- Luận điểm 1 tác giả đề cập tới tác dụng của đi bộ ngao du: đem lại sự thoải mái, chủ động và
rất tự do. Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: ta đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng;
quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, xem xét tuỳ thích; có thể đến với bao cảnh đẹp xem xét
tất cả: một dòng sông, 1 khu rừng rậm ..., 1 hang động... thì dừng lại, lúc thấy chán thì đi, tự do
chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Có thể đi theo con ờng tĩnh, hởng thụ
tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
- Cách lập luận chặt chẽ và xác đáng kể, thuyết phục mọi nếu muốn ngao du thì nên đi bộ. tác
giả sử dụng chủ yếu là câu trần thuật nhằm kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi
bộ
- Ở đoạn đầu này tác giả đã thay đổi cách xưng hô. Lúc đầu ông dùng đại từ ''ta'' đi bộ là phù
hợp với bất cứ ai có nhu cầu ngao du. Sau đó chuyển sang đại từ ''tôi'' trình bày cuộc sống từng
trải của bản thân tác giả. Cuối đoạn tác giả nói đến Ê-min, đối thoại trực tiếp với nhân vật nên
chuyển sang em. Tác giả chuyển đại từ nhân xưng: dùng ''ta'' khi lí luận chung, xưng ''tôi'' khi
nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông, Tác giả nói đến Ê-min, đối thoại
trực tiếp với nhân vật rồi lại chuyển sang em, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ của ông đối
với thế hệ trẻ qua Ê-min: để cho trẻ em đợc sống hoà đồng trong môi trờng tự nhiên: ở chốn
nào em cũng có thứ để giải trí..., em làm việc, em vận động 2 cánh tay để cho đôi bàn chân
nghỉ ngơi. xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng
nghị luận không khô khan mà rất sinh động
- Theo tác giả thì đi bộ ngao du không chỉ thoải mái tự do mà nó còn góp con người trau dồi
vốn tri thức trong cuộc sống. Ta sẽ thu nhận đợc những kiến thức thu nhận ở tự nhiên rất nhiều
khi đi bộ ngao du để quan sát tìm tòi, phát hiện nh Talét, Platông và Pitago - những nhà triết
học, toán học vĩ đại của HiLạp thời cổ đại. Đi bộ ngao du để tìm hiểu các sản vật đặc trưng cho
khí hậu ... và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hoá thạch... những kiến
thức của 1 nhà khoa học tự nhiên.Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ đan xen những lời khẳng định
về phương pháp, so sánh phòng su tập của các triết gia với phòng su tập của ÊMin: phòng sưu
tập của những “triết gia phòng khách” thì có đủ “các thứ linh tinh” vì họ “chỉ biết gọi tên” họ
“chẳng có ý niệm gì về tự nhiên cả” ; trái lại phòng su tập của ÊMin là phòng sưu tập của cả
trái đất , “phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa”. Đô-băng-tông cũng không thể làm
tốt hơn so sánh, nghi vấn, tu từ kèm theo lời bình để khẳng định. phê phán những nhà triết
học, khoa học hời hợt thời bấy giờ trong xã hội Pháp, đề cao kiến thức thực tế khách quan,
xem
thường kiến thức sách vở giáo điều.
- Liên hệ: học đi đôi với hành: Phải đưa con người vào môi trờng tự nhiên để mở mang kiến
thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không đợc thoát li tự nhiên nếu không sẽ trở thành viển
vông vô nghĩa. Đó là tư tưởng rất tiến bộ mà đến nay vẫn có nhiều ý nghĩa .
- Ở đoạn 3 tác giả đã trình bày cụ thể những lợi ích của việc đi bộ ngao du: sức khoẻ được tăng
cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với với tất cả, hân hoan khi về đến nhà,
thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc ...khác với những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt