- Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả,
luôn luôn đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để
giành thắng lợi. Con đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường c/m
Hoàn cảnh ra đời: trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giữ ( từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943.
Ý nghĩa triết lí .
- Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.
- Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường.
Nghệ thuật :
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
- Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng
chữ Hán sang tiếng Việt.
Ý nghĩa văn bản:
Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời,
đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
II. Văn nghị luận:
1. Chiếu dời đô:
a. Tác giả: Lý Công Uẩn (974-1028) – tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang
– Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở
các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập
được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí,
đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục.
Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn
lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225)
Lí Công Uẩn(974-1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí, là vị vua anh
minh, c chí lớn và lập nhiều chiến công.
b. Tác phẩm:
*Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ
trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn
nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).
Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại
La(Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại
phong kiến Việt Nam. Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
* Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân):
Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất
nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn,
thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước, sau đổi tên là Thăng Long.
Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí
tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây
dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.
Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.