Giáo án Khoa học lớp 4 Tuần 19 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo, chuẩn bị đầy đủ nội dung, kiến thức và kỹ năng cho các em bước vào học lớp 4. Mời các thầy cô tham khảo tải về chi tiết mẫu Giáo án lớp 4 môn Khoa học sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Khoa học 4
Môn: Khoa học 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 1
ÔN TẬP KIỂM TRA HKI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù
- Học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã được học trong chủ
để: Thực vật – động vật. 2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Vẽ được sơ đồ. 3. Phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, yên động vật.
- Có hứng thú với việc chăm sóc thực vật, động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên - Các hình trong bài.
- Các vật liệu như hướng dẫn ỏ hoạt động 2 trang 71 SGK.
2. Đối với học sinh - SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại
nhưng kiến thức đã học của chủ đề Thực vật – động vật. b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thi đua kể nhưng điều kiện cần - HS thi đua kể.
thiết để thực vật và động vật có thể sống và phát triển. - Nhận xét tuyên dương. - Lắng nghe.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ôn tập chủ đề : Thực - Lắng nghe. vật và động vật”.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Làm áp phích
a. Mục tiêu: HS sưu tầm tranh ảnh, viết, vẽ được một
trong những nội dung đã học sau chủ đề Thực vật và
động vật để tạo thành một áp phích. b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 6.
- HS chuẩn bị trước ở nhà các
Gợi ý: Tuỳ theo trình độ của HS, GV có thể gợi ý cho hình ảnh sưu tầm có liên quan
HS làm một số hoạt động sau: viết lại một cách đơn đến chủ đề.
giản nội dung các mục Em đã học được ở các bài 15, - HS mỗi nhóm tiến hành dán,
16 và 17 kèm theo một số tranh ảnh hoặc hình vẽ có vẽ, viết về một một trong các
liên quan; viết tổng quan về những điều đã học được nội dung kiến thức đã học
trang chủ đề; vẽ sơ đồ các khái niệm mới đã học trong được của chủ đề để làm một
chủ đề; viết những cảm nhận của HS về những điều đã áp phích.
học được trong chủ đề kèm hình ảnh minh hoạ có liên quan,...
- GV tổ chức cho đại diện một số nhóm lên chia sẻ sản - Đại diện một số nhóm lên phẩm của nhóm mình.
chia sẻ sản phẩm của nhóm
Lưu ý: GV chọn các sản phẩm đa dạng về hình thức, mình.
chọn các sản phẩm không tốt hoặc chưa hoàn thiện để
trình bày trước. GV mời 1 – 2 HS khác nhận xét, góp
ý cho bạn để hoàn thiện sản phẩm hơn.
- GV điều khiển thảo luận, nhận xét lẫn nhau của HS - HS thảo luận, nhận xét lẫn
nhận ra những vấn đề còn thiếu sót để hoàn thiện các nhau để nhận ra những vấn đề sản phẩm của mình.
còn thiếu sót để hoàn thiện
- GV nên có hình thức khen thưởng cho điểm hoặc các các sản phẩm của mình.
hình thức động viên khác hợp lí cho những sản phẩm tốt, sáng tạo.
Hoạt động 2: Cùng sáng tạo
a. Mục tiêu: HS thiết kế được một bình tưới nước nhỏ
giọt cho cây trồng giúp tiết kiểm nước. b. Cách tiến hành
- GV đặt vấn đề: Chúng ta cần tiết kiệm nước vì không - HS lắng nghe.
cần tưới quá nhiều nước cho cây một lúc để tránh lãng
phí nước; ngoài ra, khi chúng ta vắng nhà ngắn ngày,
không thể tưới nước hằng ngày cho cây vì vậy một
bình tưới nhỏ giọt là rất cần thiết.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận - HS làm việc theo nhóm 4.
nhóm theo gợi ý ở các hình 1, 2, 3 (SGK, trang 71).
HS thảo luận nhóm và thực
hiện thiết kế bình tưới nhỏ
giọt như các bước gợi ý ở các
hình 1, 2, 3 (SGK, trang 71).
- GV lưu ý HS cần cẩn thận khi dùng đồ vật sắc nhọn,
không đùa nghịch trong quá trình thực hành; tiến hành
làm bình tưới nhỏ giọt theo trình tự từng bước.
- GV theo dõi, giám sát các nhóm, hỗ trợ cho HS khi
cần thiết, không được làm thay cho HS.
- Để hoạt động được sôi nổi và HS có nhiều lựa chọn
cho vật liệu dẫn nước nhỏ giọt từ trong bình ra đất,
GV có thể bổ sung thêm dậy ni lông, dây vải có hàm
lượng ni lông nhiều, dây vải coton để HS lựa chọn loại
vật liệu làm dây dẫn nước; kích thước đường kinh các
sợi dây vải khác nhau. Lưu ý: Phương án chọn dây vải
coton là phương án tối ưu nhất, dây không quá to để
nước chảy ra không quá nhiều.
- GV mời lần lượt các nhóm chia sẻ với cả lớp sản - Đại diện các nhóm lần lượt
phẩm của nhóm mình. (GV ưu tiên mời các nhóm làm chia sẻ với cả lớp sản phẩm
sản phẩm không tốt trinh bày trước, các nhóm có sản của nhóm mình.
phẩm hoàn thiện hơn sẽ trình bày sau.).
- GV có thể đặt một chậu cây để làm ví dụ cho việc - HS trả lời câu hỏi gợi ý của
trình bày sản phẩm của các nhóm. giáo viên.
- Gợi ý yêu cầu đối với sản phẩm:
+ Lỗ ở nắp chai nhựa không quá to, vừa phải để đủ cho dây vải luôn qua.
+ Dây dẫn nước phải là dây vải coton (là phương án
tối ưu) vì khả năng dẫn nước tốt. + Nước chảy ra theo
dạng nhỏ giọt, càng chậm càng tốt, giọt nước vừa phải.
+ Chai nhựa được cố định chắc chắn vào cọc. Cọc
được cắm đúng vị trí, không quá xa gốc cây để nước
có thể thấm vào rễ cây dễ dàng.
+ Khoảng cách từ nắp chai đến mặt đất không quá xa,
khoảng 10 – 15 cm là vừa phải.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau. Tạo
thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại, đọc và ghi nhớ các - HS lắng nghe và nhận việc.
nội dung Em đã học được ở các bài 15, 16, 17 của chủ
đề Thực vật và động vật.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 2
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 Ngày tháng năm 202 GVCN P. HIỆU TRƯỞNG Ngô Thanh Tới Nguyễn Hữu Hiền