Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 2 Tuần 5 Cánh diều: An toàn trong cuộc sống
Bài giảng PowerPoint Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 2 Tuần 5 Cánh diều: An toàn trong cuộc sống, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận diện được một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại
- Nêu được những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ
gây ra hành động xâm hại.
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để nhận
biết và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
TRÒ CHƠI “CHIM CÁNH CỤT”
Bạn làm chim cánh cụt sẽ di chuyển theo dáng đi của chim
Luật chơi cánh cụt và bạn đó chạm được vào ai thì người đó sẽ bị
biến thành chim cánh cụt.
Bạn mới bị biến thành chim cánh cụt sẽ cùng bạn “chim
cánh cụt ban đầu” tiếp tục di chuyển trong vòng tròn để
chạm được vào các bạn khác.
Nhiệm vụ của những bạn đứng ở vòng tròn là phải di
chuyển theo khu vực quy định để mình không bị bạn chim
cánh cụt chạm vào người. Trái dưa hấu Trái gì xanh vỏ đỏ lòng? Bánh gai Bánh gì nhọn tựa răng cưa? Cá chép
Cá gì vượt vũ môn quan? Đ u
ầ xanh, tóc cũng màu xanh Toàn thân đo đ , ỏ hi n ề lành đáng yêu. C ủ cà rốt Hoạt động 1:
Nhận diện tình huống có
nguy cơ bị xâm hại
1. Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại
2. Kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị
xâm hại mà em biết. * Gợi ý:
• Tình huống đó xảy ra ở đâu?
• Vào thời gian nào?
• Có những ai ở đó?
• Chuyện gì đã xảy ra?... Kết luận
Có nhiều hành động bị coi là xâm hại trẻ em như: Xâm phạm
sự riêng tư của trẻ, cho trẻ xem ấn phẩm đồi trụy, chạm vào
nơi trẻ không muốn, bắt trẻ sờ vào mình; đánh trẻ để hả giận,
lừa bịp trẻ, bỏ mặc trẻ không cho ăn uống, tắm giặt; sử dụng
trẻ như nô lệ, bắt trẻ làm việc quá nhiều khiến trẻ thiếu thời
gian vui chơi, học tập, không cho trẻ đi học, buôn bán trẻ em,…
Vì vậy các em cần nhận biết được những nguy cơ bị xâm hại để phòng tránh. HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu những đối tượng,
hoàn cảnh có nguy cơ gây
hành động xâm hại
1. Chỉ ra những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra
hành động xâm hại trong các tranh sau: Gợi ý câu hỏi:
+ Tình huống này xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
+ Ai là người có nguy cơ bị xâm hại?
+ Đối tượng có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là ai?
Tình huống xảy ra khi bạn
nhỏ ở nhà một mình. Người
có nguy cơ gây ra hành động
xâm hại này có thể là người
đàn ông lạ hoặc quen biết.
Tình huống xảy ra ở biên giới
trong hoàn cảnh buôn bán trẻ
em. Người có nguy cơ gây ra
hành động xâm hại này là bọn
buôn bán, bắt cóc người.
Bạn nhỏ đang đi cùng bác qua
cổng trường tiểu học, bạn nhỏ
không được đi học. Người có
nguy cơ gây ra hành động xâm
hại này là bác bạn nhỏ.
Bạn gái đang ngồi trên ghế ở nơi
công cộng. Người phụ nữ lớn tuổi
chê bai bạn nhỏ, hành động đó
cũng là xâm hại về tinh thần của bạn nhỏ.
2. Kể thêm những đối
tượng, hoàn cảnh có
nguy cơ gây ra hành động xâm hại
Đối tượng gây hành động xâm hại: Bất kì ai cũng có thể
là đối tượng gây ra hành động xâm hại. Đó có thể là
người lạ, người quen, cô, chú, anh họ, bác ruột, cậu
ruột, ông bảo vệ,... bởi vậy các em không được chủ quan với bất kỳ ai.
Hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại: Cho người lạ vào nhà
khi ở nhà 1 mình; tham gia các hoạt động công cộng
(như ngồi ở công viên, nhà văn hóa, trên xe buýt,...; trẻ
em bị bắt cóc, bị buôn bán, trẻ em sống trong gia đình
không trọn vẹn, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ sống lang thang,
cơ nhỡ, trẻ phải lao động trước tuổi,... HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu những hậu quả khi bị xâm hại
Quan sát tranh và nêu nội dung của từng bức tranh theo cảm nhận của mình theo các gợi ý:
+ Bạn nhỏ trong tranh có phải đang bị xâm hại không? Vì sao?
+ Hậu quả xảy ra khi trẻ em bị xâm hại là gì?
Tranh 1: Trẻ em bị bóc lột sức lao động
Hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe,
ốm yếu, suy nhược cơ thể.
Tranh 2: Trẻ em bị quấy rối tình dục khi
tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài trời.
Hậu quả: Ảnh hưởng đến tâm lý của
trẻ, hoảng loạn tinh thần, buồn rầu.
Tranh 3: Trẻ em bị bạo hành
Hậu quả: Mang những vết thương về
cả tinh thần và thể chất.
Hậu quả khi trẻ em bị xâm hại
Về thể chất: Trẻ em bị xâm hại có thể sẽ phải mang
những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời.
Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động,
tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng
lời của người khác hoặc trẻ trở nên tiêu cực, hiếu chiến và
vô cùng nghịch ngợm, phá phách; không yêu thương bản
thân, có thể tự làm đau mình… khả năng tập trung kém,
tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học
tập, hoàn thiện bản thân mình.
Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng
vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường
buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương
quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để
chấm dứt những đau đớn phải chịu.
TỔNG KẾT TIẾT HỌC
Hãy chia sẻ cảm nhận hoặc trải
nghiệm của em trong tiết học hôm nay.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31