-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án điện tử Lịch Sử 7 KNTT - (Ngoài chương Trình Sách Giáo Khoa) Kết Nối Tri Thức: bài 2: các cuộc phát kiến địa lý và sự hình thành QHSX TBCN ở Tây Âu.
Bài giảng PowerPoint Lịch Sử 7 KNTT - (Ngoài chương Trình Sách Giáo Khoa) Kết Nối Tri Thức: bài 2: các cuộc phát kiến địa lý và sự hình thành QHSX TBCN ở Tây Âu. hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Lịch Sử 7. Mời bạn đọc đón xem!
Bài giảng điện tử Lịch Sử 7 169 tài liệu
Lịch Sử 7 430 tài liệu
Giáo án điện tử Lịch Sử 7 KNTT - (Ngoài chương Trình Sách Giáo Khoa) Kết Nối Tri Thức: bài 2: các cuộc phát kiến địa lý và sự hình thành QHSX TBCN ở Tây Âu.
Bài giảng PowerPoint Lịch Sử 7 KNTT - (Ngoài chương Trình Sách Giáo Khoa) Kết Nối Tri Thức: bài 2: các cuộc phát kiến địa lý và sự hình thành QHSX TBCN ở Tây Âu. hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Lịch Sử 7. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Lịch Sử 7 169 tài liệu
Môn: Lịch Sử 7 430 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 7
- Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX (CTST) (5)
- Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (CTST) (6)
- Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (CTST) (15)
- Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (CD) (11)
- Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (CD) (3)
- Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX (CD) (4)
- Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (CD) (6)
- Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (CD) (12)
- Chương 6: Việt Nam từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI (CD) (4)
- Chương 7: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (CD) (2)
Preview text:
Các cuộc phát kiến Địa lý (XV-XVI)
1. Nguyên nhân, điều kiện thực hiện
2. Một số cuộc phát kiến tiêu biểu 3. Hệ quả
1. Nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lý:
1.1. Nguyên nhân:
- Thứ nhất: từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, các quốc gia Tây Âu phát triển mạnh mẽ các
thành thị, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa phương Đông (vàng, hương liệu, tơ lụa, gốm sứ..) của châu
Âu ngày càng tăng. Nguồn cung cấp thương phẩm phương Đông sang châu Âu đang gặp nhiều
khó khăn. Con đường thông thương chủ yếu giữa châu Âu và phương Đông lúc bấy giờ qua vùng
Trung Cận Đông bị người Turks Ottoman chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ. Tình hình đó đặt
châu Âu trước viễn cảnh của một cuộc khủng hoảng thiếu các sản phẩm tiêu dùng phương Đông.
Đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người người châu Âu phải tìm kiếm một con đường mới sang phương Đông.
- Thứ hai là do lòng tham vàng bạc, châu báu từ phương Đông của giới quý tộc phong kiến và
thị dân châu Âu. Nhu cầu đó khiến quý tộc châu Âu mong muốn có nhiều vàng bạc để ăn chơi, tiêu
phí xa hoa trong triều đình, nuôi bộ máy quan lại cồng kềnh và lực lượng quân đội đông đúc. Muốn
thế, vua chúa phương Tây chỉ có một cách là giúp đỡ các nhà hàng hải đi tìm con đường thông
thương mới sang phương Đông.
- Thứ ba, trên phương diện văn hóa - tư tưởng, do những tác động tích cực từ Phong trào văn
hóa Phục hưng ở châu Âu (thế kỷ XIV - XV) đã mở rộng các ý tưởng mới và cách hiểu mới về thế
giới. Người châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu về thế giới và mở rộng thế giới quan của
họ. Đồng thời, mong muốn truyền bá Thiên chúa giáo ra bên ngoài phạm vi châu Âu nhằm “mở
mang nước Chúa” cũng trở thành động lực để người châu Âu lên đường tìm kiếm những vùng đất mới.
1.2. Điều kiện:
Từ thế kỷ XIV - XV, những điều kiện thuận lợi mới tạo ra khả năng cho những nhà
hàng hải châu Âu có khả năng thực hiện những chuyến thám hiểm đường biển dài ngày đã xuất hiện.
-Trước hết là những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền.
+ Từ thế kỷ XV, do nhu cầu của ngành hàng hải, người châu Âu đã cải tiến tàu thuyền
của họ lên rất nhiều: tàu có thành cao, đáy nhọn, nhiều tầng, cải tiến cột và buồm để lợi
dụng sức gió khi di chuyển, boong tàu được bọc bằng miếng kim loại đặt súng đại bác lên
trên, chịu được sóng gió to lớn ngoài đại dương, nâng trọng lực, tốc độ nhanh …
+ Hoàn thiện la bàn và máy thiên văn ở thế kỷ XVI đã giúp cho việc xác định phương
hướng và vị trí của tàu biển
+ Các loại viễn kính (kính viễn vọng, kính thiên lý), thước đo phương vị...đã được
hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi
+ Các nhà hàng hải cũng có cả những tấm hải đồ cần thiết trong những chuyến đi xa.
+ Những tiến bộ về kỹ thuật quân sự như: súng, đại bác, súng tay..cũng giúp cho những
người mạo hiểm dễ dàng thực hiện được ý đồ “tìm kiếm vàng và hàng hóa quý” của mình.
- Nhà thiên văn học Italia Paolo dal Pozzo Toscanelli (1397-1482) dựa theo học thuyết của nhà
thiên văn, địa lý Hy Lạp cổ đại Ptoleumais (thế kỷ II) về trái đất hình cầu, đã dự đoán là đi về về
phía Tây cũng có thể đến được châu Á. Toscanelli đã lập một tấm bản đồ thế giới, trong đó Ấn Độ
nằm ở bên kia của Đại Tây Dương, mà bờ bên này là châu Âu.
- Các vị vua hùng mạnh của châu Âu đã tập trung quyền lực và sự giàu có của mỗi quốc gia và sử
dụng khối tài sản khổng lồ của họ để tài trợ cho các chuyến thám hiểm của nhiều nhà thám hiểm.
Những điều kiện vật chất của cuộc thám hiểm như đoàn tàu thuyền cùng các thiết bị đi biển,
những vũ khí và lương thực mang theo trong một cuộc hành trình dài là hết sức tốn kém.
2. Một số cuộc phát kiến tiêu biểu:
2. 1. Sơ lược về hành trình của B. Đi-a-xơ:
- Tiểu sử: (1450-1500) sinh tại Algarve, vương quốc Bồ Đào Nha, là một quý tộc,
người châu Âu đầu tiên vượt qua cực nam châu Phi. - Quá trình phát kiến: + 10/10/1487, B. BỒ Đi-a-xơ đã dẫn ĐÀO NHA đầu đoàn thám Vịnh Ghi nê hiểm vượt qua cực Nam châu 1487 Phi với hi vọng Mũi hảo vọng đi tới Ấn Độ.
+ Đoàn thuyền gồm 2 chiếc là São Cristóvão và São Pantaleão
+ Hành trình men theo bờ biển Tây Phi, vòng qua cực nam Châu Phi, đến
Kwaiihoek vào 12/3/1487.
+ Khi đoàn thuyền quay lại Bồ Đào Nha đã phát hiện mũi đất cực nam Châu
phi, đoàn thuyền của Đi-a-xơ gặp bão nên ông đã đặt tên mũi đất cực nam châu Phi là Mũi Bão Táp.
+ Nhà vua Bồ Đào Nha đã đổi tên thành Mũi Hảo Vọng.
- Ý nghĩa: Việc phát hiện mũi Hảo Vọng đã mở ra con đường hi vọng tốt đẹp đến
Ấn Độ cho người Bồ Đào Nha.
2.2. Cuộc phát kiến địa lí của Christopher Columbus:
Christopher Columbus sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở
Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã
tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
Ở thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong
muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất
mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục
những vùng đất mới như Christopher Columbus thực hiện mong muốn của mình.
Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn
Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng
lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông. Một con
đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương
Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng
nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất.
Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều
người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không
từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia
này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành
có một không hai trong lịch sử.
Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ
đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban
Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa,
nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.
Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm
thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với
thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các
chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là
vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì
lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá
ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và
nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc từ chuyến đi đầu tiên đã thôi thúc
ông tiếp tục lên đường. Tháng 9/1493, Colombo ra đi lần thứ hai và sau 21 ngày thuận gió,
ông đến được phía Bắc của quần đảo Windward ngày nay, ông đặt tên quần đảo là
Dominica, theo tiếng Ý là ngày Chủ Nhật - ngày nhìn thấy đảo. Sau đó Colombo đến Puerto
Rico, Jamaica và khám phá ra hàng loạt đảo mới: Santa Maria de Guadalupe, Santa Maria
de Monserrate (Montserrat), Santa Cruz (nay là đảo St. Croix),
Tháng 5 năm 1498, ông lại rời Tây Ban Nha, ra đi lần thứ ba, lần này hướng về phía
Nam nhiều hơn. Trong kỳ thám hiểm này, nhà hàng hải đã tới đảo Trinidad, đặt chân lên
đồng bằng Orinoco, khảo sát vịnh Paria và nhận ra rằng đây phải là một lục địa rất lớn.
Trong chuyến đi lần thứ tư vào mùa hè năm 1502, Christopher Columbus đã tới
Honduras mà ông tưởng lầm là bán đảo Mã Lai, khám phá ra Nicaragua và Costa Rica.
Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung
Mỹ. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha.
Christopher Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất, ông đã tạo ra một
bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ
phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá
vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết.
Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng
sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự
thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.
Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ
ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày
tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.
2.3. Cuộc phát kiến địa lí của Vaxco Đơ Gama: 1497 1499
Nhà thám hiểm Va-xcô đơ Ga-ma
- Quý ông Vasco da Gama, bá tước thứ nhất của Vidigueira.
- Sinh năm 1459 tại Bồ Đào Nha mất
ngày 24 tháng12 năm 1524 tại Kochi, Ấn Độ.
- Là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha,
một trong những nhà hàng hải châu Âu thành
công nhất của Kỷ nguyên khám phá.
- Là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng
từ châu Âu đến Ấn Độ.
“CHUYẾN DU HÀNH ĐẦU TIÊN”
(Bắt đầu: tháng 7 năm 1497 => kết thúc tháng 9 năm 1499)
• HÀNH TRÌNH DU HÀNH VỚI NHỮNG SỰ KIỆN TẠI ĐỊA ĐIỂM TIÊU BIỂU:
• 1. Rời cảng Lisbon đi về đảo Mũi Lục
• 2. Vòng qua mũi Hảo Vọng
• 3. Tới cảng Mombasa, cảng Malindi
• 4. Tới Calicut, Ấn Độ • 5. Trở về 1498
2.3.1. Rời cảng Lisbon (bắt đầu hành trình )
Năm 1497 chính phủ Bồ Đào Nha
cử một đoàn thám hiểm tìm
đường đi từ Bồ Đào Nha vòng
qua châu Phi để tới Ấn Độ. Vasco
Do Gama được cử làm chỉ huy
đoàn thám hiểm này lúc đó ông
mới 28 tuổi. Đoàn gồm 49
thuyền và có tới 150 - 170 người.
Mùa hè năm 1497, đoàn rời hải
cảng Lixbon và đi về đảo Mũi Lục (Cápve).
Cảng Lisbon – Bồ Đào Nha ( 1947 )
Cảng Lisbon – Bồ Đào Nha ( 2018 )
2.3.2. Vòng qua mũi Hảo Vọng
Từ đảo Mũi Lục, Vasco Da Gama,
đi về mũi Hảo Vọng. Họ đi xa bờ
biển Châu Phi khoảng từ 1000 -
1500 km để tránh phải bơi
thuyền ngược dòng hải lưu. Như
vậy là họ đã đi tới bờ biển
Braxin. Bờ biển này ba năm sau
cũng được người Bồ Đào Nha
tên là cabran khám phá trên
đường đi tới Ấn Độ.
2.3.2. Vòng qua mũi Hảo Vọng
Sau khi đã vượt qua xích đạo, Vasco
Da Gama chuyển hướng đi về phía
đông để tới châu Phi. Tới vịnh bắc
Elêna ông ta dừng thuyền và lên bờ
để xác định, kinh vĩ độ của địa điểm.
Sau đó ông tiếp tục đi về phía nam
đọc theo bờ hoang mạc tới mũi Hảo
vọng và vòng sang Ấn Độ Dương.
Như vậy là, Lixbon tới mũi Hảo vọng,
đoàn của Vasco Do Gama đi mất bốn tháng rưỡi.
2.3.3. Đến bờ biển Nam Phi
Nhân ngày lễ Thiên chúa giáng
sinh. Đoàn thám hiểm nghỉ tại
một địa điểm ở bờ biển Nam
Phi và đặt tên chỗ này là Natan
(ngày nay là một tỉnh của Liên
bang Nam Phi). Tới đây đoàn đi
lên phía bắc rất chậm vì gặp phải dòng hải lưu nóng Zambezơ.
2.3.4. Tới cửa sông Zambezơ Cuối tháng giêng 1498,
Vasco Do Gama tới cửa sông
Zambezơ, cắm cột mốc và
tuyền bố nơi đây thuộc đất của Bồ Đào Nha.
2.3.4. Tới cửa sông Zambezơ
• Vátcôđơ Gama cho đoàn dừng lại ở cửa sông
Zámbezơ một tháng.
• + Thời gian này ông tranh thủ cho sửa chữa các tàu thuyền.
• + Nhận thấy Ở vùng cửa sông Zambezdơ dân
cư tương đối đông đúc. Vasco Do Gama nhận
ra nước Ấrập cũng không xa nơi này lắm. vì
vậy Vátcôđơ Gama gọi sông Zambezơ là sông có điều hay báo trước.
• + Từ cửa sông Zambezơ, cách một vài ngày
bơi thuyền, người Bồ Đào Nha đã gặp thành
phố buôn bán cực nam của người Ả rập Đó là thành phố Môzambích
2.3.5. Tới cảng Mombasa, cảng Malindi
*Tới cảng Mombasahi: *Tới cảng Malindia:
- Đoàn của Vasco Do Gama bơi thuyền hết tuần Đoàn của Vasco Do
này sang tuần khác và sau một thời khá lâu họ
tới một thành phố lớn tên là Mônbátxa. Gama tiếp tục bơi
- Tại Mônbátxa, những người hoa tiêu Ả rập đã thuyền và tới
bí mật liên hệ với chính quyền địa phương, âm Malinđi cách
mưu tiêu diệt đoàn thám hiểm của Vasco Do Mônbátxa 100 km.
Gama, song sự việc không thành và đoàn thám
hiểm đã may mắn thoát khỏi tai nạn khủng khiếp.
- Mônbátxa, là một thành phố buồn bán người vô
lệ da đen. Người Ả rập ở đây coi người Bồ Đào
Nha là một địch thủ nguy hiểm cần tiêu diệt.
Cột Vasco da Gama do chính tay Một cái nhìn tới thành phố Mombasa
ông xây dựng từ đá san hô.
2.3.6. Tới Calicut, Ấn Độ
Ngày 20/5/1498, đoàn thám hiếm cám neo
ở CaLicút. Hàng trăm chiếc thuyền của người
Ấn Độ xúm quanh đoàn thám hiểm. Vào thời
kỳ nàỵ CaLicút là một thương cảng lớn trên thế giới.
Thành phố Calicút từ đó trở đi đã được
người châu Âu lui tới thường xuyên. Người
châu Âu đã trở thành một tai họa đối với họ.
Sau đó vào những năm 1501, 1502, 1510,
Cabran, Anbumi, người Pháp, người Anh đã
nhiều lần bắn phá cướp bóc thành phố, 2.3.7. Trở về...
Từ Xômali đoàn của Vasco Do Gama
đi tới Malinđi và họ đi tới mũi Hảo
Vọng không gặp trở ngại gì. Vasco
Do Gama cho một tàu đi về phía
trước và tới Lixbon vào tháng 7 năm
1499. Những thuyền còn lại cũng trở
về Bồ Đào Nha vào tháng 8/1499. 2.3.7. Trở về ...
• Như vậy cuộc hành trình của Vasco Do Gama mất 2 năm 2 tháng.
Khoảng 100 thủy thủ đã bỏ mạng và họ trở về nước còn được 55 người.
• Cuộc phát kiến của người châu Âu tìm ra con đường đi tới Ấn Độ là một
biến cố đáng kể trong Lịch sử buôn bán thế giới. Sau. khi tim ra đường
đi Ấn Độ, người Bồ Đào Nha giữ độc quyền con đường biển này trong 18 năm liền.
• Cuộc hành trình của Vasco Do Gama đã mang lại những lợi nhuận kếch
sù cho nhà vua Bồ Đào Nha. Các thủy thủ của Vasco Do Gama mang về
nước nhiều ngọc quý, ngà voi, các đồ trang sức bằng bạc, tơ lụa quý và rất nhiều hương liệu.
2.4. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ MA – GIEN - LAN NỘI DUNG CHÍNH 1 2 3 4
Hệ quả của các Tiểu sử Hành trình
Ý nghĩa về cuộc
cuộc phát kiến MAGENLLAN
phát kiến địa lí
phát kiến địa lí của Magenlla của Magenlla
địa lý nói chung MAGELLAN
Và chuyến hải trình vòng quanh thế giới 31 4.1. TIỂU SỬ 32
- Fernão de Magalhães (1480 - 1521) đư c ợ bi t đ ế
ến với tên Anh hóa Ferdinand Magellan
- Nhà thám hiểm hàng h i ả ngư i ờ B Đ ồ ào Nha. - Sau này: + nhập qu c ố t c ị h Tây Ban Nha + ph c
ụ vụ cho Vua Carlos I c a ủ Tây Ban Nha tìm kiếm s h ự tr
ỗ ợ cho chuyến đi v h
ề ướng tây đến "Quần đ o G ả ia v " ị (nay là qu n ầ đ o ả Maluku ở Indonesia). 33
4.2. Những cuộc phát
kiến địa lý
Hãy cùng khám phá về những chuyến du ngoạn, những cuộc chiến mà Magellan đã phải trải qua 34
Hành trình ✗
1505: gia nhập hạm đội gồm 22 tàu, đứng đầu là
Francisco de Almeida (Phó Vương đầu tiên của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha) ✗
Tham dự một vài trận đánh: trận Cannanore, trận đánh Francisco de Almeida
Diu. Sau đó đi cùng thủy thủ đoàn của Diogo Lopes de Sequeira đến Malacca ✗ 1505-1512:
- Tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn
Độ Dương, 2 lần đến Malacca (Malaysia).
- Thiết lập dự án bơi bằng con đường phía Tây đến quần đảo
Molucca (Indonesia), nhưng ông bị loại.
- Do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường
phía đông gần hơn đã được lập nên 35
4.3. Chuyến đi cuối cùng với biển cả 36 20/9/1519:
+ 5 chiếc tàu + 265 người dưới sự lãnh đạo của Ma
gien lan, từ cảng San Lucar de Barrameda đi tìm eo
biển Tây Nam từ Đại Tây Dương đến "biển Nam.
Hướng đến "Quần đảo Gia vị" (nay là quần đảo Maluku, Indonesia).
+ Khi đặt chân đến Philipines, trận chiến Mactan đã diễn ra
* Chú thích: Trận chiến Mactan:
- Là trận giao tranh giữa thổ dân bản địa đảo Mactan với đoàn thủy thủ thám hiểm của Tây Ban Nha do Ferdinand Magellan làm
trưởng đoàn kiêm chỉ huy trận chiến. - Kết quả:
+ Thắng lợi thuộc về người dân bản địa.
+ Ferdinand Magellan bị giết chết do khi đang chiến đấu ông bị trúng một mũi giáo tre và sau đó bị tấn công tới tấp bởi nhiều loại vũ khí khác.
+ Đoàn thủ thủ Tây Ban Nha mất chỉ huy tại trận đánh nhưng kịp rút chạy và sống sót trở về, kết thúc hành trình. 37
Ý nghĩa về phát kiến địa kí của Ma gien lan
- Là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con
người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương.
- Là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương.
Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu
tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công (dù Magellan
cũng không hoàn thành chuyến đi).
- Do Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo
Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó
ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả
đường kinh tuyến của quả địa cầu 38 TÂY BAN NHA 1519 F. Ma gien lan PHILIPPIN 06-3-1521 BRAXIN Chú giải Mũi
Những cuộc phát kiến Hảo Vọng của Bồ Đào Nha 13-2-1522
Hành trình của Đi a xơ
Hành trình của Vaxcô đơ Gama
Những cuộc phát kiến 11-1519 của Tây Ban Nha
Hành trình của C.Côlômbô
Hành trình của F.Ma gien lan 6 4.4. Hệ quả:
✗ Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
✗ Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới,
những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
✗ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
✗ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến và sự ra
đời của CNTB ở châu Âu
✗ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 3. Hệ quả:
3.1. Về chính trị:
- Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân:
Cùng với các cuộc thám hiểm những vùng đất mới, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha cũng là những tên thực dân, tiến hành những cuộc xâm chiếm đất đai và cướp
bóc hàng hóa của dân địa phương
- Theo sau Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, những nước Tây Âu khác cũng đua nhau đi
tìm đất mà trước hết là đến Bắc Mĩ và Trung Mĩ, sau đó thì tỏa ra khắp châu Phi, châu Á
và châu Mĩ. Thuộc địa trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu và nguồn
nhân công rẻ mạt cho chủ nghĩa thực dân Tây Âu
3.2. Về kinh tế:
-Trước hết việc phát kiến địa lí dẫn đến sự mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp, công nghiệp và hệ thống tín dụng ở châu Âu.
-Việc mở ra những con đường thông thương mới đã làm dịch chuyển trung tâm thương
mại thế giới từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương.
- Hình thành tam giác buôn bán trên Đại Tây Dương: Châu Âu – Châu Phi – Châu Mĩ.
- Xuất hiện những công ty thương mại lớn: công ty Đông Ấn, công ty Tây Ấn của
Hà Lan, của Anh, của Pháp…
- Tích lũy nguyên thủy tư bản
- Tạo ra một cuộc “cách mạng giá cả”
- Mở rộng quy mô sản xuất theo hướng chuyên môn hóa
3.3. Về văn hóa - xã hội:
- Đem lại nhiều kiến thức quý giá về địa lí, thiên văn, kĩ thuật và kinh nghiệm hàng hải.
- Tìm ra một lục địa mới là châu Mỹ, một đại dương mà người châu Âu chưa biết, được
đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy
công cuộc thám hiểm và kiếm tìm các vùng đất mới
- Sau những phát kiến địa lí, đã diễn ra cuộc di chuyển dân cư trên quy mô lớn. đã tạo
nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục và sự tăng cường giao lưu văn
hóa giữa các cư dân châu lục.
- Dân số thế giới tăng lên nhanh chóng
- Hiện tượng trao đổi gien giữa các tộc người cũng diễn ra khá mạnh mẽ
- Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng rộng rãi trong các thuộc địa như tiếng Tây
Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp…
- Các tôn giáo được truyền bá rộng rộng rãi trên nhiều nước
- Công cuộc thám hiểm các vùng đất mới cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen tàn bạo.
- Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc giữa các châu lục cũng làm lây lan dịch bệnh. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Nhà thám hiểm Va-xcô đơ Ga-ma
- Slide 15
- Slide 16
- 2.3.1. Rời cảng Lisbon (bắt đầu hành trình )
- Cảng Lisbon – Bồ Đào Nha ( 1947 )
- 2.3.2. Vòng qua mũi Hảo Vọng
- 2.3.2. Vòng qua mũi Hảo Vọng
- 2.3.3. Đến bờ biển Nam Phi
- 2.3.4. Tới cửa sông Zambezơ
- 2.3.4. Tới cửa sông Zambezơ
- 2.3.5. Tới cảng Mombasa, cảng Malindi
- Slide 25
- 2.3.6. Tới Calicut, Ấn Độ
- 2.3.7. Trở về...
- 2.3.7. Trở về ...
- Slide 29
- NỘI DUNG CHÍNH
- Slide 31
- Slide 32
- Slide 33
- Slide 34
- Hành trình
- Slide 36
- Slide 37
- Slide 38
- Slide 39
- 4.4. Hệ quả:
- Slide 41
- Slide 42
- Slide 43
- Slide 44