Giáo trình môn Thị trường lao động | Đại học Nội Vụ Hà Nội

I. Khái niệm1. Khái niệm về thị trường- Theo Adam Smith: “Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và người bán gặp nhauthoả thuận trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó”.- Theo David Begg : “Thị trường là tập hợp những thoả thuận, trong đó người mua và người bán traođổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó”.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45619127
1
Chương I: Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường lao động
I. Khái niệm
1. Khái niệm về thị trường
- Theo Adam Smith: “Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và người bán gặp nhau
thoả thuận trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó”.
- Theo David Begg : “Thị trường là tập hợp những thoả thuận, trong đó người mua và người bán trao
đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó”.
2. Thị trường lao động
- Theo Leo Maglen (ADB): “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc
làm hoặc người đang tìm việc làm (cung lao động) với những người đang sử dụng lao động hoặc đang
tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”.
- Theo ILO: “Thị trường lao động thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông
qua một quá trình thoả thuận để xác định mức đcó việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.
- Theo “Đại Từ điển kinh tế thị trường” (1988): “Thị trường lao động nơi mua bán sức lao động
diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động)”.
- Từ các định nghĩa trên kết hợp với thực tiễn Việt Nam thể nêu lên một định nghĩa khái quát về
thị trường lao động như sau: “Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người
nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vlao động thông qua các hình thức xác định
giá cả (tiền công, tiền ơng) các điều kiện thoả thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động,
bảo hiểm hội...) trên sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua
các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”
II. các Đặc điểm của thị trường lao động
1. Hàng hoá trên thị trường lao động là loại hàng hoá đặc biệt
- Hàng hoá sức lao động gắn chặt với người có sức lao động (không th tách rời người lao động) cả về
số lượng và chất lượng.
- Có sự khác biệt giữa “hàng hoá người lao động” và “hàng hoá sức lao động”.
- Hàng hoá sức lao động đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì vẫn đòi hỏi phải được
thường xuyên cung cấp những điều kiện về vật chất và tinh thần để tồn tại và không ngừng phát triển.
- Việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động trong quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động
là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động.
- Thước đo giá trị hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường có sự khác nhau.
lOMoARcPSD| 45619127
-
Đối với hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng, thì đối
với hàng hoá sức lao động giá trị và giá trị sử dụng ngày càng được bổ sung, nâng cao cùng với quá trình
sử dụng.
- Hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của chính bản thân nó.
2. Tính không đồng nhất của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động
- Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là hàng hoá công nghiệp thường được chuẩn hoá cao, đảm bảotính
đồng nhất về mẫu mã, chất lượng.
- Hàng hoá sức lao động không đồng nhất. Mỗi người lao động những đặc trưng riêng về sức laođộng
của mình.
3.Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầu lao động xác định
Sự hoạt động của qui luật cung - cầu lao động trên thị trường lao động xác định giá cả sức lao động.
được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thoả thuận giữa người lao động người sdụng lao
động về tiền lương, tiền công. Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động cũng được thoả
thuận như về: việc làm, thời gian làm việc, bảo hiểm hội, i trường lao động các điều kiện làm
việc khác.
4.Giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động Chính
phủ điều tiết thị trường lao động bằng:
- Tiền lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương tối thiểu vùng.
- Các tiêu chuẩn lao động.
- Các chuẩn mực quan hệ lao động.
5. Thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau
- Căn cứ vào các tiêu thức, thị trường lao động được chia thành các bộ phận.
- Trên thị trường lao động thể vùng này, vùng khác hoặc khu vực này,khu vực khác, mức độ hoạt
động của qui luật cung - cầu lao động có thể khác nhau, sôi động hoặc kém sôi động.
- Sự giới hạn về địa theo vùng, khu vực của thị trường lao động đặt ra vấn đề phải nghiên cứu các
dòng di chuyển mối liên kết cung - cầu lao động các vùng, khu vực. Khi không liên kết thì thị
trường lao động bị chia cắt, tạo ra sự phân mảng (phân đoạn) thị trường lao động.
6. Vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động
- ở các nước đang phát triển, thông thường số lượng những người đi mviệc làm nhiều hơn slượng
hội việc làm sẵn có.
lOMoARcPSD| 45619127
-
3
- Người lao động đi tìm việc không hoặc không đủ liệu sản xuất, trong khi đó người sử dụng laođộng
có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn.
Đối với các loại lao động khan hiếm trên thị trường lao động như laođộng lành nghề cao, lao động
đòi hỏi khả năng đặc biệt... thì vị thế của người lao động đạt được sự cân bằng hơn với người sử dụng
lao động.
7. Trong quá trình mua, bán sức lao động có thể xây dựng mối quan hệ lao động tích cực
- Trên cơ scác qui định của pháp luật lao động, các doanh nghiệp, quan xây dựng, ban hành các
quiđịnh nội bộ hướng vào duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động mang tính thân thiện, xây dựng,
có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
- Các quy định quan trọng là các qui định về tiền lương, tiền thưởng, thờigian làm việc, chế độ phúc lợi,
bảo hiểm xã hội, môi trường lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
8. Thị trường lao động và pháp luật nhà nước
- Thị trường lao động dù hoàn hảo hay không đều chịu tác động của pháp luật.
- Các quy định pháp luật tác động trực tiếp đến thị trường lao động là Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục
vàđào tạo; chính sách dân số, đầu tư, hội nhập quốc tế...
III. Các điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động
1. Có nền kinh tế hàng hoá
- Khi nền kinh tế hàng hoá đạt tới trình độ phát triển cao, trong đó có cảhàng hoá sức lao động. Quan
hệ hàng h- tiền tệ thúc đẩy sự hình thành thị trường lao động thống nhất nhiều quốc gia nh
thành thị trường lao động quốc tế.
- Mức độ phát triển của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động tùythuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - hội, hội càng phát triển thì hàng hoá sức lao động càng hoàn thiện về số lượng
chất lượng.
2. Sức lao động phải là hàng hoá
- Bản thân sức lao động phải có giá trị kinh tế nhất định, có khả năng tạo ragiá trị gia tăng;
- Người lao động được tdo về thân thể độc lập về nhân cách, chủ sở hữu sức lao động của
mình,có thể tự do sử dụng lao động của mình (như đã đề cập ở trên);
lOMoARcPSD| 45619127
-
- Người lao động không hoặc không đủ tư liệu sản xuất, phải bán sứclao động để sống. - Trên
thị trường lao động nhu cầu về sức lao động (hiện tại hoặc tương lai) người lao động sẵn
và sẵn sàng bán.
3.Người sử dụng lao động được tự do mua và người lao động được tự do bán sức lao động
Người sử dụng lao động người thlao động trả ng lao động cho người lao động. vậy,
người sử dụng lao động phải quyền tự do mua sức lao động theo nhu cầu, yêu cầu về số lượng, chất
lượng, cơ cấu lao động để đảm bảo cho các chỗ làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
- Người lao động phải toàn quyền sở hữu sức lao động của mình. Quyền bán hay không bán sức lao
động của mình cho người sử dụng lao động phải hoàn toàn do bản thân người lao động tự quyết định.
4.Có môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi
- Nhà nước cần phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các khu vực kinh tế thông qua hệ thốngpháp
luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động.
- Nhà ớc phải ban nh hoàn thiện các thể chế, quy định về tráchnhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa
hai chủ thể là người sử dụng lao động người lao động, hình thànhphát huy vai tcủa chế ba
bên giữa nhà nước, chủ sử dụng lao động, đại diện người lao động.
5.Hội nhập với thị trường lao động quốc tế
Hội nhập với thị trường lao động quốc tế có tác động nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả của các yếu
tố cung, cầu lao động và do đó thúc đẩy được sự phát triển của thị trường lao động trong nước.
IV. Phân loại thị trường lao động
1. Thị trường lao động xét từ góc độ pháp -
Thị trường lao động hợp pháp .
- Thị trường lao động bất hợp pháp.
2. Thị trường lao động từ góc độ quản lý
- Thị trường lao động đặc thù -
Thị trường lao động tự do.
3. Thị trường lao động chính thức và phi chính thức -
Thị trường lao động chính thức.
- Thị trường lao động phi chính thức.
lOMoARcPSD| 45619127
-
5
4. Thị trường lao động từ góc độ địa lý -
Thị trường lao động địa phương.
- Thị trường lao động thành thị.
lOMoARcPSD| 45619127
6
- Thị trường lao động nông thôn.
- Thị trường lao động quốc gia.
- Thị trường lao động quốc tế.
5. Thị trường lao động từ góc độ kỹ năng
- Thị trường lao động giản đơn.
- Thị trường lao động chuyên môn - kỹ thuật.
- Thị trường lao động chất xám.
6. Thị trường lao động theo mức độ phát triển
- Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường lao động độc quyền mua
- Thị trường lao động độc quyền bán
- Thị trường lao động song phương
V. Phân mảng thị trường lao động
1. Khái niệm về phân mảng thị trường lao động
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngoài (Piore, Victorisz, Harrison) thì: “phân mảng thị trường
lao động việc thị trường lao động được phân thành c mảng trong đó gcả sự phân bố lao
động được điều tiết bởi hàng loạt các quy trình, chính sách, thể chế và quản lý hành chính riêng”.
2. Nguyên nhân của phân mảng thị trường lao động
2.1. Cơ chế xác định tiền lương khác nhau
- Trong các phân mảng thị trường lao động, các nhân giống nhau (xét về vốn con người) nhưng cómức
lương khác nhau.
- Sự khác nhau đó do chế, chính sách c định tiền lương khác nhau giữa các mảng thị trường
laođộng, gây ra tính cứng nhắc của tiền lương. 2.2. Khả năng di chuyển lao động bị hạn chế
- Khả năng di chuyển lao động bị hạn chế do sự tiếp cận khác nhau với các nguồn lực, ngiáo
dục,đào tạo, vốn.
- Việc tiếp cận không như nhau đối với các nguồn lực không nhất thiết do thất bại của khu vực công
cộng trong việc cung cấp nguồn lực mà là do trình độ phát triển, chế chính sách nơi làm việc trong
thị trường bị phân mảng.
lOMoARcPSD| 45619127
7
2.3. Giáo dục và đào tạo
- Những yêu cầu cơ bản cho một thị trường lao động hoạt động ổn định là các hội giáo dục,
đào tạo như nhau. Nhưng thể việc tiếp cận với các hội giáo dục, đào tạo lại chưa thể như nhau
đối với tất cả mọi người.
- Nguyên nhân do các khả năng khác nhau, điều kiện kinh tế, tiếp cận thông tin, truyền thống họctập...
khác nhau
2.4. Các nhân tố xã hội
- Quá trình xã hội hoá, mở rộng giao lưu cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt thông
tin, tăng cơ hội học nghề, học các kỹ năng lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và do đó giảm được những
hạn chế về khả năng di chuyển lao động.
2.5. Các nguyên nhân khác
- Giới tính, chủng tộc, tôn giáo cũng tác động đến phân mảng lao động. Nếu quyết định của chủ sử
dụnglao động khi thuê lao động dựa trên các tiêu chuẩn này thì nó được xem là phân biệt đối xử.
3. Hậu quả do phân mảng
- Làm tăng mức độ thất nghiệp trong nền kinh tế.
- Tác động đến sự bất bình đẳng và nghèo đói.
- Tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Chương II: Các yếu tố của thị trường lao động
I. Cung lao động
1. Khái niệm về cung lao động
1.1. Khái niệm chung
- Cung lao động là tổng số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động
ở những thời điểm nhất định (thời điểm xem xét).
1.2. Cung thực tế về lao động
- Cung thực tế về lao động bao gồm những người lao động đang làm việc cộng với những người
thấtnghiệp.
1.3. Cung tiềm năng về lao động
- Cung tiềm năng về lao động chỉ những khả năng tiềm tàng về nguồn nhân lực của một thị trường lao
động và bao gồm các thành phần sau:
Cung thực tế về lao động.
lOMoARcPSD| 45619127
8
Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưngđang đi học.
Những người trong độ tuổi lao động khả năng lao động nhưngđang làm công việc nội
trợ trong gia đình mình.
Những người trong độ tuổi lao động đang đi nghĩa vụ quân sự
Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nằmtrong các tình trạng khác.
2.Các yếu tố tác động đến cung lao động
2.1. Qui mô nguồn nhân lực
- Qui mô nguồn nhân lực càng lớn thì tổng cung lao động càng lớn.
- Cung lao động chịu sự ảnh hưởng của tốc đtăng, giảm dân số, việc tăng giảm này sẽ nh hưởng
đến cung thực tế và cung tiềm năng trong tương lai của thị trường lao động.
- Dân số cấu trẻ sẽ cung cấp nguồn lao động lớn, tăng cung tiềm năng trong ơng lai cho
thịtrường lao động và ngược lại.
2.2. Quy mô tham gia lực lượng lao động của dân số trong tuổi lao động
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động càngcao thì cung thực tế càng
lớn.
2.3. Qui định của pháp luật lao động về độ tuổi lao động
- Qui định với khoảng tuổi lao động rộng thì cung lao động phình ra qui định với khoảng hẹp
thìcung lao động co hẹp lại.
2.4. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Nếu trong nguồn nhân lực nhiều người đang tham gia học tập, đào tạo thì cung thực tế thể
giảmxuống.
- Việc đi học của người lao động làm cho cung tiềm năng tăng lên, đặc biệt tăng cung lao độngchuyên
môn, kỹ thuật trong tương lai.
2.5. Di chuyển lao động trên thị trường lao động
- Việc di chuyển lao động từ vùng, địa phương, khu vực, ngành nghề nàysang ng, địa phương, ngành
nghề khác... dưới tác động của qui luật cung - cầu lao động và các chính sách lao động - việc làm của
Nhà ớc sẽ tác động đến cung lao động các thị trường lao động giới hạn trong các phạm vi nói
trên.
2.6. Phát triển của các ngành kinh tế
- Cung thực tế bị tác động bởi khả năng thu hút lao động của từng ngành,đặc biệt các ngành mới
xuất hiện, ngành tốc độ phát triển cao, ngành thu hút nhiều lao động chuyên môn - kỹ thuật, ngành
có thu nhập hấp dẫn hơn các ngành truyền thống
2.7. Xuất, nhập khẩu lao động
lOMoARcPSD| 45619127
9
- Xuất, nhập khẩu lao động tác động đến cung lao động thực tế cung laođộng tiềm năng của một
nước.
- Đối với thị trường lao động trong ớc thì ngoài cung tiềm năng trongnước còn cung tiềm năng
từ nước ngoài (do số lao động này làm việc nước ngoài thời hạn, sẽ trở về tham gia thị trường
lao động sau khi hết hợp đồng lao động làm việc ở nước ngoài).
- Đối với các nước nhập khẩu lao động thì cung thực tế trên thị trường laođộng tăng lên.
2.8. Tác động của tiền lương (tiền công)
- Chính sách tiền lương thống nhất, bình đẳng đối với người lao động, cáckhu vực kinh tế sẽ khuyến
khích nhiều người lao động tham gia vào thị trường lao động. - Mức cung lao động thông thường sẽ
tăng lên khi giá của nó tăng lên
- Trên thực tế cung lao động không chỉ phụ thuộc vào giá cả sức lao động còn chịu sự tác động
củapháp luật lao động.
- Mỗi đường cung về lao động được vẽ trong điều kiện giá cả tiền lươngtrong các ngành khác giữ
cho không đổi. Nếu một trong những giá cả hoặc tiền lương này thay đổi thì sẽ gây ra sự dịch chuyển
của đường cung này.
2.9. Tác động của sự lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi đối với cung lao động
- Trong một ngày người ta thể làm việc hoặc nghỉ ngơi. Thời gian làm việc càng tăng thì cung lao
động càng lớn.
2.10. Sự co dãn của cung lao động
Sự co dãn của cung về lao động = Số phần trăm thay đổi về số lượng LĐ cung ứng Số
phần trăm thay đổi về mức lương
2.11.Công đoàn tác động đến cung lao động
- Hầu hết các công đoàn hoạt động theo các thoả thuận tập thể với người sử dụng lao động - còn được
gọi các hợp đồng hay thoả thuận mặc cả tập thể (thoả ước lao động tập thể). Các thoả thuận này
cho phép người chủ tự do trong lựa chọn người lao động.
- Nhiều trong số những thoả thuận mặc cả tập thể hiệu lực trong toàn ngành (thoả ước lao độngtập
thể ngành) . Những thoả thuận này ảnh hưởng đến các đường cung của các thị trường lao động
liên quan làm cho chúng trở thành nằm ngang.
- Một số Công đoàn tác động tới thị trường lao động trực tiếp hạn chếcung. Một số các công đoàn
hoạt động theo thoả thuận theo cách các người chủ thuê tất cả lao động từ công đoàn công đoàn
kiểm soát việc những công nhân nào và bao nhiêu công nhân được đưa ra.
2.12. Các yếu khác tác động đến cung lao động
lOMoARcPSD| 45619127
10
- Khi người lao động muốn tăng mức tiêu dùng, nâng cao mức sống thì cần phải thu nhập. Để
chitiêu tất cả mọi người đều cảm thấy sự cần thiết phải việc làm, thậm chí sử dụng cả thời gian
nghỉ ngơi.
- Truyền thống xã hội, bình đẳng lao động trong một xã hội
- Lao động được người ta coi là một hình thức của sự tôn kính. Các khía
cạnh xã hội của lao động đã giải thích tại sao phần lớn người lao động yêu thích công việc của họ và có
nhiều trường hợp làm việc tình nguyện ngay cả khi thu nhập thấp hoặc không có thu nhập.
II. cầu lao động
1. Khái niệm về cầu lao động
1.1. Khái niệm chung
- Cầu về lao động nhu cầu về sức lao động của một n kinh tế (hoặc củamột ngành, địa phương,
doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả mặt số lượng, chất ợng, cấu thường được
xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.
1.2. Cầu thực tế về lao động
lOMoARcPSD| 45619127
1
- Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định.
- Chỗ làm việc trống: chỗ làm việc đã từng sử dụng lao động, nay khôngcó lao động làm việc đang
có nhu cầu sử dụng lao động.
- Chỗ làm việc mới: Là chỗ làm việc mới xuất hiện (mới tạo ra) và đang có nhu cầu sử dụng lao động.
1.3. Cầu tiềm năng về lao động
- Cầu tiềm năng về lao động nhu cầu lao động cho tổng số chỗ m việc thể được, trên sở
nhucầu lao động hiện tại tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như: vốn, đất đai,
liệu sản xuất, công nghệ và cả các điều kiện khác (chính trị, xã hội…)
2.Các yếu tố tác động đến cầu lao động
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
- Mức độ phong phú, đa dạng, thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy nhiều ngành sản xuất
pháttriển, kết quả là cầu lao động tăng lên trong các ngành này.
- Trong môi trường toàn cầu hoá kinh tế, ờng độ di chuyển vốn, nguyên,nhiên, vật liệu mang tính toàn
cầu, phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ phát hiện nhiều nguyên vật liệu nhân tạo mới...
thì các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên của quốc gia tác động thấp hơn đối với cầu lao động. - Đối
với các nước đang phát triển, các ngành sản xuất truyền thống n cóvai trò quan trọng đối với nền
kinh tế, do đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên vẫn có tác động lớn đối với tăng cầu lao động.
2.2. Tăng trưởng kinh tế
- Trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, thì tác động của tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng
mức cầu lao động trên thị trường lao động.
- Trong điều kiện công nghệ cải thiện thì cầu lao động chuyên môn, kỹ thuật sẽ tăng lên và giảm cầulao
động giản đơn.
2.3. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
- Quá trình y tác động đến chuyển dịch cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng tăng cầu lao động (đặc biệt là tăng cầu chuyên môn, kỹ thuật) trong các ngành công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ và giảm cầu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản.
2.4. Khuynh hướng tiêu dùng của dân cư và cơ chế phân phối thu nhập
- Nếu tiêu dùng của dân cư có xu hướng tăng nhanh thì sẽ dẫn đến tăng cầu về lao động.
- Nếu dân cư tăng thu nhập nhưng lại có khuynh hướng tiết kiệm tiêu dùng cao thì sẽ dẫn đến giảm
cầu lao động.
lOMoARcPSD| 45619127
1
- Nếu chế phân phối bình đẳng phát triển hệ thống an sinh hội thì tăng trưởng kinh tế sẽ tạo
điềukiện cho người nghèo nâng cao thu nhập, tăng mức tiêu dùng, do đó mà tác động đến tăng qui mô
sản lượng, dẫn đến tăng cầu về lao động.
2.5. Sự thay đổi mức lương
- Số lượng lao động được thuê phụ thuộc vào mức lương mà người sử dụnglao động trả cho họ.
- Mức tiền lương tối thiểu quy định cao hơn sẽ có xu hướng giảm cầu về lao động. 2.6. ảnh hưởng của
thuế đánh vào quỹ lương và của trợ cấp lương
a. Tác động của thuế đánh vào quỹ lương
- Thuế đánh vào quỹ lương là khoản thuế đánh vào tổng mức chi phí cho việc trả lương của người chủ.
- Một mức thuế mới cao hơn sẽ làm tăng chi phí thuê lao động và do vậy sẽ giảm cầu lao động. b, Tác
động của trợ cấp lương và như là một phương sách giúp đỡ người nghèo
- Trợ cấp lương cho người chủ dưới nhiều hình thức: thể một khoản trả bằng tiền mặt như thí
dụnêu trên, có thể là một khoản tín dụng thuế
- Một mức trợ cấp lương mới cao hơn sẽ làm giảm chi phí thuê lao động và do vậy sẽ tăng cầu lao
động.
2.7. Chi phí lao động bán cố định và ảnh hưởng của nó a,
Các chi phí đào tạo và thuê mướn
- Những chi phí biểu hiện dưới hình thức tiền tệ trong việc thuê các đào tạo viên các chi phí vật
chấtsử dụng trong quá trình đào tạo.
- Các chi phí ẩn, hay chi phí cơ hội do sử dụng máy móc thiết bị và những công nhân có kinh nghiệm
khilàm mẫu cho những người lao động mới phải chạy với tốc độ dưới mức bình thường.
- Những chi phí ẩn hay chi phí cơ hội về thời gian của những người được đào tạo.
b, Các phúc lợi của những người lao động
- Những phúc lợi của người lao động được hưởng bao gồm những khoản tiền trả bảo hiểm theo luật
những phúc lợi nhân khác. dụ về các khoản tiền phúc lợi người chủ phải trả theo luật
dựa trên sở quỹ lương chi phí về thất nghiệp tai nạn lao động, về u trí. Những phúc lợi
nhân như: tiền ngày nghỉ, các kỳ nghỉ hè, lễ tết, nghỉ ốm, mua bảo hiểm sức khoẻ, y tế, nhân thọ ...
c, Bản chất bán cố định của nhiều chi phí không lương
- Những chi phí không lương không biến đổi ở mức biên của số giờ làm việc của một người lao động
gọi là chi phí bán cố định.
- Những chi phí đào tạo thuê mướn ng những chi phí n cố định,chúng đi kèm với mỗi
người lao động được thuê mướn. Nhiều chi phí phúc lợi cũng là chi phí bán cố định. Hầu hết chương
lOMoARcPSD| 45619127
1
trình lương hưu khu vực tư nhân cho phép tính phúc lợi theo số năm công tác hơn là theo số giờ làm
việc. 3. Co dãn của cầu lao động
3.1. Co dãn theo lương
- Co dãn theo lương của cầu về một loại lao động nào đó được xác định như phần trăm thay đổi
trongmức việc làm của nó (E) do việc tăng 1% trong mức lương của loại lao động đó (W):
ηii= % ∆E i / % ∆Wi
- Nếu độ co dãn lớn hơn 1 đường cầu được gọi co dãn. Ngược lại, nếu độ co dãn nhỏ hơn 1, thì
đườngcầu là không co dãn. Nếu độ co dãn bằng 1, khi đó đường cầu được coi là co dãn một đơn vị.
- Với một đường cầu cho trước sẽ có những đoạn co dãn và những đoạn không co dãn.
3.2. Co dãn theo lương chéo của cầu lao động
- Độ co dãn của cầu loại đầu vào j theo giá của đầu vào k là phần trăm thay đổi trong cầu đầu vào j gây
ra bởi 1% thay đổi trong giá đầu vào k. Nếu cả hai đầu vào đều là hai loại lao động, co dãn chéo theo
lương của cầu lao động được cho bởi:ηjk = % ∆E j / % ∆Wk
- Nếu độ co dãn chéo là dương, hai loại đầu vào này được gọi là thay thế gộp. Nếu độ co dãn chéo này
là âm, hai loại này được gọi là bổ sung gộp.
- Lao động năng lượng thay thế nhau trong sản xuất, mặc mức độ thay thế của chúng cho
nhaulà nhỏ.
- Lao động nguyên vật liệu thay thế nhau trong sản xuất với mức độ của sự thay thế nhỏ. -
Không chắc chắnlao động phổ thông hay lao động có kỹ thuật là thay thế hay bổ sung cho dịch vụ
vốn trong sản xuất.
- Lao động có kỹ thuật là bổ sung gộp cho dịch vụ vốn hơn là lao động phổ thông
- Nếu tiền lương của lao động kỹ thuật lao động phổ thông tăng cùng một phần trăm thì mức
giảm trong ợng cầu lao động của hiệu ứng thay thế (khi dịch vụ vốn thay thế cho lao động) sẽ
lớn hơn đối với lao động phổ thông. vậy chúng ta dự báo rằng trong các điều kiện khác không
thay đổi, co dãn theo lương của cầu lao động phổ thông lớn hơn cầu lao động kỹ thuật.
- Mức độ bổ sung hay thay thế của lao động nhập lao động bản xứ, hoặc giữa nhóm lao độngnhập
cư cũ và nhóm nhập cư mới là rất nhỏ.
3.3. Co dãn của cầu lao động và vấn đề thay đổi kỹ thuật
- Thay đổi kỹ thuật bao gồm việc đưa ra những sản phẩm mới kỹ thuật mới cũng như những thay
đổitrong công nghệ khiến cho có thể giảm chi phí về vốn.
- Thay đổi kỹ thuật ảnh hưởng đến cầu lao động thông qua việc làm thay đổi cầu sản phẩm.
lOMoARcPSD| 45619127
1
Việc dịch chuyển và thay đổi độ co dãn của cầu sản phẩm theo giá có khuynh hướng làm thay đổi cầu
lao động theo cùng hướng.
Nếu việc ra đời sản phẩm mới khiến cho việc thay thế sản phẩm làm dịch chuyển cầu về sản
phẩm cũ kéo theo việc dịch chuyển cầu lao động sang trái. Điều này làm giảm mức việc làm trong
khu vực cũ.
Nếu khả năng thay thế sản phẩm lớn hơn do áp dụng phát minh về sản phẩm mới thì rất có thể là việc
phát minh ra sản phẩm mới này sẽ làm tăng độ co dãn của cầu sản phẩm và độ co dãn của cầu lao động.
- Thay đổi kỹ thuật thường đi kèm với tự động hoá hoặc thay thế lao động bằng dịch vụ vốn.
Tác động của việc giảm giá dịch vụ vốn tác động tới co dãn chéo của cầu lao động. Tác động này
đến cầu một loại lao động nào đó tuỳ thuộc vào chúng là bổ sung gộp hay thay thế gộp.
Nếu hiệu ứng quy của việc giảm giá dịch vụ vốn yếu thì chúng thay thế gộp do vậy tự
động hoá làm giảm cầu lao động loại này. Ngược lại một loại lao động nào đó cũng có thể bổ sung
gộp của tự động hoá.
Hiệu ứng thay thế giữa dịch vụ vốn lao động thường mạnh hơn khi hai loại y là thay thế trong
sản xuất. Mặt khác hiệu ứng quy sẽ tương đối yếu khi cầu sản phẩm kém co dãn hoặc chi phí dịch
vụ vốn vẫn tiếp tục chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngành đang tiến hành tự động hoá
Lao động phổ thông và dịch vụ vốn thường là thay thế cho nhau trong sản xuất hơn là lao động có kỹ
thuật và dịch vụ vốn.
Những lưu ý:
Các nhân tố là thay thế gộp có thể lại là bổ sung gộp nếu hiệu ứng quy mô là đủ lớn.
lOMoARcPSD| 45619127
1
Sự thay thế của dịch vụ vốn cho lao động có thể loại bỏ một số công việc thủ công nào đó song đi kèm
hiệu ứng quy mô lại tạo ra những công việc khác, đôi khi trong cùng một ngành.
tỉ lệ của lao động phổ thông ngày càng giảm nhưng chúng ta cũng không thể coi đó biểu hiện
của sự thay thế nhau giữa lao động phổ thông và dịch vụ vốn.
- Thay đổi kỹ thuật cho phép xã hội có khả năng tiêu dùng lớn hơn và đa dạng hơn và dẫn đến tác động
về quy mô và cấu sản lượng. Khi cơ cấu sản xuất thay đổi thì một số doanh nghiệp, nghề, ngành
thể bị suy thoái hay bị loại bỏ song nó lại tạo ra sự mở rộng và phát triển của một số ngành khác.
lOMoARcPSD| 45619127
1
Chương III: Phân tích thị trường lao động
I. Quan hệ cung - cầu lao động
1. Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá sức lao động (tiền lương, tiền công)
- Khi cung và cầu lao động trên thị trường lao động đạt mức cân bằng thì giá cả có xu ớng dừng lại
ở mức W0 (mức tiền công W0 gọi là mức giá cân bằng với lượng cầu lao động L0).
- Nếu giá cả hàng hoá sức lao động dừng lại mức W1 cao hơn W0 thì mức cung lao động sẽ tăng
đến S1 nhưng lúc đó cầu lao động sẽ giảm đi chỉ còn mức L1. Khoảng D1S1 chính khoảng chênh
lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động, tức là với giá trị W1 thì cung đã lớn hơn cầu.
- Nếu giá cả sức lao động ở mức thấp W2, thì cầu lao động sẽ tăng lên mức L2 cung chỉ ở mức
S2. Khoảng cách D2S2 là sự chênh lệch giữa cung và cầu lao động, trường hợp này cầu lớn hơn cung.
- Theo qui luật của thị trường thì giá cả sức lao động luôn có xu hướng trở về W0 để cung và cầu lao
động có thể cân bằng.
2. Dịch chuyển điểm cân bằng cung cầu lao động và giá cả hàng hoá sức lao động a.
Dịch chuyển điểm cân bằng:
- Dịch chuyển cân bằng thị trường có thể xảy ra do dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu. Trên đồ
thị hình III.3 cho thấy đường cung dịch chuyển sang phải cho thấy mọi mức tiền ơng số công
nhân thuộc cung lao động đều tăng lên.
- Mức lương cân bằng cũ W0 không còn là mức lương cân bằng cung và cầu nữa. Nếu mức lương W0
tồn tại thì sẽ có một sự thừa lao động do cung. Sự thừa cung này khiến cho những người chủ
giảm mức lương đưa ra. Cuối cùng mức lương của người lao động stiến tới W1 (hình III.3).
Hình III.4: Cân bằng trên thị trường lao động sau khi cung dịch trái
lOMoARcPSD| 45619127
1
lOMoARcPSD| 45619127
1
- Một sự dịch chuyển của cung lao động sang trái, tạo ra một sự khan hiếm lao động ở mức lương cân
bằng cũ W0, những người chủ tranh giành nhau trong việc kiếm người cho chỗ m còn trống người của
mình. Tiền lương thị trường bị đẩy lên tới W1. Trong trường hợp này, dịch chuyển sang trái của đường
cung làm tăng lương cân bằng đi kèm với một sự giảm sút trong mức việc làm.
- Nếu sự dịch chuyển sang trái của cung đi m với dịch chuyển sang phải của cầu, tiền lương thị
trường có thể tăng lên một cách kịch phát.
Hình III.5: Cân bằng mới của thị trường sau khi cả cung và cầu dịch chuyển
- Trong hình III.5 minh hoạ một sự dịch chuyển sang trái của cầu đi kèm với một sự dịch chuyển sang
trái của cung, nhưng trong đồ thị (a) tiền lương thị trường giảm so với mức ban đầu W1-1 của nó, trong
khi đó trong đồ thị (b) tiền lương thị trường tăng so với mức ban đầu W1-1. b. Mất cân bằng tiền lương
và những ảnh hưởng phi thị trường:
- Một số các rào cản (barier) cho những sự điều chỉnh tiền lương là các lực lượng kinh tế. Ví dụ việc
thay đổi nghề thường đòi hỏi một người thợ phải 20 đầu vào những kỹ năng mới hoặc phải chịu những
chi phí di chuyển. Về phía người chủ việc thuê công nhân có thể phải đi kèm với những chi phí đầu tư
ban đầu cho việc tìm kiếm đào tạo, trong khi việc sa thải hhoặc cắt giảm tiền lương của họ t
thể được coi là sự không thiện chí và kéo theo hậu quả là ảnh hưởng đến năng suất của những người còn
lại.
- Những rào cản khác cho sự điều chỉnh thì lại bắt nguồn từ các lực lượng phi thị trường như: luật
pháp, tập quán, hoặc các định chế cưỡng ép sự lựa chọn của các cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Thị trường lao động được điều chỉnh nhanh hơn khi c lực lượng làm tăng mức ơng thtrường
hơn là khi các lực lượng làm giảm lương thị trường.
c. Tác động của mức lương trên và dưới cân bằng đến cung cầu lao động
- Một mức lương cao n mức cân bằng sẽ làm cho giá hàng tiêu dùng cao hơn một mức sản ợng
thấp hơn mức mà lẽ ra có thể đạt được và tạo ra tình hình giảm cầu lao động. Do tiền lương ở trên mức
cân bằng nên những công nhân hiện đang làm việc sẽ do dự khi bỏ việc vì họ biết rằng họ khó có cơ hội
kiếm được việc làm hơn. Giống như vậy, số ứng viên chờ việc sẽ nhiều hơn thường lệ
Hình III.6: Tác động của một mức tiền lương trên cân bằng đến cung cầu lao động
Hình III.7: Tác động của một mức tiền lương dưới cân bằng đến cung cầu lao động
- Khi tiền lương dưới mức cân bằng thì những người chủ khó kiếm được thợ để đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng lúc này tồn tại tình trạng khan hiếm lao động. Họ cũng khó khăn khi giữ những
công nhân họ đã tìm được. Nếu tiền lương tăng lên sản lượng sẽ tăng nhiều công nhân hơn sẽ bước
vào thị trường.
II. Các kết quả của thị trường lao động
1. Việc làm
lOMoARcPSD| 45619127
1
1.1. Khái niệm
- Theo Bộ luật Lao động (điều 13): Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”
1.2. Các hình thức việc làm
- Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức:
Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc đổi công.
Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận.
Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền công hay lợi nhuận.
- Ngoài ra, các hình thức việc làm còn thường được xem xét theo các gócđộ sau đây:
Tính chất địa lý của việc làm: Việc làm khu vực nông thôn, thànhthị, vùng kinh tế
Tính chất kỹ thuật của việc làm: Từ tính chất đặc thù về kỹ thuật công nghệ của việc làm thể
phân biệt việc làm theo ngành, nghề khác nhau.
Tính chất thành thạo của việc làm: Việc làm giản đơn, việc làm chuyên môn, kỹ thuật, việc làm
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Tính chất kinh tế của việc làm: Vị trí của việc m trong hệ thống quản lao động như: việc làm
quản lý, công nhân, nhân viên…
Điều kiện lao động của việc làm: Việc làm đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, việc làm không đảm
bảo an toàn - vệ sinh lao động.
Tính chất di động của việc làm: Việc làm có tính di động cao.
Tính chất đàng hoàng của việc làm: Việc làm đàng hoàng việc làm không đàng hoàng. Việc làm
đàng hoàng là việc làm trong đó người lao động được đảm bảo các điều kiện:
+ Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ;
+ Thoả mãn với môi trường làm việc;
+ Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra;
+ Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng;
+ Cân bằng được công việc với đời sống gia đình;
+ Có điều kiện đảm bảo học hành cho con cái;
+ Có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động.
1.3. Việc làm theo tình trạng việc làm
- Người có việc làm: Bao gồm tất cả những người thuộc lực lượng lao động đang làm một hoặc một số
công việc trong 3 hình thức nêu ở mục a, b, c.
lOMoARcPSD| 45619127
1
- Người đủ việc làm: là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn
mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ, tháng hoặc năm tham khảo.
- Người thiếu việc làm: là người trong độ tuổi lao động đang có việc làm, nhưng thời gian làm
việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm tính cho tuần lễ, tháng, năm tham khảo.
2.Giá cả sức lao động (tiền lương, tiền công)
- Trên thị trường lao động, giá cả sức lao động được biểu hiện dưới dạng tiền lương (tiền công).
- Tiền lương trên thị trường lao động chịu sự tác động của cung và cầu lao động cũng như các yếu tố phi
thị trường tồn tại trong một nền kinh tế.
- Mức tiền lương một tín hiệu quan trọng của thị trường lao động mối quan hệ mật thiết với
tốcđộ tăng năng suất lao động.
- Trên thị trường lao động, tiền lương vận động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường (quy luật
giátrị, quy luật cung cầu lao động, quy luật cạnh tranh...), đồng thời còn chịu tác động từ các quy định
của Chính phủ về quản lý tiền lương và các yếu tố phi thị trường hiện hữu.
3. Thất nghiệp 3.1.
Khái niệm
- Theo ILO thì: “Thất nghiệp tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn
làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành”.
- Người thất nghiệp có 3 đặc trưng cơ bản: (1) Có khả năng lao động, (2) Không việc làm
(3) Đang tìm việc làm.
3.2. Các hình thức thất nghiệp
- Thất nghiệp do trì trệ của nền kinh tế: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệnhất định người lao động
trong lực lượng lao động không kiếm được việc làm… do sự trì trệ của nền kinh tế. Nó được xuất hiện
dưới dạng cấp tính và theo chu kỳ dài, ngắn tuỳ theo mức suy thoái của nền kinh tế.
- Thất nghiệp cấu: tình trạng thất nghiệp xảy ra do sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động
trong một nền kinh tế, một ngành hoặc một địa phương nào đó.
- Thất nghiệp tạm thời: tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển của người lao động giữa
các vùng, các địa phương, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Thất nghiệp tự nguyện:tình trạng người lao động không muốn đi làmvới mức lương cụ thể trên
thị trường lao động (do mức lương không được như mong muốn của người lao động) nhưng mức
lương cao hơn họ sẵn sàng đi làm, thất nghiệp này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.
- Thất nghiệp không tự nguyện: tình trạng mức tiền lương nào đó người lao động chấp nhận
nhưng vẫn không được làm việc do suy thoái kinh tế, cung lao động lớn hơn cầu lao động.
| 1/54

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45619127
Chương I: Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường lao động
I. Khái niệm
1. Khái niệm về thị trường
- Theo Adam Smith: “Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và người bán gặp nhau
thoả thuận trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó”.
- Theo David Begg : “Thị trường là tập hợp những thoả thuận, trong đó người mua và người bán trao
đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó”.
2. Thị trường lao động
- Theo Leo Maglen (ADB): “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc
làm hoặc người đang tìm việc làm (cung lao động) với những người đang sử dụng lao động hoặc đang
tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”.
- Theo ILO: “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông
qua một quá trình thoả thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.
- Theo “Đại Từ điển kinh tế thị trường” (1988): “Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động
diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động)”.
- Từ các định nghĩa trên kết hợp với thực tiễn Việt Nam có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về
thị trường lao động như sau: “Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có
nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định
giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thoả thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động,
bảo hiểm xã hội...) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua
các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”
II. các Đặc điểm của thị trường lao động
1. Hàng hoá trên thị trường lao động là loại hàng hoá đặc biệt
- Hàng hoá sức lao động gắn chặt với người có sức lao động (không thể tách rời người lao động) cả về
số lượng và chất lượng.
- Có sự khác biệt giữa “hàng hoá người lao động” và “hàng hoá sức lao động”.
- Hàng hoá sức lao động dù nó đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì nó vẫn đòi hỏi phải được
thường xuyên cung cấp những điều kiện về vật chất và tinh thần để tồn tại và không ngừng phát triển.
- Việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động trong quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động
là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động.
- Thước đo giá trị hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường có sự khác nhau. 1 lOMoAR cPSD| 45619127 -
Đối với hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng, thì đối
với hàng hoá sức lao động giá trị và giá trị sử dụng ngày càng được bổ sung, nâng cao cùng với quá trình sử dụng.
- Hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của chính bản thân nó.
2. Tính không đồng nhất của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động
- Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là hàng hoá công nghiệp thường được chuẩn hoá cao, đảm bảotính
đồng nhất về mẫu mã, chất lượng.
- Hàng hoá sức lao động không đồng nhất. Mỗi người lao động có những đặc trưng riêng về sức laođộng của mình.
3.Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầu lao động xác định
Sự hoạt động của qui luật cung - cầu lao động trên thị trường lao động xác định giá cả sức lao động.
Nó được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về tiền lương, tiền công. Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động cũng được thoả
thuận như về: việc làm, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và các điều kiện làm việc khác.
4.Giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động Chính
phủ điều tiết thị trường lao động bằng:
- Tiền lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương tối thiểu vùng.
- Các tiêu chuẩn lao động.
- Các chuẩn mực quan hệ lao động.
5. Thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau
- Căn cứ vào các tiêu thức, thị trường lao động được chia thành các bộ phận.
- Trên thị trường lao động có thể ở vùng này, vùng khác hoặc khu vực này,khu vực khác, mức độ hoạt
động của qui luật cung - cầu lao động có thể khác nhau, sôi động hoặc kém sôi động.
- Sự giới hạn về địa lý theo vùng, khu vực của thị trường lao động đặt ra vấn đề phải nghiên cứu các
dòng di chuyển và mối liên kết cung - cầu lao động các vùng, khu vực. Khi không có liên kết thì thị
trường lao động bị chia cắt, tạo ra sự phân mảng (phân đoạn) thị trường lao động.
6. Vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động
- ở các nước đang phát triển, thông thường số lượng những người đi tìmviệc làm nhiều hơn số lượng cơ hội việc làm sẵn có. lOMoAR cPSD| 45619127 -
- Người lao động đi tìm việc không có hoặc không đủ tư liệu sản xuất, trong khi đó người sử dụng laođộng
có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn.
Đối với các loại lao động khan hiếm trên thị trường lao động như laođộng lành nghề cao, lao động
đòi hỏi khả năng đặc biệt... thì vị thế của người lao động đạt được sự cân bằng hơn với người sử dụng lao động.
7. Trong quá trình mua, bán sức lao động có thể xây dựng mối quan hệ lao động tích cực
- Trên cơ sở các qui định của pháp luật lao động, các doanh nghiệp, cơ quan xây dựng, ban hành các
quiđịnh nội bộ hướng vào duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động mang tính thân thiện, xây dựng,
có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
- Các quy định quan trọng là các qui định về tiền lương, tiền thưởng, thờigian làm việc, chế độ phúc lợi,
bảo hiểm xã hội, môi trường lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
8. Thị trường lao động và pháp luật nhà nước
- Thị trường lao động dù hoàn hảo hay không đều chịu tác động của pháp luật.
- Các quy định pháp luật tác động trực tiếp đến thị trường lao động là Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục
vàđào tạo; chính sách dân số, đầu tư, hội nhập quốc tế...
III. Các điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động
1. Có nền kinh tế hàng hoá
- Khi nền kinh tế hàng hoá đạt tới trình độ phát triển cao, trong đó có cảhàng hoá sức lao động. Quan
hệ hàng hoá - tiền tệ thúc đẩy sự hình thành thị trường lao động thống nhất ở nhiều quốc gia và hình
thành thị trường lao động quốc tế.
- Mức độ phát triển của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động tùythuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, xã hội càng phát triển thì hàng hoá sức lao động càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
2. Sức lao động phải là hàng hoá
- Bản thân sức lao động phải có giá trị kinh tế nhất định, có khả năng tạo ragiá trị gia tăng;
- Người lao động được tự do về thân thể và độc lập về nhân cách, là chủ sở hữu sức lao động của
mình,có thể tự do sử dụng lao động của mình (như đã đề cập ở trên); 3 lOMoAR cPSD| 45619127 -
- Người lao động không có hoặc không có đủ tư liệu sản xuất, phải bán sứclao động để sống. - Trên
thị trường lao động có nhu cầu về sức lao động (hiện tại hoặc tương lai) mà người lao động có sẵn và sẵn sàng bán.
3.Người sử dụng lao động được tự do mua và người lao động được tự do bán sức lao động
Người sử dụng lao động là người thuê lao động và trả công lao động cho người lao động. Vì vậy,
người sử dụng lao động phải có quyền tự do mua sức lao động theo nhu cầu, yêu cầu về số lượng, chất
lượng, cơ cấu lao động để đảm bảo cho các chỗ làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
- Người lao động phải có toàn quyền sở hữu sức lao động của mình. Quyền bán hay không bán sức lao
động của mình cho người sử dụng lao động phải hoàn toàn do bản thân người lao động tự quyết định.
4.Có môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi
- Nhà nước cần phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các khu vực kinh tế thông qua hệ thốngpháp
luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động.
- Nhà nước phải ban hành và hoàn thiện các thể chế, quy định về tráchnhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa
hai chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động, hình thành và phát huy vai trò của cơ chế ba
bên giữa nhà nước, chủ sử dụng lao động, đại diện người lao động.
5.Hội nhập với thị trường lao động quốc tế
Hội nhập với thị trường lao động quốc tế có tác động nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả của các yếu
tố cung, cầu lao động và do đó thúc đẩy được sự phát triển của thị trường lao động trong nước.
IV. Phân loại thị trường lao động
1. Thị trường lao động xét từ góc độ pháp lý -
Thị trường lao động hợp pháp .
- Thị trường lao động bất hợp pháp.
2. Thị trường lao động từ góc độ quản lý
- Thị trường lao động đặc thù -
Thị trường lao động tự do.
3. Thị trường lao động chính thức và phi chính thức -
Thị trường lao động chính thức.
- Thị trường lao động phi chính thức. lOMoAR cPSD| 45619127 -
4. Thị trường lao động từ góc độ địa lý -
Thị trường lao động địa phương.
- Thị trường lao động thành thị. 5 lOMoAR cPSD| 45619127
- Thị trường lao động nông thôn.
- Thị trường lao động quốc gia.
- Thị trường lao động quốc tế.
5. Thị trường lao động từ góc độ kỹ năng
- Thị trường lao động giản đơn.
- Thị trường lao động chuyên môn - kỹ thuật.
- Thị trường lao động chất xám.
6. Thị trường lao động theo mức độ phát triển
- Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường lao động độc quyền mua
- Thị trường lao động độc quyền bán
- Thị trường lao động song phương
V. Phân mảng thị trường lao động
1. Khái niệm về phân mảng thị trường lao động
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngoài (Piore, Victorisz, Harrison) thì: “phân mảng thị trường
lao động là việc thị trường lao động được phân thành các mảng mà trong đó giá cả và sự phân bố lao
động được điều tiết bởi hàng loạt các quy trình, chính sách, thể chế và quản lý hành chính riêng”.
2. Nguyên nhân của phân mảng thị trường lao động
2.1. Cơ chế xác định tiền lương khác nhau
- Trong các phân mảng thị trường lao động, các cá nhân giống nhau (xét về vốn con người) nhưng cómức lương khác nhau.
- Sự khác nhau đó là do cơ chế, chính sách xác định tiền lương khác nhau giữa các mảng thị trường
laođộng, gây ra tính cứng nhắc của tiền lương. 2.2. Khả năng di chuyển lao động bị hạn chế
- Khả năng di chuyển lao động bị hạn chế là do sự tiếp cận khác nhau với các nguồn lực, như giáo dục,đào tạo, vốn.
- Việc tiếp cận không như nhau đối với các nguồn lực không nhất thiết là do thất bại của khu vực công
cộng trong việc cung cấp nguồn lực mà là do trình độ phát triển, cơ chế chính sách ở nơi làm việc trong
thị trường bị phân mảng. 6 lOMoAR cPSD| 45619127
2.3. Giáo dục và đào tạo
- Những yêu cầu cơ bản cho một thị trường lao động hoạt động ổn định là các cơ hội giáo dục,
đào tạo như nhau. Nhưng có thể việc tiếp cận với các cơ hội giáo dục, đào tạo lại chưa thể như nhau
đối với tất cả mọi người.
- Nguyên nhân là do các khả năng khác nhau, điều kiện kinh tế, tiếp cận thông tin, truyền thống họctập... khác nhau
2.4. Các nhân tố xã hội
- Quá trình xã hội hoá, mở rộng giao lưu cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt thông
tin, tăng cơ hội học nghề, học các kỹ năng lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và do đó giảm được những
hạn chế về khả năng di chuyển lao động. 2.5. Các nguyên nhân khác
- Giới tính, chủng tộc, tôn giáo cũng tác động đến phân mảng lao động. Nếu quyết định của chủ sử
dụnglao động khi thuê lao động dựa trên các tiêu chuẩn này thì nó được xem là phân biệt đối xử.
3. Hậu quả do phân mảng
- Làm tăng mức độ thất nghiệp trong nền kinh tế.
- Tác động đến sự bất bình đẳng và nghèo đói.
- Tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Chương II: Các yếu tố của thị trường lao động
I. Cung lao động
1. Khái niệm về cung lao động
1.1. Khái niệm chung
- Cung lao động là tổng số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động
ở những thời điểm nhất định (thời điểm xem xét).
1.2. Cung thực tế về lao động
- Cung thực tế về lao động bao gồm những người lao động đang làm việc cộng với những người thấtnghiệp.
1.3. Cung tiềm năng về lao động
- Cung tiềm năng về lao động chỉ những khả năng tiềm tàng về nguồn nhân lực của một thị trường lao
động và bao gồm các thành phần sau:
Cung thực tế về lao động. 7 lOMoAR cPSD| 45619127
Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưngđang đi học.
Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưngđang làm công việc nội trợ trong gia đình mình.
Những người trong độ tuổi lao động đang đi nghĩa vụ quân sự
Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nằmtrong các tình trạng khác.
2.Các yếu tố tác động đến cung lao động
2.1. Qui mô nguồn nhân lực
- Qui mô nguồn nhân lực càng lớn thì tổng cung lao động càng lớn.
- Cung lao động chịu sự ảnh hưởng của tốc độ tăng, giảm dân số, việc tăng giảm này sẽ ảnh hưởng
đến cung thực tế và cung tiềm năng trong tương lai của thị trường lao động.
- Dân số có cơ cấu trẻ sẽ cung cấp nguồn lao động lớn, tăng cung tiềm năng trong tương lai cho
thịtrường lao động và ngược lại.
2.2. Quy mô tham gia lực lượng lao động của dân số trong tuổi lao động
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động càngcao thì cung thực tế càng lớn.
2.3. Qui định của pháp luật lao động về độ tuổi lao động
- Qui định với khoảng tuổi lao động rộng thì cung lao động phình ra và qui định với khoảng hẹp
thìcung lao động co hẹp lại.
2.4. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Nếu trong nguồn nhân lực có nhiều người đang tham gia học tập, đào tạo thì cung thực tế có thể giảmxuống.
- Việc đi học của người lao động làm cho cung tiềm năng tăng lên, đặc biệt là tăng cung lao độngchuyên
môn, kỹ thuật trong tương lai.
2.5. Di chuyển lao động trên thị trường lao động
- Việc di chuyển lao động từ vùng, địa phương, khu vực, ngành nghề nàysang vùng, địa phương, ngành
nghề khác... dưới tác động của qui luật cung - cầu lao động và các chính sách lao động - việc làm của
Nhà nước sẽ tác động đến cung lao động ở các thị trường lao động giới hạn trong các phạm vi nói trên.
2.6. Phát triển của các ngành kinh tế
- Cung thực tế bị tác động bởi khả năng thu hút lao động của từng ngành,đặc biệt là các ngành mới
xuất hiện, ngành có tốc độ phát triển cao, ngành thu hút nhiều lao động chuyên môn - kỹ thuật, ngành
có thu nhập hấp dẫn hơn các ngành truyền thống
2.7. Xuất, nhập khẩu lao động 8 lOMoAR cPSD| 45619127
- Xuất, nhập khẩu lao động tác động đến cung lao động thực tế và cung laođộng tiềm năng của một nước.
- Đối với thị trường lao động trong nước thì ngoài cung tiềm năng trongnước còn có cung tiềm năng
từ nước ngoài (do số lao động này làm việc ở nước ngoài có thời hạn, sẽ trở về tham gia thị trường
lao động sau khi hết hợp đồng lao động làm việc ở nước ngoài).
- Đối với các nước nhập khẩu lao động thì cung thực tế trên thị trường laođộng tăng lên.
2.8. Tác động của tiền lương (tiền công)
- Chính sách tiền lương thống nhất, bình đẳng đối với người lao động, cáckhu vực kinh tế sẽ khuyến
khích nhiều người lao động tham gia vào thị trường lao động. - Mức cung lao động thông thường sẽ
tăng lên khi giá của nó tăng lên
- Trên thực tế cung lao động không chỉ phụ thuộc vào giá cả sức lao động mà còn chịu sự tác động
củapháp luật lao động.
- Mỗi đường cung về lao động được vẽ trong điều kiện giá cả và tiền lươngtrong các ngành khác giữ
cho không đổi. Nếu một trong những giá cả hoặc tiền lương này thay đổi thì sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung này.
2.9. Tác động của sự lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi đối với cung lao động
- Trong một ngày người ta có thể làm việc hoặc nghỉ ngơi. Thời gian làm việc càng tăng thì cung lao động càng lớn.
2.10. Sự co dãn của cung lao động
Sự co dãn của cung về lao động = Số phần trăm thay đổi về số lượng LĐ cung ứng Số
phần trăm thay đổi về mức lương
2.11.Công đoàn tác động đến cung lao động
- Hầu hết các công đoàn hoạt động theo các thoả thuận tập thể với người sử dụng lao động - còn được
gọi là các hợp đồng hay thoả thuận mặc cả tập thể (thoả ước lao động tập thể). Các thoả thuận này
cho phép người chủ tự do trong lựa chọn người lao động.
- Nhiều trong số những thoả thuận mặc cả tập thể có hiệu lực là trong toàn ngành (thoả ước lao độngtập
thể ngành) . Những thoả thuận này ảnh hưởng đến các đường cung của các thị trường lao động có
liên quan làm cho chúng trở thành nằm ngang.
- Một số Công đoàn tác động tới thị trường lao động là trực tiếp hạn chếcung. Một số các công đoàn
hoạt động theo thoả thuận theo cách các người chủ thuê tất cả lao động từ công đoàn và công đoàn
kiểm soát việc những công nhân nào và bao nhiêu công nhân được đưa ra.
2.12. Các yếu khác tác động đến cung lao động 9 lOMoAR cPSD| 45619127
- Khi người lao động muốn tăng mức tiêu dùng, nâng cao mức sống thì cần phải có thu nhập. Để có
chitiêu tất cả mọi người đều cảm thấy sự cần thiết phải có việc làm, thậm chí sử dụng cả thời gian nghỉ ngơi.
- Truyền thống xã hội, bình đẳng lao động trong một xã hội
- Lao động được người ta coi là một hình thức của sự tôn kính. Các khía
cạnh xã hội của lao động đã giải thích tại sao phần lớn người lao động yêu thích công việc của họ và có
nhiều trường hợp làm việc tình nguyện ngay cả khi thu nhập thấp hoặc không có thu nhập.
II. cầu lao động
1. Khái niệm về cầu lao động
1.1. Khái niệm chung
- Cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động của một nên kinh tế (hoặc củamột ngành, địa phương,
doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được
xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.
1.2. Cầu thực tế về lao động 10 lOMoAR cPSD| 45619127
- Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định.
- Chỗ làm việc trống: Là chỗ làm việc đã từng sử dụng lao động, nay khôngcó lao động làm việc và đang
có nhu cầu sử dụng lao động.
- Chỗ làm việc mới: Là chỗ làm việc mới xuất hiện (mới tạo ra) và đang có nhu cầu sử dụng lao động.
1.3. Cầu tiềm năng về lao động
- Cầu tiềm năng về lao động là nhu cầu lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể có được, trên cơ sở
nhucầu lao động hiện tại và có tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như: vốn, đất đai, tư
liệu sản xuất, công nghệ và cả các điều kiện khác (chính trị, xã hội…)
2.Các yếu tố tác động đến cầu lao động
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
- Mức độ phong phú, đa dạng, thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy nhiều ngành sản xuất
pháttriển, kết quả là cầu lao động tăng lên trong các ngành này.
- Trong môi trường toàn cầu hoá kinh tế, cường độ di chuyển vốn, nguyên,nhiên, vật liệu mang tính toàn
cầu, phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ và phát hiện nhiều nguyên vật liệu nhân tạo mới...
thì các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên của quốc gia có tác động thấp hơn đối với cầu lao động. - Đối
với các nước đang phát triển, các ngành sản xuất truyền thống còn cóvai trò quan trọng đối với nền
kinh tế, do đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên vẫn có tác động lớn đối với tăng cầu lao động.
2.2. Tăng trưởng kinh tế
- Trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, thì tác động của tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng
mức cầu lao động trên thị trường lao động.
- Trong điều kiện công nghệ cải thiện thì cầu lao động chuyên môn, kỹ thuật sẽ tăng lên và giảm cầulao động giản đơn.
2.3. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
- Quá trình này tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng tăng cầu lao động (đặc biệt là tăng cầu chuyên môn, kỹ thuật) trong các ngành công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ và giảm cầu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản.
2.4. Khuynh hướng tiêu dùng của dân cư và cơ chế phân phối thu nhập
- Nếu tiêu dùng của dân cư có xu hướng tăng nhanh thì sẽ dẫn đến tăng cầu về lao động.
- Nếu dân cư tăng thu nhập nhưng lại có khuynh hướng tiết kiệm tiêu dùng
cao thì sẽ dẫn đến giảm cầu lao động. 1 lOMoAR cPSD| 45619127
- Nếu cơ chế phân phối bình đẳng và phát triển hệ thống an sinh xã hội thì tăng trưởng kinh tế sẽ tạo
điềukiện cho người nghèo nâng cao thu nhập, tăng mức tiêu dùng, do đó mà tác động đến tăng qui mô
sản lượng, dẫn đến tăng cầu về lao động.
2.5. Sự thay đổi mức lương
- Số lượng lao động được thuê phụ thuộc vào mức lương mà người sử dụnglao động trả cho họ.
- Mức tiền lương tối thiểu quy định cao hơn sẽ có xu hướng giảm cầu về lao động. 2.6. ảnh hưởng của
thuế đánh vào quỹ lương và của trợ cấp lương
a. Tác động của thuế đánh vào quỹ lương
- Thuế đánh vào quỹ lương là khoản thuế đánh vào tổng mức chi phí cho việc trả lương của người chủ.
- Một mức thuế mới cao hơn sẽ làm tăng chi phí thuê lao động và do vậy sẽ giảm cầu lao động. b, Tác
động của trợ cấp lương và như là một phương sách giúp đỡ người nghèo
- Trợ cấp lương cho người chủ dưới nhiều hình thức: có thể là một khoản trả bằng tiền mặt như thí
dụnêu trên, có thể là một khoản tín dụng thuế
- Một mức trợ cấp lương mới cao hơn sẽ làm giảm chi phí thuê lao động và do vậy sẽ tăng cầu lao động.
2.7. Chi phí lao động bán cố định và ảnh hưởng của nó a,
Các chi phí đào tạo và thuê mướn
- Những chi phí biểu hiện dưới hình thức tiền tệ trong việc thuê các đào tạo viên và các chi phí vật
chấtsử dụng trong quá trình đào tạo.
- Các chi phí ẩn, hay chi phí cơ hội do sử dụng máy móc thiết bị và những công nhân có kinh nghiệm
khilàm mẫu cho những người lao động mới phải chạy với tốc độ dưới mức bình thường.
- Những chi phí ẩn hay chi phí cơ hội về thời gian của những người được đào tạo.
b, Các phúc lợi của những người lao động
- Những phúc lợi của người lao động được hưởng bao gồm những khoản tiền trả bảo hiểm theo luật và
những phúc lợi cá nhân khác. Ví dụ về các khoản tiền phúc lợi mà người chủ phải trả theo luật và
dựa trên cơ sở quỹ lương là chi phí về thất nghiệp tai nạn lao động, về hưu trí. Những phúc lợi cá
nhân như: tiền ngày nghỉ, các kỳ nghỉ hè, lễ tết, nghỉ ốm, mua bảo hiểm sức khoẻ, y tế, nhân thọ ...
c, Bản chất bán cố định của nhiều chi phí không lương
- Những chi phí không lương không biến đổi ở mức biên của số giờ làm việc của một người lao động
gọi là chi phí bán cố định.
- Những chi phí đào tạo và thuê mướn rõ ràng là những chi phí bán cố định,chúng đi kèm với mỗi
người lao động được thuê mướn. Nhiều chi phí phúc lợi cũng là chi phí bán cố định. Hầu hết chương 1 lOMoAR cPSD| 45619127
trình lương hưu khu vực tư nhân cho phép tính phúc lợi theo số năm công tác hơn là theo số giờ làm
việc. 3. Co dãn của cầu lao động 3.1. Co dãn theo lương
- Co dãn theo lương của cầu về một loại lao động nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi
trongmức việc làm của nó (E) do việc tăng 1% trong mức lương của loại lao động đó (W): ηii= % ∆E i / % ∆Wi
- Nếu độ co dãn lớn hơn 1 đường cầu được gọi là co dãn. Ngược lại, nếu độ co dãn nhỏ hơn 1, thì
đườngcầu là không co dãn. Nếu độ co dãn bằng 1, khi đó đường cầu được coi là co dãn một đơn vị.
- Với một đường cầu cho trước sẽ có những đoạn co dãn và những đoạn không co dãn.
3.2. Co dãn theo lương chéo của cầu lao động
- Độ co dãn của cầu loại đầu vào j theo giá của đầu vào k là phần trăm thay đổi trong cầu đầu vào j gây
ra bởi 1% thay đổi trong giá đầu vào k. Nếu cả hai đầu vào đều là hai loại lao động, co dãn chéo theo
lương của cầu lao động được cho bởi:ηjk = % ∆E j / % ∆Wk
- Nếu độ co dãn chéo là dương, hai loại đầu vào này được gọi là thay thế gộp. Nếu độ co dãn chéo này
là âm, hai loại này được gọi là bổ sung gộp.
- Lao động và năng lượng là thay thế nhau trong sản xuất, mặc dù mức độ thay thế của chúng cho nhaulà nhỏ.
- Lao động và nguyên vật liệu là thay thế nhau trong sản xuất với mức độ của sự thay thế là nhỏ. -
Không chắc chắn là lao động phổ thông hay lao động có kỹ thuật là thay thế hay bổ sung cho dịch vụ vốn trong sản xuất.
- Lao động có kỹ thuật là bổ sung gộp cho dịch vụ vốn hơn là lao động phổ thông
- Nếu tiền lương của lao động có kỹ thuật và lao động phổ thông tăng cùng một phần trăm thì mức
giảm trong lượng cầu lao động của hiệu ứng thay thế (khi dịch vụ vốn là thay thế cho lao động) sẽ
lớn hơn đối với lao động phổ thông. Vì vậy chúng ta dự báo rằng trong các điều kiện khác không
thay đổi, co dãn theo lương của cầu lao động phổ thông lớn hơn cầu lao động kỹ thuật.
- Mức độ bổ sung hay thay thế của lao động nhập cư và lao động bản xứ, hoặc giữa nhóm lao độngnhập
cư cũ và nhóm nhập cư mới là rất nhỏ.
3.3. Co dãn của cầu lao động và vấn đề thay đổi kỹ thuật
- Thay đổi kỹ thuật bao gồm việc đưa ra những sản phẩm mới và kỹ thuật mới cũng như những thay
đổitrong công nghệ khiến cho có thể giảm chi phí về vốn.
- Thay đổi kỹ thuật ảnh hưởng đến cầu lao động thông qua việc làm thay đổi cầu sản phẩm. 1 lOMoAR cPSD| 45619127
Việc dịch chuyển và thay đổi độ co dãn của cầu sản phẩm theo giá có khuynh hướng làm thay đổi cầu
lao động theo cùng hướng.
Nếu việc ra đời sản phẩm mới khiến cho việc thay thế sản phẩm cũ và làm dịch chuyển cầu về sản
phẩm cũ và kéo theo việc dịch chuyển cầu lao động sang trái. Điều này làm giảm mức việc làm trong khu vực cũ.
Nếu khả năng thay thế sản phẩm lớn hơn do áp dụng phát minh về sản phẩm mới thì rất có thể là việc
phát minh ra sản phẩm mới này sẽ làm tăng độ co dãn của cầu sản phẩm và độ co dãn của cầu lao động.
- Thay đổi kỹ thuật thường đi kèm với tự động hoá hoặc thay thế lao động bằng dịch vụ vốn.
Tác động của việc giảm giá dịch vụ vốn là tác động tới co dãn chéo của cầu lao động. Tác động này
đến cầu một loại lao động nào đó tuỳ thuộc vào chúng là bổ sung gộp hay thay thế gộp.
Nếu hiệu ứng quy mô của việc giảm giá dịch vụ vốn mà yếu thì chúng là thay thế gộp và do vậy tự
động hoá làm giảm cầu lao động loại này. Ngược lại một loại lao động nào đó cũng có thể là bổ sung
gộp của tự động hoá.
Hiệu ứng thay thế giữa dịch vụ vốn và lao động thường mạnh hơn khi hai loại này là thay thế trong
sản xuất. Mặt khác hiệu ứng quy mô sẽ tương đối yếu khi cầu sản phẩm kém co dãn hoặc chi phí dịch
vụ vốn vẫn tiếp tục chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngành đang tiến hành tự động hoá
Lao động phổ thông và dịch vụ vốn thường là thay thế cho nhau trong sản xuất hơn là lao động có kỹ
thuật và dịch vụ vốn. Những lưu ý:
Các nhân tố là thay thế gộp có thể lại là bổ sung gộp nếu hiệu ứng quy mô là đủ lớn. 1 lOMoAR cPSD| 45619127
Sự thay thế của dịch vụ vốn cho lao động có thể loại bỏ một số công việc thủ công nào đó song đi kèm
hiệu ứng quy mô lại tạo ra những công việc khác, đôi khi trong cùng một ngành.
Dù tỉ lệ của lao động phổ thông ngày càng giảm nhưng chúng ta cũng không thể coi đó là biểu hiện
của sự thay thế nhau giữa lao động phổ thông và dịch vụ vốn.
- Thay đổi kỹ thuật cho phép xã hội có khả năng tiêu dùng lớn hơn và đa dạng hơn và dẫn đến tác động
về quy mô và cơ cấu sản lượng. Khi cơ cấu sản xuất thay đổi thì một số doanh nghiệp, nghề, ngành có
thể bị suy thoái hay bị loại bỏ song nó lại tạo ra sự mở rộng và phát triển của một số ngành khác. 1 lOMoAR cPSD| 45619127
Chương III: Phân tích thị trường lao động
I. Quan hệ cung - cầu lao động
1. Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá sức lao động (tiền lương, tiền công)
- Khi cung và cầu lao động trên thị trường lao động đạt mức cân bằng thì giá cả có xu hướng dừng lại
ở mức W0 (mức tiền công W0 gọi là mức giá cân bằng với lượng cầu lao động L0).
- Nếu giá cả hàng hoá sức lao động dừng lại ở mức W1 cao hơn W0 thì mức cung lao động sẽ tăng
đến S1 nhưng lúc đó cầu lao động sẽ giảm đi chỉ còn ở mức L1. Khoảng D1S1 chính là khoảng chênh
lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động, tức là với giá trị W1 thì cung đã lớn hơn cầu.
- Nếu giá cả sức lao động ở mức thấp W2, thì cầu lao động sẽ tăng lên ở mức L2 và cung chỉ ở mức
S2. Khoảng cách D2S2 là sự chênh lệch giữa cung và cầu lao động, trường hợp này cầu lớn hơn cung.
- Theo qui luật của thị trường thì giá cả sức lao động luôn có xu hướng trở về W0 để cung và cầu lao
động có thể cân bằng.
2. Dịch chuyển điểm cân bằng cung cầu lao động và giá cả hàng hoá sức lao động a.
Dịch chuyển điểm cân bằng:
- Dịch chuyển cân bằng thị trường có thể xảy ra do dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu. Trên đồ
thị hình III.3 cho thấy đường cung dịch chuyển sang phải và cho thấy ở mọi mức tiền lương số công
nhân thuộc cung lao động đều tăng lên.
- Mức lương cân bằng cũ W0 không còn là mức lương cân bằng cung và cầu nữa. Nếu mức lương W0
tồn tại thì sẽ có một sự dư thừa lao động do dư cung. Sự dư thừa cung này khiến cho những người chủ
giảm mức lương đưa ra. Cuối cùng mức lương của người lao động sẽ tiến tới W1 (hình III.3).
Hình III.4: Cân bằng trên thị trường lao động sau khi cung dịch trái 1 lOMoAR cPSD| 45619127 1 lOMoAR cPSD| 45619127
- Một sự dịch chuyển của cung lao động sang trái, tạo ra một sự khan hiếm lao động ở mức lương cân
bằng cũ W0, những người chủ tranh giành nhau trong việc kiếm người cho chỗ làm còn trống người của
mình. Tiền lương thị trường bị đẩy lên tới W1. Trong trường hợp này, dịch chuyển sang trái của đường
cung làm tăng lương cân bằng đi kèm với một sự giảm sút trong mức việc làm.
- Nếu sự dịch chuyển sang trái của cung đi kèm với dịch chuyển sang phải của cầu, tiền lương thị
trường có thể tăng lên một cách kịch phát.
Hình III.5: Cân bằng mới của thị trường sau khi cả cung và cầu dịch chuyển
- Trong hình III.5 minh hoạ một sự dịch chuyển sang trái của cầu đi kèm với một sự dịch chuyển sang
trái của cung, nhưng trong đồ thị (a) tiền lương thị trường giảm so với mức ban đầu W1-1 của nó, trong
khi đó trong đồ thị (b) tiền lương thị trường tăng so với mức ban đầu W1-1. b. Mất cân bằng tiền lương
và những ảnh hưởng phi thị trường:
- Một số các rào cản (barier) cho những sự điều chỉnh tiền lương là các lực lượng kinh tế. Ví dụ việc
thay đổi nghề thường đòi hỏi một người thợ phải 20 đầu tư vào những kỹ năng mới hoặc phải chịu những
chi phí di chuyển. Về phía người chủ việc thuê công nhân có thể phải đi kèm với những chi phí đầu tư
ban đầu cho việc tìm kiếm và đào tạo, trong khi việc sa thải họ hoặc cắt giảm tiền lương của họ thì có
thể được coi là sự không thiện chí và kéo theo hậu quả là ảnh hưởng đến năng suất của những người còn lại.
- Những rào cản khác cho sự điều chỉnh thì lại bắt nguồn từ các lực lượng phi thị trường như: luật
pháp, tập quán, hoặc các định chế cưỡng ép sự lựa chọn của các cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Thị trường lao động được điều chỉnh nhanh hơn khi các lực lượng làm tăng mức lương thị trường
hơn là khi các lực lượng làm giảm lương thị trường.
c. Tác động của mức lương trên và dưới cân bằng đến cung cầu lao động
- Một mức lương cao hơn mức cân bằng sẽ làm cho giá hàng tiêu dùng cao hơn và một mức sản lượng
thấp hơn mức mà lẽ ra có thể đạt được và tạo ra tình hình giảm cầu lao động. Do tiền lương ở trên mức
cân bằng nên những công nhân hiện đang làm việc sẽ do dự khi bỏ việc vì họ biết rằng họ khó có cơ hội
kiếm được việc làm hơn. Giống như vậy, số ứng viên chờ việc sẽ nhiều hơn thường lệ
Hình III.6: Tác động của một mức tiền lương trên cân bằng đến cung cầu lao động
Hình III.7: Tác động của một mức tiền lương dưới cân bằng đến cung cầu lao động
- Khi tiền lương ở dưới mức cân bằng thì những người chủ khó kiếm được thợ để đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng và lúc này tồn tại tình trạng khan hiếm lao động. Họ cũng khó khăn khi giữ những
công nhân họ đã tìm được. Nếu tiền lương tăng lên sản lượng sẽ tăng và nhiều công nhân hơn sẽ bước vào thị trường.
II. Các kết quả của thị trường lao động 1. Việc làm 1 lOMoAR cPSD| 45619127
1.1. Khái niệm
- Theo Bộ luật Lao động (điều 13): “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”
1.2. Các hình thức việc làm
- Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức:
Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền
hoặc hiện vật hoặc đổi công.
Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận.
Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền công hay lợi nhuận.
- Ngoài ra, các hình thức việc làm còn thường được xem xét theo các gócđộ sau đây:
Tính chất địa lý của việc làm: Việc làm khu vực nông thôn, thànhthị, vùng kinh tế
Tính chất kỹ thuật của việc làm: Từ tính chất đặc thù về kỹ thuật và công nghệ của việc làm có thể
phân biệt việc làm theo ngành, nghề khác nhau.
Tính chất thành thạo của việc làm: Việc làm giản đơn, việc làm có chuyên môn, kỹ thuật, việc làm
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Tính chất kinh tế của việc làm: Vị trí của việc làm trong hệ thống quản lý lao động như: việc làm
quản lý, công nhân, nhân viên…
Điều kiện lao động của việc làm: Việc làm đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, việc làm không đảm
bảo an toàn - vệ sinh lao động.
Tính chất di động của việc làm: Việc làm có tính di động cao.
Tính chất đàng hoàng của việc làm: Việc làm đàng hoàng và việc làm không đàng hoàng. Việc làm
đàng hoàng là việc làm trong đó người lao động được đảm bảo các điều kiện:
+ Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ;
+ Thoả mãn với môi trường làm việc;
+ Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra;
+ Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng;
+ Cân bằng được công việc với đời sống gia đình;
+ Có điều kiện đảm bảo học hành cho con cái;
+ Có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động.
1.3. Việc làm theo tình trạng việc làm
- Người có việc làm: Bao gồm tất cả những người thuộc lực lượng lao động đang làm một hoặc một số
công việc trong 3 hình thức nêu ở mục a, b, c. 1 lOMoAR cPSD| 45619127
- Người đủ việc làm: là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn
mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ, tháng hoặc năm tham khảo.
- Người thiếu việc làm: là người trong độ tuổi lao động đang có việc làm, nhưng thời gian làm
việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm tính cho tuần lễ, tháng, năm tham khảo.
2.Giá cả sức lao động (tiền lương, tiền công)
- Trên thị trường lao động, giá cả sức lao động được biểu hiện dưới dạng tiền lương (tiền công).
- Tiền lương trên thị trường lao động chịu sự tác động của cung và cầu lao động cũng như các yếu tố phi
thị trường tồn tại trong một nền kinh tế.
- Mức tiền lương là một tín hiệu quan trọng của thị trường lao động và có mối quan hệ mật thiết với
tốcđộ tăng năng suất lao động.
- Trên thị trường lao động, tiền lương vận động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường (quy luật
giátrị, quy luật cung cầu lao động, quy luật cạnh tranh...), đồng thời còn chịu tác động từ các quy định
của Chính phủ về quản lý tiền lương và các yếu tố phi thị trường hiện hữu.
3. Thất nghiệp 3.1. Khái niệm
- Theo ILO thì: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn
làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành”.
- Người thất nghiệp có 3 đặc trưng cơ bản: (1) Có khả năng lao động, (2) Không có việc làm và (3) Đang tìm việc làm.
3.2. Các hình thức thất nghiệp
- Thất nghiệp do trì trệ của nền kinh tế: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệnhất định người lao động
trong lực lượng lao động không kiếm được việc làm… do sự trì trệ của nền kinh tế. Nó được xuất hiện
dưới dạng cấp tính và theo chu kỳ dài, ngắn tuỳ theo mức suy thoái của nền kinh tế.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra do sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động
trong một nền kinh tế, một ngành hoặc một địa phương nào đó.
- Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển của người lao động giữa
các vùng, các địa phương, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Thất nghiệp tự nguyện: Là tình trạng người lao động không muốn đi làmvới mức lương cụ thể trên
thị trường lao động (do mức lương không được như mong muốn của người lao động) nhưng ở mức
lương cao hơn họ sẵn sàng đi làm, thất nghiệp này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là tình trạng ở mức tiền lương nào đó người lao động chấp nhận
nhưng vẫn không được làm việc do suy thoái kinh tế, cung lao động lớn hơn cầu lao động. 1