Giải Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học | Cánh diều
Giải Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học CD được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào (CD)
Môn: Sinh học 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học CD
Mở đầu trang 29 SGK Sinh 10 CD
Các loại thực phẩm ở bốn tầng trong tháp dinh dưỡng (hình 6.1) cung cấp cho
chúng ta những hợp chất nào? Lời giải
Các loại thực phẩm ở bốn tầng trong tháp dinh dưỡng cung cấp cho chúng ta những loại hợp chất sau:
- Tầng 1: Cung cấp tinh bột (carbohydrate) có trong cơm, ngô, khoai tây, bánh mì,
ngũ cốc, các loại hạt, nui.
- Tầng 2: Cung cấp vitamin và chất khoáng có trong các loại rau, quả.
- Tầng 3: Cung cấp chất đạm (protein) có trong thịt, bơ, trứng, sữa, cá.
- Tầng 4: Cung cấp chất béo (lipid).
I. Khái quát về phân tử sinh học
Câu 1 trang 29 SGK Sinh 10 CD: Cho biết các đơn phân cấu tạo nên các
polysaccharide, polypeptide, DNA, RNA. Lời giải
- Đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide là monosaccharide.
- Đơn phân cấu tạo nên polypeptide là các amino acid.
- Đơn phân cấu tạo nên DNA và RNA là các nucleotide. II. Carbohydrate
Câu 2 trang 30 SGK Sinh 10 CD: Trong tháp dinh dưỡng của người (hình 6.1),
nhóm thực phẩm nào chiếm tỉ lệ cao nhất? Vì sao chúng chiếm tỉ lệ cao nhất? Lời giải
- Trong tháp dinh dưỡng của người ở hình 6.1, nhóm thực phẩm chứa tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Giải thích: Nhóm thực phẩm chứa tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất trong tháp dinh
dưỡng vì tinh bột đóng vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng chủ yếu trong tế bào.
Luyện tập 1 trang 30 SGK Sinh 10 CD: Dựa vào hình 6.3:
a) Cho biết các loại carbohydrate được phân loại dựa trên tiêu chí nào?
b) Kể tên các loại carbohydrate, nêu số lượng gốc đường (đơn phân) và cho ví dụ về
mỗi loại carbohydrate mà em biết. Lời giải
a) Các loại carbohydrate được phân loại dựa trên tiêu chí là số đơn phân cấu tạo nên hợp chất đó.
b) Các loại carbohydrate, số lượng gốc đường (đơn phân) và cho ví dụ về mỗi loại carbohydrate: Số lượng Loại carbohydrate Ví dụ gốc đường Monosaccharide 1
Glucose, fructose, ribose, galactose,…
Sucrose (có nhiều trong quả, mía, củ cải Disaccharide 2
đường), lactose (có trong sữa),… Polysaccharide Nhiều hơn 2
Tinh bột, glycogen, cellulose,…
Câu 3 trang 30 SGK Sinh 10 CD: Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào là gì? Lời giải
Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào:
- Ribose là một thành phần cấu tạo nên nucleotide - đơn phân cấu tạo nên RNA,
thành phần cấu tạo nên ATP cung cấp năng lượng sinh học cho tế bào,…
- Deoxyribose là một thành phần cấu tạo nên nucleotide - đơn phân cấu tạo nên DNA;…
- Glucose là đơn phân cấu tạo nên disaccharide, polysaccharide; là nguyên liệu chủ
yếu trong hô hấp tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào;…
Câu 4 trang 30 SGK Sinh 10 CD: Thực phẩm nào chứa nhiều đường? Lời giải
Thực phẩm chứa nhiều đường như ngũ cốc, nước ngọt, các loại quả chín, mía, củ
cải đường, sữa chua ít béo, mật ong, trái cây khô, bánh ngọt, khoai tây chiên,…
Câu 5 trang 30 SGK Sinh 10 CD: Dựa vào hình 6.5, cho biết:
a) Thành phần cấu tạo của sucrose (saccharose).
b) Sucrose được hình thành như thế nào? Lời giải
a) Thành phần cấu tạo của sucrose gồm 2 phân tử đường đơn là glucose và fructose liên kết với nhau.
b) Sự hình thành sucrose: Một phân tử glucose liên kết với một phân tử fructose
bằng liên kết glycoside sau khi loại bỏ 1 phân tử nước đã tạo nên phân tử sucrose.
Câu 6 trang 31 SGK Sinh 10 CD: Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống
nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và
cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến chức
năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose? Lời giải
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột
có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết
với nhau thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu
tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức
năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật
vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng)
phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động
vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù
hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới
dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu
trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
Vận dụng 1 trang 31 SGK Sinh 10 CD: Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta
nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm đã được biến thành chất gì? Lời giải
Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do một phần
tinh bột trong cơm đã bị biến đổi thành đường đôi (maltose) dưới tác dụng của
enzyme amylase có trong nước bọt. III. Protein
Câu 7 trang 31 SGK Sinh 10 CD: Cho biết đơn phân và liên kết giữa các đơn phân
tạo nên phân tử protein. Lời giải
- Đơn phân cấu tạo nên các phân tử protein là các amino acid. Có khoảng 20 loại
amino acid chính tham gia cấu tạo protein với trật tự khác nhau.
- Liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein là liên kết peptide. Liên kết
peptide được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid này với nhóm amino của amino acid bên cạnh.
Câu 8 trang 31 SGK Sinh 10 CD: Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm
có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế? Lời giải
- Amino acid không thay thế là loại amino acid mà người và động vật không tự tổng
hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ thức ăn.
- Bởi vậy, trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino
acid không thay thế nhằm giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại thực phẩm
chứa amino acid không thay thế phù hợp với mục đích sử dụng.
Câu 9 trang 32 SGK Sinh 10 CD: Dựa vào hình 6.7, nêu các nguyên tố chính cấu
tạo nên phân tử amino acid. Lời giải
Amino acid được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, H, O, N.
Câu 10 trang 32 SGK Sinh 10 CD: Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên
được rất nhiều loại protein? Lời giải
Chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein vì:
- Protein có cấu trúc đa phân. Từ 20 loại amino acid với số lượng, thành phần, trình
tự sắp xếp các amino acid có thể tạo nên vô số chuỗi polypeptide khác.
- Các chuỗi polypeptide lại cuộn xoắn theo 4 bậc cấu trúc không gian khác nhau tạo
nên vô số loại protein khác nhau.
Câu 11 trang 32 SGK Sinh 10 CD: Dựa vào hình 6.1, kể tên những thực phẩm giàu protein. Lời giải
Những loại thực phẩm giàu protein là: thịt, cá, trứng, sữa, hạt đậu, hạnh nhân, ức gà,
yến mạch, sữa chua Hy Lạp, bông cải xanh,…
Vận dụng 2 trang 32 SGK Sinh 10 CD: Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các
loại amino acid và đủ lượng protein? Lời giải
Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein vì:
- Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào: đóng vai trò là chất xúc
tác sinh học cho hầu hết các phản ứng; là thành phần cấu trúc nên tế bào, cơ thể;
tham gia vận chuyển các chất qua màng, trong tế bào và cơ thể; điều hòa các quá
trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh sản; vận
động tế bào và cơ thể; bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn và các bệnh tật; là chất dự trữ.
- Bởi vậy, muốn cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt, cần sử dụng đủ các loại amino
acid và đủ lượng protein để cung cấp đủ nguồn amino acid dùng làm nguyên liệu để
tổng hợp protein cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm trang 32 SGK Sinh 10 CD: Tìm ví dụ protein tương ứng với mỗi
vai trò của protein trong tế bào và cơ thể. Lời giải
Ví dụ protein tương ứng với mỗi vai trò của protein trong tế bào: Vai trò Ví dụ ADVERTISING
Là thành phần cấu trúc nên tế
- Collagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết bào, cơ thể
- Keratin cấu tạo nên tóc, lông, móng,…
Đóng vai trò là chất xúc tác sinh - Enzyme amylase có chức năng xúc tác cho sự
học cho hầu hết các phản ứng phân giải tinh bột.
Tham gia vận chuyển các chất
- Hemoglobin hồng cầu ở người tham gia vận
qua màng, trong tế bào và cơ thể chuyển các chất khí.
Điều hòa các quá trình trao đổi - Hormone insulin tham gia điều hòa lượng
chất, truyền thông tin di truyền, đường trong máu.
sinh trưởng, phát triển, sinh sản
- Hormone testosterone tham gia điều hòa quá
trình phát triển, sinh sản ở nam giới.
Vận động tế bào và cơ thể
- Myosin và actin tham gia sự vận động của tế
bào cơ, tạo nên sự vận động của cơ thể.
Bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm
- Các kháng thể tham gia bảo vệ cơ thể.
virus, vi khuẩn và các bệnh tật; là chất dự trữ
Câu 12 trang 33 SGK Sinh 10 CD: Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử
hemoglobin. Bậc cấu trúc nào của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại? Lời giải
- Phân tử hemoglobin có cấu trúc 4 bậc:
+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các amino acid trong chuỗi polypeptide
bằng liên kết peptide, dạng mạch thẳng.
+ Cấu trúc bậc 2: là dạng xoắn lò xò nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử
H và O của các liên kết peptide.
+ Cấu trúc bậc 3: là dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ
liên kết disulfile (S-S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết
yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R.
+ Cấu trúc bậc 4: là hai hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian ba
chiều đặc trưng, tương tác với nhau tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng.
- Bậc cấu trúc của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại là
cấu trúc bậc một. Cấu trúc bậc một của protein là trình tự các amino acid trên chuỗi
polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo
nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein.
Câu hỏi 13 trang 33 SGK Sinh 10 CD: Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc mấy? Lời giải
Khi thực hiện chức năng, protein phải có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng bậc 3 hoặc bậc 4.
Vận dụng 3 trang 33 SGK Sinh 10 CD: Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi
liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành
valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein
chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của
hemoglobin bị biến đổi? Lời giải
Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino
acid glutamate ở vị trí số 6 thành valin trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin
làm phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu →
Như vậy, thành phần amino acid của chuỗi polypeptide bị thay đổi, kéo theo cấu
trúc không gian của hemoglobin bị thay đổi → Vậy hemoglobin bị biến đổi cấu trúc
bậc 1 và các bậc cấu trúc không gian còn lại. IV. Nucleic Acid
Câu 14 trang 33 SGK Sinh 10 CD: Kể tên thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn
phân của phân tử nucleic acid? Lời giải
- Thành phần nguyên tố của phân tử nucleic acid gồm C, H, O, N, P.
- Cấu tạo nucleotide - đơn phân của nucleic acid gồm 3 phần: gốc phosphate, đường
pentose (deoxyribose và ribose), nitrogenous base (A, G, C, T, U).
Câu 15 trang 33 SGK Sinh 10 CD: Thành phần nào của nucleotide tạo nên cấu
trúc đặc trưng của DNA và RNA? Lời giải
Thành phần của nucleotide tạo nên cấu trúc đặc trưng của DNA và RNA là: đường pentose và nitrogenous base.
- Đường pentose của DNA là đường deoxyribose; đường pentose của RNA là đường ribose.
- Nitrogenous base của DNA là A, G, C, T; nitrogenous base của RNA là A, G, C, U.
Câu 16 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Nêu vai trò của nucleic acid. Lời giải
Nucleic acid có vai trò quy định, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Trong đó:
- DNA được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử chủ yếu; có vai trò lưu trữ,
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- RNA có vai trò chủ yếu trong việc tổng hợp protein để tạo nên các tính trạng của cơ thể.
Câu 17 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5’
và đầu 3’ của chuỗi polynucleotide? Lời giải
Các nucleotide kết hợp với nhau qua liên kết phosphodiester được hình thành giữa
đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp tạo nên
chuỗi polynucleotide. Như vậy, thành phần cấu tạo giúp nhận biết đầu 5’ và đầu 3’
của chuỗi polynucleotide là nhóm phosphate và đường pentose: Đầu 5’ là đầu có
nhóm phosphate (liên kết với phân tử đường pentose ở vị trí C 5’) không tham gia
vào liên kết phosphodiester, đầu 3’ là đầu có nhóm OH ở vị trí C 3’ của đường
pentose không tham gia vào liên kết phosphodiester.
Luyện tập 2 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Lập bảng phân biệt DNA và RNA về
đường pentose, nitrogenousbase, số chuỗi polynucleotide, chức năng. Lời giải
Bảng phân biệt DNA và RNA: Tiêu chí DNA RNA Đường pentose Đường deoxyribose Đường ribose Adenine (A), guanine (G), Adenin (A), guanine (G), Nitrogenousbase cytosine (C), thymine (T) cytosine (C), uracil (U) Số chuỗi Hai chuỗi polynucleotide Một chuỗi polynucleotide polynucleotide - DNA có chức năng mang,
- RNA có chức năng tham gia
bảo quản, truyền đạt thông tin vào quá trình tổng hợp
di truyền – những chỉ dẫn cho protein:
tế bào sản sinh ra các loại + RNA thông tin (mRNA)
protein và từ protein tạo nên
được dùng làm khuôn để tổng
mọi phân tử cần thiết cấu tạo hợp protein ở ribosome. nên tế bào. + RNA vận chuyển (tRNA)
làm nhiệm vụ vận chuyển
amino acid đến ribosome và tiến hành dịch mã. Chức năng + RNA ribosome (rRNA) tham gia cấu tạo nên
ribosome, nơi tiến hành tổng hợp protein.
- Một số RNA nhỏ tham gia
vào quá trình điều hòa hoạt
động gene, một số loại RNA
còn có chức năng xúc tác cho
các phản ứng hóa học như các enzyme.
Câu 18 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine
và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau? Lời giải
Trong phân tử DNA mạch kép, hai mạch polynucleotide của DNA liên kết với nhau
bằng nguyên tắc bổ sung (NTBS). Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa
các base trên mạch kép của phân tử DNA, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có
kích thước lớn bổ sung cho T của mạch đơn kia có kích thước bé chúng liên kết với
nhau bằng 2 liên kết H, G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho X của
mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng 3 liên kết H và ngược
lại. Do đó, trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng
guanine và cytosine bằng nhau.
Vận dụng 4 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống
hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như
niêm mạc miệng, chân tóc,…? Lời giải
Người ta thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc vì:
- Trong các mẫu chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,… có chứa DNA – đặc
trưng của mỗi loài, mỗi cá thể. Nhờ đó, có thể xác định được cá nhân hoặc mối quan
hệ họ hàng giữa các cá nhân.
- Ngoài ra, mẫu xét nghiệm DNA huyết thống từ niêm mạc miệng là một trong
những loại mẫu xét nghiệm có thể tự thu mẫu. Với những thao tác dễ thực hiện,
dụng cụ thu mẫu đơn giản mà người thực hiện thu mẫu có thể tự chuẩn bị dụng cụ
thu mẫu mà không cần đến máy móc kĩ thuật phức tạp nào; việc thu mẫu sẽ an toàn,
không đau và không có bất kì dấu vết hay di chứng nào cho người được thu mẫu.
Tìm hiểu thêm trang 34 SGK Sinh 10 CD: Vì sao DNA rất đa dạng nhưng đặc
trưng cho mỗi loài và mỗi cá thể? Lời giải
DNA rất đa dạng nhưng đặc trưng cho mỗi loài và mỗi cá thể vì: DNA được cấu tạo
theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại đơn phân là A, T, G, C. Với số lượng, thành phần
và trình tự sắp xếp của 4 loại đơn phân là A, T, G, C đã tạo ra vô số phân tử DNA
vừa đa dạng vừa đặc thù.
Luyện tập 3 trang 34 SGK Sinh 10 CD: Xác định loại RNA nào trong ba loại
mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mỗi mô tả sau:
a) Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di
truyền từ DNA đến protein.
b) Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến
ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã.
c) Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome. Lời giải
- mRNA: Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông
tin di truyền từ DNA đến protein.
- tRNA: Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng
đến ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã.
- rRNA: Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome. V. Lipid
Câu 19 trang 35 SGK Sinh 10 CD: Các lipid trong hình 6.10 được cấu tạo từ
những nguyên tố chính nào? Lời giải
Các lipid được cấu tạo từ ba nguyên tố chính là C, H, O.
Câu 20 trang 35 SGK Sinh 10 CD: Đặc điểm cấu tạo nào của triglyceride thể hiện
chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide? Lời giải
Đặc điểm cấu tạo của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào
cao hơn polysaccharide: So với polysaccharide, phân tử triglyceride có tỉ lệ C và H
cao hơn, tỉ lệ O thấp hơn.
Vận dụng 5 trang 35 SGK Sinh 10 CD: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật
vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Lời giải
Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad,
việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong
rau sống được tối đa.
Luyện tập 4 trang 36 SGK Sinh 10 CD: Dựa vào hình 6.11, cho biết đặc điểm cấu
tạo nào của phospholipid phù hợp với chức năng của màng sinh chất. Lời giải
Phospholipid là một loại chất béo phức tạp được cấu tạo từ một phân tử glycerol
liên kết với hai acid béo ở một đầu, đầu còn lại liên kết với nhóm phosphate. Nhóm
phosphate thường liên kết với một nhóm choline tạo thành phosphatidylcholine. Với
cấu trúc đặc biệt như vậy, phosholipid được xem là một phân tử lưỡng cực, một đầu
có phosphatidylcholine có tính ưa nước và hai đuôi acid béo kị nước. Nhờ có cấu
trúc đặc biệt như vậy, phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc
màng của các loại tế bào.
VI. Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học
Câu 21 trang 36 SGK Sinh 10 CD: Trả lời các câu hỏi sau:
- Ống nghiệm nào chứa đường khử? Giải thích.
- Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa gì trong thí nghiệm này? Lời giải
- Ống nghiệm chứa đường khử là ống 2 (chứa dịch chiết quả tươi) và ống 3 (chứa
glucose 5%). Giải thích: Ống 2 và ống 3 đều có chứa các đường đơn glucose, ống 1
(chứa nước) không chứa đường khử, ống 4 (chứa đường sucrose) không phải là đường khử.
- Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa là ống đối chứng
so với các ống chứa đường khác.
Câu 22 trang 37 SGK Sinh 10 CD: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: Lời giải
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).
- Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử
Benedict (chứa Cu2+ trong môi trường kiềm).
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL). 3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL
dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.
- Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
- Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống
nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4.Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích
Không xuất hiện Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử Ống 1 kết tủa đỏ gạch
nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict.
Xuất hiện kết tủa Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa đỏ gạch
nhiều loại đường trong đó có các đường khử như Ống 2
glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các
loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo
thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).
Xuất hiện kết tủa Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. đỏ gạch
Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ Ống 3
khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).
Không xuất hiện Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường Ống 4 kết tủa đỏ gạch
khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. 5. Kết luận:
- Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.
- Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
Câu 23 trang 37 SGK Sinh 10 CD: Trả lời các câu hỏi sau:
- Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích.
- Chuối chín và chuối xanh đều chứa tinh bột. - Giải thích:
+ Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột, chiếm 70 - 80% trọng lượng khô của chúng.
Phần lớn tinh bột đó là tinh bột kháng, không được tiêu hóa trong ruột non. Do đó,
nó thường được phân loại là chất xơ ăn kiêng.
+ Tuy nhiên, chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh
bột). Trong quá trình chín, tinh bột của chúng được chuyển hóa thành đường đơn
(sucrose, glucose và fructose).
Câu 24 trang 37 SGK Sinh 10 CD: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết tinh bột (phản ứng với iodine)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu xanh đen đặc trưng với iodine.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín.
- Hóa chất: thuốc thử Lugol (chứa I2 và KI). - Dụng cụ: đĩa petri. 3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đặt hai lát cắt chuối xanh và chuối chín lên đĩa petri.
- Bước 2: Thêm hai giọt thuốc thử Lugol vào mỗi lát cắt chuối.
- Bước 3: Quan sát sự thay đổi màu ở vị trí nhỏ thuốc thử Lugol trên các lát cắt chuối.
4.Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích Lát cắt Xuất hiện màu
Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột. Khi trộn dung
xanh đen ở vị trí dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên chuối nhỏ thuốc thử
trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành xanh
phức hợp có màu xanh đen. Hầu như không
Chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín Lát cắt xuất hiện màu
chỉ chứa 1% tinh bột). Bởi vậy, khi nhỏ dung dịch chuối
xanh đen ở vị trí chứa iodine, hầu như không xuất hiện màu xanh đen chín nhỏ thuốc thử
ở vị trí nhỏ thuốc thử. 5. Kết luận:
- Chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột cao.
- Có thể nhận biết tinh bột bằng phản ứng với iodine.
Câu 25 trang 37 SGK Sinh 10 CD: Trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm.
- Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? Lời giải
- Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm: Ống nghiệm 1 không chứa
protein, ống nghiệm 2 có chứa protein.
- Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ chuyển thành
màu tím đậm hoặc tím đỏ do số lượng liên kết peptide nhiều hơn.
Câu 26 trang 37 SGK Sinh 10 CD: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: Lời giải
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết protein (phản ứng Biuret)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết protein bằng phản ứng màu tím đặc trưng với biuret.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dung dịch lòng trắng trứng pha loãng.
- Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 1%.
- Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL). 3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm 2.
- Bước 3: Thêm 1 mL NaOH 10% và 2 – 3 giọt CuSO4 1% vào mỗi ống và lắc đều.
- Bước 4: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4.Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích
Không có hiện Nước cất không chứa protein nên không có phản ứng Ống 1
tượng đổi màu màu với ion Cu2+. dung dịch
Dung dịch chuyển Dung dịch lòng trắng trứng có chứa protein. Trong từ màu xanh
môi trường kiềm, các liên kết peptide trong phân tử Ống 2
dương sang màu protein tương tác với ion Cu2+ tạo thành phức chất có tím màu tím. 5. Kết luận:
- Trong lòng trắng trứng có chứa protein.
- Có thể nhận biết protein bằng phản ứng Biuret.
Câu 27 trang 38 SGK Sinh 10 CD: Trả lời các câu hỏi sau:
- Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích.
- Từ các thí nghiệm trên, nêu những điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm
nhận biết các phân tử sinh học. Lời giải
- Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích:
+ Ống 1: Xuất hiện nhũ tương trắng đục. Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên
sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục.
+ Ống 2: Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol.
+ Ống 3: Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). Vì
khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương.
+ Ống 4: Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. Vì dầu
trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ
hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol.
- Từ các thí nghiệm trên, thấy rằng điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm
nhận biết các phân tử sinh học là đều cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất đặc trưng
của từng phân tử sinh học.
Câu 28 trang 38 SGK Sinh 10 CD: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: Lời giải
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết lipid bằng sự tạo nhũ tương.
2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: hạt lạc.
- Hóa chất: nước cất, ethanol 90%.
- Dụng cụ: cối chày sứ, thìa cà phê, ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL). 3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy 5 – 6 hạt lạc và nghiền bằng cối chày sứ.
- Bước 2: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 3: Cho 1 thìa bột lạc đã nghiền vào mỗi ống nghiệm
- Bước 4: Thêm 4 mL nước cất vào ống 1 và thêm 4 mL ethanol 90% vào ống 2.
Lắc mạnh trong 3 phút rồi để lắng.
- Bước 5: Dùng pipet nhựa hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 1 chuyển sang ống 3
và hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 2 chuyển sang ống 4.
- Bước 6: Thêm 2 mL nước cất vào ống 3 và ống 4 rồi để yên.
- Bước 7: Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm.
4.Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích Xuất hiện nhũ tương
Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ Ống 1 trắng đục.
tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục.
Xuất hiện dung dịch Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol Ống 2
đồng nhất trắng đục.
nên sẽ tạo thành dung dịch đồng nhất. Xuất hiện nhũ tương
Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong
trắng đục (nhạt màu hơn
nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ Ống 3 phần nhũ tương ở ống tương. 1).
Dung dịch trong ống Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol Ống 4
tách thành 2 lớp, lớp nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ váng dầu nổi lên trên.
hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol. 5. Kết luận:
- Trong hạt lạc có chứa lipid.
- Lipid tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục.