Giáo án điện tử Khoa học 4 Chân trời sáng tạo: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng
Bài giảng PowerPoint Khoa học 4 Chân trời sáng tạo: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học 4. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Khoa học 4
Môn: Khoa học 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2023 Khoa học Khởi động
Quan sát hình và trả lời câu hỏi : Theo em ánh sáng
truyền đi theo đường 1, đường 2 hay đường 3 ? Khám phá Hoạt động 1 THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ SỰ TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Thí nghiệm
Chuẩn bị: Ba tấm bìa kích thước khoảng bằng cuốn vở có khoét lỗ tròn
nhỏ ở giữa, đất nặn, đèn pin, một sợi dây mềm. Thực hiện:
- Đặt ba tấm bìa thẳng đứng trên đất nặn. Căng dây
xuyên qua ba lỗ tròn sao cho ba lỗ tròn cùng nằm
trên một đường thẳng (hình 4).
- Dùng đèn pin chiếu vào tấm bìa phía trước để có
vệt sáng trên tường (hình 5).
- Kéo tấm bìa ở giữa lệch sang một bên. Thảo luận:
- Vì sao khi ba lỗ tròn thẳng hàng, ta thấy có vệt sáng trên tường?
- Vì sao không thấy vệt sáng trên tường khi tấm bìa giữa bị lệch sang một bên?
- Có thể kết luận gì về đường truyền của ánh sáng? Thảo luận:
- Vì sao khi ba lỗ tròn thẳng hàng, ta thấy có vệt sáng trên tường?
Khi 3 lỗ tròn thẳng hàng, ta thấy có vệt sáng trên
tường vì ánh sang truyền theo đường thẳng
- Vì sao không thấy vệt sáng trên tường khi tấm
bìa giữa bị lệch sang một bên?
Khi tấm bìa ở giữa bị lệch sang một bên thì ánh
sáng sẽ bị cản bởi tấm bìa (không thể đi qua lỗ
tròn trên tấm bìa này) nên ta không thấy vệt sáng trên tường
- Có thể kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?
Chúng ta có thể kết luận là ánh sáng truyền thẳng KẾT LUẬN
Ánh sáng truyền trong không khí
theo đường thẳng Hoạt động 2 TÌM HIỂU SỰ TẠO THÀNH BÓNG CỦA VẬT, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA BÓNG Thí nghiệm
Chuẩn bị: Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bìa, hộp đựng bút Thực hiện:
- Dùng đèn pin chiếu sáng tấm bìa.
- Đặt hộp bút vào khoảng giữa đèn pin và tấm bìa (hình 6).
- Di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa và lại gần tấm bìa. Thảo luận:
- Em nhìn thấy gì trên tấm bìa khi có hộp bút giữa tấm bìa và đèn pin? Vì sao?
- Hình dạng và kích thước bóng của hộp bút trên tấm bìa thay đổi như thế nào khi
di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa và lại gần tấm bìa?
- Em rút ra được kết luận gì về sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi? Thảo luận:
- Em nhìn thấy gì trên tấm bìa khi có hộp bút giữa
tấm bìa và đèn pin? Vì sao?
Em nhìn thấy bóng của hộp bút trên tấm bìa. Vì
hộp bút cản ánh sáng nên tạo thành bóng đen của tấm bìa
- Hình dạng và kích thước bóng của hộp bút trên tấm bìa thay đổi như thế
nào khi di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa và lại gần tấm bìa?
+ Khi di chuyển đèn pin hoặc hộp bút lại gần tấm bìa: bóng lớn hơn
+ Khi di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa tấm bìa: bóng nhỏ hơn KẾT LUẬN
Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng
sẽ tạo bóng phía sau vật đó. Bóng của vật
cản ánh sáng có hình dạng tương tự với
vật và có thể lơn hớn hoặc nhỏ hơn vật.
Kích thước bóng của vật thay đổi khi vị trí
của vật hoặc nguồn sáng thay đổi Hoạt động 3 ĐỐ EM ?
Thảo luận nhóm đôi
Quan sát hình và trả lời câu hỏi
- Xác định hướng của Mặt Trời trong các hình 8a và 8b.
- Để tránh nắng, em sẽ chọn đứng ở vị trí nào?
Thảo luận nhóm đôi
- Xác định hướng của Mặt Trời trong các hình 8a và 8b.
Thân cây là vật cản ánh sáng nên ánh
sáng từ mặt trời chiếu xuống cây sẽ tạo
bóng của cây trên mặt đất
+ Hình 8a: mặt trời ở phía sau thân cây
+ Hình 8b: mặt trời ở phía trên thân cây
- Để tránh nắng, em sẽ chọn đứng ở vị trí nào?
Để tránh nắng, em sẽ chọn đứng ở trong vùng bóng của cây Hoạt động 4 TRÒ CHƠI "TẠO BÓNG BẰNG TAY"
Trò chơi: "Tạo bóng bằng tay"
Dùng hai bàn tay tạo bóng trên tường như trong các
hình 9a, 9b, 9c và đoán đó là con vật gì.
Vì sao bóng có hình dạng các con vật trên tường ?