Giáo trình "Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta"

Giáo trình gồm 5 trang bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan: "Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta" giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện kỹ thuật quân sự 90 tài liệu

Thông tin:
5 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giáo trình "Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta"

Giáo trình gồm 5 trang bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan: "Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta" giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học. Mời bạn đọc đón xem!

66 33 lượt tải Tải xuống
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TRIẾT
HỌC Ở NƯỚC TA
DƯƠNG PHÚ HIỆP(*)
Bài viết tập trung phân tích 6 hướng để khắc phục những yếu kém
trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta. Đó là: 1. Tiếp tục
nghiên cu triết lý phát triển của Việt Nam; 2. Triết học cần phải trở
thành công csắc bén trong đổi mới nhận thc, đổi mới phong cách
duy; 3. Tăng cường nguồn liệu gốc và dịch ra tiếng Việt những
tác phẩm triết học của các nhà triết học tiêu biểu; 4. Biên soạn lại
giáo trình triết học theo hướng tăng thêm phn lịch sử triết học trước
Mác và triết học hiện đại; 5. Mở rộng giao lưu, hợp tác với giới triết
học nước ngoài; 6. Thành lp Hội Triết học Việt Nam.
Trước hết, cần khẳng định rằng, trong 20 năm qua, việc nghiên cứu
và giảng dạy triết học ở nước ta đã có nhng đổi mới nhất định và do
đó, đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, góp phần đáng kể
vào công tác lý luận, đặc biệt là vào việc đổi mới duy của con
người Việt Nam. Những thành tựu của giới triết học Việt Nam đã
được phản ánh trên Tạp chí Triết học trong công tnh Nhìn lại 55
năm nghiên cứu triết học ở Việt Nam: một số vấn đề chủ yếu.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
lOMoARcPSD|36451986
Tuy nhiên, việc nghiên cu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém,
bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các
nhà triết học nghiên cu đầy đ do đó, chưa strả lời thoả
đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trng
“thầy không thích dạy, trò không thích học”. Cần làm đ khắc
phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học nước
ta? Đây vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng. Tôi xin nêu mt s
hướng dưới đây để chúng ta thảo luận.
Th nhất, để thiết thực đóng p cho s phát triển của đất nước,
chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam. Tuy
đã một số công trình nghiên cứu vấn đnày, nhưng đây vấn đ
rất khó, cần tham khảo những triết phát trin của c c, đặc biệt
là phi xuất phát từ thực tế Việt Nam, truyn thống lịch sử, n hoá và
con người Vit Nam để y dựng triết phát trin thích hợp. Nếu
nghiên cu tốt vấn đề này, gii triết học nước ta sẽ đóng góp quan
trọng vào việc bổ sung, hoàn thin ơng lĩnh của Đảng và chiến ợc
phát trin của Nhà c.
Thhai, cần đánh giá trong 20 năm qua, giới triết học Việt Nam đã
làm cho việc đi mới tư duy. Cần khẳng định rằng, nhsđổi
mới nghiên cu, giảng dạy và học tập triết học, chúng ta đã khắc
phục một bước lối tư duy siêu hình, duy ý chí, mrộng tầm nhìn, tư
duy biện chứng. Nhưng, đến nay, phương pháp tư duy của nhiều cán
bộ, đảng viên chưa vươn ti tầm duy biện chứng, duy lý luận,
còn dng lại duy cảm tính, chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thc
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
lOMoARcPSD|36451986
dụng; hơn nữa, những biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều chưa bị quét
sạch, vẫn còn hiện tượng bám vào những luận điểm và quan điểm lỗi
thi, sdụng những khái niệm không còn thích hp, kiên trì những
công thức trong khi thế giới đã đang nhiều thay đổi. Chúng
ta không t blun Mác - Lênin, nhưng cần dứt kht từ bỏ thái
độ giáo điều đi với lý luận đó. Tất nhiên, việc khắc phục chủ nghĩa
giáo điều không phải là d dàng, đơn giản. Để đóng góp vào s
nghiệp đổi mới nói chung, đổi mới tư duyi riêng, giới triết học cần
xây dựng phương pháp tư duy khoa học, khắc phục chủ nghĩa giáo
điều, chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, phương pháp tư duy siêu hình
cách suy nghĩ giản đơn, tránh khuynh hướng thiên v những vấn đề
thuyết suông, kinh viện, có tính chất hàn lâm viện, “tầm chương
trích cú” mà thực chất là dng lại ở sách vở, không gắn với thực tiễn;
đồng thi, tránh khuynh hướng khái quát thực tiễn vụn vặt, thiếu tầm
luận. Triết học phải trở thành công csắc n trong việc đổi mới
nhận thức, đổi mới phương pháp duy, xây dựng ý thc xã hội và
nhân cách con người.
Thba, trong những năm qua, chúng ta đã nhiu cố gắng dịch và
giới thiệu không chỉ tác phẩm của các nhà kinh đin của chủ nghĩa
Mác - Lênin, cnhững tác phẩm của các nhà triết học trước và
sau Mác. Đó việc làm rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học nước ta vẫn thiếu nhiều
tài liệu gốc và nhất là việc dịch các tài liu gốc ra tiếng Việt còn quá
ít, không đủ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, người làm công tác
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
lOMoARcPSD|36451986
giảng dạy và người học những tài liệu gốc cần thiết; do đó, việc giảng
dạy và học tập chủ yếu dừng lại sách giáo khoa. Vì vậy, hiện nay
rất cần có kinh phí để tiếp tục lựa chọn và dịch những tác phẩm quan
trọng của c nhà triết học lớn từ thời cổ đại đến nay gồm kim, cổ,
Tây, Đông nhằm đem lại các tài liệu gốc phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập, khắc phục chủ nghĩa bit phái. Tất nhiên,
đã dịch ra là phải đọc các tài liu gốc, nếu không slà mt sự lãng
phí lớn hoặc chỉ dùng để trang trí.
Thtư, tại Đại hội VI, Đảng ta đã nêu nhim vụ: “Đổi mới đội n
cán bgiảng dạy, viết lại sách giáo khoa đổi mới phương pháp
dạy và học”. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành
lập Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
bmôn khoa học Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và cấp kinh
phí cho chương trình KX.10 để biên soạn 5 bộ giáo trình, trong đó có
giáo trình triết học Mác - Lênin (được xuất bản năm 1999). Mặc dù
Ban biên son giáo trình đã nhiều cố gắng đổi mới giáo trình,
nhưng hiện nay rất cần biên son lại giáo trình triết học theo hướng
ng thêm phần lịch sử triết học trước Mác và triết học hiện đại đ
qua đó, có cơ sở nhận thức đúng đắn triết học Mác - Lênin đã kế thừa
phát triển triết học như thế nào. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ hơn
những trào lưu triết học mới, đặc biệt là nhng khái quát triết học
mới trên snhững thành tựu to lớn của cách mạng khoa học
công nghhiện đại. Đây là công việc không dễ dàng nhưng nên bắt
đầu ngay từ bây giờ.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
lOMoARcPSD|36451986
Trong q trình đi mới, đội ngũ cán bộ nghiên cu và giảng dạy
triết học tuy tăng thêm vslượng, về học hàm, học vị, nhưng
chất lượng chưa tăng kịp so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Vì
vậy, đây, việc nhắc lại câu của Mác là thật scần thiết: “Bản thân
nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”.
Thnăm, mrộng giao lưu với các nhà triết học trên thế giới, chú ý
tham khảo giáo trình triết học của các nước phương pháp giảng
dạy và học tập của họ. Đặc biệt, cần tìm hiểu nhng đóng p mới
nhất của họ trong quá trình phát triển nhanh chóng của khoa học,
công nghệ, so sánh những đóng góp đó với những đóng góp trước
đây của Mác, Ăngghen và Lênin hồi thế k XIX và đầu thế kỷ XX để
nhận biết những luận điểm mới về triết học. Trong quá trình giao lưu
với họ, chúng ta vừa khiêm tốn học tập, vừa mnh dạn tranh luận để
cùng đi tìm chân lý.
Thsáu, cần nhanh chóng thành lp Hội Triết học Việt Nam để tập
hợp lực lượng c nhà triết học huy động lực lượng đó p phần
tích cực vào việc đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học nói riêng,
vào sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung; đồng thời tạo điều kin để
gia nhp Hội Triết học thế giới trong bối cảnh toàn cu hoá.
(*)
Giáo sư, tiến sĩ triết học.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
lOMoARcPSD|36451986
| 1/5

Preview text:

lOMoARcPSD|36451986
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Ở NƯỚC TA DƯƠNG PHÚ HIỆP(*)
Bài viết tập trung phân tích 6 hướng để khắc phục những yếu kém
trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta. Đó là: 1. Tiếp tục
nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam; 2. Triết học cần phải trở
thành công cụ sắc bén trong đổi mới nhận thức, đổi mới phong cách
tư duy; 3. Tăng cường nguồn tư liệu gốc và dịch ra tiếng Việt những

tác phẩm triết học của các nhà triết học tiêu biểu; 4. Biên soạn lại
giáo trình triết học theo hướng tăng thêm phần lịch sử triết học trước
Mác và triết học hiện đại; 5. Mở rộng giao lưu, hợp tác với giới triết
học nước ngoài; 6. Thành lập Hội Triết học Việt Nam.
Trước hết, cần khẳng định rằng, trong 20 năm qua, việc nghiên cứu
và giảng dạy triết học ở nước ta đã có những đổi mới nhất định và do
đó, đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, góp phần đáng kể
vào công tác lý luận, đặc biệt là vào việc đổi mới tư duy của con
người Việt Nam. Những thành tựu của giới triết học Việt Nam đã
được phản ánh trên Tạp chí Triết học và trong công trình Nhìn lại 55
năm nghiên cứu triết học ở Việt Nam: một số vấn đề chủ yếu
.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém,
bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các
nhà triết học nghiên cứu đầy đủ và do đó, chưa có sự trả lời thoả
đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trạng
“thầy không thích dạy, trò không thích học”. Cần làm gì để khắc
phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước
ta? Đây là vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng. Tôi xin nêu một số
hướng dưới đây để chúng ta thảo luận.
Thứ nhất, để thiết thực đóng góp cho sự phát triển của đất nước,
chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam. Tuy
đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề này, nhưng đây là vấn đề
rất khó, cần tham khảo những triết lý phát triển của các nước, đặc biệt
là phải xuất phát từ thực tế Việt Nam, truyền thống lịch sử, văn hoá và
con người Việt Nam để xây dựng triết lý phát triển thích hợp. Nếu
nghiên cứu tốt vấn đề này, giới triết học nước ta sẽ có đóng góp quan
trọng vào việc bổ sung, hoàn thiện cương lĩnh của Đảng và chiến lược
phát triển của Nhà nước.
Thứ hai, cần đánh giá trong 20 năm qua, giới triết học Việt Nam đã
làm gì cho việc đổi mới tư duy. Cần khẳng định rằng, nhờ có sự đổi
mới nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học, chúng ta đã khắc
phục một bước lối tư duy siêu hình, duy ý chí, mở rộng tầm nhìn, tư
duy biện chứng. Nhưng, đến nay, phương pháp tư duy của nhiều cán
bộ, đảng viên chưa vươn tới tầm tư duy biện chứng, tư duy lý luận,
mà còn dừng lại ở tư duy cảm tính, chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
dụng; hơn nữa, những biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều chưa bị quét
sạch, vẫn còn hiện tượng bám vào những luận điểm và quan điểm lỗi
thời, sử dụng những khái niệm không còn thích hợp, kiên trì những
công thức cũ trong khi thế giới đã và đang có nhiều thay đổi. Chúng
ta không từ bỏ lý luận Mác - Lênin, nhưng cần dứt khoát từ bỏ thái
độ giáo điều đối với lý luận đó. Tất nhiên, việc khắc phục chủ nghĩa
giáo điều không phải là dễ dàng, đơn giản. Để đóng góp vào sự
nghiệp đổi mới nói chung, đổi mới tư duy nói riêng, giới triết học cần
xây dựng phương pháp tư duy khoa học, khắc phục chủ nghĩa giáo
điều, chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, phương pháp tư duy siêu hình và
cách suy nghĩ giản đơn, tránh khuynh hướng thiên về những vấn đề
lý thuyết suông, kinh viện, có tính chất hàn lâm viện, “tầm chương
trích cú” mà thực chất là dừng lại ở sách vở, không gắn với thực tiễn;
đồng thời, tránh khuynh hướng khái quát thực tiễn vụn vặt, thiếu tầm
lý luận. Triết học phải trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới
nhận thức, đổi mới phương pháp tư duy, xây dựng ý thức xã hội và nhân cách con người.
Thứ ba, trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng dịch và
giới thiệu không chỉ tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, mà cả những tác phẩm của các nhà triết học trước và
sau Mác. Đó là việc làm rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học ở nước ta vẫn thiếu nhiều
tài liệu gốc và nhất là việc dịch các tài liệu gốc ra tiếng Việt còn quá
ít, không đủ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, người làm công tác
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
giảng dạy và người học những tài liệu gốc cần thiết; do đó, việc giảng
dạy và học tập chủ yếu dừng lại ở sách giáo khoa. Vì vậy, hiện nay
rất cần có kinh phí để tiếp tục lựa chọn và dịch những tác phẩm quan
trọng của các nhà triết học lớn từ thời cổ đại đến nay gồm kim, cổ,
Tây, Đông nhằm đem lại các tài liệu gốc phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập, khắc phục chủ nghĩa biệt phái. Tất nhiên,
đã dịch ra là phải đọc các tài liệu gốc, nếu không sẽ là một sự lãng
phí lớn hoặc chỉ dùng để trang trí.
Thứ tư, tại Đại hội VI, Đảng ta đã nêu nhiệm vụ: “Đổi mới đội ngũ
cán bộ giảng dạy, viết lại sách giáo khoa và đổi mới phương pháp
dạy và học”. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành
lập Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cấp kinh
phí cho chương trình KX.10 để biên soạn 5 bộ giáo trình, trong đó có
giáo trình triết học Mác - Lênin (được xuất bản năm 1999). Mặc dù
Ban biên soạn giáo trình đã có nhiều cố gắng đổi mới giáo trình,
nhưng hiện nay rất cần biên soạn lại giáo trình triết học theo hướng
tăng thêm phần lịch sử triết học trước Mác và triết học hiện đại để
qua đó, có cơ sở nhận thức đúng đắn triết học Mác - Lênin đã kế thừa
và phát triển triết học như thế nào. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ hơn
những trào lưu triết học mới, đặc biệt là những khái quát triết học
mới trên cơ sở những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học –
công nghệ hiện đại. Đây là công việc không dễ dàng nhưng nên bắt đầu ngay từ bây giờ.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
Trong quá trình đổi mới, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
triết học tuy có tăng thêm về số lượng, về học hàm, học vị, nhưng
chất lượng chưa tăng kịp so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Vì
vậy, ở đây, việc nhắc lại câu của Mác là thật sự cần thiết: “Bản thân
nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”.
Thứ năm, mở rộng giao lưu với các nhà triết học trên thế giới, chú ý
tham khảo giáo trình triết học của các nước và phương pháp giảng
dạy và học tập của họ. Đặc biệt, cần tìm hiểu những đóng góp mới
nhất của họ trong quá trình phát triển nhanh chóng của khoa học,
công nghệ, so sánh những đóng góp đó với những đóng góp trước
đây của Mác, Ăngghen và Lênin hồi thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để
nhận biết những luận điểm mới về triết học. Trong quá trình giao lưu
với họ, chúng ta vừa khiêm tốn học tập, vừa mạnh dạn tranh luận để cùng đi tìm chân lý.
Thứ sáu, cần nhanh chóng thành lập Hội Triết học Việt Nam để tập
hợp lực lượng các nhà triết học và huy động lực lượng đó góp phần
tích cực vào việc đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học nói riêng,
vào sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung; đồng thời tạo điều kiện để
gia nhập Hội Triết học thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá.
(*) Giáo sư, tiến sĩ triết học.
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)