-
Thông tin
-
Quiz
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc hay nhất
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. - Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. - Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn học 91 tài liệu
Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc hay nhất
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. - Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. - Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn học 91 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc hay nhất
Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta sống phải biết ơn, ghi nhớ
những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng. Trong bài viết này Luật Minh
Khuê chia sẻ bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn ngắn gọn, giải thích câu tục
ngữ Uống nước nhớ nguồn lớp 7, dàn ý giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn để các em học
sinh hiểu rõ hơn truyền thống uống nước nhớ nguồn là gì nhé!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" 1.1 Mở bài
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng,
xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta.
- Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. 1.2 Thân bài
a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn"
- “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước.
Nghĩa đen: Khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.
Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. => Ý nghĩa: Lời nhắc
nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công
lao của người đi trước.
b) Dẫn chứng biểu hiện "Uống nước nhớ nguồn"
- Câu chuyện “Cây khế”: chú chim phượng hoàng ăn khế của anh nông dân nghèo nên đã đền ơn anh
bằng cách chở anh tới đảo lấy vàng. Từ đó, vợ chồng anh ta sống ấm no, thoát cảnh nghèo khổ.
- Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói đó thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ trước mà cụ thể là
vua Hùng để từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân, của thế hệ sau với tương lai đất nước.
- Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đền ơn đáp nghĩa tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng
nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập nước nhà
c. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không
do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng,
gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất
yếu. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục
vụ cho biết bao người “ăn trái”. “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
- Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn
phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do,
thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội
bạc sẽ khiến con người ích kỷ, ăn bám gia đình, xã hội.
d. Bài học tu dưỡng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
- Tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc.
- Biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn.
- Rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc. e. Phản đề
- Phê phán những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác.
- Phê phán những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa
cốt lõi của dân tộc.
- Có những người không biết cố gắng trong học tập và cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội 1.3 Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ
chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lý tốt đẹp của cha ông.
2. Bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống quý giá. Lời răn dạy con cháu giữ gìn những truyền thống đó
được gửi gắm qua những câu tục ngữ. Và để nhắc nhở con cháu đời sau sống phải có lòng biết ơn, cha
ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục
ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý
của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Đây là lời dạy mà mỗi người Việt
Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Câu tục ngữ trên có thể hiểu hai nét nghĩa nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu xét theo nghĩa đen, “uống
nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống
nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng
nước đó. "Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng
những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu
của dòng nước, hiểu theo nghĩa bóng thì "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà
đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.
Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa
hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính
là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt,
nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng.
Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… Bên cạnh
đó, còn có sự hy sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân
tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ
tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng
ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ
công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước
đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do
cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một
đạo lý đẹp của dân tộc ta. Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, dân tộc Việt Nam trải qua quá
trình hình thành và phát triển. Để có được một bát cơm dẻo thơm mà chúng ta ăn hay một chiếc áo
đẹp mà chúng ta mặc ngày hôm nay, thì những người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ phải nhận sự giúp đỡ từ người khác, có nghĩa là đang chịu
ơn họ. Trong một năm, đất nước ta có rất nhiều những ngày lễ tri ân như ngày 27 tháng 7 - ngày
Thương binh liệt sĩ, ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người
đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…
Lòng biết ơn được coi là một điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và dân tộc Việt Nam vốn sống thủy chung,
tình nghĩa. Ở quá khứ, lòng biết ơn thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội mừng lúa
mới, thờ thành hoàng làng… Ở hiện tại, lòng biết ơn được thể hiện qua những hành động nhỏ bé
nhưng giá trị. Hằng năm, các cuộc viếng thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ vẫn được tổ chức. Trong
đại dịch Covid-19, chúng ta dành sự biết ơn cho các bác sĩ - những người nơi tuyến đầu chống dịch.
Hoặc đôi khi lòng biết ơn được thể hiện rất đơn giản qua việc nói với lời cảm ơn, sống có ích hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng
họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức
tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút
ván" hay"ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội
nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo
ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn. Chính vì thế, chúng ta
cần phải biết nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng biết ơn. Để biết cảm ơn những người đã ban cho
mình, để biết trân trọng những gì mình nhận được. Khi đó, tình cảm giữa con người và con người sẽ
tự nhiên mà trở nên yêu thương, gần gũi. Mọi người khi trao đi và được nhận lại lòng biết ơn thì sẽ
cảm thấy ấm áp, thỏa mãn và rồi lại tiếp tục trao đi. Cứ như thế, cả xã hội sẽ trở nên tuyệt vời biết mấy.
"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và
mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn
là đạo lý làm người. Không có điều gì là tự nhiên có được, chính vì vậy biết trân trọng công sức lao
động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến.
Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay
bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.