-
Thông tin
-
Quiz
Giải Toán 3 Bài 54: Phép cộng trong phạm vi 10 000 | Kết nối tri thức
Giải Toán 3 Bài 54: Phép cộng trong phạm vi 10 000 | Kết nối tri thức được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Toán 3 2 K tài liệu
Giải Toán 3 Bài 54: Phép cộng trong phạm vi 10 000 | Kết nối tri thức
Giải Toán 3 Bài 54: Phép cộng trong phạm vi 10 000 | Kết nối tri thức được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Chủ đề: Chủ đề 10: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10000 (KNTT) 11 tài liệu
Môn: Toán 3 2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 3
Preview text:
Giải Toán 3 Phép cộng trong phạm vi 10 000 sách Kết nối
tri thức với cuộc sống
Hoạt động Toán lớp 3 trang 39 Kết nối tri thức Bài 1 Tính. Lời giải Bài 2 Đặt tính rồi tính: 3628 + 4845 4252 + 5284 3847 + 635 Lời giải
Đặt phép cộng hàng dọc sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau. Sau đó, thực hiện phép tính từ phải qua trái. Bài 3
Vụ mùa năm nay, bác Hùng thu hoạch được 2 530 kg thóc, bác Dương thu hoạch được nhiều
hơn bác Hùng 550 kg thóc. Hỏi vụ mùa năm nay bác Dương thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam thóc? Lời giải Tóm tắt: Bài giải
Bác Dương thu hoạch được số ki – lô – gam thóc là: 2 530 + 550 = 3 080 (kg) Đáp số: 3 080 kg thóc
Luyện tập Toán lớp 3 trang 40 Kết nối tri thức Bài 1 Tính nhẩm (theo mẫu): a) 6 000 + 2 000 b) 3 000 + 4 000 c) 5 000 + 4 000 d) 1 000 + 9 000 Lời giải
Quan sát mẫu, ta làm như sau: a) 6 000 + 2 000 = ?
Nhẩm: 6 nghìn + 2 nghìn = 8 nghìn 6 000 + 2 000 = 8 000 b) 3 000 + 4 000 = ?
Nhẩm: 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn 3 000 + 4 000 = 7 000 c) 5 000 + 4 000 = ?
Nhẩm: 5 nghìn + 4 nghìn = 9 nghìn 5 000 + 4 000 = 9 000 d) 1 000 + 9 000 = ?
Nhẩm: 1 nghìn + 9 nghìn = 10 nghìn 1 000 + 9 000 = 10 000 Bài 2 Tính nhẩm (theo mẫu): a) 3 200 + 700 b) 5 000 + 500 c) 8 600 + 200 d) 6 100 + 800 Lời giải
Quan sát mẫu, ta làm như sau: a) 3 200 + 700
Nhẩm: 2 trăm + 7 trăm = 9 trăm
3 nghìn 2 trăm + 7 trăm = 3 nghìn 9 trăm 3 200 + 700 = 3 900 b) 5 000 + 500
Nhẩm: 0 trăm + 5 trăm = 5 trăm
5 nghìn + 5 trăm = 5 nghìn 5 trăm 5 000 + 500 = 5 500 c) 8 600 + 200
Nhẩm: 6 trăm + 2 trăm = 8 trăm
8 nghìn 6 trăm + 2 trăm = 8 nghìn 8 trăm 8600 + 200 = 8800 d) 6100 + 800
Nhẩm: 1 trăm + 8 trăm = 9 trăm
6 nghìn 1 trăm + 8 trăm = 6 nghìn 9 trăm 6 100 + 800 = 6 900 Bài 3
Dế mèn sẽ đến cửa hang ghi phép tính có kết quả lớn nhất. Dế mèn sẽ đến cửa hang nào? Lời giải
Cách 1: Ta tính kết quả của phép tính ở các cửa hang, sau đó so sánh để xác định cửa hang mà dế mèn đến. A: 5 800 + 2 000 = 7 800 B: 5 800 + 2 500 = 8 300 C: 5 800 + 2 200 = 8 000
Vì 7 800 < 8 000 < 8 300 nên 5 800 + 2 000 < 5 800 + 2 200 < 5 800 + 2 500.
Vì dế mèn đến cửa hang ghi phép tính có kết quả lớn nhất nên dế mèn sẽ đến cửa hang B.
Cách 2. Em quan sát thấy ở ba cửa hang đều chứa phép tính một số cộng với 5 800.
Vì 2 000 < 2 200 < 2 500 nên 5 800 + 2 000 < 5 800 + 2 200 < 5 800 + 2 500.
Vậy Dế mèn sẽ đến cửa hang lớn nhất là cửa hang B. Bài 4
Trong một trận bóng đá, số khán giả ở khán đài A là 4 625 người. Số khán giả ở khán đài B
nhiều hơn số khán giả ở khán đài A là 438 người. Hỏi số khán giả ở cả hai khán đài là bao nhiêu người? Lời giải Tóm tắt
Em giải bài toán bằng hai bước tính:
Bước 1: Tính số người ở khán đài B
Bước 2: Tính số người ở hai khán đài Bài giải
Khán đài B có số người là: 4 625 + 438 = 5 063 (người)
Cả hai khán đài có số người là:
4 625 + 5 063 = 9 688 (người) Đáp số: 9 688 người