Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo, chuẩn bị hiệu quả các bài giảng trong quá trình dạy học. Mời các thầy cô tham khảo tải về chi tiết mẫu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 1,2
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Trao đổi được với bạn: nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? Nêu được phỏng đoán
về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả
lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các
bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó rút ra
được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
+ Tìm đọc được một bài văn viết về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ
được suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn. 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối. - HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Trao đổi được với bạn: nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?
+ Nêu được phỏng đoán về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, - HS thảo luận nhóm đôi
trao đổi với bạn: Nếu có phép lạ, em sẽ
làm gì? ( Gợi ý: Chế tạo máy móc hiện đại,
lai tạo nhiều giống cây, hoa mới,...)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv cho HS xem tranh trong SHS: Tranh - HS theo dõi. vẽ gì?
- Yêu cầu HS đọc tên và phán đoán nội - HS phát biểu dung bài học.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Nếu chúng mình - HS lắng nghe, ghi tựa bài vào vở. có phép, ghi tựa bài.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được
các câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay
đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về
cuộc sống tương lai tươi đẹp.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe
- GV HD giọng đọc: giọng trong sáng, vui - HS lắng nghe
tươi, hồn nhiên, thể hiện mong ước thiết
tha, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện
mong ước thay đổi thế giới,...)
- Bài được chia làm mấy đoạn? - HS chia đoạn: 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 2 khổ thơ đầu + Đoạn 2: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từ khó: nảy mầm, chớp mắt,... - HS đọc từ khó
- Luyện đọc câu dài: Hướng dẫn ngắt nhịp - 1- 2 Hs đọc câu dài. thơ, nhấn giọng:
Nếu /chúng mình/ có phép lạ/
Bắt hạt giống/ nảy mầm nhanh/
Chớp mắt/ thành cây đầy quả.
Tha hồ hái/ chén/ ngọt lành
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS - HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - 2 nhóm đọc.
- GV kiểm tra 2 nhóm đọc. - GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- Giải nghĩa từ khó hiểu: - HS giải nghĩa từ
Chén: ăn, thưởng thức.
Đúc: Chế tạo bằng cách đổ chất nóng chảy
hoặc vật liệu lỏng vào khuôn, rồi để cho rắn, cứng lại.
bom: vũ khí thường do máy bay thả xuống,
bên trong có chứa thuốc nổ, có thể sức sát
thương và phá hoại mạnh.
Thuốc nổ: Hoá chất có tác dụng phá hoại
và sát thương bằng sức ép của nó khi bị gây nổ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận - HS đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả
cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi trong lời lần lượt các câu hỏi trong SHS. SHS.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn
cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Hai khổ thơ đầu nói lên những + Những ước mơ gì của các bạn nhỏ
ước mơ gì của các bạn nhỏ?
trong hai hổ thơ đầu: Hạt giống nảy
mầm nhanh, thành cây đầy quả trong
chớp mắt, quả có vị ngọt, các bạn tha
hồ hái; Các bạn thành người lớn ngay
sau giấc ngủ để làm nhiều việc có ích.
- Rút ý đoạn 1: Điều ước của bạn nhỏ về - HS nhắc lại.
thiên nhiên và về những điều có thể làm
đượcđể cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Câu 2: Theo em vì sao các bạn nhỏ ước + Các bạn nhỏ ước “mãi mãi không
“mãi mãi không còn mùa đông”?
còn mùa đông” để cuộc sống luôn ấm
áp, tươi vui, không còn giá rét, u buồn.
+ Câu 3: Điều ước của bạn nhỏ trong khổ + Điều ước của bạn nhỏ trong khổ thơ
thơ thứ tư nói lên điều gì?
thứ tư nói lên ước muốn hòa bình, thế
giới không có chiến tranh, chỉ có hạnh
- Rút ý đoạn 2: Điều ước của bạn nhỏ về phúc và những điều ngọt ngào, tốt đẹp.
cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. - HS nhắc lại.
+ Câu 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều
lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu + Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép
thơ ấy nói lên điều gì?
lạ” được lặp lại nhiều lần trong bài?
Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy thể
hiện mong ước thiết tha được có phép
- GV mời HS nêu nội dung, ý nghĩa của lạ để thay đổi thế giới của các bạn nhỏ. bài. - Cá nhân nêu
- GV chốt nội dung, ý nghĩa bài đọc:
+ Nội dung: Những điều các bạn nhỏ - HS theo dõi, nhắc lại.
mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ.
+ Ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc
sống tương lai tươi đẹp.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng - GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý - HS lắng nhe.
nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc, - HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài
toàn bài những chỗ cần nhấn giọng.
đọc, xác định giọng đọc, chỗ nhấn
- GV đọc lại đoạn mẫu giọng.
- GV yêu cầu đọc lại đoạn 2 - HS lắng nghe
- GV nhận xét, tuyên dương. - 2-3 HS đọc
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ cá
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng trước lớp. nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Vài HS đọc thuộc lòng trước lớp.
2.4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: “Những ước mơ xanh”
a) Tìm đọc một bài văn viết về: Ước mơ
về nghề nghiệp hoặc Ước mơ về cuộc sống,...
- Yêu cầu học sinh xem lại bài văn phù
hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” ( - HS xem lại bài văn đã chuẩn bị.
Ước mơ về nghề nghiệp hoặc Ước mơ về
cuộc sống,...) mà giáo viên đã hướng dẫn
chuẩn bị trong buổi học trước.
b) Ghi chép những chi tiết quan trọng về
ước mơ được nhắc đến trong bài văn vào
Nhật kí đọc sách.
- Yêu cầu HS viết vào Nhật kí đọc sách
những điểm em cần ghi nhớ sau khi đọc - HS viết vào Nhật kí đọc sách, sau đó
bài văn: tên bài, tên tác giả, những chi tiết trang trí.
quan trọng, ...Sau đó có thể trang trí Nhật Ví dụ: Ước mơ về cuộc sống
kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ - Tên bài văn: Trung thu độc lập
điểm hoặc nội dung bài văn. - Tác giả: Thép mới
- Mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp:
+ Có dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.
+ Có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. + Có nhà máy chi chít.
c) Cùng bạn chia sẻ: + ......
- Yệu cầu HS chia sẻ trong nhóm 4 em + Bài văn đã đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 em: + Nhật kí đọc sách.
+ Cá nhân đọc bài vă hoặc trao đổi bài
văn cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
+ Cá nhân chia sẻ Nhật kí đọc sách của mình.
+ Các bạn trong nhóm góp ý về Nhật
kí đọc sách của bạn.
- Hs lắng nghe góp ý của bạn, chỉnh
+ Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách. đến trong bài văn. - Hs chia sẻ suy nghĩ.
- Yêu cầu HS bình chọn một số Nhật kí
đọc sách sáng tạo và dán vào góc sản phẩm - HS bình chọn
- GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng. - Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS cùng hát và vận động - HS cùng hát và vận động theo bài hát
theo bài hát “Điều em muốn”. “Điều em muốn”. - GV hỏi HS: - HS trả lời
+ Em mơ ước gì cho ngôi trường em học trong tương lai?
+ Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
- Gv liên hệ, giáo dục.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
------------------------------------------------------------------- Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 3
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 3)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập lựa chọn, sử dụng từ ngữ để biểu đạt nghĩa. 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm. 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập. - HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong - HS xem tranh, thực hiện yêu cầu. cảnh. Hỏi:
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này?
+ Hãy nói một câu miêu tả về một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
2. Hoạt động luyện tập - thực hành - Mục tiêu:
- Luyện tập lựa chọn, sử dụng từ ngữ để biểu đạt nghĩa.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
2.1. Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ đã cho.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và - HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các câu văn. đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn - HS thảo luận nhóm đôi: thành bài tập a. bao la, mênh mông b. xanh ngắt, xanh thắm
c. trắng trẻo, trắng ngần d. nho hỏ, nhỏ nhắn
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn được từ ngữ
đã thay thế, giúp HS nâng cao năng lực sử
dụng từ ngữ đã biểu đạt.
2.2. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và - HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các câu văn. đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em hoàn - HS thảo luận nhóm 4 em thành bài tập
a. rung chuyển → rung rinh
b. Đỏ chót → đỏ nặng/ đỏ thắm.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày - GV nhận xét kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét
- GV hỏi thêm HS lí do chọn được từ ngữ - HS lắng nghe.
đã chữa, giúp HS nâng cao năng lực sử
dụng từ ngữ đã biểu đạt.
2.3. Đặt câu để phân biệt nghĩa các từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
- HS xác định yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
+ Nước biển trong veo, có thể nhìn
thấy rõ những chú cá tung tăng bơi lội.
+ Đôi mắt của bé to tròn, trong sáng,
luôn nhìn thẳng người đang trò chuyện.
+ Giọng hát trong trẻo của họa mi
dường như đã đánh thức những mầm
cây nhỏ kia, khiến chúng vươn mình
lên khỏi mặt đất ẩm ướt.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS trình bày bài làm của mình. - 1-2 HS trình bày - Các HS khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn chọn nội dung
để đặt câu có từ ngữ đã cho, giúp HS nâng
cao năng lực sử dụng nghĩa từ, sử dụng từ ngữ hay, phù hợp.
2.4. Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ đã cho
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và - HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các câu văn. đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn - HS thảo luận nhóm đôi: thành bài tập a. rải/ rót b. khoe sắc
c. hòa giọng/ cất tiếng
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn được từ ngữ
đã thay thế, giúp HS nâng cao năng lực sử
dụng từ ngữ đã biểu đạt. 3. Vận dụng. - Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Nhà văn nhí. - HS tham gia trò chơi
- Giáo viên đưa ra từng bức tranh, yêu cầu - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2 đội cử đại diên miêu tả bức tranh ấy. Câu
miêu tả nào hay hơn thì đội đó giành được 1
điểm. Sau 3 lượt chơi, đội nào giành được
nhiểu điểm hơn là đội chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
------------------------------------------------------------------ Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 4
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 4)
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU LÍ DO THÍCH MỘT CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện đã học, đã nghe.
- Viết được một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp. 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm. 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác. + Bảng phụ
- HS: SHS, vở, một số truyện cổ tích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Nhìn hình - - HS tham gia trò chơi.
đoán chữ”:
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, cho HS lần
lượt xem một số hình ảnh, yêu cầu HS đoán
xem mỗi hình nhắc đến câu chuyệncổ tích nào?
+ Luật chơi: Đội nào đoán đúng nhiều hơn là đội chiến thắng.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi bảng tựa bài. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hoạt động luyện tập - thực hành - Mục tiêu:
+ Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện đã học, đã nghe. - Cách tiến hành:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu lí do em thích
một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu - 2 HS lần lượt đọc đề bài, xác định yêu cầu.
2.1. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và - 2 HS lần lượt xác định yêu cầu của đọc các gợi ý. BT1 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT, dựa vào - HS viết đoạn văn vào VBT.
kết quả tìm ý ở trang 134 ( Tiếng việt 4, tập
một) và các gợi ý.
2.2. Rà soát, chữa lỗi trong bài viết
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và - HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý. đọc các gợi ý.
Yêu cầu HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn - HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn
văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có)
văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có).
2.3. Chia sẻ đoạn văn trong nhóm
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đọc các gợi ý. BT3 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo - HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm đôi: nhóm đôi. + Đổi bài cho nhau
+ Đọc, nhận xét bài của bạn và ngược lại
+ Chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn ( nếu có). 3. Vận dụng: * Mục tiêu:
- Viết được một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp. * Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động - HS xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS viết một điều em muốn thay đổi - HS viết một điều em muốn thay
để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn vào giấy đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp
và dán vào Khu vườn mơ ước.
hơn vào giấy và dán vào Khu vườn mơ ước.
- Yêu cầu HS tham quan khu vườn mơ ước, - HS tham quan khu vườn mơ ước,
đọc nội dung các bài viết.
đọc nội dung các bài viết.
- Yêu cầu HS bình chọn nội dung bài viết bằng - HS bình chọn.
từ ngữ hoặc khuôn mặt cảm xúc.
- Gv nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------ Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 5
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ (Tiết: 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ được với bạn về âm thanh của một loại nhạc cụ mà em thích; nêu
được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động. - Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả
lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình yêu của bạn
nhỏ với những chiếc chuông gió. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Âm thanh của mỗi
chiếc chuông gió là giai điệu của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Bảng phụ ghi đoạn từ “ Năm mưởi tuổi” đến hết.
+ Hình ảnh hoặc một vài chiếc chuông gió (nếu có). - HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Chia sẻ được với bạn về âm thanh của một loại nhạc cụ mà em thích
+ Nêu được phỏng đoán về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động. - Cách tiến hành:
- GV cho học sinh nghe âm thanh của một - HS lắng nghe, phát biểu
số nhạc cụ, yêu cầu HS cho biết đó là âm thanh của nhạc cụ nào?
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, - HS thảo luận nhóm đôi
chia sẻ được với bạn về âm thanh của một VD: sáo trúc - réo rắc, vui tươi; đàn
loại nhạc cụ mà em thích
tranh - trong và sáng, đàn bầu - sâu
lắng, ngọt ngào; trống - giòn giã,...
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv cho HS xem tranh trong SHS: Tranh - Tranh vẽ bạn nhỏ cùng những chiếc vẽ gì? chuông gió.
- Yêu cầu HS đọc tên và phán đoán nội - HS phát biểu dung bài học.
-GV dẫn dắt vào bài mới: Những giai điệu - HS lắng nghe, ghi tựa bài vào vở. gió, ghi tựa bài.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được
các câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Tình yêu của bạn nhỏ với những chiếc chuông gió.
Từ đó rút ra được ý nghĩa: Âm thanh của mỗi chiếc chuông gió là giai điệu của hi
vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe
- GV HD giọng đọc: giọng kể trong sáng, - HS lắng nghe
vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ chỉ hoạt
động và đặc điểm của sự vật,...)
- Bài được chia làm mấy đoạn? - HS chia đoạn: 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ trong vắt, mỏng tang”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “qua những chiếc chuông” + Đoạn 3: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từ khó: ngời, ngộ nghĩnh, yểu - HS đọc từ khó.
điệu, rung ngân,...
- Hướng dẫn ngắt nghỉ và luyện đọc một số - 1- 2 Hs đọc câu.
câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
Tôi/ ngẩn ngơ trước vẻ yểu điệu/ của
những quả chuông nhỏ xinh/ đung đưa trên
những sợi dây cước mảnh mai.// Nó có gì
đó thật trong sáng/ và cũng rất mộng mơ.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS - HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - 2 nhóm đọc.
- GV kiểm tra 2 nhóm đọc. - GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- Giải nghĩa từ khó hiểu: - HS giải nghĩa từ
yểu điệu: dáng mềm mại, thướt than
ngân rung: âm thanh kéo dài và vang xa
của một vật chuyển động qua lại nhanh và
liên tiếp, không theo một hướng nhất định
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận - HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm đôi
nhóm đôi và trả lời lần lượt các câu hỏi và trả lời lần lượt các câu hỏi trong trong SHS. SHS.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn
cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Chiếc chuông gió bố tặng bạn + Những quả chuông sứ ngời lên lớp
nhỏ năm lên bảy tuổi được tả bằng những men bóng, hoa văn ngộ nghĩnh, vui từ ngữ, âm thanh nào?
tươi, tiếng chuông gió lanh canh, trong
trẻo, quả chuông yểu điệu, nhỏ xinh,
dây cước mỏng mai, trong sáng và rất
+ Câu 2: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ mộng mơ
được tặng có gì đẹp?
+ Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ
được tặng làm bằng thủy tinh trang trí
hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp,
những dây chỉ nhỏ treo thanh đồng vào
lòng quả chuông, âm thanh trong vắt, mỏng tang.
- Rút ý đoạn 1: Vẻ đẹp của hai chiếc - HS nhắc lại.
chuông gió đầu tiên mà bạn nhỏ được tặng.
+ Câu 3: Vì sao bạn nhỏ yêu những chiếc + Bạn nhỏ yêu những chiếc chuông gió chuông gió?
vì chúng đẹp, âm thanh hay và chứa
đựng tình cảm của ngươi gửi cho mình.
- Rút ý đoạn 2: Tình cảm của hai bạn - HS nhắc lại.
nhỏ dành cho những chiếc chuông gió.
+ Câu 4: Bạn nhỏ mong ước điều gì khi + Vì khi ngắm nhìn những chiếc
ngắm những chiếc chuông rung trong gió? chuông gió, bạn nhỏ mong ước mỗi
chiếc chuông sẽ ngân rung những âm
thanh và giai điệu của gió, của ước mơ,
của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng...
- Rút ý đoạn 3: Mong ước của bạn nhỏ - HS nhắc lại
khi ngắm nhìn và lắng nghe giai điệu từ
những chiếc chuông gió
+ Câu 5: Theo em vì sao bài đọc có tên là + Bài đọc có tên là “Những giai điệu
“Những giai điệu gió”?
gió” vì những chiếc chuông tạo ra âm
thanh nhờ sự tác động của gió, là
những giai điệu do gió tạo nên,...
- GV mời HS nêu nội dung, ý nghĩa của - Cá nhân nêu bài.
- GV chốt nội dung, ý nghĩa bài đọc: - HS theo dõi, nhắc lại.
+ Nôi dung: Tình yêu của bạn nhỏ với
những chiếc chuông gió.
+ Ý nghĩa: Âm thanh của mỗi chiếc
chuông gió là giai điệu của hi vọng và sự
tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng - GV đọc lại toàn bài. - HS lắng nhe.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý - HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài
nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc, đọc, xác định giọng đọc, chỗ nhấn
toàn bài những chỗ cần nhấn giọng. giọng.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2,3: - 2-3 HS đọc
Năm mười tuổi,/ tôi có một bộ sưu tập
chuông gió/ đến từ nhiều địa điểm khác
nhau,/ nhiều người khác nhau.//Tôi yêu
tiếng chuông gió,/ yêu tình cảm của mọi
người gửi cho mình/ qua những tiếng chuông gió...//
Mỗi buổi sáng cuối tuần,/ tôi say ngắm
những chiếc chuông rung trong gió/ với
niềm mong mỏi thiết tha:// Mỗi chiếc
chuông nhỏ ấy/ sẽ ngân rung những âm
thanh/ và giai điệu của gió,/ của ước mơ,/
của hi vọng/ và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng...//
- Yêu cầu HS xác định giọng đọc
- HS xác định giọng đọc ( như HĐ 1)
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 2,3 theo - HS luyện đọc đoạn 2,3 theo nhóm nhóm đôi. đôi.
- Gọi đại diện vài nhóm đọc trước lớp.
- Đại diện vài nhóm đọc trước lớp.
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng. - Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
- Em cảm nhận được gì sau bài học này? - HS trả lời
- Gv liên hệ, giáo dục.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
------------------------------------------------------------------- Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 6
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ (Tiết: 2)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Mở rộng vốn từ theo chủ đề : Ước mơ 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm. 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập. - HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong - HS xem tranh, thực hiện yêu cầu. cảnh. Hỏi:
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này?
+ Hãy nói một câu miêu tả về một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
2. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu:
+ Mở rộng vốn từ theo chủ đề : Ước mơ
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
2.1. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1
- HS xác định yêu cầu của BT1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nối lời - HS thảo luận nhóm đôi:
giải nghĩa phù hợp ở cột B vớimỗi từ ở cột + mơ màng: Thấy phảng phất không B
rõ trong trạng thái mơ ngủ.
+ mơ mộng: Say sưa theo đuổi những
hình ảnh tốt đẹp, nhưng xa vời, thiếu thực tế.
+ mơ tưởng: Mong mỏi, ước mơ điều
chỉ có kể có trong tưởng tượng.
+ mơ ước: Mong muốn thiết tha điều
tốt đẹp trong tương lai
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe. - GV nhận xét kết quả.
2.2. Chọn từ phù hợp
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2
- HS xác định yêu cầu của BT2
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS làm bài cá nhân vào VBT. a. mơ màng b. ước mơ b. mơ ước d. mơ tưởng e. mơ mộng.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp. - HS khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
2.3. Tìm từ ngữ ghép được với từ “ước mơ”
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
- HS xác định yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT trong - HS thực hiện yêu cầu BT trong
nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
(Ước mơ viển vông, ước mơ cao cả,
ước mơ xa vời, ước mơ ngọt ngào,...)
- Gọi 1-2 nhóm trình bày bài làm của - 1-2 HS trình bày mình.
- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
2.4. Đặt câu với từ ngữ tìm được
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4
- HS xác định yêu cầu của BT4
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
+ Chúc bạn đó tuổi mới với nhiều ước mơ đẹp.
+ Cậu ấy thường có những ước mơ xa vời.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp. - HS khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe.
2.5. Nêu tình huống phù hợp với thành ngữ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT5.
- HS xác định yêu cầu của BT5.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT trong - HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm. nhóm.
VD: Cầu được ước thấy: Em mong
được nuôi một con chó Người thân
tặng em một con chó nhân dịp sinh nhật.
- Gọi 1-2 nhóm trình bày bài làm của - Đại diện 1-2 nhóm trình bày mình.
- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét kết quả. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng. - Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? - HS tham gia trò chơi
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội VD; ước mơ nho nhỏ, ước mơ phi
tiếp sức ghi các cụm từ trong đó có từ “ước lí,.... mơ” - Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
................................................................................................................................. .
------------------------------------------------------------------ Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 7
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ (Tiết: 3)
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU LÍ DO THÍCH MỘT CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện.
- Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu nghe được từ những chiếc chuông gió. 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm. 3. Phẩm chất.
Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Âm thanh của vài loại chuông gió.
- HS: SHS, vở, một số truyện về tình cảm gia đình, bạn bè.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể tên các câu chuyện về - HS kể tên các câu chuyện về tình
tình cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi bảng tựa bài. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu:
+ Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện đã học, đã nghe. - Cách tiến hành:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu lí do em thích
một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm
gia đình hoặc bạn bè.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu - 2 HS lần lượt đọc đề bài, xác định yêu cầu.
2.1. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và - 2 HS lần lượt xác định yêu cầu của đọc các gợi ý. BT1 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT, dựa vào - HS viết đoạn văn vào VBT. các gợi ý.
2.2. Rà soát, chữa lỗi trong bài viết
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và - HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý. đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn - HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn
văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có)
văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có).
2.3. Chia sẻ đoạn văn trong nhóm
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đọc các gợi ý. BT3 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo - HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm đôi: nhóm đôi. + Đổi bài cho nhau
+ Đọc, nhận xét bài của bạn và ngược lại
+ Chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn ( nếu có).
2.4. Trưng bày và bình chọn đoạn văn em thích
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và - HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các gợi ý. đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật - HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ Phòng tranh trong nhóm.
thuật Phòng tranh trong nhóm.
- Yêu cầu HS bình chọn đoạn văn mình thích và giải thích lí do. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: * Mục tiêu:
- Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu nghe được từ những chiếc chuông gió. * Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS xác định yêu cầu
- Cho HS nghe âm thanh của vài loại chuông - HS nghe âm thanh của vài loại gió. chuông gió.
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi những
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
cảm nhận về giai điệu nghe hoặc tưởng tượng
được từ những chiếc chuông gió.
- Gọi 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học và - HS lắng nghe. chủ điểm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------ Ngày tháng năm 202 GVCN P Hiệu Trưởng Ngô Thanh Tới Nguyễn Hữu Hiền