Giải Thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản
Thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 11 Bài 23 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chủ đề: Nhật Bản (KNTT)
Môn: Địa Lí 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số của Nhật Bản
Sức ép dân số già ở Nhật Bản
- Số người cao tuổi gia tăng đang tạo sức ép lớn cho Nhật Bản trong việc giải
quyết bài toán già hóa dân số vốn là “cơn đau đầu” của quốc gia Đông Bắc Á này trong những năm qua.
- Tính đến tháng 9/2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt
mức cao kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm
2019. Người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này, tăng 0,3% so
với năm ngoái. Trong số người trên 65 tuổi, có 15,73 triệu người là nam giới và
20,44 triệu người là nữ giới. Tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số của Nhật
Bản đang ở mức cao nhất thế giới. Viện nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội
quốc gia Nhật Bản dự báo, đến năm 2040, số người cao tuổi ở nước này có thể
chiếm tới 35,3% tổng dân số cả nước.
- Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đang đối mặt với tình trạng già hóa
dân số ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao
cùng tỷ lệ sinh suy giảm.
- Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở
Nhật Bản mất cân bằng. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào
tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trên thực tế, nỗ lực ứng phó với
tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản đang gặp rào cản lớn do diễn biến của
đại dịch Covid-19. Việc khả năng tài chính bị hạn chế do mất việc làm sẽ khiến
gia tăng số lượng người trẻ tuổi tránh kết hôn và sinh con trong thời gian tới.