-
Thông tin
-
Quiz
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 17-20 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Giáo án Khoa học 4 96 tài liệu
Khoa học 4 397 tài liệu
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 17-20 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Khoa học 4 96 tài liệu
Môn: Khoa học 4 397 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Khoa học 4
Preview text:
Lịch sử và địa lí (Tiết 17)
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên (Ví dụ: địa hình, sông ngòi...)
của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi,phiếu học tập, bản đồ Việt Nam, lược đồ vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
+ Hãy kể tên thành phố em đang sinh sống? - HS kể.
+ Em có biết thành phố của em thuộc vùng nào - HS nêu.
trên đất nước ta không?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK mô tả - HS nêu.
những điều em quan sát được về thiên nhiên
của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí - HS chỉ trên bản đồ.
của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe vùng Đồng - HS nói nhóm đôi
bằng Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào.
- Yêu cầu HS lên xác định các vùng tiếp giáp
- HS xác định trên bản đồ. trên bản đồ. -> Kết luận: - HS lắng nghe
- Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía Bắc của nước
ta. Tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ.
- Vùng được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
- HS đọc kết luận/37 SGK
HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận - HS thảo luận nhóm 6.
nhóm 6 về đặc điểm thiên nhiên của vùng Đồng
bằng Bắc Bộ.(theo sơ đồ tư duy) + Địa hình. + Khí hậu. + Sông ngòi. + Đất và sinh vật.
- Đại diện các nhóm báo cáo, bổ sung. -> Kết luận: 1. Địa hình:
- Đồng bằng Bắc Bộ có hình tam giác với đỉnh
là Việt Trì, cạnh đáy tiếp tục mở rộng ra phía biển.
- Địa hình tương đối bằng phằng, độ cao trung bình dưới 25m.
- Đồng bằng có diện tích khoảng 15000 km2 là
đồng bằng lớn thứ hai ở nước ta. 2. Khí hậu:
- Khí hậu của vùng chia hai mùa: mùa đông
lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
- Vùng chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ
phương Bắc xuống.Nửa đầu mùa đông lạnh,
khô; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm và thường có mưa phùn. 3. Sông ngòi:
- Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tỏa khắp vùng.
- Sông Hồng và sông Thái Bình giúp bồi đắp
lên Đồng bằng Bắc Bộ. 4. Đất và sinh vật
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.
- Sinh vật tự nhiên phong phú. Nhiều động vật,
thực vật tự nhiên được bảo vệ trong các khu
bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển...)
- GV chiếu số số video, hình ảnh về vườn QG... - HS quan sát.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Tìm hiểu và giới thiệu về một con sông ở - HS nêu.
vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.................. ..........................................................................................................
____________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 18)
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản
xuất và đời sống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi,phiếu học tập. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- Nêu đặc điểm chính về địa hình, khí - 3-4HS nêu.
hậu, sông ngòi, đất và sinh vật vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu về một số thuận lợi, khó
khăn vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK , - HS thảo luận.
thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập. Thuận lợi Khó khăn - Vị trí địa lí: - Khí hậu: - Địa hình: ... - Khí hậu: - Sông ngòi: - Đất và sinh vật ....
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương, khen ngợi, chốt: - HS lắng nghe. Thuận lợi Khó khăn
- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao - Nhiệt độ xuống thấp vào màu đông
đổi hàng hóa với các vùng khác.
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây
- Địa hình thuận lợi cho giao thông, sinh trồng, vật nuôi và sức khỏe của con
hoạt và sản xuất. Vùng biển tạo điều người.
kiện phát triển nuôi trồng và đánh bắt
- Mùa hạ nước sông dâng cao có thể gây
hải sản, giao thông đường biển và du ngập lụt. lịch biển.
- Sinh vật tự nhiên suy giảm, môi trường
- Hệ thống sông cung cấp nước cho sinh sống bị thu hẹp do tác động mạnh mẽ từ con người.
hoạt, sản xuất giúp phát triển giao thông đường thủy.
- Khí hậu phân mùa, có màu đông lạnh
nên ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt
đới, có thể trồng các cây ôn đới vào mùa
đông (su hào, bắp cải...);
- Đất phù sa màu mỡ; sinh vật phong
phú tạo điều kiện phát triển nông nghiệp
đa dạng cây trồng vật nuôi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ sự ảnh hưởng của điều kiện - HS thực hiện.
tự nhiên tới đời sống sản xuất của con
người vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.................. ..........................................................................................................
____________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 19)
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- Nêu những điều kiện thuận lợi và khó - HS nêu.
khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu về bảo vệ thiên nhiên
vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.1. Thực trạng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo - HS thực hiện.
luận nhóm 4 nêu một số vấn đề về thiên
nhiên cần quan tâm ở Đồng bằng Bắc
Bộ vào phiếu học tập. (đất, nguồn nước,
khí hậu, sinh vật....)
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Thiên nhiên ở Đồng bằng - HS lắng nghe.
Bắc Bộ có nhiều vấn đề cần quan tâm:
đất bạc màu, nguồn nước ô nhiễm, sinh
vật tự nhiên suy giảm, tác động của biến đổi khí hậu...
- GV chiếu video, hình ảnh. - HS quan sát
- GV giải thích cho HS hiểu khái niệm
biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí
hậu và của những thành phần liên quan
gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất,
và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan và nước biển dâng. 2.1.2. Biện pháp
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa - HS thảo luận.
ra các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: - HS lắng nghe.
- Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên
vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ. + Xử lý nước thải.
+ Phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. + Trồng nhiều cây xanh.
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên.
- Hiện nay không chỉ vùng Đồng bằng
Bắc Bộ mà biến đổi khí hậu đã và đang
có những tác động tiêu cực ở tất cả các
vùng của nước ta. Vì vậy, mỗi chúng ta
cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên
nhiên, trang bị cho mình những kiến
thức và sẵn sàng hành động để góp phần
giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.2. Luyện tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong - HS thực hiện. SGK vào vở. - GV quan sát hỗ trợ HS.
- GV gọi HS chia sẻ về bài làm. - HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- Hãy nêu những việc em có thể làm để - HS nêu.
chia sẻ khó khăn với các bạn ở nơi có thiên tai xảy ra. - Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.................. ..........................................................................................................
____________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 20)
Bài 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng
bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công, ...) ở Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
“Hạt gạo làng ta - HS nêu. Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy”
- Đoạn thơ giúp em liên tưởng đến hoạt
động nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu về dân cư
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - HS thực hiện.
+ Kể tên một số dân tộc vùng Đồng - HS kể.
bằng Bắc Bộ mà em biết?
+ Dân tộc nào đông dân nhất ở Đồng - HS nêu. bằng Bắc Bộ?
- GV chiếu hình ảnh một số dân tộc ở - HS quan sát. Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV kết luận: Dân tộc kinh sống chủ - HS lắng nghe.
yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan - HS thực hiện. sát hình 2 trong SGK, TLCH:
+ Nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở Đồng bằng Bắc Bộ?
+ Vì sao Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư
tập trung đông nhất cả nước? - HS báo cáo.
- GV chiếu lược đồ mật độ dân cư vùng - HS xác định trên bản đồ.
Đồng bằng Bắc Bộ, yêu cầu HS
+ Xác định tỉnh/thành phố có mật độ dân cư cao/thất nhất.
+ Mất độ dân số ở đó là bao nhiêu?
- GV chiếu lược đồ mật độ dân cư vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ, yêu cầu HS:
+ So sánh mật độ dân số ở hai vùng. - HS thực hiện
+ Vì sao có sự khác biệt về mật độ dân số đó? GV kết luận: - HS lắng nghe.
- Dân cư tập trung ở Đồng bằng Bắc
Bộtừ rất lâu đời, chủ yếu là người Kinh.
- Đây là vùng có dân cư tập trung đông
đúc nhất cả nước do điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho sinh sống và sản xuất.
2.2. Tìm hiểu về một số hoạt động sản
xuất truyền thống.
2.2.1. Tìm hiểu về trồng lúa nước.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - HS thực hiện.
+ Hãy nêu điều kiện thuận lợi để phát - HS nêu.
triển hoạt động trồng lúa nước ở Đồng bằng Bắc Bộ?
-> Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điều - HS lắng nghe.
kiện thuận lợi để phát triển hoạt động
trồng lúa nước: đất đai màu mỡ do sông
Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa,
nguồn nước dồi dào và người dân giàu
kinh nghiệm sản xuất nên đây là vựa lúa
lớn thứ hai của cả nước.
+ Kể tên một số công việc cơ bản phải - HS nêu.
làm khi trồng lúa nước?
+ Ngoài trồng lúa vùng Đồng bằng Bắc - HS nêu.
Bộ còn trồng những gì?
-> Ngoài trồng lúa vùng Đồng bằng - HS lắng nghe.
Bắc Bộ còn trồng nhiều loại rau màu,
cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
2.2.2. Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trao - HS thực hiện. đổi nhóm đôi:
+ Kể tên một số nghề thủ công truyền - HS kể.
thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ? (làm
gốm, đúc đồng, thêu ren, chạm bạc, làm nón, làm hương...)
+ Mô tả một số nghề truyền thống ở - HS nêu.
vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (gốm, sứ tạo
nên từ đất sét, trải qua phới, sấy nung, tráng men...)
- GV chiếu video công đoạn làm gốm - HS quan sát.
sứ ở Bát Tràng (Hà Nội)
- GV kết luận: Hiện nay các sản phẩm - HS lắng nghe.
thủ công truyền thống được sử dụng
rộng rãi trong đời sống hằng ngày và
sản xuất ra nhiều nước trên thế giới.
3. Vận dụng, trải nghiệm
+ Nơi em sống có nghề truyền thống - HS kể.
nào? Hãy kể cho bạn nghe về một nghề
truyền thống mà em biết? - Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................. ...