-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác | Cánh diều
Giải Toán lớp 7 trang 85, 86 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 3 câu hỏi trong SGK bài 2 Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác.
Chủ đề: Chương 3: Hình học trực quan (CD)
Môn: Toán 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Trả lời câu hỏi Hoạt động Toán 7 Bài 2 Hoạt động 1
Thực hiện các hoạt động sau:
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20.
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối
như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).
c) Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 21, nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó. Gợi ý trả lời
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20,
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối
như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).
c) Lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh và 6 đỉnh. Hoạt động 2
Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó. Gợi ý trả lời Quan sát hình 22 ta có:
- Lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’
- Đáy dưới ABC, đáy trên A’B’C’
- Các mặt bên: AA’B’B, BB’C’C, CC’A’A
- Các cạnh đáy: B, BC, CA, A’B’, B’C’, C’A’
- Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’
- Các đỉnh A, B, C, A’, B’, C’ Hoạt động 3
Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ ở Hình 23 và cho biết:
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?
c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’. Gợi ý trả lời
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là tam giác.
b) Mặt bên AA’C’C là hình chữ nhật.
c) Độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’ bằng nhau.
Giải Toán 7 trang 85 Cánh diều - Tập 1 Bài 1
Tìm số thích hợp cho vào chỗ trống Gợi ý đáp án
Hình lăng trụ đứng tam giác Hình lăng trụ đứng tứ giác Số mặt 5 6 Số đỉnh 6 8 Số cạnh 9 12 Số mặt đáy 2 2 Số mặt bên 3 4 Bài 2
Chọn từ “đúng (Đ)”, “sai (S)” thích hợp cho ? trong bảng sau: Gợi ý đáp án Hình lăng trụ đứng tam Hình lăng trụ đứng tứ giác giác Các mặt đáy song song Đ Đ với nhau.
Các mặt đáy là tam giác. Đ S
Các mặt đáy là tứ giác. S Đ
Mặt bên là hình chữ nhật. Đ Đ
Thể tích bằng diện tích
đáy nhân với độ dài cạnh Đ Đ bên. Diện tích xung quang
bằng chu vi đáy nhân với Đ Đ độ dài cạnh bên. Bài 3 Cho các hình 32a, 32b, 32c:
(i) Hình nào trong các hình 32a, 32b, 32 c là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?
(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 32.
(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 32. Gợi ý đáp án
(i) Trong hình 32a, 32b, 32c ta thấy Hình 32c là hình lăng trụ đứng tam giác, Hình 32a là hình
lăng trụ đứng tứ giác.
Hình 32b không phải hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác vì các mặt bên
của nó không phải hình chữ nhật. (ii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)
Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 12.6 = 72 (cm2)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (Hình 32a)
Chu vi đáy là: 2.(3 + 4) = 2.7 = 14 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 14.5 = 70 (cm2). (iii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)
Diện tích đáy là: S = .3.4=6 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V = S.h = 6.6 = 36 (cm3)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (hình 32a)
Diện tích đáy là: S = 3.4 = 12 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S.h = 12.5 = 60 (cm3).
Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
I. Hình lăng trụ đứng tam giác - Có 6 đỉnh
- Có 2 mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau, 3 mặt bên là các hình chữ nhật. - Các cạnh bên bằng nhau
- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
II. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Có 8 đỉnh
- 2 mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau, 4 mặt bên là các hình chữ nhật.
- Các cạnh bên bằng nhau.
- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật cũng là một hình lăng trụ đứng tứ giác
III. Diện tích xung quanh. Thể tích
Diện tích xung quanh = chu vi đáy . chiều cao
Thể tích = diện tích đáy . chiều cao