-
Thông tin
-
Quiz
Giáo án Khoa học lớp 4 Tuần 33 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo, chuẩn bị đầy đủ nội dung, kiến thức và kỹ năng cho các em bước vào học lớp 4. Mời các thầy cô tham khảo tải về chi tiết mẫu Giáo án lớp 4 môn Khoa học sách mới này nhé.
Giáo án Khoa học 4 96 tài liệu
Khoa học 4 397 tài liệu
Giáo án Khoa học lớp 4 Tuần 33 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo, chuẩn bị đầy đủ nội dung, kiến thức và kỹ năng cho các em bước vào học lớp 4. Mời các thầy cô tham khảo tải về chi tiết mẫu Giáo án lớp 4 môn Khoa học sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Khoa học 4 96 tài liệu
Môn: Khoa học 4 397 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Khoa học 4
Preview text:
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 33
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 1
CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
(Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, HS:
- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp
thức ăn cho con người và động vật.
- Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự
nhiên và vận động gia đình cùng thực hiện. 2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi,
hoạt động khám phá kiến thức. 3. Phẩm chất:
- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm.
- Chăm chỉ suy nghĩ trả lời câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Các hình trong bài 31 SGK; các hình ảnh sưu tầm thêm.
2. Đối với học sinh - SGK, VBT (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu
biết đã có của HS về vai trò quan trọng của thực
vật đối với con người và động vật trong việc cung cấp thức ăn. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu 2 - 3 HS lên bảng viết ví dụ những - 2 - 3 HS viết ví dụ.
chuỗi thức ăn gồm ba đến bốn mắt xích bắt đầu bằng thực vật.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Điều gì sẽ xảy ra khi con - HS nêu theo hiểu biết
người gây hại đến thực vật là mắt xích đầu tiên
trong các chuỗi thức ăn?
- GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài. - HS lắng nghe.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mất cân bằng chuỗi thức ăn
a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm mất cân
bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên b. Cách tiến hành
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan - HS quan sát hình 5 và 6 (SGK,
sát hình 5 và 6 (SGK, trang 119) về số lượng các trang 119) về số lượng các sinh
sinh vật trong ruộng lúa trước và sau khi phun vật trong ruộng lúa trước và sau
thuốc trừ sâu sinh học.
khi phun thuốc trừ sâu sinh học.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở mục Em tìm
hiểu thêm (SGK, trang 119) và hoàn thành phiếu
quan sát theo gợi ý mẫu.
- GV đặt câu hỏi cho HS: - HS trả lời.
+ Khi số lượng bọ xít bị giảm sẽ ảnh hưởng đến + Khi số lượng bọ xít bị giảm,
nguồn thức ăn của ếch như thế nào? Sau một thời nguồn thức ăn của ếch bị hạn chế.
gian thiếu bọ xít, ếch có bị giảm số lượng không? Sau một thời gian thiếu bọ xít, Vì sao?
ếch sẽ bị giảm số lượng. Vì thiếu
thức ăn, ếch không sống và phát
triển bình thường được.
+ Giải thích vì sao số lượng côn trùng giảm đột + Số lượng côn trùng giảm đột
ngột đã làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ngột đã làm thức ăn của ếch bị ruộng lúa.
thiếu nhanh chóng dẫn đến mất
cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa. - HS nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Trong tự nhiên, số lượng sinh vật của - HS lắng nghe.
mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn luôn ổn định ở
một mức nhất định tạo nên sự cân bằng chuỗi thức ăn.
3. Hoạt động: Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 2: Thảo luận
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học
để trả lời câu hỏi có liên quan đến khái niệm cân bằng chuỗi thức ăn. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu - HS thảo luận nhóm đôi và trả
hỏi: Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt phá, số lượng lời câu hỏi.
cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng gì
đến các loài động vật sống trong rừng? Giải thích.
- GV mời 3 - 4 HS bất kì nêu ý kiến. - HS nêu ý kiến:
Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt
phá, số lượng cây xanh giảm
mạnh. Điều này có ảnh hưởng rất
lớn đến các loài động vật sống
trong rừng vì cây xanh là nguồn
thức ăn của động vật ăn thực vật,
khi mất nguồn thức ăn nhanh
chóng, đột ngột sẽ làm giảm số
lượng các loài động vật đó, gây
ảnh hưởng đến các loài động vật
khác trong chuỗi thức ăn. Ngoài
ra, mất cây xanh sẽ làm cho nhiều
loài động vật bị mất nơi ở, nơi ẩn
náu. Bầu không khí của rừng bị ô
nhiễm vì khói, bụi, thiếu hụt khí ô-xi nhờ quang hợp.
- GV hướng dẫn HS kết luận. - HS lắng nghe.
- GV có thể mở rộng thêm các ý liên quan đến sự
xói mòn đất khi có mưa lớn, gây lũ quét, sạt lỡ,...
làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của các loài sinh vật trong rừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các việc cần làm để
giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những việc cần
làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn b. Cách tiến hành
- GV đề nghị HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát - HS làm việc theo nhóm đôi.
các hình 7, 8, 9,10 (SGK, trang 120) và cho biết:
+ Hình 7: Trồng thêm cây xanh là
+ Việc làm nào có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn, việc làm có thể giữ cân bằng
việc làm nào có thể làm mất cân bằng chuỗi thức chuỗi thức ăn. Giải thích: Việc
ăn trong tự nhiên. Giải thích.
trồng thêm cây xanh sẽ giúp phát
triển số lượng các loài thực vật là
mắt xích đầu tiên trong những
chuỗi thức ăn ngoài tự nhiên, đảm
bảo nguồn thức ăn cho các loài
sinh vật ăn thực vật và gián tiếp
giúp ổn định số lượng các loài
sinh vật khác trong chuỗi thức ăn.
+ Hình 8: Chặt cây rừng, đốt
nương làm rẫy là việc làm có thể
gây mất cân bằng chuỗi thức ăn.
Giải thích: Chặt cây, đốt nương
làm rẫy dẫn đến giảm số lượng
thực vật đột ngột, làm mất nguồn
thức ăn của nhiều loài động vật
ăn thực vật, làm ảnh hưởng đến
số lượng các loài sinh vật này,
gián tiếp ảnh hưởng đến các loài
sinh vật khác trong chuỗi thức ăn
ở rừng. Động vật mất chỗ ở, chỗ
ẩn náu khi cây xanh bị mất đi sẽ
có thể làm ảnh hưởng đến động
vật do chúng dễ bị tấn công bởi
các loài động vật ăn động vật khác.
+ Hình 9: Phun thuốc trừ sâu là
việc làm có thể ảnh hưởng đến
việc mất cân bằng chuỗi thức ăn
trong tự nhiên. Giải thích: Phun
thuốc trừ sâu sẽ làm giảm đột
ngột số lượng các loài côn trùng,
dẫn tới thiếu thức ăn đột ngột cho
các loài sinh vật ăn côn trùng, từ
đó làm suy giảm số lượng các
loài động vật khác có liên quan
trọng chuỗi thức ăn ở ruộng lúa.
+ Hình 10: Thả thêm cá giống
vào sông, ao, hồ là việc làm có
thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
Giải thích: Việc thả cá giống
thêm vào sông, ao, hồ tự nhiên sẽ
giúp làm tăng nguồn cá đã bị suy
giảm do con người đánh bắt hoặc
đã chết do ô nhiễm môi trường,
hay do các nguyên nhân khác làm
suy giảm số lượng (bị các động
vật khác ăn thịt, bị bệnh,...).
- GV yêu cầu HS kể thêm một số việc làm của bản - HS kể thêm một số việc làm của
thân hoặc người thân có thể giúp giữ cân bằng bản thân.
chuỗi thức ăn. GV để HS phát biểu tự do, chọn lựa
những việc làm có liên quan đến giữ cân bằng
chuỗi thức ăn và giải thích về việc làm đó. GV hỗ
trợ, gợi ý cho HS giải thích đúng vấn đề.
GV kết luận: Các hoạt động của con người ảnh - HS lắng nghe.
hưởng rất lớn đến sự cân bằng chuỗi thức ăn. Cần
bảo vệ cây xanh, động vật hoang dã; không sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; không tận
diệt, khai thác quá mức các loài sinh vật để giữ
cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
4. Hoạt động: Vận dụng.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã
học về giữ cân bằng chuỗi thức ăn để xử lí các tình huống thực tế. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát - HS làm việc theo nhóm đôi,
hình 11, 12 (SGK, trang 120), thảo luận và nêu ý quan sát hình 11, 12. kiến:
+ Để bảo vệ và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong + Hình 11: Nếu em là bạn nữ tự nhiên.
trong hình thì em sẽ yêu cầu bạn
nam không bắn chim bằng ná.
Việc săn bắn các loài sinh vật
hoang dã trong tự nhiên sẽ làm
mất cân bằng chuỗi thức ăn. Số
lượng chim bị suy giảm có thể
làm các loài sâu bọ, côn trùng
phát triển, gây ảnh hưởng đến cây trồng.
+ Hình 12: Việc dùng lưới giã
cào để thu các loài thuỷ hải sản sẽ
làm suy giảm trầm trọng số lượng
các loài sinh vật trong các chuỗi
thức ăn ở biển, dẫn đến làm mất
cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Tuỳ theo trình độ của HS và điều kiện tại trường, - HS trình bày
GV có thể thay thế bằng các đoạn phim ngắn cho - Các nhóm nhận xét, bổ sung/
sinh động hoặc bổ sung thêm các tình huống (qua
hình chụp, hình vẽ hoặc đoạn video ngắn) để HS
thảo luận và xử lí tình huống.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau.
Tạo thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và kể thêm một - HS lắng nghe và nhận việc.
số hoạt động làm mất cân bằng chuỗi thức ăn hoặc
giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị nội dung bài tiếp - HS lắng nghe. theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 33
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 2
CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
(Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, HS:
- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp
thức ăn cho con người và động vật.
- Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự
nhiên và vận động gia đình cùng thực hiện. 2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi,
hoạt động khám phá kiến thức. 3. Phẩm chất:
- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm.
- Chăm chỉ suy nghĩ trả lời câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3. Đối với giáo viên
- Các hình trong bài 31 SGK; các hình ảnh sưu tầm thêm.
4. Đối với học sinh - SGK, VBT (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu
biết đã có của HS về việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. b. Cách tiến hành
- GV đưa ra 1 - 2 tình huống bất kì liên quan đến - HS quan sát, xem phim.
việc làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
hoặc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên bằng
đoạn phim ngắn, tranh, ảnh hoặc mô tả bằng lời nói.
- GV yêu cầu 2 - 3 HS cho ý kiến đâu là việc làm có - 2 - 3 HS cho ý kiến.
thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên, đâu
là việc làm có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- GV dẫn dắt HS vào bài. - HS lắng nghe.
(GV có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
để HS có thể nhắc lại được kiến thức đã học liên
quan đến khái niệm cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.)
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Trò chơi “Sắp xếp chuỗi thức ăn
dưới nước và trên cạn”
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để
tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi liên quan. b. Cách tiến hành
- GV chuẩn bị bộ thẻ bìa có hình các sinh vật như - HS làm việc theo nhóm đôi,
hình 13a - 13i (SGK, trang 121). GV có thể dán trực sắp xếp các thẻ hình sinh vật
tiếp lên bảng hoặc dùng nam châm đính lên bảng. và vẽ thêm mũi tên để tạo
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, sắp xếp thành sơ đồ các chuỗi thức ăn
các thẻ hình sinh vật và vẽ thêm mũi tên để tạo hoàn chỉnh trên cạn và dưới
thành sơ đồ các chuỗi thức ăn hoàn chỉnh trên cạn nước. và dưới nước.
- GV mời 2 đội bất kì lên bảng cùng thi sắp xếp các - Hai đội lên thi đua sắp xếp.
chuỗi thức ăn theo lệnh do GV đưa ra: Hãy sắp xếp
chuỗi thức ăn trên cạn có ba mắt xích; Hãy sắp xếp
chuỗi thức ăn dưới nước có bốn mắt xích.
- GV yêu cầu HS quan sát các chuỗi thức ăn đã sắp - HS quan sát và đặt câu hỏi. xếp và đặt câu hỏi:
+ Sinh vật nào là sinh vật có thể tự tổng hợp chất + Rau xà lách và tảo nhỏ là hai
dinh dưỡng bằng cách sử dụng nước và khí các-bô- loài sinh vật có thể tự tổng
níc dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời? hợp chất dinh dưỡng bằng
cách sử dụng nước và khí các-
bô-níc dưới tác dụng của năng
lượng ánh sáng mặt trời.
+ Sinh vật nào là động vật ăn thực vật, động vật ăn + Sinh vật là động vật ăn thực thịt?
vật: sâu, động vật phù du. Sinh
vật là động vật ăn động vật:
chim sâu, diều hâu, tôm, cá trê.
GV kết luận: Trong tự nhiên, số lượng sinh vật - HS lắng nghe.
của mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn luôn ổn định ở
một mức nhất định tạo nên sự cân bằng chuỗi thức ăn.
3. Hoạt động: Thực hành, luyện tập
Hoạt động 2: Em tập làm tuyên truyền viên
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã
học về giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên để
tuyên truyền cho người khác về lợi ích và tác hại
của việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành vẽ - HS làm việc theo nhóm, tiến
hoặc sưu tầm các tranh ảnh về những việc làm bảo hành vẽ hoặc sưu tầm các
vệ môi trường và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tranh ảnh về những việc làm
tự nhiên. GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà.
bảo vệ môi trường và giữ cân
bằng chuỗi thức ăn trong tự
nhiên đã chuẩn bị trước.
- GV đề nghị từng nhóm trưng bày sản phẩm của - Trưng bày sản phẩm.
mình, trình bày một đoạn giới thiệu, tuyên truyền về - HS trình bày một đoạn giới
lợi ích của các việc làm bảo vệ môi trường và giữ thiệu.
cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- GV mời các nhóm khác nhận xét và chấm điểm: A - Nhận xét bạn.
(Tốt), B (Đạt), C (Không đạt) cho nhóm trình bày.
- GV tổng hợp kết quả chấm điểm của các nhóm. - HS lắng nghe.
Cùng cả lớp bình chọn nhóm có sản phẩm tuyên
truyền tốt nhất và tuyên dương hoặc có hình thức khen thưởng động viên.
- GV gợi ý và dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá
trong bài: Cân bằng chuỗi thức ăn Khai thác quá
mức - Động vật ăn thực vật - Động vật ăn thịt.
4. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau.
Tạo thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS ghi nhớ nội dung Em đã học được - HS ghi nhớ nội dung.
(SGK, trang 121), đồng thời ôn tập và ghi nhớ tất cả
các mục Em đã học được ở 2 tiết học trước.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với người thân những kiến - HS lắng nghe và nhận việc.
thức đã học được về những việc làm có thể giúp giữ
cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. - HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Ngày tháng năm 202 GVCN P. HIỆU TRƯỞNG Ngô Thanh Tới Nguyễn Hữu Hiền
Document Outline
- CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
- BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
- (Tiết 2)
- CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (1)
- BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
- (Tiết 3)