mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.
Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có
sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ
thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để
thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình.
Hình thức :
- Gồm có bố cục 3 phần chặt chẽ.
- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về
một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại:
+ Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+ Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người
nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
Ý nghĩa văn bản:
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức
về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
2. Hịch tướng sĩ:
a. Tác giả: Trần quốc Tuấn (1231 ? – 1300), là con của An Sinh Vương
Trần Liễu, tước Hưng Đạo Vương. Năm 1257, lần đầu tiên quân Mông cổ
sang đánh nước ta, ông đã được cử cầm quân trấn giữ biên thuỳ phía Bắc.
Hai lần sau, năm 1285 và 1287, quân Mông nguyên lại đem quân sang XL
nước ta, ông lại được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo
quân, cả 2 lần đều thắng lợi vẻ vang. Trần Quốc Tuấn yêu người hiền,
trọng kẻ sĩ, môn khách của ông có những người nổi tiếng như Phạm Ngũ
Lão, Trương Hán Siêu… Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp
(Nay là xã Hưng Đạo - Chí Linh – Hải Dương) rồi mất ở đó. Nhân dân tôn
thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231?-1300) là một danh tướng đời
Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén,
dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù .
- “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập
Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông-Nguyên
xâm lược nước ta lần hai (1285).
Hình thức :
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác .
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ …) chặt chẽ (từ hiện
tượng đến quan niệm, nhận thức ; tập trung vào một hướng nhiều phương
diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây
xúc động trong người đọc .
Ý nghĩa văn bản:
“Hich tướng sĩ” nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất
nước bị xâm lược.