Giải Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | Kết nối tri thức
Giải Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13, 14. Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn.
Chủ đề: Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên (KNTT)
Môn: Toán 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Toán 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
sách Kết nối tri thức
Giải Toán 6 Kết nối tri thức phần Hoạt động Hoạt động 1
Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm trên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia? Gợi ý đáp án:
Điểm 5 nằm bên trái điểm 8, điểm 8 nằm bên phải điểm 5. Hoạt động 2
Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8?
Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8? Gợi ý đáp án:
Điểm 7 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên trái điểm 8.
Điểm 9 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên phải điểm 8. Hoạt động 3
Cho n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7. Theo em, điểm n nằm bên trái hay bên phải điểm 7? Gợi ý đáp án:
n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7 thì điểm n nằm bên trái điểm 7.
Giải Toán 6 Kết nối tri thức phần Câu hỏi
Trong các số 3; 5; 8; 9 số nào thuộc tập hợp
, số nào thuộc tập hợp Gợi ý đáp án:
- Phát biểu: Tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5
Vậy các số 5; 8; 9 thuộc A
- Phát biểu: Tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 5 Vậy các số 3; 5 thuộc B
Giải Toán 6 Kết nối tri thức phần Vận dụng và Luyện tập Luyện tập
a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây, dùng kí hiệu "<" hay ">" để viết kết quả:
m = 12 036 001 và n = 12 035 987
b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước? Gợi ý đáp án: a) m > n
b) Vì m > n nên trên tia số điểm n nằm trước điểm m Vận dụng
Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;
Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều
Hãy so sánh số tiền thu được (đều là số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối. Gợi ý đáp án:
Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c (a, b, c là các số tự nhiên)
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều nên a > b
Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều nên c < b
Theo tính chất bắc cầu ta được a > c
Vậy số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối ế ố ố
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14 tập 1 Bài 1.13
Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi
sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn Gợi ý đáp án:
Các số liền trước và liền sau của số 3 532 là: 3 531 ; 3 533 ; 3 534
Các số liền trước và liền sau của số 3529 là: 3 528 ; 3 527 ; 3 530
Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3 527; 3 528; 3530; 3 531; 3 533; 3 534 Bài 1.14
Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai
điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu "<" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể. Gợi ý đáp án:
Theo đề bài ta có: Số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c Do đó chắc chắn a < b
Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c Do đó b < c
Theo tính chất bắc cầu nên ta có: a < b < c Ví dụ: a = 1; b = 3; c = 5
Số a bé nhất và điểm b nằm giữa hai điểm a và c trên tia số. Bài 1.15
Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) M = {x ∈ N| 10 ≤ x < 15}
b) K = {x ∈ N*| x ≤ 3}
c) L = {x ∈ N| x ≤ 3} Gợi ý đáp án:
a) M = {10; 11; 12; 13; 14} b) K = {1; 2; 3} c) L = {0; 1; 2; 3} Bài 1.16
Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các
bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên cho các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và
giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao của bạn Bắc và C
ứng với chiều cao của bạn Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn
Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng k? Nếu không thì phải sửa như thế nào cho đúng? Gợi ý đáp án:
Theo giải thích của Cường thứ tự chiều cao đánh dấu từ thấp đến cao là A, B, C tương ứng với
chiều cao của ba bạn An, Bắc, Cường.
Nghĩa là thứ tự chiều cao tăng dần của ba bạn lần lượt là An, Bắc, Cường. Theo thực tế:
Ta có 148cm < 150cm < 153cm
Nên thứ tự chiều cao tăng dần tương ứng của ba bạn lần lượt là: Cường, An , Bắc.
Vậy giải thích của Cường là chưa chính xác và thứ tự từ dưới lên của các điểm trên cây sào là C, A, B.
Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
+ Ta đã biết tập các số tự nhiên được kí hiệu là N, nghĩa là N = {0; 1; 2; 3;...}. Mỗi phần tử 0; 1;
2; 3; … được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc 0 như hình vẽ:
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì
trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói:
điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.
+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau, chẳng hạn 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền
trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.
+ Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu). Chẳng hạn a < 5 và 5 < 7 suy ra a < 7.
Ví dụ 1. Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 2 567 và 3 012 để được sáu số tự
nhiên và sắp xếp sáu số đó theo thứ tự giảm dần. Lời giải
Số liền trước 2 567 là: 2 566;
Số liền sau 2 567 là: 2 568;
Số liền trước 3 012 là: 3 011;
Số liền sau 3 012 là 3 013;
Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là: 3 013; 3 012; 3 011; 2 568; 2 567; 2 566. + Kí hiệu "≤ " và "≥"
Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b”) để nói “a < b hoặc a = b”.
Ta còn dùng kí hiệu a ≥ b (đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) để nói “a > b hoặc a = b”.
Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c .
Ví dụ 2. Cho tập hợp A = {x ∈ N* | x ≤ 14}. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A. Lời giải
Các số tự nhiên khác không nhỏ hơn hoặc bằng 14 là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14.
A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14} .