-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chủ đề 5 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.
Giáo án HĐTN 4 38 tài liệu
Hoạt động trải nghiệm 4 335 tài liệu
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chủ đề 5 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.
Chủ đề: Giáo án HĐTN 4 38 tài liệu
Môn: Hoạt động trải nghiệm 4 335 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hoạt động trải nghiệm 4
Preview text:
CHỦ ĐỀ 5. CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau chủ đề này, HS:
So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình và có ý thức tiết kiệm cho gia đình.
Lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản
thân và gia đình.
tham gia được các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp và gia đình.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, so sánh giá của một số mặt hàng phổ biế sử dụng trong dịp Tết; Làm sổ theo dõi chi tiêu của bản thân.
Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình.
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể: Hội diễn văn nghệ chào năm mới; thảo luận về những việc làm gây lãng phí, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống...
Năng lực thích ứng với cuộc sống: So sánh, lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch tiết kiệm trong gia đình.
TUẦN 17
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết hoạt động, HS:
- Nhận diện được việc mua sắm phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
- Nêu được lợi ích của tiết kiệm
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm mua sắm phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và nhận ra được nhu cầu phù hợp và nhu cầu không phù hợp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
SINH HOẠT LỚP
Tuần 17. Chủ đề Những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Qua tiết hoạt động, HS:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu và chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm để tránh lãng phí.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 17 và phương hướng hoạt động tuần 18 | |
a. Sơ kết tuần 17 | |
- Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 17. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại:… b. Phương hướng tuần 2: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công | - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau |
Hoạt động 2. Những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày
Gợi ý: Ngoài những gợi ý mang tính định hướng trong SGK trang 48, GV yêu cầu các nhóm viết ra và mời đại diện từng nhóm chia sẻ những việc làm gây lãng phí và yêu cầu các đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý: Ngoài những gợi ý mang tính định hướng trong SGK trang 48, GV yêu cầu các nhóm viết ra và mời đại diện từng nhóm chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí và yêu cầu các đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. | - HS thảo luận theo nhóm, và cử đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận; - Các nhóm bổ sung ý kiến sau khi nghe đại diện từng nhóm thảo luận. |
3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại các hành vi có văn hoá chúng ta cần thực hiện. |
TUẦN 18
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết hoạt động, HS:
- Nêu được những cách tiết kiệm tiền trong gia đình.
- Xác định được cách so sánh giá cả của hàng hoá.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống:
Nhận diện được các các cách tiết kiệm và xác định được cách so sánh giá các loại hàng hoá.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động – GV cho HS hát thầm và vận động theo nhạc bài “Bao lì xì đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. – GV đặt câu hỏi khai thác nội dung bài hát để dẫn dắt vào chủ đề. Chẳng hạn, + Khi nhận được lì xì, bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Tại sao bạn ấy lại làm như vậy? | - HS nhiệt tình hát, vận đồng theo nhạc và tham gia trả lời câu hỏi. |
2. Khám phá chủ đề Hoạt động 3. Tìm hiểu các cách tiết kiệm tiền trong gia đình – 1. Nêu những cách tiết kiệm tiền của giá đình em trong sinh hoạt hàng ngày – GV cho HS quan sát tranh, thảo luận chia sẻ những cách tiết kiệm trong gia đình các em. Gợi ý: Tranh 1: Tiết kiệm bằng cách cất giữ một khoản tiền đã định trước, có thể bỏ vào “lợn tiết kiệm”, gửi tiết kiệm ở ngân hàng… Tranh 2: Lựa chọn mua sắm ở những nơi (cửa hàng, đại lý hoặc online…) có giá thành rẻ hơn với cùng một mặt hàng, chất lượng tương đương… Tranh 3: Lựa chọn mua sắm vào các đợt giảm giá. Tranh 4: Sử dụng lại những đồ của người thân vẫn còn tốt, phù hợp. – GV có thể đặt thêm câu hỏi cho HS: + Em và gia đình còn có cách tiết kiệm tiền nào khác không? 2. Trao đổi về những cách tiết kiệm tiền mà gia đình em đã thực hiện mỗi khi mua sắm trong dịp đón năm mới – GV tổ chức cho HS chia sẻ cách tiết kiệm của gia đình mỗi khi mua sắm nhân dịp năm mới. GV có thể dẫn dắt hoặc đặt thêm các câu hỏi, ví dụ: + Gia đình em thường mua sắm những món hàng cho năm mới ở đâu? Tại sao? + Gia đình em thường thảo luận về giá của các mặt hàng cũng như sự lựa chọn các mặt hàng sử dụng trong dịp năm mới như thế nào? + Gia đình em có sử dụng lại những đồ dùng trong năm mới của những năm trước không? GV chốt lại một số cách tiết kiệm tiền phổ biến và dẫn dắt, chuyển tiếp sang hoạt động sau. Lưu ý:Hoạt động này kết nối với Hoạt động 1, 2, 3 GV yêu cầu HS trong lúc so sánh giá những món hàng cần mua cần căn cứ vào nhu cầu và mức thu nhập của gia đình. Gợi ý cho HS nhớ lại những món đồ năm trước bị bỏ đi, hoặc ít được sử dụng. GV có thể gợi ý cho HS tính toán số lượng những món hàng đồ thực sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu, tránh lãng phí. | – HS suy nghĩ và viết ra cách gia đình thường sử dụng để tiết kiệm tiền. – HS trả lời theo suy nghĩ. |
Hoạt động 4. Xác định cách so sánh giá cả hàng hoá 1. Chia sẻ cách so sánh giá mỗi khi em mua hàng - GV tổ chức thảo luận nhóm để HS chia sẻ những cách mà các em so sánh giá mỗi khi đi mua hàng. - GV đặt một số câu hỏi gợi mở để HS thảo luận, chẳng hạn: + Thế nào là một món hàng được mua bị gọi “đắt” hoặc ngược lại là “rẻ”? + Lợi ích của việc mua được món hàng với giá “rẻ” là gì? Ngược lại, nếu mua món hàng với giá “đắt” thì thế nào? + Làm thế nào để chúng ta biết món hàng chúng ta muốn mua là “đắt” hay “rẻ”? - Chú ý: - Có thể nhiều em chưa có trải nghiệm mua sắm, hoặc so sánh giá, thông qua thảo luận các em có thể có những nhận thức ban đầu (có thể chưa đúng) về hoạt động so sánh giá. - GV có thể có sự giải thích thế nào là so sánh giá, và tại sao/mục đích phải so sánh giá. - GV sẽ đưa ra cách/phương pháp so sánh giá ở nhiệm vụ sau. 2. Thảo luận về cách so sánh giá GV tổ chức cho HS HS thảo luận về cách so sánh giá Gợi ý: - So sánh hình thức: khối lượng, chất liệu; - So sánh mới bán: chợ, siêu thị, trang thương mại điện tử,… - So sánh thời gian: lúc mặt hàng mới ra và sau một thời gian - GV gọi đại diện một số nhóm lên chia sẻ, các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ (nếu cần); - GV yêu cầu mỗi nhóm HS ngoài việc đưa ra ý kiến thảo luận, còn đưa thêm ví dụ minh hoạ. - GV sử dụng các ví dụ của các em để phân tích và đưa ra các cách so sánh giá. | HS chia sẻ cách các em so sánh giá Đại diện mỗi nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có); HS thảo luận theo nhóm, viết ra giấy nội dung thảo luận của nhóm; Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận; Thành viên của từng nhóm bổ sung, đặc biệt là chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về so sánh giá. |
3. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - Trong khi đi mua sắm, chúng ta cần: + Khảo sát GIÁ của mặt hàng dự kiến mua, theo các tiêu chí: hình thức: khối lượng, chất liệu…; nơi bán: chợ, siêu thị, trang thương mại điện tử…; thời gian: lúc mặt hàng mới ra hoặc sau một thời gian… + So sánh giá là hoạt động cần thiết và quan trọng để mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp, góp phần tiết kiệm tiền bạc cho gia đình. | - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các so sánh giá mỗi khi đi mua sắm. |
SINH HOẠT LỚP
Tuần 18. Chủ đề Làm phiếu so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến được sử dụng trong dịp đón năm mới
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Qua tiết hoạt động, HS:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu và chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Liệt kê được những mặt hàng gia đình thường mua trong dịp Tết; Hoàn thành được phiếu điều tra về giá một số mặt hàng.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 18 và phương hướng hoạt động tuần 19 | |
a. Sơ kết tuần 18 | |
- Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 18. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại:… b. Phương hướng tuần 19: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công | - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau |
Hoạt động 2. Làm phiếu so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến sử dụng trong dịp đón năm mới 1. Liệt kê những mặt hàng gia đình em thường mua trong dịp Tết GV cho HS liệt kê những mặt hàng gia đình các em thường mua trong dịp Tết. - GV hướng dẫn cho HS thảo luận và nêu những những mặt hàng phổ biến thường được các gia đình mua trong dịp Tết - GV yêu cầu các nhóm viết ra và mời đại diện từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2. Làm phiếu so sánh giá - GV hướng dẫn HS làm phiếu so sánh giá theo mẫu gợi ý trong SGK, trang 50. - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu điều tra theo mẫu. | - HS thảo luận theo nhóm, và cử đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận; - Các nhóm bổ sung ý kiến sau khi nghe đại diện từng nhóm thảo luận. - Tích cực hoàn thiện phiếu so sánh giá. |
3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại các cách: 1. Tiết kiệm tiền bạc; 2. So sánh giá khi đi mua sắm. |
TUẦN 19
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết hoạt động, HS:
- Nêu được những một số cách so sánh giá một số loại hàng hoá phổ biến.
- Lựa chọn được một số mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống:
Đề xuất và thực hiện được cách: so sánh giá và xử lí các tình huống mua sắm những mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình;
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động – GV cho HS chơi trò chơi “Hãy chọn giá đúng”, mô phỏng trò chơi trên truyền hình. | - HS nhiệt tình tham gia chơi trò chơi. |
2. Khám phá chủ đề Hoạt động 5. Thực hành so sánh giá một số loại hàng hoá phổ biến 1. Chia sẻ phiếu so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến thường được sử dụng trong dịp đón năm mới – GV yêu cầu HS chia sẻ phiếu so sánh giá một số mặt hàng phổ biến sử dụng trong dịp đón năm mới. GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để xác định HS có thực sự thực hiện phiếu so sánh giá không, chẳng hạn: + Em đã thực hiện tìm hiểu giá của mặt hàng này như thế nào? + Ai hỗ trợ em tìm hiểu giá của mặt hàng này? +… 2. Thực hiện so sánh giá một số mặt hàng dựa trên phiếu so sánh của các thành viên trong lớp – GV mời một số HS nhận xét và thực hiện so sánh giá một số mặt hàng của các thành viên trong lớp. – GV cho HS làm việc nhóm 4 – 6 em thảo luận về lợi ích của việc so sánh giá cả hàng hoá trước khi quyết định mua sắm. – GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. – GV nhận xét và tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động sau | – HS suy nghĩ và viết ra cách gia đình thường sử dụng để tiết kiệm tiền. – HS trả lời theo suy nghĩ. |
Hoạt động 6. Thực hành lựa chọn những mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình 1. Sắm vai xử lí tình huống - GV tổ chức cho các em chia thành nhóm và thảo luận về 2 tình huống trong sách trang 52. - GV mời 2 nhóm lên sắm vai xử lý tình huống - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của các em sau khi tham gia và quan sát xử lý tình huống. Chú ý: Với những nội dung liên quan đến giáo dục tài chính, GV cần nhất quán định hướng cho HS mua sắm hàng hoá theo nhu cầu là chính, mua sắm theo mong muốn cần được cân nhắc kỹ càng. Với chủ đề này, GV cần định hướng HS cách xử lí tình huống theo mục tiêu “lựa chọn mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình”. Có nghĩa là, tiền có đến đâu thì mua đến đó, hàng hoá đáp ứng đúng nhu cầu, tránh lãng phí. - Nội dung Tình huống 1 giúp HS sắm vai xử lí tình huống liên quan đến khả năng tài chính của bản thân; - Nội dung Tình huống 2 giúp HS sắm vai xử lí tình huống liên quan đến khả năng tài chính của gia đình; - GV cũng gợi ý lựa chọn hàng hoá trên cơ sở các cách so sánh giá đã được trải nghiệm trong các hoạt động trên. 2. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi xử lí tình huống GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ sau khi các em xử lí tình huống Gợi ý: - GV gọi đại diện một số nhóm lên chia sẻ, các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ (nếu cần); - GV gợi ý để kết nối kiến thức – kĩ năng – thái độ: so sánh giá, mua sắm phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình, và tiết kiệm tránh lãng phí. | HS thảo luận theo nhóm, viết ra giấy cách xử lí tình huống của nhóm; Cử đại diện nhóm sắm vai xử lí tình huống. Thành viên của từng nhóm đưa ra ý kiến cá nhân về cảm xúc, suy nghĩ sau khi xem các bạn xử lí tình huống. |
3. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - Trong khi đi mua sắm, chúng ta cần lựa chọn những món hàng phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình, tránh lãng phí hoặc mua sắm theo sở thích. − Hoạt động tiếp nối: GV dặn dò HS cùng người thân tìm hiểu giá của một số mặt hàng phổ biến thường dùng trong dịp Tết. | - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các so sánh giá mỗi khi đi mua sắm. |
SINH HOẠT LỚP
Tuần 19. Chủ đề Thực hành mua sắm trong dịp Tết
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Qua tiết hoạt động, HS:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu và chia sẻ những cách lựa chọn mua hàng nhân dịp Tết.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận diện và thực hiện được việc mua sắm hàng hoá phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 19 và phương hướng hoạt động tuần 20 | |
a. Sơ kết tuần 19 | |
- Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại:… b. Phương hướng tuần 20: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công | - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau |
Hoạt động 2. Thực hành mua sắm trong dịp Tết 1. Chơi trò chơi “Sắm Tết” - GV cho HS chơi trò chơi “Sắm Tết” + GV hướng dẫn cho HS thảo luận về cách chơi, hỏi các em đã thực sự nắm được cách chơi. + GV giám sát các em chơi 2. Trao đổi cách em lựa chọn mua những món hàng nhân dịp Tết. - Kết thúc, GV yêu cầu một số em báo cáo cách các em lựa chọn mua những món hàng nhân dịp Tết. - GV yêu cầu một số em nhận xét về kết quả của bạn. | - HS thảo luận theo nhóm; - Các nhóm/cá nhân hỏi lại nếu chưa hiểu luật chơi. - Tích cực tham gia chơi trò chơi - |
3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại các cách: lựa chọn những mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. |
TUẦN 20
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết hoạt động, HS:
- Lập được kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân.
- Làm được cuốn sổ theo dõi chi tiêu cho bản thân.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:
Xác định nội dung và cách thức lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân;
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động – GV cho HS nghe và vận động theo nhạc bài hát “Em đi chợ Tết” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. – GV dẫn dắt HS vào chủ đề | - HS nhiệt tình tham gia. |
2. Khám phá chủ đề Hoạt động 7. Lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân 1. Lập kế hoạch mua sắm đồi dùng cần thiết cho cá nhân theo gợi ý dưới đây – GV tổ chức và hướng dẫn HS lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân theo các gợi ý: + Xác định nhu cầu của bản thân; + Tìm hiểu và so sánh giá cả ở các nơi bán khác nhau; + Xác định số tiền hiện có; + Xác định thời gian mua sắm theo thứ tự ưu tiên những thứ cần mua. 2. Chia sẻ kế hoạch mua sắm của em – GV mời một số HS chia sẻ bản kế hoạch, yêu cầu các em nêu rõ lý do, cách thức em lập bảng kế hoạch đó. – GV mời một số em HS góp ý, bổ sung. – GV nhận xét và tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động sau | – HS suy nghĩ và viết bản kế hoạch cá nhân. |
Hoạt động 8. Làm sổ theo dõi chi tiêu của bản thân 1. Làm sổ theo dõi chi tiêu theo gợi ý GV yêu cầu HS làm cuốn sổ theo hướng dẫn trong SGK, trang 54. GV yêu cầu HS sử dụng cuốn sổ theo dõi chi tiêu để rèn luyện thói quen ghi chép các khoản chi tiêu hàng tuần, hàng tháng. 2. Trình bày nội dung cuốn sổ theo dõi chi tiêu của em – GV một số em lên thuyết minh về ý tưởng và cách thiết kế cuốn sổ. – Chia sẻ với bạn về nội dung cuốn sổ theo dõi chi tiêu của em. – GV mời một số em khác nhận xét, góp ý. – GV nhận xét, tổng kết hoạt động. | HS nhiệt tình xung phong chia sẻ bản kế hoạch của bản thân HS thảo luận và tham gia góp ý bản kế hoạch của bạn |
3. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - Tuân thủ kỉ luật ghi chép đầy đủ nội dung trong bản kế hoạch; thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi tuần xem xét lại bản kế hoạch, điều chỉnh hoạt động chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. − Hoạt động tiếp nối: GV dặn dò HS tiếp tục theo dõi việc chi tiêu của cá nhân bằng cách ghi chép vào cuốn sổ đã thực hiện. | - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu. |
SINH HOẠT LỚP
Tuần 20. Chủ đề Chơi trò chơi đi siêu thị
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Qua tiết hoạt động, HS:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu và chia sẻ những cách lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với bản thân và gia đình.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận diện và thực hiện được việc mua sắm hàng hoá phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 20 và phương hướng hoạt động tuần 21 | |
a. Sơ kết tuần 20 | |
- Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 20. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại:… b. Phương hướng tuần 21: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công | - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau |
Hoạt động 2. Chơi trò chơi đi siêu thị 1. Chơi trò chơi “Đi siêu thị” - GV cho HS chơi trò chơi “Đi siêu thị” + GV hướng dẫn cho HS thảo luận về cách chơi, hỏi các em đã thực sự nắm được cách chơi được giới thiệu trong SGK trang 55. + GV giám sát các em chơi 2. Chia sẻ cách lựa chọn hàng hoá của nhóm em - Kết thúc, GV yêu cầu một số em báo cáo cách các em lựa chọn mua những món hàng hoá của nhóm. - GV yêu cầu một số em nhận xét về kết quả của bạn. | - HS thảo luận theo nhóm về luật chơi - HS tham gia chơi tích cực Đại diện từng nhóm HS chia sẻ cách lựa chọn hàng hoá của nhóm |
3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại các cách: lựa chọn những mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. |
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
1. GV tổ chức cho HS trao đổi:
- Theo em, làm thế nào để so sánh được giá các mặt hàng phổ biến khi mua sắm để tránh lãng phí tiền bạc?
- Em làm thế nào để lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình?
2. GV hướng dẫn HS thực hiện phần đánh giá bằng cách phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá (xem dưới đây):
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:
- GV đề nghị HS vẽ hoặc viết cảm xúc khi tham gia các hoạt động trong chủ đề.
- GV yêu cầu HS đọc từng nội dung trong Phiếu đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
- GV yêu cầu HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 2 trong Phiếu đánh giá.
- GV dặn dò HS chia sẻ với người thân những điều mình đã học về so sáng giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt, cách tiết kiệm cho gia đình cũng như lựa chọn được các mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.