-
Thông tin
-
Quiz
Giáo án thể chế chính trị thế giới đương đại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các bạn có biết vào năm 1949 diễn ra sự kiện gì không? Hãy nêu những hiểu biết của em về điều kiện tự nhiên và dân cư ở Trung Quốc? Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, mặc dù đã trải qua nhiều biến động lịch sử, thể chế chính trị Trung Quốc về cơ bản vẫn được xây dựng kiện toàn trên nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực thuộc về thần dân và mang những nét đặc trưng của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thể chế chính trị thế giới 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Giáo án thể chế chính trị thế giới đương đại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các bạn có biết vào năm 1949 diễn ra sự kiện gì không? Hãy nêu những hiểu biết của em về điều kiện tự nhiên và dân cư ở Trung Quốc? Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, mặc dù đã trải qua nhiều biến động lịch sử, thể chế chính trị Trung Quốc về cơ bản vẫn được xây dựng kiện toàn trên nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực thuộc về thần dân và mang những nét đặc trưng của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thể chế chính trị thế giới 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
------------------------- GIÁO ÁN
MÔN: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
Bài: Thể chế chính trị Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Tiết 1: Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử thể chế Sinh viên : NGUYỄN HÀ TRANG Mã SV : 2155310055 Lớp : CTPT_K41A1
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hoa
Hà nội, tháng 12 năm 2024 GIÁO ÁN SỐ: 1
Thời gian thực hiện: 25/12/2024
TÊN BÀI: Thể Chế chính trị Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
tiết 1: điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử thể chế
MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được sự phân hoá địa hình, khí hậu
- Trình bày được những đặc điểm về văn hoá, mật độ dân cư - Nắm rõ thể chế trình
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC - Máy tính
- Máy chiếu, điều khiển máy chiếu - Giáo án bài giảng
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 2p - ổn định trật tự lớp -
thu hút sự chú ý của sinh viên II. THỰC HIỆN BÀI HỌC. TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY THỜI HỌC GIAN HOẠT HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CỦA CỦA GIẢNG SINH VIÊN VIÊN A dẫn nhập 3p
đặt câu hỏi: các bạn có biết vào năm 1949
diễn ra sự kiện gì không?
trả lời: năm 1949 cộng hòa nhân dân
trung hoa được thành lập
vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Quảng
trường Thiên An Môn, Bắc Kinh đã diễn
ra Lễ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
tại sự kiện đó Chủ tịch Mao Trạch Đông
đã tuyên bố: 'Nhân dân Trung Quốc đã
đứng lên!'. câu nói đó khẳng định rằng
thời kỳ bị áp bức dưới chế độ phong kiến,
quân phiệt, và các thế lực nước ngoài đã
chấm dứt đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho Trung Quốc.
Nhưng các bạn có biết, để có được ngày
hôm đó, Trung Quốc đã trải qua hàng
ngàn năm lịch sử với những bước chuyển
mình đầy sóng gió. Vậy điều gì đã định
hình nên thể chế chính trị hiện nay của đất
nước này thì bài học hôm nay chúng ta
hãy cùng tìm hiểu điều đó. B nội dung chi tiết I.
Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử thể 45p chế chính trị
1.1 điều kiện tự nhiên và dân cư phương phát 20p pháp sử biểu, nêu
đặt câu hỏi cho sinh viên: “hãy nêu dụng: nêu ý kiến
những hiểu biết của em về điều ý kiến ghi
kiện tự nhiên và dân cư ở Trung lên bảng Quốc?”
gọi 2 bạn lên bảng ghi ý kiến của các bạn khác.
1.1.1 điều kiện tự nhiên vị trí địa lý:
- Trung Quốc là tên gọi khác của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lãnh thổ
Trung Quốc rộng trên 9,6 triệu km, chiếm
7 % diện tích thế giới (sau Nga, Canada, Mỹ).
- Đường biên giới dài 17 nghìn km, Trung
Quốc tiếp giáp với nhiều nước (14 quốc
gia), phía đông tiếp giáp Thái Bình dương
trong đó có các đảo lớn: Đài Loan (36
nghìn km), Hải Nam 34 nghìn km). ngoài
ra còn có 2 đặc khu hành chính là Hồng
Kông và Ma Cao, là các phần đất nhượng
cho Anh và Bồ Đào Nha được TQ thu hồi
trong thập niên 90. Riêng với 2 đặc khu
này TQ thực hiện chế độ một nhà nước hai thể chế chính trị
- địa hình: thoải dần từ tây sang đông, tạo
ra nhiều miền khác nhau rõ rệt:
miền Đông là những dải đồng bằng
ven biển chạy suốt từ bắc xuống nam;
miền Tây có địa thế hiểm trở với
những dãy núi dọc theo biên giới
(đặc biệt là dãy Himalaya), với các
cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương.
chỉ có 15-20 % diện tích là đất canh tác.
- Do lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam
và chia thành nhiều vùng khác nhau, nên
khí hậu Trung Quốc rất đa dạng, phức tạp:
miền Bắc là vùng ôn đới,
miền Nam là vùng nhiệt đới.
Miền Tây khô nóng, mưa ít, mang
tính chất ôn đới lục địa rõ rệt;
miền Đông ít khắc nghiệt hơn, chịu
ảnh hưởng của gió mùa
Tuy lãnh thổ trải dài trên nhiều kinh độ
với đa dạng kiểu khí hậu khác nhau
nhưng trung quốc chỉ có 1 múi giờ duy
nhất GMT+8, khác với nga hay mỹ có
nhiều múi giờ ở các khu vực trên lãnh
thổ. Nhằm tăng cường sự thống nhất quốc
gia và thuận tiện cho việc quản lý hành chính.
- Hệ thống sông hồ khá phát triển. Các
con sông lớn như Hoàng Hà (dài 4.800
km), Trường Giang (dài 5.800 km)
- Trung Quốc có nguồn tài nguyên rừng
đáng kể với các chủng loại thực vật phong
phú, đa dạng, trong đó cư trú nhiều loại
chim, thú quý hiếm trên thế giới.
đặc biệt có thể kể đến gấu trúc, được xem
như quốc bảo của Trung Quốc. Người dân
ở đây vô cùng yêu quý loài động vật này,
thậm chí có vài con còn trở nên nổi tiếng
và được nhiều người quan tâm như
(aibao, fubao). Ngoài ra Gấu trúc còn
được xem như linh vật ngoại giao của
trung quốc. Trước đây Gấu trúc là giống
loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ và có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của
các chuyên gia Trung Quốc, số lượng cá
thể gấu trúc đã tăng đáng kể. (gấu trúc)
- Đất nước này còn giàu có về tài nguyên khoáng sản:
các mỏ than ở vùng Đông bắc,
dầu mỏ và khí đốt ở Hoa bắc,Tân
Cương và các tỉnh miền Tây;
quặng sắt ở Đông bắc;
các mỏ kim loại màu ở miền Tây và miền Nam,
Ngoài ra, còn có các mỏ kim loại quý 1.1.2 dân cư
- Về dân cư, Trung Quốc là nước có dân
số đông nhất thế giới (chiếm 21%), hiện
nay có gần 1,4 tỷ người.
- nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch
hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã
giảm đáng kể so với trước (hiện nay chỉ ở mức 1,3%).
trước năm 2016, chính phủ trung quốc đã
thực hiện chính sách 1 con (cặp vợ chồng
chỉ được phép sinh một con). các quy
định về kế hoạch hóa gia đình được thực
thi nghiêm ngặt - các ông bố, bà mẹ vì tư
tưởng trọng nam khinh nữ cố gắng sinh
con trai mà đem bán con gái của họ ngoài
“chợ đen” dẫn đến tình trạng chênh lệch
tỷ lệ nam nữ, đàn ông ngày càng khó lấy
vợ => tìm vợ VN với giá rẻ. tỉ lệ sinh thấp
=> tình trạng dân số bị già hóa ngày càng
trầm trọng. hiện nay chính phủ trung quốc
cho phép các gia đình được sinh đến con
thứ 3 với mong muốn vực dậy tỷ lệ
sinh và ứng phó với tình trạng dân số già.
dân số đông => tỷ lệ thất nghiệp lớn =>
áp lực học tập và cạnh tranh thi cử của
giới trẻ ngày càng lớn.
- Trung Quốc có trên 60 dân tộc khác
nhau, trong đó người Hán chiếm 94% dân
số. Các dân tộc ít người khác có khoảng
67 triệu người (Choang , Mãn Châu ,
Miến Điện , Mông Cổ , Triều Tiên ,
Kadác , Hui , Thái , Mông , Dao , Tày ,
Nùng ... ) chủ yếu cư trú dọc theo biên giới , các khu tự trị
- Dân cư tập trung đồng đúc tại các vùng
đồng bằng châu thổ và các thành phố dọc theo miền duyên hải.
- Mặc dù quá trình đô thị hoá đang diễn ra
nhanh chóng, nhưng đại đa số dân cư vẫn
cư trú ở nông thôn, tỷ lệ dân thành thị chỉ chiếm 26 %. 1.2 lịch sử thể chế thuyết trình 25p
Bắt đầu từ thời Tam hoàng- Ngũ đế.
Nhà Hạ (2033-1562 TCN) mở đầu
thời kỳ có nhà nước chính thức , Thương (Ân 1562-1066), Tây Chu (1066-770),
Đông Chu (Xuân thu - Chiến quốc) (770-221 TCN).
Sau đó Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung
Quốc, thiết lập một nhà nước quân chủ
chuyên chế cao độ. Hoàng đế thâu tóm
toàn bộ quyền lực, nắm toàn bộ đất đai,
thần dân. mệnh lệnh của vua là tuyệt đối.
Dưới vua là quan lại trung ương
Các triều đại sau này đều dựa theo thể chế
nhà Tần để cai trị, nhưng sử dụng Nho
giáo làm chỗ dựa lý luận cho sự thống trị
Trải qua các triều đại, đến nhà Thanh,
mức độ tập quyền và chuyên chế của nhà
nước quân chủ cao hơn bất cứ triều đại
nào trước đó . Mọi việc đều do Hoàng đế quyết định.
Nét đặc trưng của các nhà nước
phong kiến Trung Quốc là :
1. tính tập quyền trung ương cao độ .
Quyền lực tập trung vào Hoàng đế.
không có cơ cấu lập pháp , hành
pháp , tư pháp . Người đứng đầu
hành chính địa phương đồng thời
cũng là quan tư pháp ở đó
2. các triều đại thường xuyên tiến
hành các cuộc chiến tranh xâm lược
nhằm mở rộng lãnh thổ và ách thống trị của mình
3. luôn sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị.
Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, chế
độ phong kiến vĩnh viễn bị tiêu diệt, ra
đời Trung Hoa Dân quốc - nhà nước dân
chủ tư sản do Quốc dân đảng, đứng đầu là
Tổng thống Tôn Trung Sơn thiết lập và tồn tại đến năm 1949.
Từ 1949- nay, Trung Quốc xây dựng và
kiện toàn nhà nước xã hội chủ nghĩa- nhà
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lịch sử thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa
đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau:
- 1949-1954: thời kỳ không có hiến
pháp. Mọi thể chế chính trị đều được
thiết lập theo Cương lĩnh chung của Hội
nghị hiệp thương chính trị đầu tiên-
văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào
Ban lãnh đạo trung ương Đảng, đứng đầu
là Chủ tịch Mao Trạch Đông
- 1954 – 1966: giai đoạn xác lập và xây
dựng chế độ chính trị XHCN, Quốc hội
khoá I đã thông qua hiến pháp đầu tiên
(tháng 2-1954). Đảng Cộng sản và các
đảng phái dân chủ cùng chung sống với
nhau lâu dài, đồng thời kiểm tra lẫn nhau.
Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 60, sau cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu
sản xuất cơ bản đã dần xuất hiện chủ
nghĩa cá nhân. Những quyết định của cá
nhân đã thay thế cho tập thể trung ương và địa phương .
- 1966- 1976: cuộc “Đại cách mạng văn
hoá” đã tấn công vào hệ thống lãnh đạo
của Đảng và chính quyền trên phạm vi cả
nước làm vô hiệu hoá toàn bộ hệ thống
chính trị. Mao Trạch Đông khởi xướng
đợt phê phán những tư tưởng tiểu tư sản , bè phái trong Đảng .
Bắt đầu cuộc chỉ trích , thanh trừng
cán bộ cao cấp. Trí thức bị điều về
nông thôn để giáo dục chính trị và lao động chân tay ,
toàn bộ quyền điều hành đất nước
nằm trong tay Hồng về binh .
Các hoạt động thường kỳ của Đảng
, Nhà nước bị đình trệ . kết quả:
khối liên minh công- nông bị phá vỡ,
văn hoá suy thoái, số người mù chữ
tăng thêm 70 triệu người,
các công trình xây dựng bị ngưng trệ.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời
(1976), bè lũ bốn tên hay còn gọi là
Tứ Nhân Bang trực tiếp nắm quyền
lực nhà nước nhưng đến 10-1976
thì bị đánh đổ. Đây là thời kỳ khó
khăn nhất trong lịch sử chính quyền
dân chủ nhân dân Trung Quốc.
- 1978- nay: cải cách, mở cửa hiện đại
hoá XHCN. từng bước thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội. Từ Hội nghị
trung ương Đảng lần 3 (năm 1978), Đặng
Tiểu Bình khởi xướng cải cách, mở cửa,
thực hiện kinh tế thị trường.
Từ 1978-1984, thực hiện cải cách ở nông thôn
Từ 1984, cải cách mở cửa ở thành
thị, mở rộng quyền cho các xí
nghiệp, cơ sở. phục hồi danh dự
cho những cán bộ cao cấp bị xử
oan trong Cách mạng văn hoá. xã
hội trở lại hoạt động bình thường
sau nhiều năm bị gián đoạn. tổng kết 2p
Nói tóm lại, từ khi thành lập nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, mặc dù đã trải
qua nhiều biến động lịch sử, thể chế chính
trị Trung Quốc về cơ bản vẫn được xây
dựng kiện toàn trên nguyên tắc tập trung
dân chủ, quyền lực thuộc về thần dân và
mang những nét đặc trưng của thể chế
chính trị Xã hội chủ nghĩa