nên xin vua cấp ruộng tốt để canh tác lấy hoa lợi giúp học
trò nghèo hiếu học. Khi đất nước gặp thiên tai, bà xin triều đình phát lương thực cứu
đói. Nhân dân khắp nơi rất cảm phục tài năng và đức độ của bà.
Về già, bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nguyễn Thị
Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Sau khi mất, bà được triều đình cho đúc tượng,
dựng bảo tháp, khắc bia, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần.
Câu 2 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. Đang cập nhật...
Câu 3 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc. Gợi ý:
Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
● Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.
● Nếu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà
khoa học được nêu trong câu chuyện.
● Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.
Vận dụng trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Kể với người thân về
tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em. Đang cập nhật...