-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều: Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng
Bài giảng PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều: Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án. Mời bạn đọc đón xem!
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 6 tài liệu
Hoạt động trải nghiệm 5 6 tài liệu
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều: Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng
Bài giảng PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều: Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 6 tài liệu
Môn: Hoạt động trải nghiệm 5 6 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lớp 5_ Tiết 1_
Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng
KHỞI ĐỘNG ĐẦU GIỜ
Giáo viên phát cho mỗi bạn nửa tờ
giấy A4 và yêu cầu hãy miêu tả bản
thân em về: Ngoại hình, tính cách, năng lực học tập...
Hãy đọc lại những gì em đã miêu tả về bản thân.
Em có thực sự đánh giá đúng về mình không?
Đánh giá đúng bản thân, coi trọng danh dự bản thân đó chính là
lòng tự trọng các em ạ. Lòng tự trọng là một phẩm chất cao quý, là
giá trị của mỗi con người lòng tự trọng còn mang đến nhiều ý nghĩa
tích cực cho con người. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
“Kỹ năng xây dựng lòng tự trọng”. Nhận diện về lòng tự trọng
Lòng tự trọng giữa lòng thành phố
“Thông qua câu chuyện, con biết được điều gì?” Xem Video
1.Tại sao cậu bé không bán vé số cho anh thanh niên trong quán?
2. Bài học em rút ra từ video trên?
Tại sao cậu bé không bán vé số cho anh thanh niên trong quán?
Cậu bé không bán vé số cho anh thanh niên
vì không cần lòng thường hại của anh. Cậu
bé nghèo nhưng đầy lòng tự trọng.
Bài học em rút ra từ video trên?
Cách cư xử đúng mực chính là yếu tố để
người khác tôn trọng mình. Muốn được
người khác tôn trọng, bạn bạn phải tự trọng.
Để các em hiểu hơn về khái niệm lòng tự trọng, các em cùng tham gia hai bài tập sau:
Bài tập 1. Trong giờ Toán, cô giáo ra bài tập. Hết tiết học Nam loay hoay
mãi mà vẫn chưa giải xong. Giờ ra chơi Nam tranh thủ giải tiếp. Đến
đoạn vẽ hình, cậu tìm mãi mà chẳng thấy thước kẻ đâu. Nam đành lấy
tạm cây thước của Hòa. Cậu nghĩ “lát nữa sẽ nói với Hòa sau”.
Đến giờ học vẽ, Hòa loay hoay tìm thước kẻ nhưng không thấy, thế
là bị cô giáo khiển trách. Dù biết Hòa tìm thước kẻ nhưng sợ Hòa giận nên Nam im lặng.
Nếu là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tự trọng?
Nam sẽ đứng lên xin lỗi cô giáo và Hòa vì mượn thước mà không hỏi
Hòa trước và quên không trả Hòa.
Bài tập 2. Nối nội dung ở cột A với cột B để có được những nhận định đúng
về lòng tự trọng và người có lòng tự trọng: Cột A Cột B
1. Lòng tự trọng là
a. coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân
b. là người biết được giá trị của bản thân mình
2. Người có lòng tự
c. là người biết mình là ai, tự hào vì những giá trọng
trị và phẩm chất của bản thân
d. là người biết bảo vệ lòng tự trọng của mình Đáp án: 1_ a 2_ d GHI NHỚ
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm
chất. Người có lòng tự trọng cư xử đàng
hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm
tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác
phải nhắc nhở, chê trách. Không quay cóp, giữ
đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng
hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô,
bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...
Xây dựng lòng tự trọng
Những trái bắp và lòng tự trọng
“Thông qua câu chuyện, con biết được điều gì?” Xem Video
1) Tại sao hai chị em lại bị mẹ mắng?
2) Tại sao hai chị em nhận ra lỗi ăn trộm?
3) Bài học nhận được qua câu chuyện?
Tại sao hai chị em lại bị mẹ mắng?
Hai chị em ăn trộm bắp.
Tại sao hai chị em nhận ra lỗi ăn trộm?
Mẹ chỉ bảo và sự động viên của chủ ruộng bắp.
Bài học nhận được qua câu chuyện?
Bài học: Sống trong sạch trong mọi hoàn
cảnh. Nếu lỡ sai lầm cần nhận lỗi với thái độ chân thành.
Làm sao để xây dựng lòng tự trọng? Lòng tự trọng đến từ đâu?
Lòng tự trọng được hình thành và
phát triển ngay từ thời ấu thơ. Các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng
tự trọng: được khen thưởng; được
lắng nghe; được người khác tôn trọng
khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm,
âu yếm của gia đình, và thành công
trong học tập hay vui chơi thể thao.
Một yếu tố không thể thiếu là đó là
một người bạn đáng tin cậy.
Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự
trọng, bao gồm: bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc
không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt…
Theo em ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?
Không chỉ là một phẩm chất tốt,
lòng tự trọng còn mang lại những ý
nghĩa tích cực cho cuộc sống:
Lòng tự trọng giúp chúng ta có nghị
lực vượt qua những khó khăn và
gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
Lòng tự trọng giúp mỗi con người
nâng cao phẩm giá và uy tín của cá nhân.
Có lòng tự trọng bạn sẽ nhận được
sự tôn trọng và yêu quý của mọi người.
Hậu quả nếu đánh mất lòng tự trọng là gì?
Một người thiếu lòng tự trọng khó
có thể đạt được thành công.
Họ không dám đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho bản thân
Sợ thất bại, sợ phạm sai lầm hay sợ
bị người khác từ chối.
Người thiếu lòng tự trọng hay tự
ái, dễ bị tổn thương.
Khi lòng tự trọng bị xúc phạm kiểu
người này dễ dàng tỏ thái độ bất cần đời. GHI NHỚ
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta
cũng đúng, lời xin lỗi đúng lúc thể hiện sự tôn
trọng của mình đến người được nhận xin lỗi.
Tuy nhiên vì lý do ích kỷ, bảo thủ mà mất đi
lòng tự trọng. Để nuôi dưỡng lòng tự trọng em
cần học cách nhìn nhận đánh giá bản thân;
Ngừng so sánh bản thân với người khác;
Tạo dựng niềm tin cho chính mình; Thường
xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh; Tập
hài lòng với bản thân mình.
Hoạt động trải nghiệm
Hãy đánh dấu X vào những nhận định phù hợp với em
a. Không làm những hành động khiến bản thân xấu hổ.
b.Tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.
c. Biết rút kinh nghiệm từ lỗi lầm thay vì tự trách móc bản thân
hoặc đổ lỗi cho người khác.
Nếu HS đạt 2 (X) trở lên thì đó là người có lòng tự trọng.
Hãy thực hiện và ghi lại hành trình “Xây dựng lòng tự trọng” theo mẫu sau: Môi
Hành động xây dựng Cảm xúc của trường lòng tự trọng bản thân Gia đình Nhà trường Xã hội
Hãy thực hiện và ghi lại hành trình “Xây dựng lòng tự trọng” theo mẫu sau: Môi
Hành động xây dựng Cảm xúc của trường lòng tự trọng bản thân VD: Luôn thương yêu Gia đình Hạnh phúc bố mẹ. VD: Luôn chàn hòa Nhà
với bạn bè, kính trọng Vui vẻ trường thầy cô VD: Nhặt được của Xã hội
rơi, trả người đánh Vui vẻ mất
Qua những trải nghiệm vừa rồi em hay cho biết làm thế nào để nâng
cao tự trọng cho bản thân?
Nâng cao tự trọng cho bản thân
Học cách nhìn nhận đánh giá bản thân.
Không so sánh mình với người khác.
Có suy nghĩ và niềm tin hơn tạo động lực cho cuộc sống.
Hiện thực hoá niềm tin cùng sự kỳ vọng
Thường xuyên tìm cách giúp đỡ những người khác.
Tập hài lòng với bản thân mình.
Sống có lòng tự trọng, cuộc sống của
chúng ta sẽ đi theo hướng tích cực,
tâm hồn ta sẽ biết cách điều hướng
bản thân làm điều có ích. Các em hãy
bồi dưỡng lòng tự trọng ngay từ hôm nay nhé!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24