-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất | Cánh diều
Giải Toán lớp 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Cánh diều trang 57, 58. Với lời giải chi tiết, chính xác trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn.
Chương 1: Số tự nhiên (CD) 14 tài liệu
Toán 6 2.3 K tài liệu
Giải Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất | Cánh diều
Giải Toán lớp 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Cánh diều trang 57, 58. Với lời giải chi tiết, chính xác trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn.
Chủ đề: Chương 1: Số tự nhiên (CD) 14 tài liệu
Môn: Toán 6 2.3 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 6
Preview text:
Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Giải Toán 6 bài 13 phần Khởi động
Để chuẩn bị trò chơi trong chuyến đi dã ngoại, cô Ánh đi siêu thị mua bóng bàn và cốc sao cho
số quả bóng bàn bằng số cốc. Tuy nhiên, tại siêu thị, bóng bàn chỉ bán theo hộp gồm 6 quả,
cốc chỉ bán theo bộ gồm 8 chiếc.
Cô Ánh phải mua ít nhất bao nhiêu bộ cốc và bao nhiêu hộp bóng bàn? Gợi ý đáp án
Sau khi học bài này, ta sẽ biết được số chiếc cốc và số quả bóng bàn mà cô Ánh phải mua ít
nhất là bội chung nhỏ nhất của 6 và 8. Ta có: 6 = 2 . 3 và 8 = 23
Các thừa số nguyên tố chung và riêng của 6 và 8 là 2 và 3
Số mũ lớn nhất của 2 là 3, số mũ lớn nhất của 3 là 1
Khi đó BCNN(6, 8) = 23 . 3 = 24
Do đó cô Ánh phải mua 24 chiếc cốc và 24 quả bóng bàn.
Số bộ cốc là: 24 : 8 = 3 (bộ)
Số hộp bóng bàn là: 24 : 6 = 4 (hộp)
Vậy cô Ánh cần mua ít nhất 3 bộ cốc và 4 hộp bóng bàn để số bóng bàn và số cốc bằng nhau.
Giải câu hỏi Hoạt động Toán 6 bài 13 Hoạt động 1
a) Nêu một số bội của 2 và của 3 theo thứ tự tăng dần: Một số bội của 2 Một số bội của 3
b) Tìm các số vừa ở trong hàng thứ nhất vừa ở trong hàng thứ hai.
c) Xác định số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 2 và 3. Lời giải chi tiết a) Một số bội của 2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Một số bội của 3 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30
b) Các số vừa ở hàng thứ nhất vừa ở hàng thứ 2 là: 0, 6, 12, 18.
c) Số nhỏ nhất khác 0 trong bội chung của 2 và 3 là: 6. Hoạt động 2
a) Viết ba bội chung của 8 và 12 theo thứ tự tăng dần. b) Tìm BCNN(8,12).
c) Thực hiện phép chia ba bội chung của 8 và 12 cho BCNN(8,12). Gợi ý đáp án
a) Quan sát bảng ta thấy các bội chung của 8 và 12 là: 0; 24; 48; 72.
Đề bài chỉ yêu cầu chúng ta đưa ra 3 bội chung của 8 và 12 nên ta chỉ cần chọn 3 trong 4 số
trên và xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: 24; 48; 72.
b) Trong các bội chung của 8 và 12 ở trên, ta thấy số 24 là số bé nhất và khác 0 nên BCNN(8, 12) = 24.
c) Chia 3 bội chung của 8 và 12 cho BCNN(8, 12) 24 : 24 = 1 48 : 24 = 2 72 : 24 = 3. Hoạt động 4 Thực hiện phép tính: Gợi ý đáp án
Để tính tổng của hai phân số trên, ta có thể làm như sau:
- Chọn mẫu chung là BCNN của các mẫu.
Cụ thể: Mẫu chung = BCNN(12,18)=36.
- Tìm thừa số phụ của mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu), ta có: 36:12=3; 36:18=2
- Sau khi nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng, ta cộng hai phân số có cùng mẫu.
Giải Toán 6 bài 13 phần Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1
Hãy nêu bốn bội chung của 5 và 9. Gợi ý đáp án
B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; …}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; …}
4 bội chung của 5 và 9 là: 45; 90; 135; 180. Luyện tập 2
Tìm tất cả các số có ba chữ số là bội chung của a và b biết rằng BCNN(a; b) = 300 Gợi ý đáp án
Vì bội chung của a và b là bội của BCNN (a, b) = 300 nên tất cả các số có ba chữ số là bội
chung của a và b là: 300; 600; 900 Luyện tập 3
Tìm bội chung nhỏ nhất của 12; 18; 27 Hướng dẫn giải
- Bước 1: Tìm BCNN của mẫu số các phân số
- Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu.
- Bước 3: Sau khi nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng, ta thực
hiện cộng (trừ) phân số có cùng mẫu số. Gợi ý đáp án Ta có: Luyện tập 4 Thực hiện phép tính: Hướng dẫn giải
- Bước 1: Tìm BCNN của mẫu số các phân số
- Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu.
- Bước 3: Sau khi nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng, ta thực
hiện cộng (trừ) phân số có cùng mẫu số. Gợi ý đáp án Ta có:
Giải bài tập Toán 6 trang 57, 58 tập 1 Bài 1
a) Hãy viết các ước của 7 và các ước của 8. Tìm ƯCLN(7,8)
b) Hai số 7 và 8 có nguyên tố cùng nhau không? Vì sao?
c) Tìm BCNN(7,8). So sánh bội chung nhỏ nhất đó với tích của hai số 7 và 8. Phương pháp giải
Để tìm bội chung nhỏ nhất, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
- Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
- Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là
bội chung nhỏ nhất cần tìm. Gợi ý đáp án:
a) Các ước của 7 là 1, 7.
Các ước của 8 là 1, 2, 4, 8. ƯCLN(7,8) = 1
b) Hai số 7 và 8 có nguyên tố cùng nhau vì ƯCLN(7,8) = 1 c) BCNN(7,8) = 56 8 . 7 = 56
=> Bội chung nhỏ nhất của bằng 7 và 8 với tích của chúng. Bài 2 Quan sát hai thanh sau:
a) Số 0 có phải là nội chung của 6 và 1 không? Vì sao?
b) Viết bốn bội chung của 6 và 10 theo thứ tự tăng dần. c) Tìm BCNN(6,10)
d) Tìm các bội chung của 6 và 10 mà nhỏ hơn 160. Phương pháp giải
Để tìm bội chung nhỏ nhất, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
- Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
- Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là
bội chung nhỏ nhất cần tìm. Gợi ý đáp án:
a. Số 0 là bội chung của 6 và 10. Vì số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
b. Bốn bội chung của 6 và 10 theo thứ tự tăng dần là: 0, 30, 60, 90. c. BCNN(6,10) = 30.
d. Các bội chung của 6 và 10 nhỏ hơn 160 là: 0, 30, 60, 90, 120, 150. Bài 3
Tìm bội chung nhỏ nhất của: a) 7 và 13; b) 54 và 108; c) 21, 30, 70. Gợi ý đáp án: a) BCNN(7,13) = 7 . 13 b) 54 = 2 . 3 3 c) 21 = 3 . 7 = 91 (7 và 13 là hai số nguyên tố) 30 = 2 . 3 . 5 108 = 2 2 . 3 3 70 = 2 . 5. 7 BCNN(54, 108) = 3 3 . 2 2 = 108 BCNN(21, 30, 70) = 2 . 3 . 5 .7 = 210. Bài 4
Thực hiện các phép tính sau: Gợi ý đáp án: Bài 5
Bội chung nhỏ nhất của hai số là 45. Một trong hai số đó là 5. Hãy tìm số còn lại. Gợi ý đáp án:
Bội chung nhỏ nhất của hai số là 45. Một trong hai số đó là 5. BCNN(x, 5) = 45 => x = 9 Bài 6
Câu lạc bộ thể thao của một trường trung học cơ sở có không quá 50 học sinh tham gia. Biết
rằng khi chia số học sinh trong câu lạc bộ đó thành từng nhóm 5 học sinh hoặc 8 học sinh thì
vừa hết. Câu lạc bộ thể thao đó có bao nhiêu học sinh. Gợi ý đáp án:
Gọi: x là tổng số học sinh của câu lạc bộ
Khi đó: x là bội chung của 5 và 8, x < 50
Ta có: BC(5,8) = 40, 80, 120,… Mà x < 50 => x = 40
Vậy câu lạc bộ thể thao đó có 40 học sinh Bài 7
Lịch cập cảng của ba tàu như sau: tàu thứ nhất cứ 10 ngày cập 1 lần; tàu thứ hai cứ 12 ngày
cập 1 lần; tàu thứ nhất cứ 15 ngày cập 1 lần. Vào một ngày nào đó, ba tàu cùng nhau cập
cảng. Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba tàu lại cùng nhau cập cảng? Gợi ý đáp án:
Gọi: y là số ngày ít nhất mà ba tàu cập cảng cùng nhau.
Khi đó: y là bội chung nhỏ nhất của 10, 12, 15. Ta có: 10 = 2 . 5 12 = 2 . 6 15 = 3 . 5
=> BCNN(10, 12, 15) = 2 . 3 . 5 . 6 = 180
Vậy: Sau ít nhất 180 ngày thì ba tàu lại cùng nhau cập cảng.
Lý thuyết Bội chung và bội chung nhỏ nhất I. Bội chung
- Một số được gọi là bội chung của hai hay nhiều số nếu nó là bội của tất cả các số đó.
Kí hiệu tập hợp các bội chung của a và b là BC(a,b).
Tương tự, tập hợp các bội chung của a, b, c kí hiệu là BC(a, b, c).
Cách tìm bội chung của hai số a và b:
- Viết các tập hợp B(a) và B(b).
- Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b).
II. Bội chung nhỏ nhất
- Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của số đó.
Kí hiệu bội chung nhỏ nhất của a và b là BCNN(a,b). Nhận xét:
- Tất cả các bội chung của a và b đều là bội của BCNN(a,b). Mọi số tự nhiên đều là bội của 1.
Do đó, với mọi số tự nhiên a và b (khác 0) ta có: BCNN(a, 1) = a; BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b) Ví dụ:
Đặt B(k) là bội của số k
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; ...}; B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; ...}
Nên BC(2; 3) = {0; 6; 12; ...}
Số lớn nhất khác 0 trong các bội chung trên là 6 nên BCNN(2, 3) = 6 Nhận xét:
+) x ∈ BC(a; b) nếu x ⋮ a và x ⋮ b
+) x ∈ BC(a; b; c) nếu x ⋮ a; x ⋮ b và x ⋮ c
III. Tìm bội chung nhỏ nhất
1. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
- Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm. Chú ý:
- Nếu các số đó đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng ta là tích của các số đó.
- Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho
chính là số lớn nhất ấy.
Ví dụ: Tìm BCNN của 15 và 20 Ta có 15 = 3.5; 20 = 22.5
Nên BCNN(15; 20) = 22.3.5 = 60
2. Cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất
Để tìm bội chung của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó.
Ví dụ: BCNN(15; 20) = 60 nên BC(15;20) = B(60) = {0; 60; 120;...}
3. Ứng dụng trong quy đồng mẫu các phân số
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta có thể làm như sau:
Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu số (thường là BCNN) để làm mẫu số chung.
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu số (bằng cách chia mẫu số chung cho từng mẫu số riêng).
Bước 3: Nhân tử số và mẫu số của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.