Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 9 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Công nghệ 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.
Chủ đề: Giáo án Công nghệ 4
Môn: Công nghệ 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Công nghệ - Lớp 4
BÀI 9: EM LÀM DIỀU GIẤY
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Làm được điều giấy phù hợp với lửa tuổi theo hướng dẫn.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung; tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 9.
- Tranh sơ đồ mô tả các bộ phận của chiếc diều giấy
- Con diều giấy hoàn chỉnh để học sinh thực hành thả diều.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK
- Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. b. Cách tiến hành Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh khởi động của bài ở trang 62 SGK và yêu cầu học sinh mô tả nội dung của hình ảnh đó. (Theo hình thức chia sẻ nhóm đôi – chia sẻ trước lớp) - Giáo viên nhận xét - Dẫn dắt học sinh vào bài học: Em làm diều giấy (Tiết 1) 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sản phẩm mẫu a. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và các bộ phận chính của diều giấy b. Cách tiến hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi để quan sát, tìm hiểu sản phẩm mẫu và yêu cầu học sinh nêu các bộ phận chính của diều giấy. - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu yêu cầu sản phẩm thực hành SGK trang 63. - GV nhận xét và Kết luận. 2.2. Hoạt động 2: Vật liệu và dụng cụ. a. Mục tiêu: Để có đầy đủ vật liệu và dụng cụ, sẵn sàng và thuận tiện cho quá trình làm diều. b. Cách tiến hành + Chuẩn bị: - Giáo viên giới thiệu vật liệu và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành làm diều giấy. Bút chì Thước kẻ Kéo cắt giấy Sáp màu Keo dán giấy Băng dính Giấy màu Thanh tre cuộn dây. - GV Kết luận bài và yêu cầu HS chuẩn bị cho Tiết 2. |
- Học sinh trao đổi với bạn cùng xem nội dung tranh. - Học sinh mô tả nội dung của hình ảnh theo hiểu biết của cá nhân
- Học sinh ghi tựa bài vào vở. - Học sinh thảo luận, trình bày các bộ phận chính của diều giấy. Các bộ phận chỉnh của diều giấy gồm: + Thân diều. + 2 cánh diều + đuôi ngắn. + Đuôi dài. + Dây diều. - HS đọc thông tin SGK. - Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trình bày. + Diều có kiểu dáng và kích thước theo hướng dẫn. + Các mối ghép và dán trên thân diều chắc chắn. + Diều cân bằng và bay được trong điều kiện có gió. + Trang trí đẹp. - Học sinh quan sát và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành làm diều giấy theo hướng dẫn của giáo viên. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Công nghệ - Lớp 4
BÀI 9: EM LÀM DIỀU GIẤY
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Làm được điều giấy phù hợp với lửa tuổi theo hướng dẫn.
- Tính toán chi phí cho một chiếc diều giấy tự làm.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung; tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 9.
- Tranh sơ đồ mô tả các bộ phận của chiếc diều giấy
- Con diều giấy hoàn chỉnh để học sinh thực hành thả diều.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK
- Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. b. Cách tiến hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Tôi nói” - Giáo viên nêu câu lệnh và học sinh thực hiện chỉ khi được yêu cầu “ Tôi nói” trước câu lệnh. - Giáo viên nhận xét - Dẫn dắt học sinh vào bài học: Em làm diều giấy (Tiết 2) 2. Hoạt động thực hành. 2.1. Hoạt động 1: Thực hành làm diều giấy a. Mục tiêu: Làm được diều giấy phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. b. Cách tiến hành + Tổ chức thực hành: - Giáo viên tổ chức nhóm 2 hoặc 4 cho học sinh tìm hiểu các bước làm diều giấy. - Giáo viên kết luận các nội dung các bước. - Giáo viên thực hiện thao tác mẫu các bước làm diều giấy. - Giáo viên cho học sinh thực hành làm diều giầy theo thứ tự các bước; giáo viên quan sát, hướng dẫn chỉnh sửa, lưu ý an toàn trong quá trình học sinh thực hành. + Kết thúc thực hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày kết quả thực hành; thu gom vật liệu, dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành. 2.2. Hoạt động 2: Tổ chức đánh giá kết quả thực hành. a. Mục tiêu: Tạo động lực và hứng thú cho học sinh khi thấy mình đã có kết quả tốt, giúp các em chưa thực hiện tốt cải thiện kỹ năng và chuẩn bị tốt hơn cho những hoạt động học tập tiếp theo. b. Cách tiến hành - Giáo viên tổ chức đánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành của học sinh. - GV nhận xét chung và Kết luận. 3. Dặn dò học sinh chuẩn bị Tiết 3. |
- HS tham gia trò chơi.
- Học sinh ghi tựa bài vào vở.
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận, trình bày. Bước 1: Chuẩn bị. Bước 2: Làm thân diều Bước 3: Làm đuôi diều. Bước 4: Gắn dây cho diều Bước 5: Trang trí và kiểm tra sản phẩm. - Học sinh quan sát. - Thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên. - Học sinh trưng bày và đánh giá sản phẩm thực hành theo hướng dẫn của giáo viên; thu gom vật liệu, dụng cụ vệ sinh vị trí thực hành. - HS thực hiện đánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành theo bảng tiêu chí. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Công nghệ - Lớp 4
BÀI 9: EM LÀM DIỀU GIẤY
(Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tính toán chi phí cho một chiếc diều giấy tự làm.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung; tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 9.
- Tranh sơ đồ mô tả các bộ phận của chiếc diều giấy
- Con diều giấy hoàn chỉnh để học sinh thực hành thả diều.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK
- Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. b. Cách tiến hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia múa hát “ Cánh diều tuổi thơ ” - Giáo viên nhận xét - Dẫn dắt học sinh vào bài học: Em làm diều giấy (Tiết 3) 2. Hoạt động thực hành. Hoạt động: Tính toán chi phí làm diều giấy. a. Mục tiêu: Tính toán chi phí cho một chiếc diều giấy tự làm. b. Cách tiến hành - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh SGK : - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên các vật liệu, dụng cụ để làm một chiếc diều giấy. - GV yêu cầu Học sinh nêu dự tính giá thành của từng vật liệu, dụng cụ và tính tổng chi phí mua vật liệu để làm một một chiếc diều giấy. - Giáo viên lưu ý học sinh: để giảm giá thành cho sản phẩm, học sinh cần tính toán kĩ số lượng vật liệu, dụng cụ cần thiết, nên sử dụng tiết kiệm để tránh lãng phí và có thể sử dụng các vật liệu tái chế để bảo vệ môi trường. - Nhận xét và Kết luận bài. 3. Dặn dò học sinh chuẩn bị Tiết 4. |
- HS tham gia múa hát.
- Học sinh ghi tựa bài vào vở.
- Cá nhân đọc thông tin SGK trang 65,66. - HS nhắc lại vật liệu và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành làm diều giấy. Bút chì Thước kẻ Kéo cắt giấy Sáp màu Keo dán giấy Băng dính Giấy màu Thanh tre cuộn dây. - Cá nhân đọc thông tin SGK trang 65,66. - Thảo luận nhóm đôi tính toán chi phí mua vật liệu. Giấy màu: 3 tờ X 1000 = Thanh tre: 2 thanh x 2000= Cuộn dây: 1 x 20000 = Chi phí khác:……. Tổng:.. - Chia sẻ nhóm lớn và đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Công nghệ - Lớp 4
BÀI 9: EM LÀM DIỀU GIẤY
(Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, thực hành trong bài.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng lực học sinh.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung; tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 9.
- Tranh sơ đồ mô tả các bộ phận của chiếc diều giấy
- Con diều giấy hoàn chỉnh để học sinh thực hành thả diều.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK
- Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. b. Cách tiến hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh xem video “ Học thả diều ” - Giáo viên nhận xét - Dẫn dắt học sinh vào bài học: Em làm diều giấy (Tiết 4) 2. Hoạt động Luyện tập. a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, thực hành trong bài. b. Cách tiến hành - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu hình ảnh trong phần Luyện tập trang 66 SGK và yêu cầu học sinh sắp xếp các hình theo đúng thứ tự các thao tác làm diều giấy. - Giáo viên bổ sung và kết luận. 3. Hoạt động vận dụng. a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng lực học sinh. b. Cách tiến hành Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung vận dụng ở nhà (ngoài giờ học) và trình bày kết quả vận dụng. 3. Hoạt động ghi nhớ. a. Mục tiêu: Ghi nhớ (kết luận) kiến thức chính của bài. b. Cách tiến hành - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bảy tóm tắt vật liệu và các bước làm diều giấy. - Giáo viên bổ sung, kết luận. 4. Đánh giá. - Giáo viên nhận xét quá trình học tập của học sinh trong lớp. - Giáo viên đánh giá quá trình học sinh học tập và hướng dẫn học sinh tự đánh giá. - GV nhận xét và Kết luận bài. |
- HS xem video.
- Học sinh ghi tựa bài vào vở.
- Cá nhân đọc thông tin SGK. - Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu hình ảnh và sắp theo yêu cầu. - Chia sẻ nhóm lớn và trình bày trước lớp. d. Đo vẽ và cắt các bộ phận của diều. e. Làm thân diều. a. Gắn đuôi vào cánh. b. Gắn dây cho diều. c. Trang trí cho diều. - Học sinh về nhà làm theo hướng dẫn và báo cáo kết quả vào tiết học sau. - Học sinh trình bày theo hiểu biết qua bài học (không đọc thuộc lòng theo nội dung ghi nhớ trong SGK); - HS lắng nghe. - HS thực hiện tự đánh giá. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................