Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 8 T2 | Chân trời sáng tạo

Giáo án Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Công nghệ 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.

MÔN: CÔNG NGHỆ 4
BÀI 8: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất và năng lực chung:
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực.
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình
học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các câu hỏi trong bài bài học,
biết sử dụng diều đúng cách.
3. Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ: Xác định được các bước sử dụng đồ chơi dân gian.
- Giao tiếp công nghệ: Nêu được các bước sử dụng đồ chơi dân gian.
- Sử dụng công nghệ: Biết sử dụng diều đúng cách.
- Đánh giá công nghệ: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung
quanh về đồ chơi dân gian, nêu và giữ gìn đồ chơi dân gian, biết vận dụng sáng tạo
làm ra sản phẩm mới.
II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Chuẩn bị của GV: Các thẻ ghi các bước sử dụng đồ chơi dân gian, diều, bài giảng
điện tử.
- Chuẩn bị của HS: Diều.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu: Tạo động cơ học tập cho
HS.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát lại tranh chủ đề
trong SGK và cho HS quan sát diều
thật.
- GV yêu cầu HS nêu cách thả diều
giấy theo trải nghiệm của HS.
- GV nêu mục tiêu tiết học: HS biết
- HS quan sát tranh và vật thật.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS lắng nghe.
cách sử dụng một số đồ chơi dân gian
phù hợp với lứa tuổi.
2. KHÁM PHÁ:
2.1. Tìm hiểu các bước sử dụng đồ
chơi dân gian:
a) Mục tiêu: Xác định được các bước
sử dụng đồ chơi dân gian.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, GV
phát cho mỗi nhóm các thẻ có ghi các
bước sử dụng đồ chơi dân gian, HS
thảo luận và sắp xếp các thẻ này theo
đúng thứ tự sử dụng đồ chơi dân gian
lên bảng nhóm.
- GV mời 1-3 đại diện nhóm trình bày
– HS nhận xét – GV chốt lại kết quả.
c) Kết luận:
Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần:
1. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều
kiện phù hợp.
2. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.
3. Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng
dẫn.
4. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.
2.2. Thực hành chơi thả diều theo
hướng dẫn.
a) Mục tiêu: Sử dụng được diều đúng
cách.
b) Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu các
bước chơi thả diều và thử thao tác thả
diều theo từng bước.
- GV mời 1-3 nhóm lên bảng thực hiện
các bước thả diều – HS nhận xét – GV
nhận xét, góp ý cách chơi thả diều.
- GV hỏi:
+ Khi chọn diều chúng ta nên chọn
loại diều như thế nào?
+ Chúng ta nên chọn địa điểm nào để
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày, mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm.
- HS lên bảng thực hành, mời bạn nhận
xét.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ câu trả lời.
thả diều? Vì sao? (Liên hệ GD về
ATGT)
+ Thời tiết như thế nào sẽ thuận lợi
cho việc thả diều?
+ Khi chơi diều xong chúng ta nên
làm gì để bảo quản diều?
- GV chốt lại.
c) Kết luận:
Các bước chơi thả diều gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị.
- Bước 2: Bắt gió cho diều.
- Bước 3: Thả diều.
- Bước 4: Thu diều và bảo quản diều.
3. LUYỆN TẬP:
a) Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến
thức, kĩ năng đã học.
b) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi
“Mảnh ghép”.
- Luật chơi: Có 6 mảnh ghép cần được
lật, GV cho HS giơ tay sau một hồi
chuông, HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ
được lật một mảnh ghép có chứa hình
ảnh một đồ chơi dân gian, nếu HS nêu
đúng tên của đồ chơi đó sẽ nhận được
một phần quà từ giáo viên.
- GV chốt đáp án: a – Banh đũa; b – Tò
he; c – Bông vụ; d – Ô ăn quan; e –
Quả pao (đồ chơi dân gian của người
H’mông); g – Tàu thuỷ sắt tây.
- GV cung cấp thêm một số thông tin
về các đồ chơi dân gian kể trên.
4. VẬN DỤNG:
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ
năng vào thực tiễn.
b) Cách tiến hành:
- 1-2 HS nêu yêu cầu vận dụng trong
SGK: Em hãy lựa chọn một đồ chơi
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
dân gian, tìm hiểu cách chơi và chơi
cùng với bạn.
- GV cho HS một số gợi ý về việc lựa
chọn đồ chơi dân gian.
- HS thảo luận nhóm đôi để lựa chọn
đồ chơi dân gian và tìm hiểu cách chơi.
Sau đó, HS thực hiện chơi cùng bạn
ngoài giờ học (giờ giải lao, tại nhà).
- GV cho HS nêu một số thắc mắc,
hoặc khó khăn có thể gặp phải (nếu
có).
- GV giải đáp thắc mắc của HS.
- GV nhận xét quá trình hoạt động
nhóm, tìm hiểu cách chơi của HS.
5. KẾT LUẬN, GHI NHỚ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức
vừa học về cách sử dụng đồ chơi dân
gian (ý 2 phần ghi nhớ).
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học
sau.
6. ĐÁNH GIÁ:
- GV cho HS tự đánh giá sau giờ học.
- GV nhận xét quá trình học tập của
HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn
mạnh trọng tâm bài.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ thắc mắc (nếu có).
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại các kiến thức đã học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự đánh giá.
- HS chú ý lắng nghe.
| 1/4

Preview text:

MÔN: CÔNG NGHỆ 4

BÀI 8: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.

2. Phẩm chất và năng lực chung:

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực.

- Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.

Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các câu hỏi trong bài bài học, biết sử dụng diều đúng cách.

3. Năng lực công nghệ:

- Nhận thức công nghệ: Xác định được các bước sử dụng đồ chơi dân gian.

- Giao tiếp công nghệ: Nêu được các bước sử dụng đồ chơi dân gian.

- Sử dụng công nghệ: Biết sử dụng diều đúng cách.

- Đánh giá công nghệ: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về đồ chơi dân gian, nêu và giữ gìn đồ chơi dân gian, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.

II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Chuẩn bị của GV: Các thẻ ghi các bước sử dụng đồ chơi dân gian, diều, bài giảng điện tử.

- Chuẩn bị của HS: Diều.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. KHỞI ĐỘNG:

a) Mục tiêu: Tạo động cơ học tập cho HS.

b) Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát lại tranh chủ đề trong SGK và cho HS quan sát diều thật.

- GV yêu cầu HS nêu cách thả diều giấy theo trải nghiệm của HS.

- GV nêu mục tiêu tiết học: HS biết cách sử dụng một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.

2. KHÁM PHÁ:

2.1. Tìm hiểu các bước sử dụng đồ chơi dân gian:

a) Mục tiêu: Xác định được các bước sử dụng đồ chơi dân gian.

b) Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, GV phát cho mỗi nhóm các thẻ có ghi các bước sử dụng đồ chơi dân gian, HS thảo luận và sắp xếp các thẻ này theo đúng thứ tự sử dụng đồ chơi dân gian lên bảng nhóm.

- GV mời 1-3 đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét – GV chốt lại kết quả.

c) Kết luận:

Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần:

1. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp.

2. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.

3. Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.

4. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.

2.2. Thực hành chơi thả diều theo hướng dẫn.

a) Mục tiêu: Sử dụng được diều đúng cách.

b) Cách tiến hành:

- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu các bước chơi thả diều và thử thao tác thả diều theo từng bước.

- GV mời 1-3 nhóm lên bảng thực hiện các bước thả diều – HS nhận xét – GV nhận xét, góp ý cách chơi thả diều.

- GV hỏi:

+ Khi chọn diều chúng ta nên chọn loại diều như thế nào?

+ Chúng ta nên chọn địa điểm nào để thả diều? Vì sao? (Liên hệ GD về ATGT)

+ Thời tiết như thế nào sẽ thuận lợi cho việc thả diều?

+ Khi chơi diều xong chúng ta nên làm gì để bảo quản diều?

- GV chốt lại.

c) Kết luận:

Các bước chơi thả diều gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị.

- Bước 2: Bắt gió cho diều.

- Bước 3: Thả diều.

- Bước 4: Thu diều và bảo quản diều.

3. LUYỆN TẬP:

a) Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b) Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Mảnh ghép”.

- Luật chơi: Có 6 mảnh ghép cần được lật, GV cho HS giơ tay sau một hồi chuông, HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được lật một mảnh ghép có chứa hình ảnh một đồ chơi dân gian, nếu HS nêu đúng tên của đồ chơi đó sẽ nhận được một phần quà từ giáo viên.

- GV chốt đáp án: a – Banh đũa; b – Tò he; c – Bông vụ; d – Ô ăn quan; e – Quả pao (đồ chơi dân gian của người H’mông); g – Tàu thuỷ sắt tây.

- GV cung cấp thêm một số thông tin về các đồ chơi dân gian kể trên.

4. VẬN DỤNG:

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

b) Cách tiến hành:

- 1-2 HS nêu yêu cầu vận dụng trong SGK: Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian, tìm hiểu cách chơi và chơi cùng với bạn.

- GV cho HS một số gợi ý về việc lựa chọn đồ chơi dân gian.

- HS thảo luận nhóm đôi để lựa chọn đồ chơi dân gian và tìm hiểu cách chơi. Sau đó, HS thực hiện chơi cùng bạn ngoài giờ học (giờ giải lao, tại nhà).

- GV cho HS nêu một số thắc mắc, hoặc khó khăn có thể gặp phải (nếu có).

- GV giải đáp thắc mắc của HS.

- GV nhận xét quá trình hoạt động nhóm, tìm hiểu cách chơi của HS.

5. KẾT LUẬN, GHI NHỚ:

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học về cách sử dụng đồ chơi dân gian (ý 2 phần ghi nhớ).

- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

6. ĐÁNH GIÁ:

- GV cho HS tự đánh giá sau giờ học.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

- HS quan sát tranh và vật thật.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS lắng nghe.S Hhjhhh

- HS làm việc nhóm.

- HS trình bày, mời bạn nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm.

- HS lên bảng thực hành, mời bạn nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS làm việc nhóm.

- HS chia sẻ thắc mắc (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS nêu lại các kiến thức đã học.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tự đánh giá.

- HS chú ý lắng nghe.