-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình dược liệu | Trường Đại học Y Khoa Vinh
Giáo trình dược liệu | Trường Đại học Y Khoa Vinh. Tài liệu gồm 186 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Đại cương dược liệu 2 tài liệu
Đại học Y khoa Vinh 48 tài liệu
Giáo trình dược liệu | Trường Đại học Y Khoa Vinh
Giáo trình dược liệu | Trường Đại học Y Khoa Vinh. Tài liệu gồm 186 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương dược liệu 2 tài liệu
Trường: Đại học Y khoa Vinh 48 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giáo trình dược liệu
I một số khái niệm cơ bản
Dược liệu: là môn học chuyên nghiên cứu những nguyên liệu đầu dùng làm
thuốc (material medicin) phòng, trị bệnh cho ngời và vật nuôi. Những nguyên liệu
này có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật. Trong đõ có tới trên 80%
nguyên liệu đầu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên đã đổi tên thành dược
liệu (medicin plants).
Đông dược: là môn học nghiên cứu cách thu hái, bảo quản, sử dụng và bào chế
các nguyên liệu dùng làm thuốc của các nước phuơng Đông trong phòng trị bệnh.
Dược liệu thú y: là môn học nghiên cứu các nguyên liệu dầu, dùng làm thuốc
phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, còn nghiên cứu thêm các cây có khả năng
gây độc cho gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị. Vậy, muốn hiểu biết sâu và đầy
đủ môn dược liệu học thú y chúng ta không thể tách rời những kiến thức về dược lý,
độc chất và dược liệu học nói chung của nhân loại.
II. – Lịch sử và sự phát triển. A.L
ịch sử và sự phát triển của môn dược liệu học trên thế giới.
Môn Dược liệu học cũng như thế giới. Từ thời xa xưa nhất, con người đã tìm
cho mình những thức ăn và các vị thuốc trong cỏ cây và tập phân biệt chúng với cây
độc. Đầu tiên các hiểu biết được truyền miệng. Sau được ghi chép lại.
Trên các bảng đất sét dược giữ lại tại bảo tàng ở Anh; người ta đã tìm được các
tài liệu cổ từ thời kỳ Xumêriêng Acadi, Babilon. Một số khác có từ 4000 năm trước
công nguyên, được ghi bằng hình nón theo lệnh của vua Axyri Axuapanipal, trên đó
có ghi các dược liệu: thuốc phiện, thiên tiên tử, a nguỳv.v...Gần 2000 năm trước công
nguyên, vua Axyri Hamurabi khuyến khích trồng cây thuốc. Từ khi nền Y học còn
có tính chất kinh nghiệm, còn lẫn nhiều yếu tố thần thoại nhà thờ, thì người ả rập
cũng biết sử dụng gôm Acaxia, camphora abissinica, phan tá diệp, da đắng, thuốc
phiện, thầu dầu. Đây là bản viết này nổi tiếng của Ebe (1600 trước công nguyên) đã
bàn đến bệnh và các vị thuốc thảo mộc.
Việc khảo sát các nền văn minh cũ của Trung Quốc, ấn độ văn minh mới của
các dân tộc Adơtéc, Mêhicô và các dân tộc Inca ở Pêru chứng tỏ đã có sự hiểu biết
sâu sắc về các cây thuốc và cây độc dược ở đây.
Các thầy thuốc nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại nh : Aristoy, hypocrat, đã biết dùng các
loại thuốc ngủ, thuốc phiện, thiên tiên tử.
Mondragora trong cuốn “lịch sử cỏ cây” đã mô tả chính xác về đặc điểm thực
vật của nhiều cây thuốc.
Diotcorit sinh tại tiểu á (người Hy Lạp) đã đi chu du Ai cập, châu Phi, Tây Ban
Nha, ý...Tập khảo sát luận của ông (77 năm sau công nguyên) đã được dịch ra tiếng
la tinh ở thế kỷ 15 với tên là “Dược liệu”. Tập này đã thống kê 500 vị thuốc láy từ
thực vật, động vật và khoáng vật. Công trình của ông được truyền bá trong thế giới
La mã, Ai cập và có ảnh hưởng tới cuối thời trung cổ.
ở La Mã (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên) Xensut đã mô tả 250 dược liệu. Plin ở
Langxiêng đã ghi lại các đặc tính Y học của cây cỏ trong nhiều tập của quyển “lịch sử thiên nhiên”.
Galiên (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) được coi là người thầy của ngành bào
chế học, đã cung cấp các đơn chế thuốc. Ông đã có ảnh hưởng đến nền Y học
phương Tây trong nhiều thế kỷ.
ở thế kỷ 13, bên châu Âu những tiến bộ khoa học không đáng kể, thì ở thế giới
A rập đã qua một thời kỳ thịnh vượng. Thế giới A rập đã truyền bá các kiến thức Hy
Lạp, La mã và ấn Độ và có thêm những tìm tòi mới…Bên cạnh các nhà khoa học vĩ
đại của A rập nh Ghenbe Rhadet, Medue còn có các thầy thuốc vĩ đại Avixen,
Avendoa, Averoet và một nhà dược liệu thực sự Inbayta. Ông đã mô tả hơn 2000
dược liệu (có 1700 thuốc nguồn gốc thực vật) trong cuốn “Dược chất đơn giản”.
Ngoài trường phái A rập, trường phái của Salecnơ do Xacdơ Magnơ thành lập,
đã có tiếng tăn đến thế kỷ 14. ở đây người ta viết các cuốn sách về cỏ cây làm thuốc,
về thuốc chống độc. Tập đơn thuốc của thế kỷ 11 và một bài thơ có tiếng “Tinh hoa
của Y học” đã ghi 100 vị dược liệu quan trọng được các thầy thuốc Pháp Nicola
privot xem lại và trở thành cuốn sách thuốc chống độc có giá trị.
Tại Pháp ở thế kỷ 12 việc chế thuốc và bán thuốc là đặc hữu của các nhà tế bào
chế ; mà Xanh lu-i đã ban hành điều lệ năm 1258. Sau thời kỳ thập tự chinh, các tủ
dược liệu đã chứa đầy các gia vị và các cỏ cây có nguồn gốc phương Đông. Việc tìm
ra đường bể đi ấn Độ của Vascogama (1498), đi châu Mỹ của Colong 1492 đã giúp
cho việc nhận biết thêm về dược liệu mới (Cacao, Chè, Càphê).
Ngành Y học và Dược học bắt đầu thoát khỏi kinh nghiệm chủ nghĩa và đi sâu
vào thực nghiệm. Paraxen là một trong những người đầu tiên đã muốn chết “linh
hồn” của cây cối dưới dạng “Nguyên tố thứ 5”, là khái niệm đầu tiên của hoạt chất.
Trong khi các người xưa đi tìm vị thuốc đa năng thì đối với Paraxen trong thiên
nhiên tương ứng với mỗi bệnh là một vị thuốc có đặc diểm riêng để con người có thể
nhận ra được, đó là “Thuyết về các chữ ký”. Dựa vào tín ngưỡng cho rằng hình dạng
và màu sắc của mỗi cây có thể biểu hiện các tính chất y học của nó như vị:
Checdilonium majors có nhựa vàng, giống như mật của gan dùng để chữa bệnh cho
người mắc bệnh gan. Vị Pulmonaria officinale có lỗ lốm đốm trắng gần nhu mô ở
phổi dùng trị bệnh về phổi. Vị Eyrthracea cenfansium có thân vuông đợc dùng trị
bệnh sốt rét... Học thuyết này đã đợc J.B Pocta bảo vệ, năm 1558 ông đã xuất bản
tập Phitognomica. Trong tập sách này còn mắc nhiều lầm lẫn nhưng thời kỳ đó đã có
ảnh hưởng lành mạnh, làm cho kiến thức dược liệu tiến bộ và có điều đáng khen là
đã làm xuất hiện khái niệm “đặc hiệu”.
Các kiến thức được truyền bá nhờ các nhà in Machiolơ (1000-1577) xuất bản ở
ý tập bình luận của Điôtcorit. Nhiều vườn thực vật đã xây dựng ở Pháp. ở Pari có v-
ườn của Nicola Hen, người chế thuốc chuyên bán gia vị (1580). Năm 1626 tập đoàn
các nhà bào chế mua một miếng đất ở phố Acbalit để đạt vườn ơm cây làm thuốc.
Tới lúc này, ngành Dược (với nhiệm vụ xác định, kiểm nghiệm dược liệu và chế
thuốc) được tách ra khỏi ngành Y. Người ta bước vào giai đoạn khoa học dựa trên
quan sát và thực nghiệm. Các nhà khoa học đều xác định rằng điểm xuất phát cơ
bản của môn học này là xác định dược liệu về mặt thực vật một cách chính xác. Sau
đó một thời gian người ta đã khảo sát chiết xuất và phân lập được các hoạt chất. Đó
mới là cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên.
Đầu thế kỷ 19 Secrtuener tách đợc morphin từ thuốc phiện. Năm 1818
Penlơchie Cavăngtu chiết được Strichnin, 1820 tìm được quinin. Người ta đã tìm ra
được con đường hoá học của các ancaloit.
Trong thời gian này, người ta cũng tách được các Heterozit: Salixin của liễu
(1830 lơru) Amydalin (1830 Robike) Digitalis kết tinh của dương địa hoàng tía (Nativen 1868).
Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho phép nhận biết các thành phần của cây
cối và dần gỡ ra khái niệm về các hoạt chất. Năm 1813-1878 Clode Berna đã thử tác
dụng dợc lý của thuốc trên động vật thí nghiệm, từ đó tìm ra bộ phận nào cần sử
dụng của dược liệu và tìm được sự tương quan giữa cấu trúc hoá học của các thành
phần với tác dụng của nó trên động vật thí nghiệm.
Như thế dược liệu học đã xuất hiện ba mặt hoạt động:
1- Khảo sát các thành phần hoá học tìm các hoạt chất có trong cây.
2- Kiểm nghiệm dược liệu bằng các phơng pháp thực vật học.
3- Khảo sát tác dụng dươc lý và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong điều trị.
Việc khai thác các nguyên liệu trong thiên nhiên dùng làm thuốc ngày càng
phát triển. Các dược liệu dùng trong một nước có tình trạng không đủ dùng hoặc
dùng thừa. Đó là nguyên nhân làm nẩy sinh việc buôn bán thuốc và dược liệu giữa
các nước được phát triển mạnh mẽ. Một kỹ nghệ mới đã xuất hiện - kỹ nghệ chế biến
sơ bộ các nguyên liệu làm thuốc. Dược liệu được buôn bán trao đổi giữa các nước ở
trạng thái nhỏ, hay tán bột; nhưng cũng từ đó phát sinh ra những khó khăn trong
việc nhận thức phân biệt các vị thuốc đã tán nhỏ, băm vụn phải tìm được trong các
vị thuốc đắt tiền sự giả tạo, pha trộn cố tình của kẻ buôn bán thuốc thiếu lương tâm
hoặc sự pha trộn vô tình thất thường trong việc buôn bán thuốc, giữa các nước, ngày
càng phát triển. Đồng thời nhờ những tiến bộ của ngành hoá phân tích mà việc tiêu
chuẩn hoá các dược liệu và kiểm nghiệm nó được hình thành.
Song song với sự tiến bộ của các ngành khoa học khác, nhất là hoá học, dẫn tới
việc chiết xuất ra các hoạt chất chính. Dần dần người ta đã tổng hợp được hoạt chất
nhân tạo với số lượng gần như vô tận. Thế nhưng cỏ cây vẫn giữ được tầm quan
trọng của nó trong điều trị. Thực tế tác dụng dược lý của cây không hẳn lúc nào
cũng là tác dụng của chế phẩm nguyên chất đã được tách ra. Thông thường, thuốc
có nguồn gốc từ động vật sống, được cơ thể chịu đựng dễ hơn là thuốc tổng hợp có
tác dụng dược lý mạnh. Thêm vào đó là các tác dụng phụ, đôi khi chưa nhìn thấy được.
Các nước phương Đông cũng có một nền Đông y dợc truyền thống lâu đời.
Trung Quốc, ấn Độ, là những trung tâm lớn về lĩnh vực này trong suốt cả thời kỳ cổ
đại. Nhiều bộ sách lớn còn để lại cho đến ngày nay:
- Thần nông bản thảo chinh là bộ sách có từ thời nhà Hán (50-150 trớc công
nguyên). Nguyên bản đã thất lạc, đến đời nhà Minh và nhà Thanh có người đã biên
soạn lại cuốn sách này. Đây là sách chuyên khoa đầu tiên về thuốc của Trung Quốc.
Trong đó gồm 365 bài dợc liệu.
- Thần nông bản thảo kinh tập chú (493-500 CN). Dựa vào cuốn sách trên, Đào
Hùng Cảnh đã chỉnh lý, bổ sung thêm thành 730 loại làm thuốc.
- Tân tu bản thảo (657 - 659 CN). Cuốn sách đã ghi chép tỷ mỷ 844 loại dược
liệu. Có thể coi đây là cuốn Dược Điển đầu tiên của Trung Quốc .
- Chng loại bản thảo (1108CN) của Đường Châu Vi thời nhà Tống biên soạn.
Gồm 1740 loại làm thuốc. Đặc điểm cuốn sách này là có kèm theo tranh vẽ, có ghi
chép nguồn gốc, cách chế biến của từng vị thuốc và những đơn thuốc kim cổ kèm
theo. Đồng thời đã hiệu đính, bổ sung về mặt dược tính của từng vị thuốc.
Bản thảo cương mục (1596 CN). Do Lý Thời Trân biên soạn ở đời nhà Minh.
Sách bao gồm 1892 loại thuốc. Trong đó 257 loại khoáng vật, 444 loại động vật, 1094
loại thực vật và 79 loại thức ăn hàng ngày.
Trong bộ sách này, Lý Thời Trân đã vẽ tranh bổ sung, sắp xếp có kết hợp phân
loại theo đặc tính phân loại của thuốc.
Ngời Trung Quốc coi đây là công trình phân loại thực đầu tiên của thế giới, tr-
ớc cả Linê chừng 200 năm.
Mỗi vị thuốc có ghi rõ các mục: tên gọi, địa lý thu hái, hình thái, tính chất, chủ
trị, bài thuốc mẫu...
Bản thảo cương mục đã tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân suốt 16
thế kỷ trước. Đã được dịch ra 6 thứ tiếng: La tinh, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật. Lý
Thời Trần và bộ sách của ông đã có vị trí xứng đáng trong kho tàng khoa học thế giới.
- Bản thảo cương mục tập di (1848CN). Đây là bộ sách lớn ở thế kỷ 19 của
Trung Quốc. Ngô Kỳ Tân biên soạn sau ngày giải phóng (1949) việc nghiên cứu và
áp dụng Đông y càng được đẩy mạnh. Hai cơ quan nghiên cứu lớn về Trung y ở Bắc
Kinh và Nam Kinh, tiếp đó nhiều cơ quan tương tự, ở khắp các tỉnh, các vùng của
Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới về các mặt: điều tra nguồn gốc và trữ lư-
ợng, kiểm định phẩm chất, nghiên cứu tác dụng dược lý, thành phần hoá học, các
ứng dụng điều trị mới, các phương pháp điều chế mới...Nhiều vấn đề đã đạt trình độ
cao, hiện đại của thế giới. Rất nhiều sách và tạp chí của Trung Ương và địa phương
đã ra đời, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho nền Y học phương Đông và thế giới.
B.- Lịch sử phát triển của Đông dợc Thú y và Dược liệu học ở Việt Nam:
Đông dược Thú y là môn học mới được thành lập gần đây. Tuy vậy việc tìm tòi
cây cỏ chữa bệnh cho vật nuôi đã được nhân dân ta, đặc biệt là các danh y nổi tiếng
của dân tộc áp dụng từ thời cổ xa. Các thầy lang được mời về kinh đô ngoài việc
chữa bệnh cho vua chúa, quan lại, nhiều khi còn phải chữa bệnh cho cả súc vật nuôi
có nhiệm vụ bảo vệ hay làm cảnh ở trong cung đình: voi, ngựa, chó, chim....Rất tiếc
việc đó làm xong cha đợc các danh y quan tâm ghi chép lại. Vì vậy không có những
bộ sách lớn chuyên về Đông dược thú y. Sau ngày giải phóng 1954, các cán bộ thú y
của ta đã quan tâm hơn đến vấn đề chữa bệnh cho gia súc và gia cầm bằng thuốc
Nam, đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh cho gia súc trong nhân dân và đem
áp dụng. Nhìn chung những kinh nghiệm được phổ biến còn rất đơn giản, tản
mạn.việc su tầm, tổng hợp một cách khoa học để viết thành chuyên luận lớn giới
thiệu việc dùng thuốc nam chữa bệnh gia súc, gia cầm còn rất ít. ở một số sách giáo
khoa thú y: Nội, Ngoại, Sản, Ký sinh trùng, Dược lý... cũng có giới thiệu một số vị
thuốc nam thờng dùng trong thú y để chữa bệnh cho vật nuôi. Các giáo trình này
cũng chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng vị thuốc để chữa bệnh mà cha đi sâu tìm hiểu
cơ chế, tác dụng dược lý... của vị thuốc đó.
Muốn hiểu về lịch sử phát triển của Đông dược Thú y ở Việt Nam chúng ta cần
phải biết được lịch sử phát triển của Dược liệu học nói chung của nước ta.
lịch sử của môn dược liệu học ở Việt Nam.
Tập dược liệu đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam năm 1429 thời Lê Thái Tổ.
Đây là một cuốn sách do Phan Phu Tiên biên soạn, từ cuối đời Trần, qua thời nhà
Hồ và thời kỳ giặc Minh chiếm đóng (1407-1413) đến năm 1429 thì hoàn thành.
Tập dược liệu thứ 2 có giá trị đó là Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh. Cụ đã
ghi rõ giá trị của 630 vị thuốc nam, kèm theo đó một tập gồm 13 đơn thuốc làm mẫu
và 37 cách chữa các chứng sốt nhiệt (thập tam phương gia giảm và thương hàn thất
thập pháp). Theo cụ, đối với người Nam, thuốc nam thích hợp và tốt nhất. Tuệ Tĩnh
được coi là người đầu tiên sáng lập ra nền Y học Việt Nam (sau này Lãn Ông là ng-
ười tuyên truyền rất có uy tín và kết quả). Tuệ Tĩnh được coi là Tổ sư của Y học cổ
truyền ở Việt Nam. Hiện nay có chùa Hồng vân được thiết lập để nhớ ơn Cụ. Nhà
Minh phong kiến, thấy nước ta có vị danh y chuyên dùng các vị thuốc nam để giảm
giá thành thuốc bắc nên đã sang “đón” Cụ về Trung Quốc chữa bệnh cho Tống V-
ơng Phi. Năm 1412, sau khi Cụ đã chữa khỏi bệnh cho Tống Vơng Phi, vẫn không
được tha về mà bị giam giữ ở thành Kim Lăng. Đồng thời các sách Cụ viết ra trớc
đều bị nhà Minh tìm cách mua lại hết. Tuệ Tĩnh vắng mặt ở nước Nam nên thuốc
Nam bị phát triển chậm một thời gian.
Tiếp theo Tuệ Tĩnh là cụ Hải Thợng Lãn Ông (1721-1792). Trong đời hoạt động
cống hiến cho nghề thuốc, Hải Thợng Lãn Ông đã để lại cho chúng ta một bộ sách
gồm 66 quyển, trình bày cả y lý và dược liệu, đồng thời còn có một tập sách nhỏ
khác, kê nhiều đơn thuốc có giá trị. Lãn Ông đợc coi là ngời sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam.
Đã nhiều lúc, thuốc nam, thuốc bắc bị coi khinh, xem thờng. Sách về dược liệu
hầu nh rất ít. Nhng trong nhân dân, việc dùng thuốc nam thuốc bắc vẫn được tín nhiệm lưu truyền.
Ngày nay, phương châm kết hợp Đông Tây y được đề cao. Về mặt cơ sở vật
chất, thiết bị hiện đại được tăng cường để đa khoa học tiên tiến vào việc nghiên cứu
và sử dụng các nguồn được liệu phong phú của nước ta.
Nhiều cơ quan nghiên cứu và giảng dạy về Dược liệu xây dựng và phát triển
nh Viện nghiên cứu y học cổ truyền, Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược khoa...
Nhiều sách viết về Dược liệu Việt Nam đã xuất bản và có giá trị không ở trong
nước, mà cả các nước trên thế giới cũng đánh giá cao.
Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã đợc
coi là một trong 6 viên ngọc quý của thế giới, trong dịp triển lãm sách quốc tế trước đây.
Chúng tôi đã thừa hưởng các giá trị của các tập sách nói trên, kết hợp với kinh
nghiệm nhân dân sưu tàm được, với các thực nghiệm khoa học của cán bộ ngành
chăn nuôi thú y trong cả nước, để viết nên tập bài giảng này.
tên gọi các vị thuốc
Chúng ta đã biết việc tìm ra nguyên liệu đầu dùng làm thuốc gồm: cây, động
vật và khoáng vật là cả một quá trình lâu dài, nó song song tồn tại cùng với lịch sử
phát triển của loài người. Loài người phải trải qua rất nhiều công trình nghiên cứu
kể cả thành công và thất bại mới rút ra được các kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý
báu trong việc điều tra, sử dụng thuốc. Kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ nhiều
theo từng dòng họ, đặc biệt là các bài thuốc gia truyền (do trước đây phương tiện
giao lưu, trao đổi khó, ngôn từ ít, sử dụng thuốc cũng giống như mọi mặt của cuộc
sống hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp). Do vậy tên gọi của các vị thuốc thờng rất
khác nhau. Thực tế đã gặp một cây thuốc nhng có rất nhiều tên hay ngược lại một
tên nhng được đặt cho nhiều cây khác nhau. Một phần cũng còn do một số vị thuốc
lại có nhiều công dụng khác nhau. Nên người đặt tên thuốc lại dựa vào công dụng
của vị thuốc được sử dụng lần đầu. Việc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc được dựa
trên các nguyên tắc sau đây
1.- Căn cứ vào công dụng vị thuốc mà đặt tên
Thảo quyết minh là cây có hạt, uống vào sẽ sáng mắt ra (quyết minh tử). ích
mẫu: là vị thuốc có ích cho người mẹ. Phòng phong là vị thuốc có tác dụng chữa cảm
gió, đau đầu, chóng mặt nhức các khớp xương
2.- Căn cứ vào màu sắc của vị thuốc
Hoàng liên: vị thuốc có mầu vàng rễ cây mọc liên tiếp. Hoàng đằng: Vị thuốc
này có màu vàng. Huyền sâm: thứ sâm có mầu đen. Hồng hoa: vị thuốc là một thứ hoa có mầu hồng.
3.- Căn cứ vào hình dạng
Ngưu tất: Ngưu là Trâu, tất là gối - vị thuốc có thân cây nơi cành mọc bị phình
to ra giống đầu gối con trâu. Cẩu tích (gốc rễ cây lông cu li) - cẩu là chó, tích là cái
lưng. Cẩu tích vị thuốc trông giống lưng chó. Ô đầu - Ô là con quạ. Vị thuốc trông
giống đầu con quạ.
4.- Căn cứ vào mùi vị của thuốc
Đinh hương: vị thuốc giống cái đinh có mùi thơm. Hồi hương: vị thuốc thơm
như hồi.Cam thảo: cam = ngọt, thảo = cỏ, 1 loại cỏ có vị ngọt. Khổ sâm – vị thuốc
giống sâm nhưng có vị đắng. Khổ quá mướp đắng...
5.- Căn cứ vào địa phương sản xuất
Sâm Bố chính - Sản xuất ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình. Ba đậu: Sản xuất ở
Ba Thục (Trung Quốc giống nh hạt đậu).
6.- Căn cứ vào cách sống mà đặt
Bán hạ: vị thuốc thu củ vào giữa mùa hạ. Hạ khô thảo: vị thuốc đến mùa hạ thì
khô héo. Nhẫn đông: cây chịu được qua mùa đông vẵn xanh tốt (kim ngân), hay tang ký sinh...
7.- Căn cứ vào những điển tích, tên người dùng
Đỗ trọng: Vị thuốc được dùng đầu tiên do người có họ Đỗ tên Trọng. Hà thủ ô:
Hà = họ Hà, thủ = Đầu, ô = quạ. Ông lão họ Hà tóc đã bị bạc dùng thuốc này đầu trở
thành đen như đầu quạ. Sứ quân tử: chính là Sứ Quân Tử một vị sứ quân họ Quách
chuyên dùng thuốc này chữa bệnh cho trẻ em bị cam tích do giun sán. Do đó đặt tên
là hạt của ông sứ quân = Sứ quân tử (tử = hạt).
8.- Căn cứ vào bộ phận dùng
Chỉ một bộ phận của cây hay con được dùng làm thuốc: tang diệp (là cây dâu);
Cúc hoa (hoa cúc), hổ cốt (xơng hổ), Niết giáp (mai ba ba), cát căn (củ sắn dây)...
9. Căn cứ vào tên ngoại quốc mà phiên âm ra
Actixô: phiên âm từ tiếng Pháp Artichant. Man - đà - la - hoa tiếng ấn Độ -
cây có màu sặc sỡ. Nó chính là cây cà độc dược
Có khi cùng vị thuốc nhng vì nơi sản xuất có tiếng là tốt, ngời ta thêm nơi sản
xuất. Ví dụ : Xuyên Hoàng liên (Hoàng liên của tỉnh Tứ Xuyên). nhng nhiều khi
trong cùng một tên thuốc, thêm tên địa phơng vào, tưởng là cùng một loại nhưng
thực ra là hai cây khác nhau. Xuyên bối mẫu chữa ho lao, ho khan, còn Triết bối
mẫu là chứa ho cảm, ho gió. Lại cũng có vị thuốc thêm chữ nam ( hay chữ thổ ) vào
thì lại là một vị thuốc hoàn toàn khác.Ví dụ: Nam hoàng liên có khi là cây hoàng
đằng có khi là cây thalinctrum. Cam thảo nam là cây scoparia dulsis hay cây Abrus
Precatorius. trong khi cam thảo bắc là cây Glycyrrhiza coralensí hay Glycyrrhiza glabra.
Vậy về việc gọi tên, nêu một số nguyên tác chung trên đây để chung ta tham
khảo. Nên gọi theo Việt nam là tốt nhất. Nhng mỗi nơi lại gọi mỗi khác. Do đó sẽ gặp
khó khăn khi nghiên cứu và sử dụng. Vì vậy đối với mỗi cây thuốc chúng ta thống nhất nh sau:
- Các tên thường dùng ở Việt Nam.
- Tên của số nước trên thế giới có.
- Tên khoa học (cả tên cây và họ thực vật hay chi và bộ của động vật)- viết tên
La tinh, phải ghi cả tên người phân loại vì có thể mỗi tác giả phân loại một khác.
nguồn gốc của thuốc.
Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ rất lâu. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên ta
khi tìm kiếm thức ăn đã ăn phải cây độc gây tiêu chảy, nôn mửa hay chết người, dần
dần loài người đã biết phân loại cây độc với cây làm thức ăn. kinh nghiệm tích luỹ
dần, loài người không những biết lợi dụng cây để làm thức ăn mà còn biết sử dụng
cây làm thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc
ngoại bang. Nh vây việc phát minh ra cây thuốc đã có từ thời thợng cổ khi đấu tranh
với thiên nhiên, tìm thức ăn mà có. Nguồn gốc để tìm ra thức ăn, thuốc và cây độc
đều giống nhau. Việt Nam tồn tại 2 dạng người làm thuốc
- Thuốc nam gia truyền: Trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại
và phát huy, loại này không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít người.
- Loại cũng dùng thuốc nhng có hiểu biết về y lý, khoa học tồn tại trong khu đô
thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh.
Về nguồn gốc dược liệu: tạm thời phân chia thành 2 loại
Loại 1: Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên - hoàn toàn dựa vào thiên nhiên mà
khai thác kể cả thực vật, động vật và khoáng vật.
Loại 2: Dược liệu do con người sản xuất ra.
Hai nguồn gốc nói trên, nhiều vị thuốc phân biệt hơi khó, càng về quá khứ thuốc
gần nh chỉ dựa vào thiên nhiên, bị động bởi thiên nhiên. Càng về sau, người ta nhận
thấy rằng không thể để cho thiên nhiên chi phối, mà phải tự mình bắt thiên nhiên
phục vụ mình. Do vậy việc trồng tỉa cây và nuôi động vật làm thuốc được đẩy mạnh.
Khi kỹ nghệ dược phẩm cha phát triển, cây mọc hoang hay động vật làm thuốc
sống hoang dại là nguồn dược liệu chính. Về sau, nguồn dược liệu kể trên ngày càng
hiếm do khai thác quá mức hay phá hoại nghiêm trọng. Hơn nữa do cây mọc hoang
hiếm dần, nên mọc lẻ tẻ, dẫn dến việc thu hái đòi hỏi nhiều công phu. Do vậy nên
nghề nuôi con và trồng cây làm thuốc đã ra đời. Nhiều khi chăn nuôi và trồng cây
làm thuốc đặt ra do nhu cầu xã hội thúc đẩy. Ví nh trồng canh ký na được đặt ra vì
cây này mọc hoang dại trở nên hiếm. Nuôi hươu, nai, để chủ động lấy nhung, sừng
và xương. Hiện nay nhiều nơi đã trồng cây thanh cao hoa vàng để sản xuất thuốc
chống ký sinh trùng sốt rét. Việc trồng tỉa hay chăn nuôi nh vậy có nhiều u điểm
- Chủ đồng được nguốn thuốc.
- Không sợ nhầm lẫn, giả mạo. Do sự chăm sóc, ta có thể làm tăng hoạt chất của vị
thuốc nên sẽ tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc.
- Chi phí về thu nhặt, vận chuyển và chế biến sẽ giảm đi nhiều. Cây trồng đến
tuổi, thu hoạch đều cùng một lúc, việc thu hoạch có thể cơ giới hoá đợc.
- Lựa chọn địa điểm trồng gần nơi phơi sấy và xởng sản xuất để giảm chi phí về
vận tải, tránh sự hỏng từ lúc thu hái đến khi sấy khô và bào chế.
Còn đối với việc chăn nuôi động vật làm thuốc, ngoài những ưu điểm kể trên, việc
chăn nuôi còn để cho ta chủ động mọi biện pháp tác động vào súc vật, chủ động
nguồn thức ăn, chủ động phòng chữa bệnh theo dõi sức khoẻ con vật hàng ngày ...tạo
cho nó cuộc sống gần giống với cuộc sống thiên nhiên. Như thế tất nhiên sẽ cho sản
phẩm làm thuốc cao nhất, tốt nhất.
Những quy tắc về trồng tỉa hay chăn nuôi động vật làm thuốc, chúng tôi không
giới thiệu chi tiết ở giáo trình này vì nó thay đổi theo từng cây và con. Nhưng chúng
tôi sẽ giới thiệu một số vấn đề cần chú ý
Phải dựa vào các thành tựu của các ngành khoa học: sinh học phân tử, di
truyền học... để chọn giống tốt, ít bệnh, năng suất cao và ổn định. Với cây thuốc
chúng ta cần chọn phơng pháp nhân giống tốt nhất: Gieo hạt, cấy thẳng hay cấy lại,
trồng bằng cành hay bằng rễ...
Phơng pháp bón, tới: dùng phân gì để tăng hoạt chất, tăng hiệu suất kinh tế của
cây trồng. Thời kỳ sinh trởng nào cây cần nhiều nớc, giai đoạn nào cần ít ...Sự bón
phân đã đợc nghiên cứu nhiều. Ví dụ nh cây Atropa bentadona mọc hoang chỉ có 0,3
– 0,5 % ancaloit. Nếu ta bón phân tốt và đúng mùa vụ, hiệu suất ancaloit sẽ tăng 0,8
%, đồng thời lợng lá thu hoạch sẽ tăng. Ngợc lại với cây bạc hà, vì bón phân không
đúng nên làm giảm lợng tinh dầu.
Do các kết quả trên, việc trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc ngày càng
phát triển. Việc phát triển dợc liệu làm thuốc đang là một yêu cầu cấp bách của xã
hội. Chúng ta cần nghiên cứu, phát triển hơn nữa, góp phần bảo vệ sức khoẻ đàn gia
súc và phát triển nền kinh tế nớc nhà.
Ngành thú y, tiến bộ về mặt này còn chậm, việc chữa bệnh cho gia súc bằng
thuốc nam ở các cơ sở cha đợc các cán bộ thú y chú ý. Nguyên liệu dùng làm thuốc
chữa bệnh cho gia súc hoàn toàn còn phụ thuộc vào bên nhân y và thu hái tự nhiên,
chứ cha chủ động trồng đợc. Mấy năm gần đây, một số địa phơng cũng có nghiên
cứu thí điểm vờn thuốc thú y nhng bị “phá sản” vì hoặc do thiếu cán bộ, hoặc thiếu
kinh phí, hoặc lãnh đạo ở đơn vị đó thiếu quan tâm
cân đong dùng trong đông dợc
Trong thực tế hiện nay vẵn đang tốn tại 2 hệ thống đơn vị cân đong khi sử dụng Đông dợc
Hệ thống cân đong cũ (theo đồng cân, lạng, cân ta...)
Hệ thống cân đong thông dụng của quốc tế (gam, kilogam, miligam, minilít...)
Để giúp tham khảo, xin giới thiệu tơng quan giữa 2 hệ thống này
1 yến: 10 cân bằng 6,048kg. Theo dợc điển Trung Quốc thì 1 yến ta bằng đúng 5kg.
1 cân ta: bằng 16 lạng = 0,6048 kg hoặc bằng 0,500kg (DĐTQ, 1963)
1 lạng: 10 đồng cân hay 10 tiền ; bằng 37,77g hay 31,25 g (DĐTQ, 1963).
1 đồng cân: 1 chỉ = 10 phân = 3,77 g,
1 phân: 10 ly bằng 0,377 g hay 0,3125 g (DĐTQ, 1963),
1 lai hay 1ly bằng 0,037 g hay 0, 0031 g (DĐTQ, 1963
1 lắm tay: ớc chừng 50 g lá tơi hoặc 20 g lá khô,
1 nhúm tay: ớc chừng 2 – 3g,
1 thìa cà fê: chừng 5 ml,
1 thìa súp: chừng 15 ml,
1 chén tống: chừng 50 – 60 ml
1 bát: chừng 200 – 250 ml,
1 chai: chừng 700 ml; 1 cút bằng 100ml; 1 gù bằng 300ml...
thu hái, bảo quản và chế biến dợc liệu
Thu hái dựơc liệu
Mục đích của việc thu hái
- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị.
Nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ sinh
trởng và phát triển theo từng mùa, không phải lúc nào cũng có đợc nguyên liệu tơi
dùng trong phòng, trị bệnh đợc. Đặc biệt hoạt chất có trong vị thuốc cũng không đợc
phân bố đều trong tất cả các bộ phận hay tồn tại trong cây cả bốn mùa.
Việc thu hái dợc liệu có tầm quan trọng rất lớn. Nhiều khi nó có tác dụng quyết
định đến công tác điều trị tốt hay không tốt. Song, trong thực tiễn, chùng ta cha
quan tâm đầy đủ và đúng đắn. Do đó đã gặp không ít trờng hợp sử dụng và thu hái
bừa bãi. Hái lá làm thuốc không đúng mùa vụ, không đúng quy cách, có khi hoàn
toàn không có tác dụng chữa bệnh vì không có hoạt chất cần dùng. Ví nh Ma hoàng
thu hái khi đã có gió mùa đông bắc hay cả vụ đông sẽ ít hay không có tác dụng chữa
bệnh nữa vì không còn Ephedrin.
Thực tế cho thấy hàm lợng hoạt chất của một cây thuốc thay đổi tuỳ theo bộ
phận cây, nhng cũng có thể thay đổi theo tuổi cây, theo từng thời kỳ trong năm,
thậm chí cả từng giờ trong ngày. Vì thế không có quy luật chung để lúc nào biết có
hàm lợng hoạt chất tối đa trong cây. Vậy phải thu hái dợc liệu nh thế nào để đảm
bảo đúng quy cách, phẩm chất và hiệu lực chữa bệnh của thuốc? Với mỗi vị thuốc,
có một quy định thu hái, sau này đến phần chuyên khoa sẽ giới thiệu kỹ hơn, chơng
này chỉ nêu những nguyên tắc chung trong khi thu hái dợc liệu.
1- Nguyên tắc thứ nhất - thu đúng thời kỳ.
Đối với mỗi vị thuốc cần biết phải thu hái vào lúc nào sẽ cho năng suất và hiệu
lực điều trị cao nhất. Ví nh cây Benladone, hoạt chất chính là Hyoxyamin đợc tạo ra
trong rễ cây, sau đố truyền nên các phần trên mặt đất. ở năm thứ nhất, thân cây khi
còn xanh chứa nhiều ancaloit hơn lá. Sang năm thứ 2 vì thân cây bị hoá gỗ nên hàm
lượng ancaloit chỉ tập trung nhiều ở ngọn có hoa, khi quả chín thì ancloit lại giảm đi.
Vậy khi trồng Benladone lấy ancaloit ở năm thứ nhất ta cắt cành từ chỗ thân còn
xanh và các lá trên cành. Sang năm thứ 2 ta chỉ thu ngọn có hoa. Cúc trừ trùng dùng
tẩy giun, sán, hàm lượng perrithroid cao nhất ở hoa. Trong mễ hoè khi hoa cha nở
nhìn giống như hạt thóc chứa tới 20 % rutin, nhng đến khi nở có cánh mầu vàng l-
ợng rutin gần như mất hoàn toàn.
Tơng tự như trên khi thu hoạch bạc hà, lấy tinh dầu vào trước lúc ra hoa.
Tốt nhất nên thu hái lúc khô ráo, giúp việc phơi sấy, bảo quản dược liệu thuận
tiện. Các cây mang hoa ở ngọn dễ bị hỏng do ma. Các cây có tinh dầu phải thu hái
vào buổi sáng trước lúc mặt trời mọc.
2. Nguyên tắc thứ hai - thu hái đúng bộ phận. 1.thu cả cây
Bồ công anh, ích mẫu, ngải cứu... Với những vị thuốc dùng cả cây. Khi thu
không lấy phần sát gần mặt đất vì ở đó có lẫn tạp chất, cỏ dại và ít hoạt chất của
những bộ phận đã già.
Cách thu: cắt dưới cành cuối cùng ở khoảng 10 -15 cm là thích hợp. Thu hái lúc cây sắp ra hoa.
2.Thu búp cây
Hái búp thường vào giữa và cuối mùa xuân (tháng 3, 4 dơng lịch) với những
cây chỉ thu một lần trong năm. Các cây thu hái nhiều lần trong năm như chè búp
thường thu khi búp bắt đầu nẩy phồng to, nhưng lá cha xoè, có thể lấy thêm một
hoặc hai lá non kèm theo búp cũng đợc.
Cách thu hái: ngắt từng búp (hái búp chè) hoặc bẻ cành con sau đó ngắt. 3.Hoa (Hos)
Với hoa sử dụng tinh dầu là hoạt chất, tốt nhất là hái khi hoa sắp nở, lúc đó
hoạt chất tập chung trong nụ cao nhất.Thí dụ: Hoa kim ngân, hoa hoè, hoa cúc... Có
khi ngời ta hái cả cụm hoa có kèm lá bắc. Còn ở cây sử dụng cánh hoa làm thuốc nh
hoa mào gà phải thu hài cánh khi hoa đã nở hết.
Cách thu: hoa lấy tinh dầu thờng phải hái bằng tay thu hoa cúc, hồng hoa, còn
đối với nhiều trờng hợp, ngời ta sử dụng bằng lợc tuốt chải: thu mễ hoè, bạch cúc, cúc trừ trùng...
4.Thu quả (Fructus)
Cần phân biệt 2 loại quả: quả mọng và quả khô (quả giác).
- Quả mọng: quả dâu, mâm sôi (phúc bồn tử), mơ, mận ... Thu lúc quả chín hẳn
- hoạt chất sẽ tập trung trong quả cao nhất. Song hái lúc này sẽ khó bảo quản, dễ
dập nát, h hỏng. Do đó nên hái khi quả vừa chín tới.
- Quả khô: Quả bồ kết, quả hồi, thảo quả, đầu... Thu lúc gần chín hoàn toàn,
nhng trớc khi bị rụng. Nếu hái sớm quả hoạt chất ít, khó bảo quản, phơi sấy lâu, ng-
ợc lại nếu hái muộn, quả nứt hạt rơi vãi hết.
5. Thu ngọn có hoa
Bạc hà, hơng thảo, kinh giới, hơng thu...Thờng dùng liềm hay kéo cắt rồi bó
lại. Trong việc khai thác lớn, ngời ta sử dụng các máy chuyên dụng.
6. Thu lá (Folium)
Tuỳ theo mục đích làm thuốc và vị trí của lá trên cành mà quyết định thời kỳ
thu hái, vì ở mỗi thời kỳ sinh trởng và phát dục của lá, đều chứa các hoạt chất khác
nhau ví nh: Lá chè khi còn non chứa nhiều tanin và cafein hơn chè già. Lá ổi non
chứa nhiều tanin hơn lá già. ở bạc hà, kinh giới...và một số lá chứa tinh dầu, thờng
các lá ở phần trên ngọn chứa nhiều tinh dầu hơn các lá gần gốc. Những cây sống lâu
năm, lá của nó muốn dùng làm thuốc thờng hái vào năm thứ hai, sang năm thứ 3 th-
ờng bỏ là đi, chỉ thu những bộ phận có hoạt chất tập trung: củ, quả. Trong một năm,
thờng hái lá “bánh tẻ” nghĩa là lúc cây sắp ra hoa, hoặc chớm ra hoa.
7. Thu hạt (Semen)
Tốt nhất thu hạt khi thật già. Nếu là hạt của quả tự mở: hạt muồng, cải...không
đợc chờ khi quả nứt. Chỉ riêng với hạt dẻ tây là nhặt hạt dới đất. Nếu là hạt của quả
thịt: hạt mã tiền, táo, đào...chờ quả chín, hái về, loại bỏ phần thịt quả, rồi phơi khô.
8.Thu vỏ(Corlex)
Còn gọi là bì : thu vỏ quế, mẫu đơn bì, thạch lựu bì... Thờng dùng vỏ cành, ít
dùng vỏ thân, vì có nhiều lớp bẩn. Việc thu vỏ cành hay vỏ thân còn tuỳ hoạt chất
hoặc tuỳ cách sử dụng trong điều trị. Ví dụ khi chữa cảm mạo (cảm hàn) dùng quế
chi, còn nếu cần làm “ấm” cơ thể và tăng cờng hoạt động của tim, bồi dỡng cơ thể
dùng quế tâm (quế thân).
Vỏ theo nghĩa rộng bao gồm bộ phận tách đợc bằng dao, đến tợng tầng, ở đó có
mặt phảng theo thớ. Nh thế sẽ bao gồm lớp trụ bì, libe và đôi khi vài hàng bên ngoài tế bào của gỗ.
Thu vào mùa xuân đến đầu mùa hè, nhng phải trớc lúc cây ra hoa.
Cách thu: dùng dao bằng xơng hay thép không rỉ (không dùng dao sắt sẽ làm
mất tanin, sấu mầu dợc liệu vì sẽ gây đen), không nên thu vỏ của những cây quá già
hay còn non quá. Những vỏ của những cây này thờng quá nhiều bẩn và chứa ít hoạt
chất. Lấy dao tách ra đợc các mảnh vỏ, nạo bỏ miền bẩn. ở quế cành, với những
cành có đờng kính 2 – 5 cm, dùng dao trích 2 đờng vòng tròn và 2 đờng dọc thân
cành, bóc sẽ đợc các cuộn vỏ rồi cạo bỏ lớp bẳn đi.
Với vỏ rễ, việc thu hái sẽ có tác hại phá huỷ cây, nhng trong vài trờng hợp, vỏ
này lại quý, ví nh vỏ lựu. Ngời ta thu vỏ rễ khi có mục đích khai thác cây hoàn toàn,
nhằm chiết hoạt chất. Với canh ky na khi đợc 6 - 7 năm, ngời ta thu toàn bộ vỏ rễ,
thân, cành để chiết hoạt chất – kinin làm thuốc
k. Thu gỗ (Lignum)
Ví nh tô mộc, trầm hơng, gỗ long lão...Thờng thu vào cuối thu hoặc cả mùa
đông. Lúc này gỗ chắc, lợng nớc trong gỗ ít hơn, dễ bảo quản, không bị h hỏng.
l. Thu rễ (Radex) và thân (Rhizoma):
Thu các bộ phận dới đất: rễ, thân rễ, củ, tốt nhất thu ngoài thời kỳ sinh dỡng
của cây. Lúc đó hoạt chất tập trung trong củ, rễ và thân rễ. Đối với cây sống 2 năm
nh ngu bàng, ngời ta thu hái vào mùa thu của năm thứ nhất hay mùa xuân của năm
thứ hai. Đối với cây sống lu niên, bao giờ cũng thu hái vào mùa thu. Thờng chờ sau
một vài năm để thu đợc khối lợng lớn, nhng không chờ quá lâu do lõi rễ sẽ hoá gỗ.
Việc thu thờng vất vả vì phải dùng cuốc, thuổng...cố gắng càng tránh đợc dập
nát bao nhiêu càng tốt: sắn dây, rễ long đờm, Ipeca và smilax... rễ cây thu đợc phải
lắc chải hay rửa, loại bỏ đất và các bộ phận dập nát, thối hỏng do côn trùng hoặc sâu
phá hoại. Loại bỏ các rễ nhỏ, những củ to thờng cắt thành khoanh hay làm nứt dọc
để tiện cho việc phơi sấy: đại hoang, long đởm, gừng, đại hoàng...
Có nhiều dợc liệu, lợng hoạt chất không giống nhau ở các chỗ cao thấp khác
nhau của củ. Trong củ đại hoàng theo Vạn ốt và cộng sự (Hà Lan): lợng các dẫn xuất
anthraxen tăng lên từ phần trên của gốc đến đầu các rễ con. Điều này cũng xảy ra
với bạch chỉ. Vậy khi thu đại hoàng, bạch chỉ không đợc loại bỏ các rễ con.
Không nên thu các bộ phận dới đất vào lúc cây đã nẩy lộc, đâm chồi, các chất
dự trữ đã bị huy động đến các bộ phận khác của cây, đễ có quá trình biền đổi sinh
học trong cây, hoạt chất bị đổi sang dạng khác, làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Nh vậy việc thu hái dợc liệu thật muôn hình, muôn vẻ và đòi hỏi mất nhiều thời
gian. Việc thu dợc liệu đúng lúc rất quan trọng, không đợc xem thờng. Ngoài những
quy định trên chúng ta còn chú ý thêm:
- Hái về, phải kịp thời sử lý ngay, sử lý đúng phơng pháp để tránh dập nát, lên
men, sinh thối. Tuyệt đối không nên thu lúc trời ma, độ ẩm cao, trong nhà không có
phơng tiện sử lý kịp thời.
- Những bộ phận độc, có chứa hoạt chất tác dụng dợc lý mạnh, phải đợc báo
quản riêng, nên có ký hiệu riêng.
Các phơng pháp làm khô dược liệu
Mục đích làm khô dược liệu
Trên thực tế, có một số dợc liệu dùng tơi mới tốt, ví dụ: mần tới chữa mạt gà.
Ngược lại, có những vị thuốc chỉ dùng khô, không những thế, lại đòi hỏi để càng lâu
năm tác dụng càng tốt như trần bì. Nói chung dược liệu tươi chỉ giải quyết yêu cầu
trong một phạm vi nhỏ, khi bệnh xẩy ra đúng mùa có cây thuốc phát triển, hay chỉ
để cất tinh dầu, chế cồn thuốc tươi. Trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng
sẵn cây tươi, nhất là khi mùa đông lạnh, cây cối tàn lụi. Vậy để chủ động nguồn
thuốc trong điều trị và sản xuất, nhất thiết phải tìm cách dùng dược liệu khô.
Khi cây sống có sự cân bằng giữa các quá trình chuyển hoá, dẫn đến tổng hợp,
biến đổi và tổng hợp các thành phần hứu cơ trong tế bào bình thường. Cây không có
sự phân huỷ gây mất hoạt chất. Khi cây bị cắt ra sẽ héo nhanh do việc mất nớc. Sự
mất nớc xảy ra nhanh hay chậm tuỳ theo các bộ phận của duợc liệu, tuỳ theo nhiệt
độ và độ ẩm của không khí. Sự thuỷ phân hoạt chất do men vẫn tiếp tục xảy ra nếu ở
cây còn luợng nước trên 15%. Khi đó các quá trình thuỷ phân, oxy hoá, rexemnic
hoá có thể làm hỏng các hoạt chất của cây.
Ngày nay ngời ta đã công nhận các phản ứng này có thể xảy ra trong cùng một
số tế bào. Các men phân giải hoạt chất đặc biệt có trong cây nhng đợc khu trú ở các
điển khác nhau. Một số tồn tại dới dạng kết hợp với phức lipo – proteid của ty thể.
Sự phá huỷ hoạt chất của dợc liệu xảy ra tỷ lệ thuận với việc phân huỷ phức lipo -
protein của men trong ty lạp thể. Nhiều hoạt chất hoà tan trong túi không bào
(Heterozit, muối ancaloit, tanin, sắc tố flavonozit) đều bị phân huỷ.
Thông thờng ngời ta giảm tỷ lệ nớc để cho các phản ứng lên men không xảy ra
đợc, đồng thời cũng để cản trở sự sinh sản của các vi khuẩn, nầm mốc.
Làm tốt công tác này mới giữ đợc hoạt chất thuốc nh lúc cây còn tơi. Thờng khi
làm khô dợc liệu, tỷ lệ hoạt chất giảm đi do bay hơi hay kết hợp với oxy thành nhựa
cây. Ví dụ dới tác dụng của men oxydaza đặc biệt, các andehyt trong ống bài tiết bị
oxy của không khí hoặc oxy trong bản thân andehyt để thành axit nhựa, chất
chlorophin bị oxy hoá cũng trở thành kém tan hơn. Song không phải lúc nào cũng đúng nh thế.
Việc làm khô dợc liệu nhằm các mục đích sau:
- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị
- Dễ bảo quản, dễ vận chuyển, hay chế biến sang các dạng khác
Nguyên tắc làm khô dợc liệu
Khi phơi khô dợc liệu nên chú ý: phơi khô từ từ, lợng nớc ở bề mặt cũng thoát
ra từ từ từ các tế bào bên trong ra. Nếu phơi ở nhiệt độ cao ngay từ đầu, phía ngoài
mất nớc nhanh dễ rắn chắc lại, làm cho nớc ở bên trong thoát ra khó. Do đó về sau
dợc liệu rất dễ bị ẩm mốc. Mặt khác khi nớc rút ra từ từ nh vậy, các hoạt chất đã
dần dần bị cô đặc (đúng vị trí) ngay trong tế bào, không gây nên các phản ứng phụ
do việc mất nớc truyền từ tế bào này qua tế bào khác quá nhanh. Hoạt chất và men
đặc hiệu đều bị đông đặc, không gặp đợc nhau nên không có sự phân huỷ làm mất tác dụng.
Hiện nay ngời ta làm khô dợc liệu bằng mấy phơng pháp sau
1. Cắt nhỏ phơi khô
a. Phơi trực tiếp ngoài trời (phơi dới ánh nắng mặt trời). Đây là biện pháp kinh tế
nhất, đối với những nơi có khí hậu nóng và khô. Phơng pháp này chỉ dùng với những
vị thuốc có hoạt chất không bị ánh sáng mặt trời làm hỏng. ít khi phơi cây thuốc
hoặc các bộ phận của cây trên mặt đất vì điều này giúp cho nấm mốc phát triển.
Riêng chỉ có tảo biển mới đem xếp dải phơi ngay trên bãi biển. Thờng xếp dợc liệu
thành lớp mỏng trên nong, khay, liếp, hoặc trên dây, kiểu xếp này kéo dài từ vài giờ
đến vài tuần tuỳ theo độ ẩm của không khí và cấu tạo của dợc liệu.
Lối phơi này không thích hợp với các cây có tinh dầu và hoa vì bị h hỏng.
Hạn chế của phơng pháp
- Tác dụng của tia tử ngoại xảy ra đồng thời với tia hồng ngoại có thể làm h
hỏng nhiều hoạt chất.
- Ban đêm, buổi sáng có sơng đọng, khi trời ma phải che, đậy.
b. Phơi trong râm và dới mái che (phơi ấm can).
Là kinh nghiệm rất khoa học của nhân ta từ cổ xa. Phơng pháp này khắc phục