Giáo trình kế toán bán hàng
Giáo trình Kế toán bán hàng của Đại học Bà Rịa - Vùng Tàu là tài liệu tham khảo không thể thiếu với sinh viên khoa kế toán. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Accounting Principles (NLKT)
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 35883770
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN KẾ TOÁN BÁN HÀNG
NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN ngày 04 tháng 01 năm
2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR – VT lOMoAR cPSD| 35883770
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 lOMoAR cPSD| 35883770
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. lOMoAR cPSD| 35883770
LỜI GIỚI THIỆU
Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển
phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế
khu vực cũng như toàn cầu. Kế toán bán hàng là bộ phận quan trong trong hệ
thống kế toán tài chính đó, nó cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù
hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ
kế toán quốc tế nhằm có được thông tin kế toán chất lượng cao nhất cung
cấp cho các cơ quan chức năng và nhà quản lý.
Nhằm đáp ứng kịp thời chuyển biến của nền kinh tế và những thay đổi
của hệ thống kế toán Việt nam. Giáo trình kế toán bán hàng được biên soạn
không những đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác đào tạo còn là bộ tài liệu
quan trọng cung cấp cho các giáo viên và các chuyên gia kế toán, kiểm toán trên thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và sửa chữa hoàn thiện giáo trình
này, đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán kiểm toán và
chọn lọc những nội dung khoa học phù hợp cả về thực tiễn và lý luận để
hoàn thành cuốn giáo trình với chất lượng khoa học cao nhất.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày10 tháng 01 năm 2016 Biên Soạn Bùi Thị Huệ lOMoAR cPSD| 35883770 MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 5
BÀI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG ....................................................... 3
1. Những vấn đề chung về nghiệp vụ bán hàng ...................................................... 3
2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng ............................................................................. 3
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng .......................................................................... 6 BÀI 2
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM .............................................................. 7
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm ..................................... 7
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thành phẩm ........ 11 BÀI 3
KẾ TOÁN BÁN HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN ............................................................................................................... 20
1. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. ... 23
2. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng .............. 25
3. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng
trực tiếp ................................................................................................................... 29
4. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán ..... 29
5. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
.................................................................................................................................30
6. Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá...............................................................31
7. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trả góp. ............................................................. 32
8. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng đại lý ................................................................ 34
9. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội bộ............................................................... 37 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 4
KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH .................................... 46
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản doanh thu hoạt động taì chin ̀ h ..... 46
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ................................... 49 BÀI 5
KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ............................................. 55
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí hoạt động taì chin ̀ h ......... 55
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ................................... 57 BÀI 6
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG ..................................................................... 64
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phìban
̀ haǹg ........................... 64
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ................................... 66 BÀI 7
KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ......................................... 73
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phìquản lỳdoanh nghiệp ........ 73
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ................................... 76 BÀI 8
KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC VÀ THU NHẬP KHÁC ....................................... 82
1. Kềtoàn chi phí khác ........................................................................................... 82
1.1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí khác .................. 82
1.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ................. 83
2. Kế thu nhập khác ............................................................................................... 85
2.1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí khác ................. 85
2.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ................... 87 BÀI 9
KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .......................... 95
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phìphìthuềTNDN ............. 95
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ............................... 99 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 10
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN ............................................................................................................. 104
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản xac̀ đinh kềt quả kinh doanh và
phân phối lợi nhuận .............................................................................................. 104
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu .............................. 106
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu .............................. 109 BÀI 11
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KẾ TOÁN .......................................... 117
1. Chứng từ kế toán .......................................................................................... 117
2. Ghi sổ kế toán ................................................................................................... 120
DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 130 lOMoAR cPSD| 35883770
BÀI MỞ ĐẦU
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG Mã mô đun: MĐ 20
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Mô đun kế toán bán hàng là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống quản lý kinh tế tài chính, được học sau các mô đun kế toán thanh toán,
kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán giá thành là cơ sở để học môn báo
cáo tài chính và thực hành kế toán. Mô đun kế toán bán hàng cung cấp những
kiến thức về nghiệp vụ kế toán, là môn chuyên môn chính của nghề kế toán
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Thông qua kiến thức chuyên môn về kế
toán bán hàng, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán,
có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng :
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành
phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh về thành phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
- Trình bày được đặc điểm nghiệp vụ bán hàng;
- Trình bày được nhiệm vụ của kế toán bán hàng;
- Xác định được các chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ bán hàng;
- Phân biệt được đặc điểm của các nghiệp vụ bán hàng;
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán tiêu thụ
thành phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán bán hàng;
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài tập ứng dụng; Trang 1 lOMoAR cPSD| 35883770
- Ứng dụng được 5S vào trong công việc;
- Trung thực, cẩn thận, khách quan khi thực hiện các công việc của kế toán;
- Giao tiếp tốt để có mối quan hệ tốt với khách hàng;
- Tuân thủ các quy định về chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành;
Nội dung của mô đun: Thời Hình thức STT Tên các bài trong mô đun gian giảng dạy 1
Tổng quan về kế toán bán hàng 2 Lý thuyết 2
Kế toán tiêu thụ thành phẩm 13 Tích hợp
Kế toán bán hàng hóa theo phương 3 25 Tích hợp
pháp kê khai thường xuyên Kiểm tra bài 2, 3 2 Tích hợp 4
Kêtoan doanh thu hoạt động tai chinh 10 Tích hợp 5
Kêtoan chi phihoạt động tai chinh 10 Tích hợp Kiểm tra bài 4,5 2 Tích hợp 6
Kêtoan chi phiban hang 10 Tích hợp 7
Kêtoan chi phiquản lydoanh nghiệp 10 Tích hợp 8
Kêtoan chi phikhac vathu nhập khac 10 Tích hợp Kiểm tra bài 6,7,8 2 Tích hợp 9
Kêtoan chi phithuêTNDN 10 Tích hợp
Kêtoan xac đinh kêt quả kinh doanh 10 25 Tích hợp
và phân phối lợi nhuận Kiểm tra bài 9,10 2 Tích hợp 11
Chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán 15 Tích hợp Kiểm tra bài 11 2 Tích hợp Cộng 150 Trang 2 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG Giới thiệu:
Hàng hóa là sản phẩm lao động, được doanh nghiệp mua về với mục
đích để bán. Hàng hóa có thể tồn tại dưới các dạng là hàng hóa tồn kho,hàng
hóa đã mua đang đi đường , hàng hóa đã gởi đi bán. Bài này giới thiệu tổng
quan về các đặc điểm của kế toán bán hàng. Mục tiêu:
-Trình bày được đặc điểm nghiệp vụ bán hàng;
-Trình bày được nhiệm vụ của kế toán bán hàng;
- Phân biệt được đặc điểm của các nghiệp vụ bán hàng;
- Giao tiếp tốt để có mối quan hệ tốt với khách hàng; Nội dung
1. Những vấn đề chung về nghiệp vụ bán hàng
- Về đối tượng phục vụ: đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp
thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, tập thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh.
-Về phương thức bán: Doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo
nhiều phương thức khác nhau, như bán buôn, bán lẻ hàng hoá.Trong mỗi
phương thức bán hàng lại có thể thực hiện duới nhiều hình thức khác nhau:
trực tiếp; chuyển hàng...
- Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hoá
thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn
thường bao gồm hai phương thức: Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
- Phương thức bán buôn qua kho: bán buôn qua kho là phương thức bán
mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua Trang 3 lOMoAR cPSD| 35883770
kho có thể thực hiện dưới hai hình thức: Bán buôn qua kho theo hình thức giao
hàng trực tiếp và theo hình thức chuyển hàng.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức
này, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá và giao trực tiếp cho đại diện bên mua.
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình
thức này, căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương
mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê
ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua
quy đinh trong hợp đồng.
-Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: theo phương thức
này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà
bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
+Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và theo hình thức chuyển hàng.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực
tiếp (còn gọi là hinh thức giao tay ba): theo hình thức này, sau khi mua hàng,
doanh nghiệp giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:
Theo hình thức này nó lại chia ra: Có tham gia thanh toán và không tham gia
thanh toán. Trường hợp có tham gia thanh toán: Theo hình thức này, doanh
nghiệp thương mại sau khi mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình
hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được hoà thuận.
+Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng không tham
gia thanh toán: Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ là người trung gian và được hưởng hoa hồng.
- Phương thức bán lẻ hàng hoá: đây là phương thức bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế v.v... Phương thức bán lẻ
có thể thực hiện dưới các hình thức sau: Trang 4 lOMoAR cPSD| 35883770
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, mỗi quầy
hàng có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy
hàng có một nhân viên viết hoá đơn và thu tiền của khách.
+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo hình thức này, nhân viên bán
hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách.
+ Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): theo hình thức này, khách
hàng tự chọn lấy hàng hoá và mang đến nơi thanh toán tiền hàng;
+ Hình thức bán trả góp: theo hình thức này, người mua được trả tiền
mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo
giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi do trả chậm.
+ Hình thức bán hàng tự động: bán hàng tự động là hình thức bán lẻ
hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán
hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở
nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
-Phương thức bán hàng qua đại lý bán hay ký gửi hàng hoá. Đây là
phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao hàng cho
cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý,
ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý.
+ Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Trong doanh nghiệp thương mại,
thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Cụ thể:
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao
hàng trực tiếp: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua
ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc người
mua chấp nhận thanh toán. Trang 5 lOMoAR cPSD| 35883770
+ Bán lẻ hàng hoá: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận
được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
+ Bán hàng đại lý, ký gửi: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ
sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông
báo hàng đã bán được.
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Tính toán, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
- Kiểm tra giám sát việc thanh toán và quản lý tiền hàng, theo dõi chi tiết
số nợ theo từng khách hàng, lô hàng.
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng theo các chỉ tiêu nêu
trên để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Câu hỏi :
1.Hãy nêu và trình bày các phương thức bán hàng ?
2.Hãy phân tích nhiệm vụ của kế toán bán hàng ? Trang 6 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 2
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Giới thiệu:
Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành, đã trãi qua tất cả các giai
đoạn chế biến cần thiết theo qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm của mỗi
doanh nghiệp, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ
thuật qui định, từ đó có thể nhập kho để chuẩn bị bán ra hay giao ngay cho khách hàng Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán tiêu thụ thành phẩm
- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm *Nguyên tắc
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản
phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh
nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.
Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy
thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ).
b) Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của
doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá
gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực Trang 7 lOMoAR cPSD| 35883770
tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến
việc sản xuất sản phẩm.
- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế
biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
- Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết
bị sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức
trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất
bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản
chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định
kết quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.
c) Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho
cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của
Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”; - Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d) Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành
thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi
phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công. Trang 8 lOMoAR cPSD| 35883770
đ) Việc tính giá trị thành phẩm tồn kho được thực hiện theo một trong
ba phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh; Phương pháp bình quân
gia quyền; Phương pháp Nhập trước - Xuất trước.
e) Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, nếu kế toán chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hàng ngày
được ghi sổ theo giá hạch toán (có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập
kho thống nhất quy định). Cuối tháng, kế toán phải tính giá thành thực tế của
thành phẩm nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế và
giá hạch toán của thành phẩm (tính cả số chênh lệch của thành phẩm đầu kỳ)
làm cơ sở xác định giá thành thực tế của thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ
(sử dụng công thức tính đã nêu ở phần giải thích tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”).
g) Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ thành phẩm.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 155 - Thành phẩm Bên Nợ:
- Trị giá của thành phẩm nhập kho;
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;
- Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 155 - Thành phẩm, có 2 tài khoản cấp 2: Trang 9 lOMoAR cPSD| 35883770
- Tài khoản 1551 - Thành phẩm nhập kho: Phản ánh trị giá hiện có và
tình hình biến động của các loại thành phẩm đã nhập kho (ngoại trừ thành
phẩm là bất động sản);
- Tài khoản 1557 - Thành phẩm bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có
và tình hình biến động của thành phẩm bất động sản của doanh nghiệp.
Thành phẩm bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và
quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2: -
Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác
định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ
yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,...
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành
phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của Trang 10 lOMoAR cPSD| 35883770
doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất
như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,...
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn
thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ
kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như:
Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học,
kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,...
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để
phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh
nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ
theo yêu cầu của Nhà nước.
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài
khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và
doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm,
doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu
kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán
công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh về thành phẩm
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
-Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia
công, Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 155- Thành phẩm
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Trang 11 lOMoAR cPSD| 35883770
Ví dụ: Tại doanh nghiệp XYZ sản xuất mặt hàng A không chịu thuế GTGT
Ngày 31/8/N bộ phận sản xuất cho nhập kho 1.500 thành phẩm A với giá
thành sản xuất thực tế là 120.000đ/sp
Giải: Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm để ghi bút toán: Nợ TK 155: 180.000.000 Có TK 154: 180.000.000
- Xuất kho thành phẩm gửi đi bán bị khách hàng trả lại và nhập kho: Nợ TK 155- Thành phẩm
Có TK 157- Hàng gửi đi bán
- Xuất kho thành phẩm gửi đi bán hoặc gửi bán đại lý
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (gửi bán đại lý) Có TK 155 - Thành phẩm.
- Xuất kho thành phẩm tiêu thụ nội bộ: trả lương, biếu tặng, chào hàng không
thu tiền, phúc lợi, sự nghiệp, dùng lại cho hoạt động sxkd: Nợ TK 632 Có TK 155
-Khi người mua trả lại số thành phẩm đã bán: Trường hợp thành phẩm đã bán
bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế
toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112, 131,... (tổng giá trị của hàng bán bị trả lại).
Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Kế toán sản phẩm tiêu dùng nội bộ: Trang 12 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ các TK 641, 642, 241, 211 Có TK 155 - Thành phẩm.
- Xuất kho thành phẩm chuyển cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp:
+ Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh
thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá vốn thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm.
+ Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận
doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm luân chuyển giữa các
khâu trong nội bộ doanh nghiệp là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
-Xuất kho thành phẩm đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá
trị ghi sổ của thành phẩm) Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 711 - Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn
hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).
- Khi xuất kho thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi:
+Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và khoản đầu tư vào công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trang 13 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
+ Ghi nhận giá vốn thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty
con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155- Thành phẩm.
- Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập
biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên
bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
+ Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán
phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
+Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý: Nếu thừa, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm (theo giá trị hợp lý)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
+Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Có các tài khoản liên quan. +Nếu thiếu, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý) Có TK 155 - Thành phẩm.
+ Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,.... (nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (phải thu bồi thường của người phạm lỗi) Trang 14 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát còn
lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381).
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm sản xuất ra để biếu tặng,
khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm
cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
+Trường hợp xuất sản phẩm để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không
thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng
hóa , kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng
khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 155 - Thành phẩm (chi phí sản xuất sản phẩm).
+Trường hợp xuất sản phẩm để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng
chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác
như phải mua sản phẩm (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản
phẩm. ... ) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả
hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán
(trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
+Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất) Có TK 155 - Thành phẩm.
+ Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu
được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có). Trang 15 lOMoAR cPSD| 35883770
-Nếu biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen
thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
+Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để biếu, tặng
công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm.
+ Ghi nhận doanh thu của sản phẩm được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
- Kế toán trả lương cho người lao động bằng sản phẩm
+Doanh thu của sản phẩm dùng để trả lương cho người lao động, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
+Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để trả lương cho
công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm.
- Phản ánh giá vốn thành phẩm ứ đọng, không cần dùng khi thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm * Bài tập
Bài số 1: Tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau: Trang 16 lOMoAR cPSD| 35883770
- Thành phẩm tồn kho đầu tháng:
+ Sản phẩm A: 200 sp, giá thành thực tế là 12.000 đ/sp
+ Sản phẩm B: 300 sp, giá thành thực tế là 8.500 đ/sp.
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất bao gồm:
+ Sản phẩm A: 800 sp, giá thành thực tế là 11.800 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 200 sp, giá thành thực tế là 8.600 đ/sp.
2. Xuất kho 700 sản phẩm A bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa
thuế 15.600 đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền.
3. Xuất kho 200 sản phẩm B gửi đi bán. Sau đó nhận được chứng từ chấp
nhận thanh toán của đơn vị mua. Giá bán chưa có thuế là 12.000 đ/sp, thuế GTGT 10%.
4. Khách hàng mua hàng A thanh toán tiền mua hàng cho doanh nghiệp
bằng tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chất khấu
thanh toán 1% và trả bằng tiền mặt.
5. Nhận lại 50 sản phẩm A đã bán kỳ trước do khách hàng trả lại nhập
kho. Giá xuất kho sản phẩm A là 12.000 đ/sp, giá bán chưa có thuế GTGT
15.600, thuế suất 10%. Số hàng này khách hàng đã thanh toán tiền đầy đủ
nên doanh nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán lại.
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng do khách hàng mua sản phẩm B
thanh toán. Chiếu khấu thương mại mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng
1.5% trên giá bán chưa có thuế.
7. Xuất kho 100 sản phẩm B để thanh toán long cho cán bộ trong công ty,
giá bán chưa thuế 12.000 đ/sp, thuế suất 10%.
8. Xuất bán trực tiếp 150 sản phẩm B cho khách hàng. Giá bán chưa có
thuế moat sản phẩm B là 12.000đ, thuế GTGT 10% và khách hàng thanh toán
toàn bộ bằng tiền mặt.
9. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh bao gồm: Chỉ tiêu Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Tiền lương 400.000 600.000 BHXH, BHYT, KPCĐ 76.000 114.000 Khấu hao TSCĐ 200.000 300.000 Vật liệu 50.000 120.000 Chi phí khách bằng tiền 124.000 185.000 mặt
10. Số sản phẩm B bán ở nghiệp vụ 8 do chất lượng không đảm bảo nên
doanh nghiệp phải giám giá 10% tính theo giá chưa có thuế GTGT cho khách
hàng. Doanh nghiệp đã chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán. Trang 17 lOMoAR cPSD| 35883770
11. Cuối tháng đã tiến hành kết chuyển tất cả các khoản liên quan để xác
định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản, tính toán phản ánh tình hình trên, cho biết sản phẩm
xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Bài số 2:
Tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
- Thành phẩm tồn kho đầu tháng:
+ Sản phẩm A: 200sp, giá thành thực tế là 12.000 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 300sp, giá thành thực tế là 8.500 đ/sp.
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất bao gồm:
+ Sản phẩm A: 800 sp, giá thành thực tế là 11.800 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 200 sp, giá thành thực tế là 8.600 đ/sp.
2. Xuất kho 700 sản phẩm A bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa
thuế 15.600 đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền.
3. Xuất kho 200 sản phẩm B gửi đi bán. Sau đó nhận được chứng từ chấp
nhận thanh toán của đơn vị mua. Giá bán chưa có thuế là 12.000 đ/sp, thuế GTGT 10%.
4. Khách hàng mua hàng A thanh toán tiền mua hàng cho hoanh nghiệp
bằng tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu
thanh toán 1% bằng tiền mặt.
5. Nhận lại 50 sản phẩm A đã bán kỳ trước do khách hàng trả lại nhập
kho. Giá xuất kho sản phẩm A là 12.000 đ/sp, giá bán chưa có thuế GTGT
15.600 đ/sp, thuế xuất 10%. Số hàng này khách hàng đã thanh toán tiền đầy
đủ nên doanh nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán lại.
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng do khách hàng mua sản phẩm B
thanh toán. Chiếu khấu thương mại mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng
1.5% trên giá bán chưa có thuế.
7. Xuất kho 100 sản phẩm B để thanh toán lương cho cán bộ trong công
ty, giá bán chưa thuế 12.000 đ/sp, thuế suất 10%.
8. Xuất bán trực tiếp 150 sản phẩm B cho khách hàng. Giá bán chưa có
thuế một sản phẩm B là 12.000, thuế suất 10% và khách hàng thanh toán
toàn bộ bằng tiền mặt.
9. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý ddoanh nghiệp phát sinh bao gồm: Chỉ tiêu Chi phí bán Chi phí quản lý hàng DN Trang 18 lOMoAR cPSD| 35883770 Tiền lương 400.000 600.000 BHXH, BHYT, KPCĐ 76.000 114.000 Khấu hao TSCĐ 200.000 300.000 Vật liệu 50.000 120.000 Chi phí khách bằng tiền 124.000 185.000 mặt
10. Số sản phẩm B bán ở nghiệp vụ 8 do chất lượng không đảm bảo nên
doanh nghiệp phải giảm giá 10% tính theo giá chưa có thuế GTGT cho khách
hàng. Doanh nghiệp đã chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán.
11. Cuối tháng đã tiến hành kết chuyển tất cả các khoản liên quan để xác
định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản, tính toán phản ánh tình hình trên, cho biết sản phẩm
xuất kho tính theo phương pháp bình quân thời điểm. Trang 19 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 3
KẾ TOÁN BÁN HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN Giới thiệu:
Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh tương mại, là quy trình
vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền
tệ, doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi
tiền và mắt quyền sở hữu về hàng hoá. Mục tiêu:
- Trình bày được các phương pháp hạch toán bán hàng qua kho theo hình
thức giao hàng trực tiếp, chuyển hàng, bán lẻ, bán hàng trả góp, bán hàng đại lý, bán hàng nội bộ;
- Hạch toán được nghiệp vụ bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực
tiếp, chuyển hàng, bán lẻ, bán hàng trả góp, bán hàng đại lý, bán hàng nội bộ;
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học và tự học để đáp ứng yêu
cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay. Nội dung:
* Tài khoản kế toán sử dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc
tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán Bên Có:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm Trang 20 lOMoAR cPSD| 35883770
giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 -
Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để
phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua
hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản
phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ -
Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản
ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh
khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung
cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm
hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
*Tài khoản 157 "Hàng gửi bán": tài khoản này dùng để phản ánh trị giá mua
của hàng hoá chuyển bán, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành nhưng
chưa xác định là tiêu thụ. Tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng loại hàng
hoá, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau.
* Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ:
- Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá đã chuyển bán hoặc giao
cho bên thuê nhận đại lý, ký gửi.
- Giá thành thực tế dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Bên Có: Trang 21 lOMoAR cPSD| 35883770
- Kết chuyển trị giá thực tế hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý, ký gửi và
giá thành dịch vụ được xác nhận là tiêu thụ để xác định giá vốn...
- Trị giá mua thực tế hàng bán bị trả lại.
Số dư Bên Nợ: Phản ánh trị giá mua thực tế hàng hoá đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ.
* Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Dư Nợ: phản ánh trị giá mua của hàng gửi bán chưa tiêu thụ.
* Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán": dùng để xác định trị giá vốn của hàng
hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 có kết cấu cơ bản như sau: Bên Nợ phản ánh:
- Trị giá mua của hàng hoá, giá thành thực tế của dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ.
- Chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Bên Có phản ánh:
- Trị giá mua của hàng hoá đã bán bị người mua trả lại.
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ.
- Cuối kì TK 632 không có số dư và có thể mở chi tiết cho từng mặt hàng dịch vụ.
* Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ: phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá bán trong kỳ.
Ngoài các tài khoản trên, kế toán bán hà ng còn sử dụng một số các tài khoản
khác có liên quan, như tài khoản 131,111,112,156,138,333,v.v... Trang 22 lOMoAR cPSD| 35883770
1. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ
hàng hoá và thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ, kế toán hạch toán như sau:
- Kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán và ghi:
Nợ TK 111,112, 131: Chi tiết cho từng người mua (theo tổng giá thanh toán).
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán và ghi:
Nợ TK 632: Trị giá mua thực tế của hàng bán.
Có TK 156 (1561): trị giá mua thực tế của hàng bán.
-Trong trường hợp bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán
tiền hàng trước hạn, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí hoạt động tài chính
Có TK 111,112: Thanh toán chiết khấu.
Có TK 131 (chi tiết đối tượng): số chiết khấu thanh toán được
ghi giảm số nợ phải thu của khác hàng.
Có TK 338 (3388): số chiết khấu thanh toán chấp nhận cho
người mua nhưng chưa trả.
Trong quá trình bán hàng, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp có thể
áp dụng chính sách chiết khấu thương mại. Theo chế độ hiện hành, chiết
khấu thương mại là số tiền bớt giá cho người mua do mua với khối lượng lớn.
-Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại.
Nợ TK 333 (33311): thuế GTGT tương ứng. Trang 23 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 111,112,311,131,...: tổng số tiền đã trả hoặc khấu trừ vào
số phải thu ở người mua.
-Trường hợp phát sinh khoản giảm giá do hàng bán ra không bảo đảm chất
lượng, quy cách..., kế toán ghi:
Nợ TK 5212: khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh.
Nợ TK 333 (33311): thuế GTGT tương ứng với số giảm giá. Có TK 111, 112,311,131...
Cũng trong quá trình bán hàng, có thể phát sinh trường hợp bán hàng bị người
mua trả lại do hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm các cam kết theo hợp đồng.
- Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 5213: Số tiền của hàng đã bán bị trả lại.
Nợ Tk 333 (33311): thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Có TK 111,112,311,131...: tổng giá thanh toán của hàng đã bán bị trả lại.
Có TK 338 (3388): tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại
chấp nhận trả cho khách hàng nhưng chưa trả.
-Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán bị trả lại nhập lại kho:
Nợ TK 156 (1561): nhập kho hàng hoá
Nợ TK 157: đang gửi tại kho người mua.
Có TK 632: ghi giảm giá vốn hàng bán cho bị trả lại.
-Đối với chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (chi tiết từng loại): chi phí bán hàng.
Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 334, 338, 214, 331...
- Đối với các khoản chi hộ người mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ,... (nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388. Chi tiết người mua). Trang 24 lOMoAR cPSD| 35883770 Có TK 111,112, 331...
- Khi chuyển các chứng từ liên quan đến các khoản chi hộ cho người mua và
được người mua chấp nhận, kế toán ghi: Nợ TK 131, 111, 112...
Có TK 138 (1388. Chi tiết người mua).
- Cuối kỳ kinh doanh, kế toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng đã bán và ghi
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.
Có TK 156 (1562): phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra
+ Kết chuyển giảm giá hàng bán:
Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng.
Có TK 5212: kết chuyển giảm giá hàng bán.
+ Kết chuyển chiết khấu thương mại:
Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng.
Có TK 5211: kết chuyển chiết khấu thương mại.
+ Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại:
Nợ Tk 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng.
Có TK 5213: kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại.
2. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
Khi xuất kho hàng hoá chuyển cho bên mua, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng gửi bán.
Có TK 156 (1561): Trị giá mua của hàng xuất bán.
+ Đối với giá trị bao bì đi kèm hàng hoá có tính giá riêng, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388) Trị giá bao bì kèm theo hàng hoá.
Có TK 153 (chi tiết bao bì): Trị giá bao bì kèm theo.
+ Khi hàng hoá chuyển đi được bên mua châp nhận thanh toán hoặc đã thanh
toán, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán ghi. Trang 25 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 131 (chi tiết từng người mua)
Nợ TK 111, 112: tổng giá thanh toán của hàng bán đã thu bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng.
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng gửi bán được khách
hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ):
Nợ TK 632: Trị giá mua thực tế của hàng bán.
Có TK 157: trị giá mua thực tế của hàng bán được chấp nhận.
+ Đối với giá trị bao bì kèm theo hàng hoá, nếu bên mua chấp nhận thanh toán
hoặc đã thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131...
Có TK138 (1388): giá trị bao bì kèm theo.
- Trường hợp hàng chuyển bán bị bên mua trả lại, khi nhập lại kho, kế toán ghi.
Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng bị trả lại.
Có Tk 157: trị giá mua của hàng chuyển bán đã thu hồi.
- Trường hợp hàng hoá chuyển đi bị hỏng, thiếu hụt, chưa xác định được
nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1381): trị giá mua của hàng bị thiếu hụt, hư hỏng chở xử lí
Có TK 157: trị giá của hàng hoá chờ xử ký.
- Trường hợp hàng hoá chuyển bán được xác định là tiêu thụ phát sinh thiếu,
tổn thất chưa rõ nguyên nhân nhưng hợp đồng bên bán chịu, kế toán ghi nhận
trị giá mua thực tế của hàng thiếu hụt và ghi.
Nợ TK 138 (1381): giá trị hàng hoá thiếu hụt, mất mát chờ xử lý
Có TK 632: kết chuyển trị giá mua của hàng thiếu hụt.
- Khi có quyết định xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388): quyết định phải thu người chịu trách nhiệm
Nợ TK 334: cá nhân bồi thường trừ vào lương Trang 26 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 641: già trị hàng hoá hao hụt trong định mức
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn bán hàng.
Nợ TK 811: tính vào chi phí khác
Có TK 138 (1381): xử lý giá trị hàng hoá mất mát, thiếu hụt, hư hỏng. Ví dụ:
Ngày 11/12, công ty nhận được giấy báo của Công ty X đã nhận được lô hàng
gửi đi ngày 5/12, kèm theo biên bản thiếu một số hàng theo giá bán chưa
thuế 20.000.000đ, giá mua 18.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty X đồng
ý mua theo số thực tế, tiền chưa thanh toán Giải a.Nợ TK 632:
482.000.000 = 500.000.000 - 18.000.000 Có TK 157: 482.000.000 b.Nợ TK 1381: 18.000.000 Có TK 157: 18.000.000 c.Nợ TK 131: 638.000.000
Có TK 511: 580.000.000 = 600.000.000 - 20.000.000 Có TK 333: 58.000.000
- Trường hợp hàng chuyển bán, khi bàn giao cho bên mua phát hiện thừa chưa
rõ nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng thừa
Có TK 338 (3381): Trị giá hàng thừa chờ xử lý
- Khi xác định được nguyên nhân thừa hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3381): xử lý giá trị thừa.
Có TK 641: trị giá hàng thừa trong định mức.
Có TK 156 (1561): nếu bỏ sót chưa ghi sổ.
Có TK 711: thừa không rõ nguyên nhân. Trang 27 lOMoAR cPSD| 35883770
-Trị giá hàng thừa nếu được bên mua chấp nhận thì ghi vào giá vốn hàng bán,
còn nếu thu về nhập kho thì ghi tăng hàng nhập kho:
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng (nếu bên mua chấp nhận).
Nợ TK 156 (1561): ghi tăng giá vốn hàng nhập kho.
Có TK 157: trị giá mua thực tế số hàng thừa. Ví dụ:
-Ngày 16/12, công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty Y theo hình thức
chuyển hàng , trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 700.000.000đ, giá bán chưa thuế
-Ngày 19/12, công ty nhận được giấy báo của Công ty Y đã nhận được lô
hàng gửi đi ngày 16/12, kèm theo biên bản thừa một số hàng theo giá bán chưa
thuế 100.000đ, giá mua 80.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty Y đồng ý mua
hàng theo hóa đơn, tiền chưa thanh toán. Hàng thừa công ty Y giữ hộ cho bên bán. Giải: Ngày 16/12: Nợ TK 157: 700.000.000 Có TK 156: 700.000.000 Ngày 19/12 a.Nợ TK 632: 700.000.000 Có TK 157: 700.000.000 b.Nợ TK 1388: 80.000.000 Có TK 3381: 80.000.000 c. Nợ TK 131: 990.000.000 Có TK 511: 900.000.000 Có TK 333: 90.000.000
-Trường hợp hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại:
+ Nếu hàng hóa, thành phẩm vẫn có thể bán được hoặc có thể sửa chữa được, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa; hoặc Nợ TK 155 - Thành phẩm Trang 28 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
+ Nếu hàng hóa, thành phẩm bị hư hỏng không thể bán được và không thể sửa chữa được, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
3. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao
hàng trực tiếp
Theo hình thức này, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán
hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán phân tích tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng và ghi
Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng mua chuyển thẳng.
Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có TK 331, 111, 112, 311... tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng.
Đồng thời, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng) về
lượng hàng chuyển thẳng. Căn cứ vào hoá đơn, kế toán tiến hành ghi nhận
giá bán của hàng chuyển thẳng và ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán của hàng bán.
Có Tk 511 (5111): doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
4. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán
Theo hình thức này, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán
hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán phân tích tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng và ghi.
Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng mua chuyển thẳng (theo giá mua chưa có thuế).
Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Trang 29 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 331,111, 112, 311... tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng.
+ Khi bên mua kiểm nhận hàng hoá và chấp nhận mua, doanh nghiệp phải lập
Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển
thẳng; Căn cứ vào hoá đơn, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng đã chuyển thẳng: Nợ TK 632 Nợ TK 133 (1331)
Có TK TK 111, 112, 311, 331...
-Đồng thời phản ánh trị giá bán của hàng chuyển thẳng:
Nợ TK 111, 112, 131...: tổng giá thanh toán của hàng chuyển thẳng đã bán.
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
5. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
Thực chất theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại chỉ là đơn vị môi
giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng và phải lập hoá đơn giá trị
gia tăng (hay hoá đơn bán hàng) phản ánh số hoa hồng được hưởng.
Căn cứ vào hoá đơn, kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 333 (33311) thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511: hoa hồng được hưởng.
Các chi phí liên quan đến môi giới được hạch toán vào chi phí bán hàng, ví dụ
các chi phí môi giới trong doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 641: chi phí bán hàng Có TK liên quan (111, 112) Trang 30 lOMoAR cPSD| 35883770
6. Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá
Theo quy định, người bán hàng hoá, dịch vụ phải lạp Bảng kê cho bộ phận kế
toán làm căn cứ tính doanh thu và thuế giá trị gia tăng. Bộ phận kế toán phải
phân loại doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán lẻ theo loại hàng hoá, dịch vụ và
theo nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng; xác định doanh thu và thuế giá trị gia
tăng phải nộp của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
-Trên có sở bảng kê bán lẻ hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu và thuế giá
trị gia tăng đầu ra phải nộp của hàng bán lẻ và ghi:
Nợ TK 111: tổng giá bán lẻ thu bằng tiền mặt.
Nợ TK 112, 113: tổng giá bán lẻ nộp vào ngân hàng đã nhận hoặc chưa
nhận được giấy báo Có.
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng
Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
-Trong thực tế có thể phát sinh các trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu
hoặc thừa tiền hàng so với lượng hàng đã bán.
+Khi thu tiền hàng, nếu thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 113: tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp.
Nợ Tk 138 (1388): số thiếu nhân viên bán hàng phải bồi thường.
Nợ TK 138 (1381): số tiền chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
Có Tk 511 (5111): doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
+Khi thu tiền hàng, nếu thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 113: tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp.
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK 338 (3381): số tiền thừa chờ xử lý.
-Trên cơ sở báo cáo bán hàng, cuối kỳ, kế toán xác định trị giá mua thực tế
của hàng hoá đã bán lẻ và ghi: Trang 31 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng đã bán lẻ.
Có TK 156 (1561 - Chi tiết quầy hàng): trị giá mua. Ví dụ:
Nhận được bảng kê bán lẻ của MDV sôt 03 doanh số bán là 44.000.000,
VAT 10%. tiền bán hàng thu bằng tiền mặt là 44.500.000, phiếu thu số 02,
giá xuất kho 40.000.000 số tiền thừa doanh nghiệp được hưởng. Giải: Nợ TK111: 44.500.000 Có TK511: 40.000.000 Có TK3331: 4.000.000 Có TK711: 500.000 Nợ TK632: 40.000.000 Có TK156: 40.000.000
7. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trả góp.
-Khi bán hàng trả góp, kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán và ghi:
Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng bán trả góp.
Có TK 156 (1561 - Chi tiết quầy hàng): trị giá mua.
-Đồng thời phản ánh giá bán của hàng bán trả góp:
Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán phải phản ánh các chỉ tiêu như
doanh thu theo giá bán thông thường chưa thuế, thuế giá trị gia tăng đầu ra
tính trên giá bán thông thường, lãi bán trả góp, số tiền thu lần đầu tại thời
điểm giao hàng và số tiền còn phải thu ở người mua và ghi:
Nợ TK 111, 112, 113: số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm bán hàng.
Nợ TK 131: số tiền còn phải thu ở người mua.
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng theo giá bán thông thường
chưa có thuế (giá bán hàng thanh toán một lần). Trang 32 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Có TK 338 (3387): lợi tức thu từ bán trả góp được ghi tăng số
doanh thu chưa thực hiện.
-Đối với số tiền người mua thanh toán ở các kỳ tiếp theo, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112
Có TK 131: số tiền người mua đã thanh toán.
-Đồng thời, kết chuyển doanh thu tương ứng (số tiền lãi bán hàng trả góp trả chậm)
Nợ TK 338 (3387): doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính.
Ví dụ: Ngày 31/12/2014, công ty B bán trả góp cho khách hàng một chiếc xe
hơi, thu trong 24 tháng, mỗi tháng 1 lần 51.780.819 đ vào mỗi tháng ( lãi suất
1%/tháng). Giá bán thu tiền ngay chưa thuế GTGT 1.000.000.000đ, thuế
GTGT 10%, giá vốn của chiếc xe là 900.000.000đ. Kế toán hạch toán như sau: *Ngày 31/12/2014 -Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632: 900.000.000 Có TK 156: 900.000.000 -Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131: 1.242.739.667 Có TK 511: 1.000.000.000 Có TK 3331: 100.000.000 Có 3387: 142.739.667
*Ngày 31/12/2015, khi thu tiền lần đầu và áp dụng phương pháp đường thẳng
để phản ánh lãi trả góp -Thu tiền trả góp: Nợ TK 111,112 : 51.780.819 Có TK 131: 51.780.819 Trang 33 lOMoAR cPSD| 35883770
-Phân bổ lãi trả góp vào doanh thu kỳ này Nợ TK 3387: 5.947.486 Có TK 515: 5.947.486
8. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng đại lý
Theo chế độ quy định, khi xuất hàng giao cho các cơ sở nhận làm đại lý bán,
có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn chứng từ sau:
+ Sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng để làm căn cứ
thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.
Theo cách này, bên giao đại lý hạch toán giống như trường hợp bán hàng trực
tiếp đã trình bày ở trên.
+ Sử dụng Phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Theo cách này, cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi khi bán hàng phải lập hoá đơn
theo quy định, đồng thời lập bảng kê hàng hoá bán ra (mẫu số 02/ GTGT) gửi
về cơ sở có hàng hoá gửi bán địa lý để cơ sở này lập hoá đơn giá trị gia tăng
(hoặc hoá đơn bán hàng) cho hàng hoá thực tế bán ra.
Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc với các đối
tượng không chịu thuế GTGT thì cột 6 ghi theo tổng giá thanh toán. Bảng kê này
là căn cứ để bên giao hàng lập hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng)
chuyển cho bên bán hàng (bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi hay đơn vị phụ
thuộc). Ngoài ra, bảng kê này còn được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh để cơ
sở tổng hợp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng nộp cho cơ quan thuế.
* Phương pháp kế toán ở từng bên như sau:
Bên cơ sở giao han g cho đai ly:
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất
kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Trang 34 lOMoAR cPSD| 35883770 Có các TK 155, 156.
- Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán
ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
- Số tiền hoa hồng maDN phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641, 6421 - Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 131, … Bên nhận han
g gửi ban (Bên đai lyban đun g gia)
- Khi nhận được hang:
Theo thông tư 200: Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, DN
chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán
đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được:
+ Căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên
quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, ...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
+ Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trang 35 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
+Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112.
Ví dụ: Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa trị giá 80.000.000, tổng giá thanh toán
110.000.000 thuế GTGT 10% . gửi bán đại lý hoa hồng đại lý 5%, thuế suất
của hoa hồng 10% đại lý thông báo đã bán 70% số hàng, doanh nghiệp nhập
kho hàng không bán được, sau khi trừ hoa hồng đại lý chuyển TGNH cho
doanh nghiệp.Hãy hạch toán tại bên giao hàng và bên nhận hàng (biết hạch
toán theo phương pháp KKTX, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Giải:
*Đối với bên gửi hàng :
- Khi giao hàng : Nợ TK 157: 80.000.000 Có TK 156: 80.000.000
-Khi bên đại lý bán được hàng Giá vốn:
Nợ TK 632:80.000.000*70%=56.000.000 Có TK157:80*70%=56.000.000 Doanh thu: Nợ TK 131: 77.000.000 Có TK 511:70.000.000 Có TK 3331: 7.000.000
- Số tiền hoa hồng maDN phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641:3.70.000.000 x 5% = 3.500.000 Nợ TK 133 : 350.000 Có TK 131: 3.850.000
-Đại lý thanh toán tiền cho bên gửi hàng Nợ TK 112: 73.150.000 Có TK 131: 73.150.000 Trang 36 lOMoAR cPSD| 35883770
-Nhập kho hàng bán không được:
Nợ TK 156: 80.000.000-56.000.000 = 24.000.000 Có TK 157: 24.000.000 *Bên đại lý
- Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được: Nợ các TK 131:77.000.000 Có TK 331:77.000.000
+ Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi: Nợ TK 331:3.850.000 Có TK 511: 3.500.000 Có TK 3331: 350.000
+Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi: Nợ TK 331:73.150.000 Có các TK 112: 73.150.000
9. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội bộ
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán cho các đơn vị hạch toán
phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp.
a) Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh
nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:
Kế toán tại đơn vị bán
- Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc
trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá vốn) Có các TK 155, 156
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu
thụ ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn: Trang 37 lOMoAR cPSD| 35883770
+ Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có 136 - Phải thu nội bộ. + Phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kế toán tại đơn vị mua
- Khi nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do đơn vị hạch toán phụ thuộc
trong nội bộ doanh nghiệp chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ các TK 155, 156 (giá vốn)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh
thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường.
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán
đến kết quả kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:
+ Kết chuyển giá vốn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
b) Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị
trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết
giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Trang 38 lOMoAR cPSD| 35883770
- Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường.
*Hạch toán nghiệp vụ các trường hợp bán hàng khác.
-Trường hợp hàng đổi hàng (hàng đối lưu)
+Hàng hoá mà doanh nghiệp đem đi để trao đổi, về thực chất, chính là hàng
xuất bán nên kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng (hoặc
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - nếu chuyển đi trao đổi) giống như
xuất bán hàng hoá cho khách hàng. Trước hết kế toán phải phản ánh trị giá
mua của hàng xuất để trao đổi và ghi:
Nợ TK 632: tập hợp giá vốn hàng bán.
Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho.
(Trường hợp xuất hàng chuyển đi để trao đổi, trị giá mua của hàng xuất đem
đi trao đổi được theo dõi qua tài khoản 157. Khi người mua kiểm nhận, trị giá
mua của hàng đem đi trao đổi được kiểm nhận sẽ được kết chuyển vào tài
khoản 632 giống như bán hàng theo phương thức chuyển hàng).
+Mặt khác, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi và ghi:
Nợ TK 131: tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi.
Có TK 511 (5111): doanh thu tiêu thụ của hàng trao đổi.
Có TK 333(1) (33311): thuế GTGT phải nộp của hàng đem đi trao đổi.
+Hàng hoá mà doanh nghiệp nhận về thông qua trao đổi, về thực chất, chính
là hàng mua về. Vì thế, khi kiểm nhận hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT hay
hoá đơn bán hàng do bên bán chuyển giao, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng nhập kho.
Nợ TK 151: trị giá mua của hàng nhận về đang đi đường.
Nợ TK 157: trị giá mua hàng nhận về, gửi bán.
Nợ TK 632: trị giá mua của hàng nhận về tiêu thụ ngay.
Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Trang 39 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 131: tổng giá thanh toán của hàng nhận về.
-Trường hợp dùng hàng hoá để trả lương, trả thưởng cho người lao động.
Theo chế độ hiện hành, khi doanh nghiệp xuất hàng hoá để thanh toán
lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động, kế toán phải lập hoá
đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng giống như các trường hợp xuất bán hàng hoá khác cho khách hàng.
-Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng dùng để trả lương, thưởng cho người lao động:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.
Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho.
-Đồng thời kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng dùng trả lương,
thưởng và các khoản khác cho người lao động và ghi:
Nợ TK 334: tổng giá thanh toán của hàng dùng thanh toán.
Có TK 511: chi tiết doanh thu nội bộ của hàng dùng thanh toán.
Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Trường hợp xuất hàng hoá để tiêu dùng khuyến mại, quảng cáo.
- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng
để khuyến mại, quảng cáo:
+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không
thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) Có các TK 155, 156.
+ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách
hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện
khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được
tặng 1 sản phẩm. ... ) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo Trang 40 lOMoAR cPSD| 35883770
vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá
(không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến
mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để
khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết
số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã
dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản
xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác
là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
-Trường hợp xuất hàng hoá tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho hoạt
động kinh doanh hoặc phục vụ cho việc kinh doanh các đối tượng không
chịu thuế GTGT hoặc được trang trải bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Theo chế độ hiện hành, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lập
hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi đủ các chỉ tiêu và tính
thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.
-Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất dùng tương tự như
hạch toán trị giá mua của hàng bán ra, đồng thời phản ánh tổng giá thanh toán
của hàng xuất dùng theo định khoản:
Nợ TK liên quan (641, 642): ghi tăng chi phí tương ứng theo tổng giá
thanh toán (nếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh). Trang 41 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 353: ghi giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tổng giá thanh toán.
Có TK 511: chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ.
Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp (nếu có). Bài tập Bài số1:
1. Mua một lô hàng theo hoá dơn GTGT số 1. trị giá mua 300tr. VAT:10%, bao
bì đi kèm hàng hoá tính tiền riêng trị giá 3 tr. thuế 10%. tiền hàng và bao bì
nhận nợ, số hàng trên sử lý như sau. 1/2 bán giao tay ba, thặng số 10%. VAT
10%bên mua nhận nợ. 1/2 còn lại chuyển về nhập kho đủ. Chi phí vận
chuyển chi bằng tiền mặt 1.980.000, hoá đơn đặc thù, thuế VAT:10% (dvt 1.000.000đ)
Bao bì phân bổ tỷ lệ tương đương với hàng 2.
xuất kho gửi bán cho công ty M một nô hàng theo hoá đơn GTGT số
02 trị giá bán hàng hoá là 250tr bao bì tính giá riêng chưa thuế là 3.600.000
thuế VATcủa hàng hoá và bao bì là 10%.
Chi phí vận chuyển giá chưa thuế là 1.500.000. thuế VAT 10% trả bằng tiền
mặt (theo hợp đồng bên chịu bán) biết thặng số tiêu thụ của số hàng này là
12%thời gian sau công ty Mnhận được hàng và chấp nhận thanh toán. ( đvt:1.000.000)
3. Xuất kho gửi đại lý 1 lô hàng trị giá 150.000.000, giá giao đại lý chưa
có thuế 180.000.000r, hoa hồng đại lý 5%, thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ
và đại lý là 10%. Thời gian sau cơ sở đại lý thông báo đã bán được hàng
chuyển tiền mặt trả DN sau khi đã trừ hoa hồng được hưởng Trang 42 lOMoAR cPSD| 35883770 4.
Xuất kho bán trả góp một lô hàng theo hóa đơn GTGT 06. Giá bán trả ngay chưa thuế 120.00.00
đồng, giá bán trả góp 128.000.000 đồng, thuế
GTGT 10%. Tiền mặt thu được tại thời điểm bán là 40.000.000 đồng đã nhập
quỹ. Thời hạn trả góp 8 tháng, thặng số bán 10% (ĐVT: 1.000.000 đ)
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài số 2
Công ty kinh doanh HH tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân
gia quyền cuối kỳ. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 3, có tài liệu như sau: I. Số dư đầu tháng:
§ TK 156: 13.431.200đ (6.400 đơn vị hàng X)
§ TK 157: 840.000đ (400 đơn vị hàng X – gửi bán cho công ty B)
§ TK 131: 12.000.000đ (Chi tiết: Công ty A còn nợ 20.00.00 đ, Công ty
B ứng trước tiền mua hàng 8.000.000đ)
II. Trích các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Xuất kho 500 đơn vị hàng X bán cho công ty B, giá bán chưa thuế
2.800đ/đơn vị, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thu, công ty B đã nhận được hàng.
2. Nhập kho 6.000 đơn vị hàng X mua của công ty C với giá mua chưa thuế
2.200đ/đơn vị, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán.
3. Xuất kho 2.000 đơn vị hàng X gởi bán cho công ty B.
4. Nhập kho 4.000 đơn vị hàng X mua của công ty D với giá mua chưa thuế
2.250đ/đơn vị, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
5. Công ty B chấp nhận thanh toán số hàng gởi đi bán ở tháng trước, số
lượng 400 đơn vị, giá bán chưa thuế 2.900đ/đơn vị, thuế GTGT 10%.
6. Xuất kho 6.000 đơn vị hàng X gởi đi bán cho công ty A, giá bán chưa thuế
2.900đ/đơn vị, thuế GTGT 10%. Sau đó nhận được hồi báo của công ty A đã Trang 43 lOMoAR cPSD| 35883770
nhận được hàng, nhưng chỉ chấp nhận thanh toán 5.000 đơn vị hàng X, số
còn lại do kém phẩm chất đã trả lại. Công ty HH đã cho nhập kho 1.000 đơn vị hàng X trả lại.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài số 3
Công ty HH thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ
chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong
tháng 8 có tình hình như sau: 1. Tình hình mua hàng
a. Nhận được một số hàng do công ty Minh Phước gởi đến, trị giá hàng ghi
trên hóa đơn là 5.200 đơn vị x 28.000đ, thuế GTGT 10%. Khi kiểm nhận
nhập kho phát hiện thiếu 100 đơn vị. Công ty chấp nhận thanh toán theo số
thực nhận. Nếu công ty thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ lúc nhận hàng
sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2% giá thanh toán.
b. Nhập kho hàng mua đang đi đường tháng trước với giá trị 5.000.000đ (hóa
đơn 662 ngày 18/07 có giá trị), số hàng còn lại so với hóa đơn bị thiếu chưa
xác định nguyên nhân 1.000.000đ.
c. Nhận được chứng từ đòi tiền của công ty Hoàng Minh đề nghị thanh toán
lô hàng trị giá theo hóa đơn chưa thuế 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đơn vị
đã thanh toán bằng tiền mặt, cuối tháng hàng chưa về.
d. Số hàng mua của công ty Minh Phước, đơn vị được giảm giá 10% giá
thanh toán (gồm thuế GTGT 10%) do hàng kém phẩm chất. Đơn vị đã chi
tiền mặt thanh toán cho công ty Minh Phước trong thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán. 2. Tình hình bán hàng
a. Bán cho công ty Z thu bằng chuyển khoản giá bán chưa thuế là
28.000.000đ, thuế GTGT là 10%, đã nhận giấy báo có của ngân hàng, giá
thực tế hàng xuất kho 22.000.000đ. Trang 44 lOMoAR cPSD| 35883770
b. Xuất bán chịu cho công ty Q một lô hàng trị giá bán chưa thuế là
40.000.000đ, thuế GTGT 10%. Theo thỏa thuận, nếu công ty Q thanh toán
trước thời hạn sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên giá thanh toán, giá thực tế xuất bán 31.500.000đ.
c. Nhận được hồi báo của công ty Tân Thành trả lại một số hàng hóa đã
mua ở tháng trước, hàng đã nhập kho với giá là 10.000.000đ, đã chi tiền mặt
trả lại theo giá bán chưa thuế là 11.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên Trang 45 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 4
KÊTOAN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TAI CHINH Giới thiệu:
Doanh thu hoạt động tài chính gồm các khoản như lãi đầu tư chứng khoán, lãi
tiền gửi và cho vay, lãi do chên lệch tỷ giá hối đoái, tiền bản quyền , cổ tức
và lợi nhuận được chia. Doanh thu được ghi nhận đảm bảo doanh nghiệp
nhận được lợi ích kinh tế như nhận thông báo chia lãi, chia cổ tức và các
khoản lãi do thanh lý hoặc chuyển nhượng khoản đầu tư. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản doanh thu hoạt động tài chính
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán đượccác nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán doanh thu hoạt động tài chính
- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn. Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản doanh thu hoat động tai chin h
. *Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền,
cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm,
trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng
do mua hàng hoá, dịch vụ;...
- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; Trang 46 lOMoAR cPSD| 35883770
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu
tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
b) Đối với việc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty
liên doanh, công ty liên kết, hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh, doanh
thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, trong đó giá
vốn là giá trị ghi sổ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá
bán được tính theo giá trị hợp lý của khoản nhận được. Trường hợp mua, bán
chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu (nhà đầu tư hoán đổi cổ phiếu A
để lấy cổ phiếu B), kế toán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý
tại ngày trao đổi như sau:
- Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp lý của cổ
phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi.
Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị
hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
c) Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu
được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
d) Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi
phát sinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích
xây dựng tài sản dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay.
đ) Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm,
trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc
cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng. Trang 47 lOMoAR cPSD| 35883770
e) Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu,
trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản
đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi
đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp
mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
g) Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá
lại giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài
chính được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ
phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư,
doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của
pháp luật. Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để
đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận
doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính.
h) Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi
số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị
cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, không ghi
nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty.
Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì việc kế toán
khoản cổ tức nhận được bằng cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp
luật dành riêng cho loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có).
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911-
“Xác định kết quả kinh doanh”. Trang 48 lOMoAR cPSD| 35883770
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền phát sinh trong
kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư:
- Khi nhận được thông báo về quyền nhận cổ tức, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp nếu cổ tức, lợi nhuận được chia bao gồm cả khoản lãi đầu tư
dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp
phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh
nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài
chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu
tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (phần cổ tức, lợi nhuận dồn tích
trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần cổ tức, lợi nhuận
của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).
- Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá
trị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá: Khi xác
định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính
được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần
hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư, doanh
nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp
luật. Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh Trang 49 lOMoAR cPSD| 35883770
giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu
hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước
khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).
b) Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (bao
gồm cả lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Nợ các TK 121, 128 (nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao gồm:
- Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải trích
lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ;
- Có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ;
- Các bằng chứng khác (nếu có).
c) Khi nhượng bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131…
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu bán bị lỗ)
Có các TK 121, 221, 222, 228
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu bán có lãi). Ví dụ:
Ngày 22/12 bán một số cổ phần công ty CP A có giá gốc 10.000.000đ với
giá bán 12.000.000đ đã thu bằng TGNH. Chi tiền mặt thanh toán cho người môi giới 50.000đ. Giải a. Nợ TK 112: 12.000.000 Có TK 121: 10.000.000 Trang 50 lOMoAR cPSD| 35883770 Có TK 515: 2.000.000 b. Nợ TK 635: 50.000 Có TK 111: 50.000
d) Trường hợp hoán đổi cổ phiếu, kế toán căn cứ giá trị hợp lý của cổ phiếu
nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi, ghi
Nợ các TK 121, 228 (chi tiết cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu
nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
Có các TK 121, 228 (cổ phiếu mang đi trao đổi theo giá trị ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá trị
hợp lý của cổ phiếu nhận về lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi).
đ) Kế toán bán ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ giá thực tế bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế bán nhỏ
hơn tỷ giá trên sổ kế toán).
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giá
thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán).
e) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, chi trả các khoản chi phí bằng
ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá
trên sổ kế toán các TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK liên quan (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán TK 111,112)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Trang 51 lOMoAR cPSD| 35883770
g) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các
TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331, 341... (tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá trên sổ TK 111, 112).
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế
tại thời điểm thu tiền cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của các TK phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138... (tỷ giá trên sổ kế toán).
i) Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi
nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả
tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả
tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 "Doanh thu chưa thực hiện", ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán
trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá
bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
k) Hàng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi đối với các khoản cho
vay hoặc mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Trang 52 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
l) Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng
trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
m) Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi (giá vàng thị trường
trong nước lớn hơn giá trị ghi sổ), kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi: Nợ các TK 1113, 1123
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
n) Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ, kế toán kết chuyển toàn bộ khoản lãi chênh lệch tỷ
giá hối đoái đánh giá lại, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
p) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bài tập
Tại một doanh nghiệp trong tháng có tinh hình sau:
1. Nhận giấy báo chia lãi từ hoạt động liên doanh 5.000.000đ. Chi phí theo
dõi họat động liên doanh 500.000đ bằng tiền mặt.
2. Rút TGNH nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 2.000.000đ.
3. Thu được nợ khó đòi đã xử lý 2 năm trước 10.000.000đ bằng tiền mặt.
4. Thanh lý TSCĐHH, nguyên giá 15.000.000đ, hao mòn 13.800.000đ, chi phí
thanh lý 300.000đ, phế liệu bán thu bằng tiền mặt 800.000đ.
5. Bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn, có giá gốc 12.000.000đ, giá bán thu
bằng tiền mặt 11.000.000đ. Trang 53 lOMoAR cPSD| 35883770
6. Xử lý nợ phải trả 4 năm trước không ai đòi 10.000.000đ vào thu nhập khác.
7. Nhận thông báo được chia cổ tức đầu tư chứng khoán 5.000.000đ.
8. Doanh nghiệp nhận thông báo giảm thuế GTGT 6.000.000đ.
9. Phải thu lãi tiền cho vay 7.000.000đ theo hợp đồng cho vay.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên Trang 54 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 5 KÊTOAN CHI PHÍ HOAT
̣ ĐỘNG TAI CHINH Giới thiệu:
Chi phí hoạt động tài chính này bao gồm các khoản lỗ liên quan đến
hoạt động tài chính, chi phí đi vay, chi phí liên quan đến vốn liên doanh,
chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, các khoản giao dịch về chứng khoán
các khoản lỗ về tỷ giá hối đoái. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí hoạt động tài chính
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán chi phí hoạt động tài chính
- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí hoạt động tai chin h
* Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao
gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư
tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ
chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán;
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào
đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
b) Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi
phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí bán hàng; Trang 55 lOMoAR cPSD| 35883770
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác; - Chi phí khác.
c) Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn
trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu
cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thường.
d) Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính
trong kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái
phiếu chuyển đổi nhân (x) với lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường
nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ
biến trên thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy
định chi tiết tại phần hướng dẫn tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành).
đ) Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu
đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 - Chi phí tài chính Bên Nợ:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn
thất đầu tư vào đơn vị khác;
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Trang 56 lOMoAR cPSD| 35883770 Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn
thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này
nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong
kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, cho vay vốn,
mua bán ngoại tệ..., ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 141,...
- Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào
công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ). Ví dụ:
Bán 1.000 cổ phiếu HSC, giá bán 25.000 đ/cổ phiếu. Phí giao dịch bán chứng
khoán 1% trên giá giao dịch. Giá gốc cổ phiếu HSC 25.200đ/cổ phiếu. Giao
dịch đã hoàn tất, tiền đã chuyển vào tài khoản tiền gửi sau khi trừ phí giao dịch Giải: Nợ TK 112: 24.750.000
Nợ TK 635: 450.000 (0,01*25.000.000+ 200*1.000) Có TK 121: 25.200.000
- Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị Trang 57 lOMoAR cPSD| 35883770
hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,...(giá trị hợp lý tài sản được chia)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (số lỗ) Có các TK 221, 222.
- Trường hợp doanh nghiệp bán khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh
nghiệp khác dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá
trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu
có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu
mang đi trao đổi được kế toán là chi phí tài chính, ghi:
Nợ các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ cổ phiếu nhận về)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ
phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị hợp lý cổ phiếu mang trao đổi).
- Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất
đầu tư vào đơn vị khác khi lập Báo cáo tài chính:
- Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292).
- Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292)
Có TK 635 - Chi phí tài chính.
- Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng
do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi: Trang 58 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 131, 111, 112,...
- Chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi
phí kiểm toán, thẩm định hồ sơ vay vốn..., nếu được tính vào chi phí tài chính:
+Đối với khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 343 - Trái phiếu phát hành (3431, 3432)
+ Đối với khoản vay dưới hình thức vay theo hợp đồng, khế ước thông thường:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 111, 112
-Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay, lãi trái phiếu cho bên cho vay, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 111, 112,...
- Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay, lãi trái phiếu cho bên cho vay:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu trả trước lãi tiền vay) Có các TK 111, 112,...
Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay, lãi trái phiếu theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
- Trường hợp vay trả lãi sau:
+ Định kỳ, khi tính lãi tiền vay, lãi trái phiếu phải trả trong kỳ, nếu được tính
vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411) (nếu lãi vay nhập gốc)
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
+Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay, ghi: Trang 59 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (gốc vay còn phải trả)
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (lãi tiền vay của các kỳ trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn) Có các TK 111, 112,... Ví dụ:
Doanh nghiệp chi tiền gửi ngân hàng để trả nợ gốc và lãi tiền vay để mua
hàng hóa, số tiền 10.400.000. Trong đó nợ gốc 10.000.000đ
Giải: Nợ TK 341: 10.000.000 Nợ TK 635: 400.0000 Có TK 112: 10.400.000
- Trường hợp doanh nghiệp thanh toán định kỳ tiền lãi thuê của TSCĐ thuê tài
chính, khi bên thuê nhận được hoá đơn thanh toán của bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả từng kỳ)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay)
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nếu nhận nợ).
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử
dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa
tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ Thuế GTGT
(nếu được khấu trừ)}
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước. Trang 60 lOMoAR cPSD| 35883770
- Kế toán các khoản lỗ tỷ giá
+ Khi mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản, chi trả các khoản chi phí... thanh toán
bằng ngoại tệ nếu tỷ giá giao dịch thực tế nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641,
642, (theo tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (theo tỷ giá trên sổ kế toán).
+ Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế
toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 1112, 1122 (theo tỷ giá trên sổ kế toán).
+ Khi thu được tiền Nợ phải thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán
của các TK Nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá trên sổ kế toán).
+ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (theo tỷ giá bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (khoản lỗ - Nếu có)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
+ Các trường hợp khác phát sinh lỗ tỷ giá thực hiện theo quy định của các tài Trang 61 lOMoAR cPSD| 35883770 khoản liên quan.
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai
đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 – Chi phí trả trước),
phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ (giá vàng thị trường
trong nước nhỏ hơn giá trị ghi sổ), kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 1113, 1123.
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính Bài tập
1. Ngày 16/12 nhận được thông báo của công ty A về số lãi được chia 9 tháng
đầu năm N tương ứng với 10.000 cổ phần công ty đang nắm giữ là
12.000.000đ, 2 ngày sau doanh nghiệp đã thực nhận được số lãi trên bằng tiền mặt.
2. Ngày 20/12 bán 5.000 cổ phần công ty A cho doanh nghiệp X đã thu
TGNH với giá 52.000.000đ. Chi phí trả cho người môi giới đã chi bằng tiền mặt 1.500.000đ.
3. Ngày 25/12, công ty A dùng 1 TSCĐ hữu hình góp vốn liên doanh vào công
ty X (công ty A góp vốn vào công X – cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – với
tỷ lệ vốn góp là 30%) với nguyên giá ghi trên sổ kế toán 500.000.000đ, đã hao
mòn 100.000.000đ. TSCĐ này được các bên góp vốn liên doanh đánh giá là
420.000.000đ, mức độ hao mòn 20%, thời gian sử dụng ước tính 5 năm. Chi Trang 62 lOMoAR cPSD| 35883770
phí cho quá trình bàn bạc hợp đồng bằng tiền mặt 1.000.000đ. Chi phí vận
chuyển tài sản thanh toán bằng tạm ứng 105.000đ (gồm thuế GTGT 5.000đ).
4. Ngày 27/12 nhận được sổ phụ ngân hàng B báo đã chuyển lãi định kỳ 12/N
của 50 tờ kỳ phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ vào tài khoản tiền gửi của
doanh nghiệp tại ngân hàng.
5. Thị giá cổ phần của công ty Z đang giảm sút. Ngày 31/12, căn cứ vào các
bằng chứng xác thực, hội đồng do doanh nghiệp lập thẩm định mức giảm giá
chứng khoán đã xác định thị giá cổ phần công ty Z là 14.000đ/cổ phần. Doanh
nghiệp tiến hành lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên
Gợi ý :NV3.Nợ TK 222: 420.000.000 Nợ TK 214: 100.000.000
Có TK 711: 14.000.000 = 20.000.000 x 70%
Có TK 3387: 6.000.000 = 20.000.000 x 30% Có TK 211: 500.000.000 Trang 63 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 6 KÊTOAN CHI PHIBAN HAN G Giới thiệu:
Chí phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ . Chi phí bán hàng bao gồm các khoản
như chi phí bao bì, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm và chi phí
lương nhân viên bán hàng… Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phiban hang;
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về Kêtoan chi phiban hang;
- Giao tiếp tốt để có mối quan hệ tốt với khách hàng; Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phiban han g
* Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng,
giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành
sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
b) Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế
TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã
hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán
mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. Trang 64 lOMoAR cPSD| 35883770
c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi
phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ
mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu
quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm
một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào
bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng
hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Bên Có:
- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh
doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho
nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm,
hàng hoá,... bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,... -
Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật
liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,
như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu
dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình
tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.
- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công
cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ
đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,... Trang 65 lOMoAR cPSD| 35883770 -
Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao
TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương
tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...
- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây
lắp phản ánh ở TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này.
- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch
vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ
phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc
vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán
hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,...
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng
tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi
phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá,
quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng...
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ
khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) cho nhân viên
phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338,...
b) Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 152, 153, 242.
c) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Trang 66 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
d) Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax...), chi phí
thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,...
đ) Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bán hàng
- Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
+ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện
trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa
chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ)
+ Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi: Nợ các TK 335, 352
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,...
- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và
liên quan đến việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong nhiều kỳ, định kỳ
kế toán tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
e) Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bảo hành công trình xây lắp): Trang 67 lOMoAR cPSD| 35883770
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo
hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời
gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức
chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi xác định số dự phòng
phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
- Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả
về sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá cần lập:
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự
phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá đã lập ở kỳ kế toán trước
nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được trích thêm ghi nhận vào chi phí, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự
phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá đã lập ở kỳ kế toán trước
nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 641 - Chi phí bán hàng (6415).
g) Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo
- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng
để khuyến mại, quảng cáo:
+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu
tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) Có các TK 155, 156. Trang 68 lOMoAR cPSD| 35883770
+ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng
chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như
phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản
phẩm. ) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn
hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá
(không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến
mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại,
quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng
trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh
Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại
cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số
hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị
số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
h) Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ cho hoạt động bán hàng, căn
cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413, 6417, 6418)
Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị
kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
i) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng Trang 69 lOMoAR cPSD| 35883770
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho khách hàng bên
ngoài doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân
viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm, hàng hoá, NVL
dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 152, 153, 155, 156.
k) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ
liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu và phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
l) Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
m) Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 641 - Chi phí bán hàng. Trang 70 lOMoAR cPSD| 35883770
n) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng. Bài tập
Trong tháng 12, công ty M tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp như sau:
1. Lương phải trả cho nhân viên bán hàng và bốc xếp, đóng gói là
10.000.000đ, nhân viên quản lý 8.000.000đ, trích BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ.
2. Xuất kho một số công cụ dùng phục vụ bán hàng 2.000.000đ, phân bổ trong 4 tháng.
3. Xuất kho vật liệu phụ cho bán hàng 200.000đ, cho quản lý 300.000đ, vật
liệu sử dụng hết trong tháng.
4. Rút TGNH trả tiền thuế môn bài cho công ty 1.200.000đ, kế toán phân bổ 12 tháng.
5. Chi tiền mặt trả phí vận chuyển bán hàng 3.000.000đ.
6. Chi tiền mặt nộp thuế cầu đường cho các phương tiện vân chuyển công ty 400.000đ
7. Chi tiền mặt trả tiền cho chuyên viên kế toán tổ chức và tập huấn cho
nhân viên phòng kế toán công ty 1.300.000đ.
8. Phải trả tiền chi phí quảng cáo hàng hóa 60.000.000đ và thuế giá trị gia
tăng khấu trừ 6.000.000đ, phân bổ 6 tháng.
9. Nhận hóa đơn tiếp khách của công ty giá chưa thuế 900.000đ, thuế GTGT
150.000đ, chưa trả tiền.
10. Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 1.400.000đ, bộ phận quản lý 1.600.000đ. Trang 71 lOMoAR cPSD| 35883770
11. Phải trả tiền điện, nước, điện thoại theo hóa đơn tháng này là 2.000.000đ
và thuế giá trị gia tăng khấu trừ tính 10%.
- Dùng cho kho hàng hóa: 1.200.000đ
- Dùng cho bán hàng: 800.000đ
12. Lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm 1.000.000đ.
13. Lập dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm 700.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên Trang 72 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 7
KÊTOAN CHI PHIQUẢN LYDOANH NGHIỆP Giới thiệu:
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung phục
vụ cho bộ máy hành chính ( gián tiếp ) gồm các khoản: văn phòng phẩm, tiếp
khách, công tác phí và các khoản phục vụ về lương, tài sản thuộc bộ máy hành chính Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản quan lydoanh nghiêp
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về Kêtoan quản ly doanh nghiệp
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học và tự học để đáp ứng yêu cầu nghề. Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phiquản lydoanh nghiệp
*Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp
(tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh
nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng
cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng
phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài
sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) . Trang 73 lOMoAR cPSD| 35883770
b) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính
thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và
đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán
mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
c) Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy
định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản
642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi
phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí
quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: Trang 74 lOMoAR cPSD| 35883770
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải
trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản
phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất
dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng
cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ,
đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao
TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng
ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết
bị quản lý dùng trên văn phòng,...
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và
lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải
thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch
vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua
và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi
nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý
doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác
thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi
phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,... Trang 75 lOMoAR cPSD| 35883770
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ
phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có các TK 334, 338.
- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh
nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ
chung của doanh nghiệp,..., ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 242, 331,...
- Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay
không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí
quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 153 - Công cụ. dụng cụ Có các TK 111, 112, 331,...
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà
cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,..., ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Trang 76 lOMoAR cPSD| 35883770
- Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có các TK 111, 112,…
- Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:
+ Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn hơn số
đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
+Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số
đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
+ Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là
khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo
hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
+Doanh nghiệp trích lập dự phòng đối với khoản cho vay, ký cược, ký quỹ,
tạm ứng… được quyền nhận lại tương tự như đối với các khoản phải thu
theo quy định của pháp luật.
- Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự
phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác
(trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng), ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số
dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trang 77 lOMoAR cPSD| 35883770
-Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một
lần với giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, 335,...
* Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho quản lý
a) Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện
trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa
chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ)
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi: Nợ các TK 335, 352
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,...
b) Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và
liên quan đến bộ phận quản lý trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi
phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
- Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên
cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế) Có các TK 111, 112, 331,... Trang 78 lOMoAR cPSD| 35883770
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
- Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích quản lý, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị
kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành công ty cổ
phần, kế toán xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định giá trị doanh nghiệp như sau:
a) Đối với các khoản nợ phải thu đã có đủ căn cứ chứng minh theo quy định là
không có khả năng thu hồi được, kế toán căn cứ các chứng từ có liên quan
như quyết định xoá nợ, quyết định xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải bồi thường, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(Phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí) Có các TK 131, 138,... Trang 79 lOMoAR cPSD| 35883770
b) Đối với các khoản phải thu quá hạn được bán cho Công ty Mua bán nợ của
doanh nghiệp theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại) Có các TK 131, 138,...
+ Trường hợp khoản phải thu khó đòi đã được lập dự phòng nhưng số dự
phòng không đủ bù đắp tổn thất, khi bán nợ phải thu thì số tổn thất còn lại
được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã trích lập dự
phòng cho các khoản nợ quá hạn này)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại) Có các TK 131, 138...
+ Đối với các khoản bị xuất toán, chi biếu tặng, chi cho người lao động đã
nghỉ mất việc, thôi việc trước thời điểm quyết định cổ phần hoá doanh
nghiệp và được cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như khoản
phải thu không có khả năng thu hồi, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Kế toán phân bổ khoản lợi thế kinh doanh phát sinh từ việc cổ phần hóa
Lợi thế kinh doanh phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được phản
ánh trên TK 242 - Chi phí trả trước và phân bổ dần tối đa không quá 3 năm, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 242 - Chi phí trả trước. Trang 80 lOMoAR cPSD| 35883770
-Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản
911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bài tập
Tập hợp doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại 1 doanh nghiệp gồm:
1. Doanh thu bán hàng gộp: 256.000.000đ. Chiết khấu thương mại là
500.000đ, giảm giá hàng bán 1.500.000đ, doanh thu hàng bán bị trả lại 9.000.000đ.
2. Doanh thu họat động tài chính: 13.000.000đ.
3. Thu nhập khác: 200.000đ 4.
Tổng giá vốn hàng bán phát sinh (bao gồm hàng bán bị trả lại):
158.000.000đ và giá vốn hàng bán bị trả lại là 8.000.000đ.
5. Chi phí tài chính: 4.000.000đ.
6. Chi phí bán hàng: 20.000.000đ.
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 12.000.000đ
8. Chi phí khác: 2.300.000đ.
Cuối kỳ kế toán cần điều chỉnh thêm các bút toán sau:
a. Phân bổ công cụ đang sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp hàng kỳ là 800.000đ.
b. Dự phòng chi phí bảo hành hàng hóa kỳ này là 500.000đ.
c. Dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm 200.000đ.
d. Tính và ghi nhận doanh thu tài chính khoản tiền lãi cho vay phải thu vào cuối kỳ 2.000.000đ.
e. Kết chuyển từ doanh thu chưa thực hiện khoản lãi trả góp hàng tháng đã
thu của khách hành là 3.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên Trang 81 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 8 KÊTOAN CHI PHIKHAC
VATHU NHẬP KHAC Giới thiệu:
Chi phí khác phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. chi phí khác
gồm các khoản lỗ phát sinh hoặc những chi phí phát sinh từ các dự kiến riêng
biệt với hoạt động thông thường như thanh lý, nhượng bán, tài sản và giá trị
còn lại của tài sản khi thanh lý, chênh lệch, lỗ do đánh giá lại vật tư hàng hóa
khi mang đi góp vốn hoặc đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Tiền bị
phạt thuế, truy thu thuế. Còn thu nhập khác dùng để phản ánh các khoản thu
nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phikhac va thu nhập khac
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kêtoan chi phikhac va thu nhập khac
- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn. Nội dung:
1. Kêtoan chi phí khác
1.1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phikhac
* Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự
kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh
nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động
thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán Trang 82 lOMoAR cPSD| 35883770
TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào
công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
b) Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo
quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán
đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ
điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 - Chi phí khác
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong
kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
1.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Trang 83 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có các TK 111, 112, 141,...
- Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138... Có TK 811 - Chi phí khác. b) Khi phá dỡ TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
c) Kế toán chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đầu
tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Thực hiện theo quy định của các TK 221, 222, 228.
d) Trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp
chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần) nếu
được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển
đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK liên quan.
đ) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK 111, 112 Trang 84 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác
định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác.
2. Kế thu nhập khác
2.1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phikhac
* Nguyên tắc kế toán a)
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp
vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
-Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó
được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB,
BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm);
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ
thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và
các khoản có tính chất tương tự);
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản Trang 85 lOMoAR cPSD| 35883770
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm
hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp
với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:
- Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ
bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác. - Đối với bên mua:
+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm
khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc
khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên
quan đã được thanh lý, nhượng bán.
Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu
theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu
thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu
khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì
khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.
+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát
sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người
bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản
tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được.
Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số
tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải
thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 - Thu nhập khác Trang 86 lOMoAR cPSD| 35883770 Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với
các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ
2.2.Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
- Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
b) Kế toán thu nhập khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ
đưa đi đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn đầu tư dài hạn khác:
- Khi đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, đầu tư dài
hạn khác dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, căn cứ vào giá đánh Trang 87 lOMoAR cPSD| 35883770
giá lại vật tư, hàng hoá, được thoả thuận giữa công ty mẹ và công ty con,
giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết, trường hợp giá đánh giá lại
của vật tư, hàng hoá lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, ghi:
Nợ các TK 221, 222, 228 (giá đánh giá lại)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (giá trị ghi sổ)
Có TK 711 - Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá
lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá).
- Khi đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết đầu tư dài hạn khác
dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá trị đánh giá lại TSCĐ
được thoả thuận giữa công ty mẹ và công ty con, giữa nhà đầu tư và công ty
liên kết, trường hợp giá đánh giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 221, 222, 228 (giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn luỹ kế)
Có các TK 211, 213 (nguyên giá)
Có TK 711 - Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá trị đánh
giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).
c) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính:
- Trường hợp giao dịch bán và thuê lại TSCĐ với giá bán cao hơn giá trị còn
lại của TSCĐ, khi hoàn tất thủ tục bán tài sản cố định, căn cứ vào hoá đơn và
các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá
bánlớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Trang 88 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
- Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của
TSCĐ, khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (tính bằng giá bán TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền
thuê từng kỳ thực hiện theo quy định tại TK 212 - Tài sản cố định thuê tài chính.
d) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê
hoạt động: Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào Hóa đơn GTGT và các
chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo các trường hợp sau:
- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay lãi
phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ (như điểm c nêu trên)
- Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá Trang 89 lOMoAR cPSD| 35883770
thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay
mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian
thuê tài sản. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc
bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Đồng thời, ghi giảm TSCĐ như sau: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
- Định kỳ, phân bổ sỗ lỗ về giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
(chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý) vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà
tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
- Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch
cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà
được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng,
còn số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là
một khoản lãi trong kỳ.
+ Căn cứ vào Hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán
cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Trang 90 lOMoAR cPSD| 35883770
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại (như điểm c nêu trên)
+ Định kỳ, phân bổ chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán
và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản
thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
đ) Khi hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải
bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn
chi phí thực tế phát sinh thì số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây
lắp không sử dụng hết phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác.
e) Phản ánh các khoản thu tiền phạt
- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi: Nợ các TK liên quan
Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…
- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi: Nợ các TK liên quan
Có TK 711 - thu nhập khác.
g) Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được
bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh...), ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường
hợp đã mua bảo hiểm, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 152,...
h) Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay thu lại được Trang 91 lOMoAR cPSD| 35883770 tiền:
- Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử
lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
i) Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá và tính vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 711 - Thu nhập khác.
k) Kế toán các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
nhưng sau đó được hoàn, được giảm:
- Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về số thuế được hoàn, được giảm, ghi:
Nợ các TK 3331, 3332, 3333, 33381
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112
Có các TK 3331, 3332, 3333, 33381.
l) Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ ... ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
m) Trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp Trang 92 lOMoAR cPSD| 35883770
chuyển đổi doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần), nếu
được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển
đổi, đối với các tài sản được đánh giá tăng, ghi: Nợ các TK liên quan
Có TK 711 - Thu nhập khác.
n) Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá
(không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến
mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối. Khi hết
chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng
khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số
hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156- Hàng hoá (giá trị tương đương của sản phẩm cùng loại)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
o) Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp của số thu nhập khác, ghi: Nợ TK 711- Thu nhập khác
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
p) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bài tập
1. Ngày 30 tháng 01, hoá đơn GTGT số 027564 Thanh lý một TSCĐHH thu
bằng chuyển khoản (giấy báo có 21) từ Công ty TNHH Minh Tuân địa chỉ 24
Trần Phú Ngô Quyền Hải Phòng mã số thuế 0200478374 trị giá 250.000.000đ
đã gồm 10% thuế GTGT Biết TSCĐHH có nguyên giá 350.000.000đ đã khấu hao 150.000.000đ. Trang 93 lOMoAR cPSD| 35883770
2. Một khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay thu hồi được trị giá bằng tiền mặt 6.000.000đ
3. Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc chuyển khoản thanh toán lãi vay trong tháng 1.000.000đ
4. Ngày 15/06 thanh lý 1 nhà kho dự trữ hàng hóa, có nguyên giá 158.400.000đ,
thời gian sử dụng 12 năm, đã trích khấu hao 152.000.000đ. Chi phí thanh lý gồm: - Lương: 2.000.000đ
- Trích theo lương: 380.000đ
- Công cụ dụng cụ: 420.000đ - Tiền mặt: 600.000đ
Thu nhập thanh lý bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt 1.800.000đ.
5. Ngày 25/06 bán thiết bị đang sử dụng ở bộ phận bán hàng có nguyên giá
24.000.000đ, đã hao mòn lũy kế 6.000.000đ, thời gian sử dụng 2 năm. Chi phí
tân trang trước khi bán 500.000đ trả bằng tiền mặt. Giá bán chưa thuế
5.800.000đ, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt.
6. Góp vốn đầu tư vào công ty BB với tỷ lệ góp vốn là 40%, bằng: 1 thiết bị
sấy có nguyên giá 100.000.000đ, khấu hao lũy kế đến thời điểm góp vốn là
10.000.000đ, vốn góp được tính 88.000.000đ.
7. Rút TGNH nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 2.000.000đ
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ trên Trang 94 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 9
KÊTOAN CHI PHITHUÊTHU NHẬP DOANH NGHIỆP Giới thiệu:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thu nhập của các tổ
chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Thu nhập chịu thuế
được tính trên cơ sở chên lệch giữa doanh thu để tính thu nhập và các khoản
chi phí hợp lệ, hợp pháp. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phithuêthu nhập doanh nghiệp
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kêtoan chi phithuêthu nhập doanh nghiệp
- Cẩn thận và tuân thủ quy định kế toán Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phiphithuêTNDN
* Nguyên tắc kế toán a) Nguyên tắc chung
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác
định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: Trang 95 lOMoAR cPSD| 35883770
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
b) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi
nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán
thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn
số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường
hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải
nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải
nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch
toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm
trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của
Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. Trang 96 lOMoAR cPSD| 35883770
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh
doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
c) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn
lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn
lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi
nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ
và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821 - Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ
sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập
hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải
trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - Trang 97 lOMoAR cPSD| 35883770
“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có
tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ
vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai
sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản
thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại
phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số
phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Trang 98 lOMoAR cPSD| 35883770
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành Bên Nợ:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát
hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại. Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai
sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài
khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 8211 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy
định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Trang 99 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112,… Ví dụ 1:
Hàng quý đơn vị tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 50.000.000đ, nộp
bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 8211:50.000.000 Có TK 3334 :50.000.000
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 :50.000.000 Có TK 112: 50.000.000
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp
theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Ví dụ 2: Cuối kỳ kế toán Doanh nghiệp tính số thuế tNDN phải nộp là 40.000.000 Nợ TK 3334: 10.000.000 Có TK 8211: 10.000.000
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan
đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp Trang 100 lOMoAR cPSD| 35883770
được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước
phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước
được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do
phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
b) Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc
ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại
phải trả được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Trang 101 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc
hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các
năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn
nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số
phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bài tập Trang 102 lOMoAR cPSD| 35883770
1. Công ty Thanh Long xuất bán 50 sản phẩm A cho công ty ABC với giá bán
20.000đ/sp, giá xuất kho 15.000đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.
2. Công ty gửi bán 30 sản phẩm A cho công ty Hoàng Việt. Hai ngày sau
công ty Hoàng Việt nhận được hàng và thanh toán bằng TGNH, viới giá bán
18.000đ/sp, giá xuất kho 15.000đ/sp., thuế GTGT 10% .
3. Ba ngày sau công ty ABC thanh toán tiền và được hưởng chiết khấu thanh
toán 1% trên tổng thanh toán , sau khi trừ chiềt khấu công ty ABC trả bằng tiền mặt.
4. Các chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng gồm: - Tiền lương: 10.000.000
- Các khoản trích lương theo qui định hiện hành
- Xuất vật liệu ra dùng: 2.000.000
5. Các chiphí phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm: - Tiền lương: 12.000.000
- Các khoản trích lương theo qui định hiện hành
- Xuất vật liệu ra dùng: 1.500.000
- Các chi phí khác bằng tiền mặt: 1.000.000
6. Doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5.000.000đ
Hãy định khoản và xác định kết quả kinh doanh biết rằng thuế suất thuế TNDN 22%. Trang 103 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 10
KÊTOAN XAC ĐỊNH KÊT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Giới thiệu:
Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ kế toán xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường và kết quả kinh doanh của hoạt động khác. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản xac đinh kêt
quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận -
Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kêtoan xac đinh kêt
quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản xac đinh kêt quả kinh doanh
và phân phối lợi nhuận
* Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản
đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên Trang 104 lOMoAR cPSD| 35883770
quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao,
chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý,
nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động
tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và
các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động
kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch
toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt
động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng
loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản
phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
c) Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này
là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; Trang 105 lOMoAR cPSD| 35883770
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần
vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi
phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí
thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác.
đ) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Trang 106 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và
số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:
- Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán
kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
g) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
h) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
i) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: - Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. - Kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
k) Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh
doanh trong kỳ nhưng không theo dõi đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
thực hiện kết chuyển kết quả kinh doanh trong kỳ lên đơn vị cấp trên: Trang 107 lOMoAR cPSD| 35883770 - Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 336 - Phải trả nội bộ. - Kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 421 – Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu; Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước:
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc
xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều
chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do
thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của
năm trước, năm nay mới phát hiện. Trang 108 lOMoAR cPSD| 35883770
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản
ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh: - Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212). - Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212)
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
b) Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112,... (số tiền thực trả).
c) Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm
cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lêch giữa
giá phát hành cao hơn mệnh giá) (nếu có). Trang 109 lOMoAR cPSD| 35883770
d) Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung
vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi
nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
đ) Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531, 3532, 3534).
e) Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm
nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
g) Kế toán xử lý lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi chuyển doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần
- Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành công ty cổ phần
Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đã quá hạn nhưng do doanh nghiệp bị lỗ, không
còn vốn nhà nước, không thanh toán được, doanh nghiệp phải làm các thủ
tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy
định của pháp luật hiện hành. Khi có quyết định xoá nợ lãi vay, ghi: Trang 110 lOMoAR cPSD| 35883770
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (lãi vay được xóa)
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (phần lãi
vay đã hạch toán vào chi phí các kỳ trước nay được xóa)
Có TK 635 - Chi phí tài chính (phần lãi vay đã hạch toán
vào chi phí tài chính trong kỳ này).
- Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời
điểm doanh nghiệp 100% Vốn Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần so
với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh
nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà
nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì số chênh lệch tăng (lãi)
phải nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
(như tại Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ hoặc quỹ hỗ trợ sắp xếp
doanh nghiệp tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hoá.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh
nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà
nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì phản ánh số chênh lệch giảm (lỗ), ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Trường hợp chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan, hoặc chủ
quan nhưng vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường
không có khả năng thực hiện việc bồi thường và đã được cơ quan có thẩm
quyền xem xét, quyết định sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần này để bù
đắp tổn thất sau khi trừ đi phần được bảo hiểm bồi thường (nếu có) ghi:
Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Trang 111 lOMoAR cPSD| 35883770
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Kế toán chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thành vốn nhà nước tại
doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần: Tại
thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, kế toán
chuyển toàn bộ số dư Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Vốn đầu
tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu. Bài tập Bài số 1:
Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ (1000đ)
I. Tình hình tồn kho đầu kỳ như sau:
- TK 155A: số lượng 7kg, trị giá 104.300đ
- TK 155B: số lượng 10kg, trị giá 215.000đ
II. Tình hình phát sinh trong kỳ như sau:
1. Doanh nghiệp nhập kho 20kg hàng A từ xưởng sản xuất theo giá thành thực tế 325.500.
2. Doanh nghiệp xuất thành phẩm gửi đi bán 12kg sản phẩm A theo tổng
giá trên hóa đơn 249.480đ (thuế GTGT 5%). Doanh nghiệp đã thu bằng
chuyển khoản. Do người bán thanh toán trước thời hạn nên doanh nghiệp
chiết khấu thanh toán 2% và trả bằng tiền mặt.
3. Doanh nghiệp bán cho công ty Vh 8kg thành phẩm B theo giá thanh toán
chưa thuế trên hóa đơn 200.000đ, thuế GTGT 5%. Chi phí cho cán bộ giao
hàng đi giao hàng là 20.000đ, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. Doanh nghiệp nhập kho 25kg thành phẩm B từ xưởng sản xuất giá thành thực tế 556.500đ.
5. Xuất kho gửi đi bán 05kg thành phẩm A, 10 kg thành phẩm B.
6. Bán lẻ thu tiền trực tiếp 05kh thành phẩm B giá chưa thuế 136.000đ, thuế GTGT 5%.
7. Hàng gửi đi bán đã xác định tiêu thụ:
- Sản phẩm A giá bán chưa thuế 96.00 đ, thuế GTGT 5%, doanh nghiệp thu bằng TGNH
- Sản phẩm B giá bán chưa thuế 262.000đ, thuế GTGT 5%, doanh nghiệp chưa thu tiền. Trang 112 lOMoAR cPSD| 35883770
- Chi phí bán hàng cho cả hai loại hàng trên 26.000đ, doanh nghiệp thanh toán bằng TM.
Yêu cầu: Hãy định khoản tình hình trên và xác định kết quả kinh doanh. Bài số 2
Công ty TNHH Thương mại Tân Phát có tài liệu trong tháng 4 năm N như sau:
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản Sôhiệu TK Tên TK Đâu ky Câp 1 Câp 2 Nợ có 111 Tiên mặt 1111 Tiên Việt Nam 980.782.050 112 Tiên gửi ngân hang 1121 Tiên Việt Nam
1121.01 Tại ngân hàng nông nghiệp 100.220.000
1121.02 Tại ngân hàng BIDV 156.740.383 131 Phải thu của khách hang Chi tiêt Công ty TNHH Tân hoa 30.510.000 Công ty cổ phân Huệ hoa 50.486.250 156 Hàng hóa Chi tiêt
Điện thoại SAMSUNG E8; SL: 20 100.843.637
Tivi LG 19 inches; sôlượng 10 24.400.000 211 Tài sản côđinh 1.022.000.000 214 Hao mon TSCĐ 477.500.000 311 Vay ngăn hạn 311.01 Ngân hàng VIETCOMBANK 200.000.000 331
Phải trả cho ngươi bán Chi tiêt Công ty TNHH Hôn g Hà 100.200.000 Công ty TNHH Hà Liên 80.900.000 333
Thuêvà các khoản phải nộp NN 33311
ThuêGTGT đâu ra phải nộp 12.834.091 411 Nguôn vôn kinh doanh 4111 Vôn đâu tư của CSH 1.594.548.229
II. Trong tháng 04/N có nhưn
g nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Ngày 03/04/N, Nhập kho sôPNK01 theo Hóa đơn GTGT sô01245, kyhiêu ̣
AB/N, ngày 02/04/N của Công ty TNHH Hôn
g Hà. (VAT: 10%; chưa thanh toán) Tivi LG 21 inches SL: 10 ĐG: 2.700.000 (đ/cái) Trang 113 lOMoAR cPSD| 35883770 Tivi LG 29 inches SL: 08 ĐG: 8.990.000 (đ/cái)
2. Ngày 04/04/N, trả lại hàng cho Công ty TNHH Hôn g Hà. (PXK01) Tivi LG 21inches SL: 02
3. Ngày 05/04/N Nhập kho sôPNK02 (chưa thanh toán) của Công ty Cổ phân Tân Văn , thuế GTGT: 10%) Điện thoại NOKIA N6 SL: 20 ĐG: 4.100.000 (đ/cái) Điện thoại NOKIA N7 SL: 10 ĐG: 5.600.000 (đ/cái) Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 15 ĐG: 3.910.000 (đ/cái) Điện thoại SAMSUNG D9 SL: 06 ĐG: 8.590.000 (đ/cái)
Hóa đơn GTGT sô01246, kyhiệu AC/N, ngày 03/04/N.
4.Ngày 06/04/N, Phiếu xuất kho số 02 xuất bán trực tiếp cho khách hàng 8
chiếcTivi LG 21inches , 8 chiếc Tivi LG 29 inches, 6 chiếc Tivi LG 19 inches
với giá bán thể hiện trên hóa đơn bán hàng sôBHĐ01; kyhiệu BH0001 cho Công ty TNHH Tiên
Đaṭ ( Thuế GTGT: 10%; chưa thu tiên) Tivi LG 21inches SL: 08 ĐG: 3.200.000 (đ/cái) Tivi LG 29 inches SL: 08 ĐG: 9.300.000 (đ/cái) Tivi LG 19 inches SL: 06 ĐG: 3.000.000 (đ/cái)
5. Ngày 8/4/N, Nhập kho sôPNK 3 (chưa thanh toán) của Cty TNHH Lan Tân
giá mua chưa thuế GTGT 10% Tủ lạnh Toshiba 60 lít SL: 12 ĐG: 3.700.000 (đ/cái) Tủ lạnh Toshiba 110 lít SL: 14 ĐG: 6.900.000 (đ/cái)
Hóa đơn GTGT sô01247, kyhiệu AC/N, ngày 07/01/N.
6. Ngày 10/4/N, PXK số 03 xuất bán trực tiếp 10 Điên ̣ thoaị NOKIA N6, 6
Điện thoại NOKIA N7, 8 Điện thoại SAMSUNG E8, 6 Điện thoại SAMSUNG
D9 với giá bán thể hiện trên hóa đơn bán hàng sôBHĐ02; kyhiệu BH0002
cho Công ty TNHH Trà Anh (Thuế GTGT:10%; chưa thu tiên ) Điện thoại NOKIA N6 SL: 10 ĐG: 4.800.000 (đ/cái) Điện thoại NOKIA N7 SL: 06 ĐG: 6.300.000 (đ/cái) Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 08 ĐG: 4.410.000 (đ/cái) Trang 114 lOMoAR cPSD| 35883770 Điện thoại SAMSUNG D9 SL: 06 ĐG: 9.390.000 (đ/cái)
7. Ngày 15/04/N, PXK số 04, xuất bán trực tiếp 10 Tủ lanh TOSHIBA 60 lít,
9 Tu lạnh TOSHIBA 110 lít với giá bán thể hiện trên hóa đơn bán hàng sô
BHĐ03 (chưa thu tiên) kyhiệu BH0003 cho Công ty Cổ phân Hoa Nam Tủ lạnh TOSHIBA 60 lít SL: 10 ĐG: 4.300.000 (đ/cái) Tủ lạnh TOSHIBA 110 lít SL: 09 ĐG: 7.500.000 (đ/cái)
8. Ngày 16/04/N, công ty TNHH Trà Anh trả lại hàng theo PNK 04. Điện thoại NOKIA N6 SL: 02
9. Ngày 16/04/N, PXK số 05, xuất bán trực tiếp 10 Điện thoại NOKIA N6, 25
Điện thoại SAMSUNG E8 với giá bán thể hiện trên hóa đơn bán hàng sô BHĐ04 (chưa thu tiên
) kyhiệu BH0003 cho Công ty TNHH Tân hoa: Điện thoại NOKIA N6 SL: 10 ĐG: 4.800.000 (đ/cái) Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 25 ĐG: 4.410.000 (đ/cái)
10. Ngày 17/04/N phiêu chi PC 01 nộp tiên thuê GTGT tháng 03 Sô tiên: 12.834.091 (đ)
11. Ngày 18/04/N: GBN số 11 thanh toán tiên
mua hàng cho Công ty TNHH
Hông Hà theo hóa đơn ngày 03/04/N sau khi đatrưđi sôhàng trả lại. Sôtiên: 102.872.000 (đ)
12. Ngày 19/04/N GBN số 12 thanh toán tiên
mua hàng cho Công ty TNHH Tân
Văn theo hóa đơn ngày 05/04/N. Sôtiên: 273.009.000 (đ)
13. Ngày 24/04/N phiêu chi PC02 thánh toán tiên điện tháng 03/N Sô tiên:
1.560.000 (đ) (chưa thuế GTGT: 10%).
14. Ngày 25/04/N GBC 01 thu tiên
bán hàng của Công ty TNHH Tiên Đaṭ theo
hóa đơn bán hàng ngày 06/04/N. Sôtiên: 129.800.000 (đ)
15. Ngày 27/04/N GBC 02 tiên bán hàng của Công ty TNHH Trà Anh theo hóa
đơn bán hàng ngày 10/04/N sau khi trừ số tiền hàng bán bị trả lại. 16. Ngày 28/04/N Giây
báo Có sôBC03 của Ngân hàng Nông nghiêp,̣ Công ty
Cổ phân Hoa Nam thanh toán tiên hàng theo hóa đơn bán hàng ngày 15/04/N. Trang 115 lOMoAR cPSD| 35883770 17.Ngày 29/04/N tính tiên
lương của công nhân viên tháng 04 sô tiên:
10.000.000 (đ), trong đó bộ phận bán hàng 6.000.000 đ; bộ phận quản lý
doanh nghiệp 4.000.000 đ. và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định
18. Ngày 29/04/N Khấu hao TSCĐ trong tháng là 9.000.000 đ trong đó cho bán
hàng 6.000.000 đ, cho quản lý doanh nghiệp 3.000.000 đ YÊU CÂU :
Định khoản và xác định kết quả kinh doanh biết rằng doanh ghiệp nộp thuế
TNDN với thuế suất 22%(Biết rằng công ty tính giá hàng hoá xuất kho theo
phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Trang 116 lOMoAR cPSD| 35883770 BÀI 11
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KẾ TOÁN Giới thiệu:
Các hoạt động bán hàng diễn ra cần phải có các chứng từ kế toán kèm theo,
kế toán phải ghi vào sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp của các hoạt động đó.
Do vậy bài này giới thiệu về cách lập chứng từ và ghi sổ kế toạn trong công ty Mục tiêu:
- Xác định được các chứng từ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán bán hàng
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài tập ứng dụng
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học và tự học để đáp ứng yêu cầu nghề Nội dung:
1. Chứng từ kế toán
-Tuỳ theo phương thức và hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau đây:
-Hoá đơn GTGT hay Hoá đơn bán hàng;
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý;
-Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (kí gửi);
-Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày;
-Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền).
- Các chứng từ khác có liên quan Trang 117 lOMoAR cPSD| 35883770 Trang 118 lOMoAR cPSD| 35883770
TÊN CỤC THUẾ:................ Mẫu số: 01GTKT3/001 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P Liên 1: Lưu Số: 0000001
Ngày………tháng………năm 20.....
Đơn vị bán hàng:............................................................................................................. Mã số
thuế:......................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................Số tài khoản.................................... Điện
thoại:....................................................................................................................... Họ tên người mua
hàng...................................................................................................
Tên đơn vị........................................................................................................................ Mã số
thuế:......................................................................................................................
Địa chỉ................................................................. ...
Số tài khoản.................................... STT Tên hàng hóa, dịch Đơn Số Đơn giá Thành tiền vụ v lượ ị ng tí n h 1 2 3 4 5 6=4x5 Cộng tiền hàng:
..............................
Thuế suất GTGT: ........... % , Tiền thuế GTGT: …………………..
Tổng cộng tiền thanh toán ………………….. Số tiền viết bằng
chữ: .................................................................................................... Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)Trang 119 lOMoAR cPSD| 35883770
* Mẫu hóa đơn bán hàng thông thường
2. Ghi sổ kế toán
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)
(Mẫu số S31-DN)
*Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người
bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán.
* Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài
khoản, theo từng đối tượng thanh toán. Trang 120 lOMoAR cPSD| 35883770
- Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hoá đơn mua
(bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.
- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản.
- Cột 4, 5: Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh toán.
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG (Mã số S35-DN)
* Mục đích: . Sổ này mở theo từng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch
vụ đã bán hoặc đã cung cấp được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán.
*Căn cứ và phương pháp ghi sổ
- Cột A: Ghi ngày tháng kế toán ghi sổ. Trang 121 lOMoAR cPSD| 35883770
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, đơn giá và số tiền của khối lượng hàng hoá (sản phẩm,
bất động sản đầu tư, dịch vụ) đã bán hoặc đã cung cấp.
- Cột 4: Ghi số thuế giá trị gia tăng (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) phải
nộp tính trên doanh số bán của số hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ, BĐS đầu tư) đã bán hoặc đã cung cấp.
- Cột 5: Ghi số phải giảm trừ vào doanh thu (nếu có) như: Chiết khấu thương mại,
hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,...
Sau khi cộng “Số phát sinh”, tính Chỉ tiêu “Doanh thu thuần” ghi vào cột 3. Cột 3 =
Cột 3 trừ (-) Cột 4 và Cột 5. Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”: Ghi số giá vốn của hàng
hoá (sản phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ) đã bán.Chỉ tiêu “Lãi gộp” bằng (=)
chỉ tiêu “Doanh thu thuần” trừ (-) chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”. Bài tập
Với số liệu bài số 2 ( bài 10) Yêu cầu:
1. Lập phiếu chứng từ ở nghiệp vụ số 1, 6.
2. Lập các sổ chi tiết vật tư hàng hoá. Trang 122 lOMoAR cPSD| 35883770 3.Ghi sổ nhật ký chung.
4. Vào sổ cái tài khoản có số hiệu bắt đầu là 1, 2, 3, 4. Tài liệu bổ sung:
Công ty Tân Phát: địa chỉ: 21A Minh Khai Hà Nội, MST: 002346
Công ty Hồng Hà: địa chỉ: 45 Mai Dịch Hà Nội, MST: 0924526
Công tyTrà Anh: địa chỉ: 27 Phương Mai Hà Nội, MST: 0042856 Trang 123 lOMoAR cPSD| 35883770 * BÀI TẬP NÂNG CAO Bài 1:
Tháng 10/2014, trong các quá trình kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp
pht sinh cc nghiệp vụ.
Số lượng tồn đầu kỳ của thành phẩm là: 20 sp x 8.500.000 đ/sp
1. Mua và nhập kho, chưa thanh toán cho người bán Vật liệu: 50.000.000
và Công cụ: 450.000, thuế GTGT 10%.
2. Chi tiền mặt trả cơng vận chuyển 250.000, phn bổ cho vật liệu 230.000, cơng cụ 20.000.
3. Xuất kho công cụ 400.000 dùng cho phân xưởng sản xuất, phân bổ vào
chi phí của 2 tháng, bắt đầu từ tháng 10/19x1.
4. Xuất kho vật liệu cho sản xuất sản phẩm 38.000.000, sửa chữa máy
móc của phân xưởng 100.000, bộ phận quản lý phn xưởng 1.000.000,
bộ phận quản lý doanh nghiệp 400.000
5. Tiền lương phải trả công nhân SX 20.000.000, nhân viên quản lý PX
1.000.000, Nhn vin bn hng 700.000, nhn vin quản lý DN 2.000.000.
6. Bảo hiểm x hội, kinh phí cơng đoàn và bảo hiểm y tế tính trích theo tỷ lệ quy định.
7. Khấu hao tài sản cố định của phân xưởng 8.000.000, của bộ phận bán
hàng 500.000, bộ phận QLDN 3.000.000.
8. Tiền điện phải trả 3.000.000, phân bổ cho phân xưởng sản xuất
1.600.000, bộ phân bán hàng 900.000, bộ phận QLDN 500.000.
9. Chi TM trả tiền thuê sửa chữa TSCĐ của bộ phận bán hàng 200.000, trả tiền điện 3.000.000.
10. Nhập kho 10 SP hoàn thành; trị giá SP dở dang đầu kỳ 2.500.000, cuối kỳ 2.590.000.
11. Xuất bán 5 SP vừa sản xuất ở trên, hàng đ giao trị giá bán 50.000.000,
thuế GTGT 10%, người mua đ nhận v trả tiền mặt 30.000.000 số cịn lại
người mua nợ lại (giá vốn là 36.900.000)
12. Xuất ban lần 2 trong tháng với số lượng bán là 10 sản phẩm, giá bán
15.000.000 đồng/sp. Thuế giá trị gia tăng 10% trên giá bán, khách hàng đ
chấp nhận thanh tốn nhưng chưa trả tiền cho doanh nghiệp. (Giá vốn là 100.000.000 đồng)
13. Nếu thanh toán trước thời hạn, doanh nghiệp quyết định chiết khấu
2% trên số tiền cịn lại của người mua ở nghiệp vụ số 11 . Người mua đ
đồng ý với doanh nghiệp v thanh tốn bằng tiền gửi ngn hng. Trang 124 lOMoAR cPSD| 35883770
14. Giảm giá 300.000 đ/sp cho lô hàng xuất ra ở nghiệp vụ số 12. Khách
hàng đồng ý và đã thanh toán số tiền hàng bằng tiền mặt. Yêu cầu:
1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định kết quả.
Bài 2 : DN sản xuất 2 loại sản phẩm A & B, thuế suất đầu ra phải nộp là
10% cho cả 2 loại sản phẩm. Đầu tháng có số dư 1 số TK :
- TK 155 (150 SP.A) : 5.917.500 đ
- TK 155 (200 SP.B) : 9.780.000 đ
- TK 157 (300 SP.B) : 14.670.000 đ (Gửi hàng cho đại lý Y, gi bn chưa
có thuế GTGT là 17.970.000 đ)
Trong tháng đ pht sinh cc nghiệp vụ liên quan đến thành phẩm như sau
1/ PXSX của DN SX xong nhập kho được 1.500 SP.A và 2.000 SP.B, giá
thành SX đ tính được của 1 SP.A là 40.000 đ/SP và 1 SP.B là 50.000 đ/SP
2/ Xuất kho 800 SP.A (theo gi bình qun) cho Cơng ty X, gi bán 1 SP.A là
55.000 đ (giá chưa có thuế GTGT). Đã thu tiền mặt 800 SP.A. Số chiết
khấu thanh tốn chấp nhận cho Cơng ty X được hưởng bằng 2% trn gi bn
3/ Xuất kho 500 SP.B (theo gi bình qun) cho đại lý bán hàng Y. Giá bán
60.000 đ/SP.B (giá chưa có thuế GTGT).
4/ Thu tiền trả góp của 1 khách hàng 2.500.000 đ bằng TM của số SP.A
trong đó phần li do bn hng trả gĩp được xác định là 125.000 đ.
5/ Xuất kho 1.000 SP.B (theo gi bình qun) cho Cơng ty Z theo phương thức
bán trả góp. Giá bán trả góp là 62.000 đ/SP.B (giá chưa có thuế), giá bán
1 lần chưa có thuế GTGT là 60.000 đ/SP.B. Công ty Z đ trả tiền hàng
tháng này bằng tiền mặt l 6.000.000 đ.
6/ Báo cáo bán hàng của đại lý Y : đã tiêu thụ 300 SP.Btháng trước và 350
SP.B tháng này, nộp tiền mặt cho DN đồng thời trừ lại phần hoa hồng
được hưởng bằng 10% trên số SP tiêu thụ
7/ Chi phí bán hàng phát sinh trong tháng như sau : Tiền lương của nhân
viên bán hàng 2.400.000 đ, chi phí dụng cụ đồ dùng 350.000 đ, khấu hao
TSCĐ 413.000 đ, chi phí đóng gói SP 120.000 đ.
8/ Chi phí QLDN phát sinh trong tháng như sau : Tiền lương CB, nhân viên
quản lý 4.200.000 đ, khấu hao TSCĐ 298.000 đ, chi phí bằng TM 500.000 Trang 125 lOMoAR cPSD| 35883770
9/ DN kết chuyển các TK liên quan vào TK 911 để xác định kết quả tiêu
thụ cho từng loại SP. Biết rằng chi phí 641 và 642 được phân bổ cho
mỗi loại SP theo số lượng SP tiêu thụ thực tế.
Yêu Cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên cho đến
khi xác định được kết quả kinh doanh
Bài 3 : Doanh nghiệp X có quan hệ với Đại lý K. Trong tháng có tài liệu
về tình hình tiêu thụ sản phẩm A như sau :
I- Tình hình đầu tháng :
- Thành phẩm tồn kho : 5.000 sản phẩm A
- Đã giao cho Đại lý K : 3.000 sản phẩm A, chưa bán được.
- Có các tài liêu khác liên quan:
* Giá thành thực tế đơn vị của sản phẩm A là 60.000 đ
* Giá bán đơn vị SP.A theo qui định gồm cả thuế GTGT 10% là 82.500
* Tỷ lệ hoa hồng Đại lý l 6%.
* Số tiền Đại lý K còn nợ chưa thanh toán là 80.000.000 đ.
II- Cc nghiệp vụ pht sinh trong thng :
1/ Đại lý K thanh toán toàn bộ số nợ kỳ trước cho DN bằng tiền mặt.
2/ Đại lý K đã bán được toàn bộ 3.000 sản phẩm A bằng tiền mặt. Đồng
thời Đại lý K đ lập bảng k hng đ bn ra gửi về cho Doanh nghiệp X.
Doanh nghiệp X đ lập hĩa đơn GTGT về số hàng bán theo tổng giá
thanh toán gồm cả thuế GTGT 10% l 247.500.000
3/ Đại lý K chuyển trả tiền hàng cho Doanh nghiệp X bằng TGNH sau khi
trừ hoa hồng được hưởng.
4/ Doanh nghiệp X nhập kho 14.000 sản phẩm A từ bộ phận sản xuất theo
giá thành đơn vị công xưởng thực tế là 61.000 đ.
5/ Doanh nghiệp X xuất kho chuyển đến cho Đại lý K 12.000 sản phẩm A.
Chi phí vận chuyển chi hộ cho Đại lý K bằng tiền vay ngắn hạn gồm
cả thuế GTGT 5% l 3.150.000 đ.
6/ Đại lý K bán chịu cho Công ty P 4.000 sản phẩm A 7/ Đại lý K bán
6.000 sản phẩm A thu bằng chuyển khoản. Đồng thời Đại lý K lập
bảng kê hàng bán ra (10.000 sản phẩm A) gửi cho Doanh nghiệp X.
Doanh nghiệp X đ lập hĩa đơn GTGT về số hàng đ bn theo tổng gi thanh
tốn gồm cả thuế GTGT 10% l 825.000.000 đ
8/ Đại lý K thanh toán tiền hàng bằng TGNH sau khi trừ hoa hồng được hưởng. Trang 126 lOMoAR cPSD| 35883770
9/ Tính ra tiền lương phải trả tại Doanh nghiệp X cho bộ phận bán hàng là
3.000.000 đ và cho bộ phận quản lý DN l 5.000.000 đ. Trích các khoản
theo lương với tỷ lệ 19%.
10/ Khấu hao TSCĐ tại Doanh nghiệp X của bộ phận bán hàng 2.000.000
đ, bộ phận QLDN 6.000.000 đ
11/ Xuất kho công cụ lao động của Doanh nghiệp X sử dụng cho bán hàng 12.00.00
đ và cho quản lý DN 10.000.000 đ. Số công cụ này phân bổ
làm 4 lần, đ phn bổ cho thng ny. Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại Doanh nghiệp X cho
đến khi xác định được kết quả tiêu thụ của sản phẩm A. Cho biết giá
thực tế hàng xuất kho trong tháng tính theo phương pháp FiFo.
2. Lập các định khoản tại Đại lý K liên quan đến tình hình trên. Bài 4:
Tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau:
- Thành phẩm tồn kho đầu tháng:
+ Sản phẩm A: 200 sp, giá thành thực tế là 12.000đ/sp.
+ Sản phẩm B: 300sp, giá thành thực tế là 8.500đ/sp.
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất bao gồm:
+ Sản phẩm A: 800 sp, giá thành thực tế là 11.800đ/sp.
+ Sản phẩm B: 200sp, giá thành thực tế là 8.600đ/sp.
2. Xuất kho 700 sp A bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa thuế
15.600đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền.
3. Xuất kho 200 sp B gửi đi bán. Sau đó nhận được chứng từ chấp nhận
thanh toán của đơn vị mua. Giá bán chưa thuế là12.000đ, thuế GTGT 10%.
4. Khách hàng mua hàng A thanh toán tiền mua hàng cho DN bằng TGNH.
DN cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán 1% và trả bằng tiền mặt.
5. Nhận lại 50 sp A bán kỳ trước do khách hàng trả lại nhập kho. Giá
xuất kho sp A là 12.000đ/sp, giá bán chưa có thuế GTGT là 15.600đ/sp,
thuế suất 10%. Số hàng này khách hàng đồng ý thanh toán đầy đủ nên
DN dùng TGNH thanh toán lại. Trang 127 lOMoAR cPSD| 35883770
6. Nhận được GBC của ngân hàng do khách hàng mua sp B thanh toán.
Chiết khấu thương mại mà DN cho khách hàng hưởng 1.5% trên giá bán chưa có thuế.
7. Xuất kho 100 sp B để thanh toán lương cho cán bộ trong công ty, giá
bán chưa thuế 12.000đ, thuế suất 10%.
8. Xuất bán trực tiếp 150 sp B cho khách hàng. Giá bán chưa có thuế
12.000đ/sp, thuế GTGT 10% và khách hàng thanh tốn tồn bộ bằng tiền mặt..
9. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí QLDN phát sinh bao gồm: Chỉ tiêu CPBH CPQLDN Tiền 400.000 600.000 lương BHXH,… 76.000 114.000 KHTSCĐ 200.000 300.000 Vật liệu 50.000 120.000 CP khác 124.000 185.000 TM
10. Số sp B bán ở NV8 do chất lượng không đảm bảo nên DN phải giảm
giá 10% tính theo giá chưa có thuế GTGT cho khách hàng. DN đồng ý
chuyển TGNH để thanh toán.
11. Cuối tháng tiến hành kết chuyển tất cả các khoản liên quan để xác
định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản, tính toán phản nh tình hình trên, cho biết sp xuất
kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trang 128 lOMoAR cPSD| 35883770
DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp TSCĐ:
Tài sản cố định NVL:
Nguyên vật liệu TM: Tiền mặt TGNH:
Tiền gửi ngân hàng TGKB:
Tiền gửi kho bạc KHTSCD:
Khấu hao tài sản cố định ĐTXDCB:
Đầu tư xây dựng cơ bản BHXH:
Bảo hiểm xã hội BHYT:
Bảo hiểm y tế BHTN:
Bảo hiểm thất nghiệp QLDN:
Quản lý doanh nghiệp CPBH: Chi phí bán hàng SPA: Sản phẩm A SPB: Sảnphẩm B TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn GTGT: Giá trị gia tăng Trang 129 lOMoAR cPSD| 35883770
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong các
loại hình doanh nghiệp, NXB Thống kê năm 2001
[2] Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1
của Bộ Tài chính, NXB Tài chính năm 2006
[3] Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2
của Bộ Tài chính, NXB Tài chính năm 2006
[4] PGS.TS .Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006
[5] PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập
mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006
[6] GS.TS. Ngơ Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài
chính, NXB Tài chính, năm 2006
[7] TS. Nguyễn Đình Đỗ - CN. Phạm Thị Thoan, Kế toán doanh nghiệp sản
xuất - NXB Tài chính, băm 2000
[8]-TT. Tác giả Học viện tài chính Kế toán doanh nghiệp, luật kế toán
mới, NXB thống kê, , năm 2005
[9] TS. Nguyễn Văn Bảo, Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, 2005, [10] Chuẩn mực kế tốn [11] ketoanthienung.com.vn Trang 130