Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quyền tác nghiệp của nhà báo. Hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo. Các hình thức cản trở. Truyền thông để người dân hiểu về vấn đề tác nghiệp của nhà báo, vấn đề cung cấp thông tin của người dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BỘ MÔN: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM:
“HÀNH VI CẢN TRỞ NHÀ BÁO HÀNH NGHỀ
VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO”
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Cao học Quản lý báo chí - Truyền thông K22.1
HÀ NỘI, THÁNG 11-2016
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM
MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO
Nội dung thảo luận: "Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền
tác nghiệp của nhà báo". Liên hệ thực tế
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
1. Phạm Văn Tú - Trưởng nhóm 2. Trần Thị Thanh Tâm 3. Đỗ Thị Thu Hương 4. Trần Thị Hương Lan 5. Nguyễn Ngọc Thiện 6. Hoàng Liên Việt 7. Khương Thị Nguyệt 8. Chu Thị Minh Hòa
9. Nguyễn Thị Thanh Hoa
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC NGHIỆP VÀ HÀNH VI
CẢN TRỞ NHÀ BÁO HÀNH NGHỀ............................................................................................3
1.1 Quyền tác nghiệp của nhà báo...................................................................................................3
1.2 Hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo..........................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢN TRỞ NHÀ BÁO HÀNH NGHỀ......................9
2.1 Các hình thức cản trở.................................................................................................................9
2.1.1. Né tránh cung cấp thông tin.........................................................................................9
2.1.2. Gây khó dễ cho nhà báo.............................................................................................10
2.1.3. Mua chuộc..................................................................................................................10
2.1.4. Gián tiếp ngăn cản hoạt động tác nghiệp..................................................................11
2.1.5. Thu giữ phương tiện tác nghiệp.................................................................................11
2.1. 6. Phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp...............................................................12
2.1.7. Đe dọa........................................................................................................................13
2.1.8. Giữ người...................................................................................................................14
2.1.9. Quấy rối tình dục.......................................................................................................14
2.1.10. Bôi nhọ, vu khống.....................................................................................................15
2.1.11. Tấn công, gây thương tích........................................................................................17
2.1.12. Trả thù......................................................................................................................18
2.1.13. Bị cấp trên không cho đăng bài...............................................................................19
2.2. Hậu quả...................................................................................................................................19
2.2.1.Đối với nhà báo...........................................................................................................20
2.2.2. Đối với xã hội.............................................................................................................20
2.3. Nguyên nhân...........................................................................................................................21
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................................21
2.3. 2. Nguyên nhân khách quan..........................................................................................22
3.1. Kiện toàn cơ sở pháp lý..........................................................................................................30
3.2. Truyền thông để người dân hiểu về vấn đề tác nghiệp của nhà báo, vấn đề cung cấp thông tin
của người dân.................................................................................................................................31
3.3. Nâng cao vai trò của hội nhà báo............................................................................................32 1
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
3 .4. Cơ quan quản lý có những văn bản hướng dẫn có liên quan đối với vấn đề tác nghiệp của
nhà báo...........................................................................................................................................33
3 .5. Tòa soạn báo có những giải pháp bảo vệ phóng viên, nhà báo hoạt động tại cơ quan mình :
Đưa ra kinh nghiệm thực tế tại tòa soạn........................................................................................34
KẾT LUẬN...................................................................................................................................35 2
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC
NGHIỆP VÀ HÀNH VI CẢN TRỞ NHÀ BÁO HÀNH NGHỀ
1.1 Quyền tác nghiệp của nhà báo
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến tháng 12/2015, tại
Việt Nam có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người
đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ hoạt động trong lĩnh
vực báo chí. Hàng ngày, hàng giờ, nhà báo đang đắm mình trong
cuộc sống để mang đến cho công chúng những thông tin nóng
hổi, hấp dẫn, đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những thông tin có tính chất phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng đến
đời sống thường được công chúng quan tâm theo dõi và tìm hiểu.
Vấn đề của nhà báo là làm sao để có thể khai thác được những
thông tin như vậy. Tuy nhiên, để có được những thông tin đó đòi
nhà báo phải đánh đổi, dấn thân, nhiều khi còn gặp phải những
nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, đã có
những quy định trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Vấn đề tự do báo chí của công dân Việt Nam được nhà nước
quy định tại điều 25 trong Hiến pháp năm 2013. Theo đó: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Từ quy định chung này,
hoạt động tác nghiệp của nhà báo đã được cụ thể hóa trong Luật Báo chí để đảm
bảo cho nhà báo có thể hoạt động trong lĩnh vực này hiệu quả nhất.
Khoản 2 Điều 13 luật báo chí năm 2016 quy định: “... Báo chí, nhà báo hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ
chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai
được lạm dụng quyền tư do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm
phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân...”
Điểm a khoản 2 Điều 25 về quyền của nhà báo: “Hoạt động báo chí trên lãnh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp.”
Điểm b khoản 3 Điều 25 về nghĩa vụ của nhà báo: “Bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và
bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;”
Điểm c, d Khoản 2 Điều 4 về nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí: 3
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
“c. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự
do ngôn luận của nhân dân.
d. Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến;
đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;”
Điều 38 về cung cấp thông tin cho báo chí: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm
vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
thông tin đã cung cấp.”
Ngoài ra, việc cung cấp thông tin cho báo chí, hỗ trợ hoạt động tác nghiệp của
báo chí cũng được quy định trong các bộ luật như: Luật Phòng, chống tham nhũng;
Luật Kiểm toán; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Tố cáo 2011; Luật Khiếu nại năm
2011; Quy chế xác định nguồn tin; Quy chế phỏng vấn ban hành kèm theo Quyết
định số 26/2002/QĐ-BVHTT ngày 26/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin…
1.2 Hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo
Trong thực tế do tính chất phức tạp của các sự việc, đụng
chạm đến lợi ích của nhiều đối tượng, nhà báo thiếu hiểu biết, bản
lĩnh dẫn đến hiện tượng nhà báo bị cản trở trong quá trình tác
nghiệp. Trong những năm gần đây, hiện tượng này diễn ra ngày
càng nhiều, diễn biến phức tạp, gây hậu quả lớn tuy nhiên, kết
quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo lại không thỏa đáng, hợp
tình hợp lý. Ở Việt Nam các quy định của pháp luật về lĩnh vực này
có tương đối nhiều, hệ thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và
tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủ.
Về chế tài khung được quy định rõ tại Khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016
nghiêm cấm: “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà
báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng
viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.”
Điều 8 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm
theo Quyết định 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013):
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không
đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. 4
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Từ đó có các chế tài xử lý cụ thể đối với các hành vi cản trở nhà báo tác
nghiệp. Luật Hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 mặc dù không
có Điều nào quy định riêng về bảo vệ nhà báo nhưng nếu các nhà báo bị xâm hại
hoặc bị cản trở tác nghiệp thì có thể được bảo vệ thông qua một số điều sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 5
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt
hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm
nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 6
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm.
Việc xử lý vi vi phạm chính đối với việc cản trở hoạt động báo chí được quy
định tại Điều 7 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2012
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Điều 7. Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở
trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên;
c) Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí đối với hành vi quy
định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”
Điều 9. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 7
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;
b) Không thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định”
(Mức phạt quy định tại Điều 7 và Điều 9 ở trên là mức phạt đối với cá nhân,
nếu là tổ chức thì mức phạt bằng 2 lần).
Như vậy, vấn đề tác nghiệp của nhà báo được pháp luật bảo vệ và khi hoạt
động đó bị cản trở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý để
nhà báo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, những trường hợp cản trở nhà báo tác
nghiệp xảy ra ngày càng nhiều và hậu quả nghiêm trọng mà cách giải quyết của cơ
quan lãnh đạo, quản lý chưa thỏa đáng. Cần phải có những nghiên cứu cụ thể về
những trường hợp này để cùng tìm ra nguyên nhân và đưa ra được giải pháp đảm
bảo thực hiện quyền tác nghiệp của nhà báo. 8
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢN TRỞ NHÀ BÁO HÀNH NGHỀ
2.1 Các hình thức cản trở
2.1.1. Né tránh cung cấp thông tin
Các biểu hiện như: Khi phóng viên gọi điện liên hệ, đối tượng (có nghĩa vụ và
thẩm quyền cung cấp thông tin) nại các lý do sau để từ chối: “Không biết”, “Bận”,
“Mệt”, “Chuyện nội bộ, chưa/ không thể công bố được”, hoặc đùn đẩy trách nhiệm
trả lời cho người khác, cơ quan khác.
Một trong những lý do chính là quy chế người phát ngôn bị lợi dụng để né
tránh trách nhiệm cung cấp thông tin. Quy chế người phát ngôn vốn nhằm mục tiêu
thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với báo chí, nhưng
đã vô tình bị nhiều đơn bị biến thành rào cản để từ chối cung cấp thông tin. Nếu
trước đây nhà báo có thể tìm thông tin từ nhiều bộ phận, phòng, ban trong một cơ
quan, thì nay chỉ còn một đầu mối là người phát ngôn hoặc/và lãnh đạo cơ quan. Vì
vậy, thông tin thường xuyên bị cung cấp trễ, bởi người phát ngôn luôn phải xin chủ
trương trước khi cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều trường hợp né tránh bằng
cách viện cớ người phát ngôn đi công tác, ốm đau.
Việc tiếp cận thông tin, tiếp cận với người phát ngôn của các nhà báo thường
gặp khó khăn như một số cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cử người
không đủ quyền cung cấp thông tin hoặc chậm đưa thông tin chính thống hay có
tâm lý né tránh không muốn trả lời những vấn đề liên quan đến cơ quan, địa
phương mình, đặc biệt là những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp cá nhân có thẩm quyền trả lời trên báo chí
thường bận họp hành, đi công tác cho nên nhà báo gặp khó khăn trong việc tiếp
cận. Không ít trường hợp người đứng đầu hay người phát ngôn chỉ nắm thông tin
chung chung, cho nên không giúp làm sáng tỏ sự việc được bao nhiêu, trong khi
người am hiểu tường tận thì lại không có quyền trả lời.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED):
"Trong số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi có 202 người thực sự đã từng bị cản
trở theo cách né tránh cung cấp thông tin (52,60%)".
Tình trạng né cung cấp thông tin cho báo chí dẫn đến nhiều hệ lụy. Đáng chú
ý nhất là việc giải thích thông tin chậm trễ đã "nhường sân" cho những thông tin
thiếu thiện chí, thông tin ngoài luồng thiếu chính xác và những đồn đoán bất lợi.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo 9
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Trung ương: Nếu các cơ quan nhà nước "chậm chân", không thật sự thấy hết ý
nghĩa của câu "chủ động cung cấp thông tin", trong một số trường hợp cụ thể, nếu
không chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí - truyền thông có thể dẫn
đến khủng hoảng thông tin, hệ lụy khó lường hết.
Việc né tránh cung cấp thông tin không chỉ diễn ra ở các cơ quan hành chính
nhà nước, còn phổ biến hơn chính là ở các doanh nghiệp, tổ chức ngoài quốc
doanh. Thông thường, việc né tránh cung cấp thông tin thường để bao che cho các
hành vi không hợp pháp, không quan tâm tới lợi ích của cộng đồng, xã hội mà chỉ
mong muốn làm lợi cho bản thân mình.
Tuy vậy, lại có một số trường hợp, việc né tránh không chỉ để cho các nhà báo
phanh phui, chê bai doanh nghiệp, mà có khi, vì sợ nhà báo hiểu không hết, dẫn tới
việc khen không đúng cách, khen không hợp lý cũng là một điều bất lợi cho doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh và người tiêu dùng rất nhạy cảm như hiện nay.
2.1.2. Gây khó dễ cho nhà báo
Hành vi gây khó dễ rất đa dạng, và nhiều trường hợp rất tinh vi, đủ để người
làm báo và cơ quan báo chí không thể dùng điều luật hay quy định nào về cung cấp
thông tin để gây sức ép. Theo báo cáo của RED, trong 384 người được khảo sát, có
183 người xác nhận từng bị cản trở theo cách này (47,66%).
Đối tượng (có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin) thường sử dụng các chiêu như:
- Liên tục sai hẹn: Đối tượng không từ chối hẳn, mà vẫn nhận lời tiếp phóng
viên, nhưng liên tục sai hẹn, cốt để phóng viên nản và bỏ cuộc (mà không thể xử lý
thông tin bằng cách nói rằng đối tượng “đã từ chối tiếp xúc”).
2.1.3. Mua chuộc
Hành vi mua chuộc phóng viên, nhà báo (hiện đang được coi là người thi
hành công vụ trong một số trường hợp) được xếp vào loại hành vi cản trở tác
nghiệp báo chí. Việc đối tượng tiến hành mua chuộc nhằm tác động để phóng viên,
nhà báo hoặc là không theo đuổi vụ việc nữa, hoặc là xử lý nội dung tin, bài theo
chủ ý của đối tượng. Mua chuộc có nhiều hình thức trong thực tế, nhưng có thể
thấy hai hình thức mua chuộc chủ yếu là bằng lợi ích (tiền) và bằng tác động vào
một mối quan hệ nào đó có ảnh hưởng tới nhà báo (mua chuộc vợ con, người thân của nhà báo).
Điển hình về việc nhà báo đã bị mua chuộc và có kết luận chính thức của cơ
quan điều tra là một số nhà báo thoái hóa biến chất trong vụ án Năm Cam. 10
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Tuy nhiên, đó chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh", còn rất nhiều những
nhà báo chân chính, dám từ chối những phong bì "tiêu chuẩn" để nói lên sự thật,
đưa được nhiều vụ việc tiêu cực ra trước công luận. Ví dụ: Nhà báo Nguyễn Thanh
Luận (Báo Thanh Tra tại Gia Lai) đã tố cáo, trong lúc điều tra một vụ việc có dấu
hiệu sai phạm, sau khi trả lại phong bì của Trưởng Ban quản lý đưa, anh đã bị một
số cán bộ, nhân viên BQL các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Phú Thiện
nhốt, đánh phải nhập viện.
2.1.4. Gián tiếp ngăn cản hoạt động tác nghiệp
Một hình thức cản trở “rất hiệu quả” là đối tượng tác động gián tiếp vào
phóng viên, nhà báo thông qua một bên thứ ba: lãnh đạo cơ quan báo chí, đồng
nghiệp, người quen, bạn bè, thậm chí gia đình.
Theo Báo cáo của RED: Có tới 280/384 người được khảo sát cho biết có khả
năng phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp thông qua chính lãnh đạo của mình,
hoặc từng chứng kiến điều này (tỷ lệ cao nhất, 72,92%); 192 trường hợp cho rằng
phóng viên, nhà báo có thể bị tác động thông qua đồng nghiệp, bạn bè, người quen,
hoặc từng chứng kiến điều này (50%%); 114 trường hợp cho rằng phóng viên, nhà
báo có thể bị tác động thông qua gia đình, họ hàng thân thích, hoặc từng chứng kiến điều này (29,69%).
2.1.5. Thu giữ phương tiện tác nghiệp
Vào sáng ngày 20/10/2016 tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, phóng
viên báo điện tử Dân trí cùng một số phóng viên của cơ quan báo chí khác tác
nghiệp tại khoảnh 4, tiểu khu 326 thuộc khu vực đồi Dọc Mú, thôn Đồng Luật, xã
Thành Mỹ huyện Thạch Thành ( thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành)
để chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan đến việc khai thác rừng trái phép
thì bị một nhóm người cản trở, dọa nạt với thái độ hung hãn và thu giữ xe máy của phóng viên.
Ngay sau sự việc xảy ra và chạy thoát khỏi hiện trường, nhóm phóng viên đã
gọi điện thông báo vụ việc tới Trưởng Công an huyện và Chủ tịch UBND huyện
Thạch Thành. Lực lượng công an xã có mặt ghi nhận sự việc tại hiện trường và
Công an huyện Thạch Thành cũng đã cử cán bộ tới hiện trường, đề nghị phóng
viên và hai người có mặt tại lán trại về trụ sở UBND xã Thành Mỹ để làm việc. Tại
đây, phóng viên đã làm bản tường trình và cung cấp lời khai tới cơ quan Công an.
Đồng thời, đề nghị cơ quan Công an huyện Thạch Thành làm rõ hành vi cản trở tác
nghiệp và cướp chìa khóa xe máy của nhóm phóng viên. 11
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Hiện CA huyện Thạch Thành sau một thời gian, dù chưa làm rõ vấn đề mà
nhóm phóng viên yêu cầu nhưng đã đề nghị lên lấy xe về. Có thể thấy đang có sự
bao che của cơ quan chức năng với các đối tượng có hành vi cản trở phóng viên tác
nghiệp. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có công văn yêu cầu UBND huyện Thạch
Thành làm rõ vấn đề trên.
Lời bàn: Qua vụ việc trên có thể thấy đối với các sự vụ có tính chất nhạy
cảm, thuộc vùng nóng, việc liên kết giữa nhiều báo với nhau sẽ tạo nên khối liên
kết vững chắc, có thể bảo vệ lẫn nhau. Cần phải xây dựng kế hoạch đầy đủ nếu
gặp các đối tượng côn đồ sẽ xử lý, lối thoát như thế nào phù hợp. Sau khi nhận
thấy dấu hiệu bất thường của nhóm côn đồ, thay vì đôi co với các đối tượng này
các phóng viên đã nhanh trí rời khỏi hiện trường và báo cáo cơ quan Công an để
xử lý. Sau vụ việc cũng liên tục được đưa ra tại các cuộc giao ban báo chí định kỳ
để xử lý dứt điểm tình trạng trên. Đồng thời liên tục đưa các bài báo để giám sát,
thúc đẩy xử lý vụ việc.
2.1. 6. Phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp
Chiều 14/12/2011, hai phóng viên báo Tiền Phong và Thông tấn xã Việt
Nam thường trú tại Đắc Lắc, đến trường mầm non tư thục Hoàng Hoa (thành phố
Buôn Ma Thuột) liên hệ làm việc với cô giáo Nguyễn Thị Oanh, nhằm xác minh
nội dung của chị Bùi Thị Lan Anh (tp Buôn Ma Thuột) phản ánh con trai chị này bị
cô giáo đánh đập. Trong khi đang làm vieecn thì có 2 người lạ mặt đến dùng lời lẽ
côn đồ đe dọa rồi xông giật xé đơn, giật phương tiện tác nghiệp, đá máy ảnh, ném
điện thoại của phóng viên và thách thức. Sau đó bỏ đi và trở lại cùng một người
đàn ông đe dọa, lớn tiếng đuổi phóng viên ra trường. Sự việ sau đó được báo lên 12
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
CA xử lý, các đối tượng bị xác định danh tính xử phạt 5 triệu theo nghị định
02/2011/NĐ-CP. Cô giáo Oanh đánh cháu bé bị phạt 1,5 triệu.
Lời bàn: Trước khi tới hiện trường tìm hiểu cần xác minh thông tin từ gia
đình nnanj nhân như xem vết thương, giám định bác sỹ... sau đó mời đến trường
để ghi nhận. Đây mới là cách làm khôn ngoan để tránh ức chế cho người bị tố cáo.
Tuyệt đối không được đưa đơn tố cáo cho đương sự đọc, vi phạm vào bảo vệ
nguồn tin, gây ảnh hưởng tới người làm đơn. Nếu xảy ra đập máy, phá tài sản cần
cố gắng thu thập chứng cứ nhanh nhất như ghi âm, bật ghi hình, lập biên bản sự
việc có người chứng kiến. Sau đó, cùng tòa soạn viết bài, gây sức ép để xử lý.
2.1.7. Đe dọa
Trong thời gian từ ngày 16 đến 28/3/2016, nhà báo Thu Trang ( Báo Phụ nữ
TPHCM) thực hiện loạt bài “Thâm nhập lò gạch “thổ phỉ” ở Hà Nội” với nội
dung phản ánh thực trạng nhiều lò gạch hoạt động trái phép, trốn thuế, dưới sự làm
ngơ, "bảo kê" của những người có trách nhiệm.. Khi thực hiện nhập vai, được Sở
Xây dựng Hà Nội ra giá bảo kê cho lò gạch và hứa giúp đỡ phóng viên xây lò gạch
trái phép tại huyện Sóc Sơn. Sau loạt bài, nhiều cán bộ bị xử lý sai phạm, đình chỉ
công tác, đuổi việc, nhiều lò gạch bị xử trảm...
Tuy nhiên, tới ngày 7/4/2016, chị liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn
đe dọa với nội dung, “Mày đi mua quan tài ngay. Nhà mày có bao nhiêu người thì
chuẩn bị bấy nhiêu quan tài, hiểu chưa? Chúng mày động vào miếng cơm manh áo
của người khác thì liệu hồn. Tao không để cho chúng mày yên đâu”.
Trước tính chất phức tạp của vụ việc,Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám
đốc Công an TP Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo các phòng chức năng vào cuộc để điều tra, làm rõ./.
Lời bàn: Đây là vụ điều tra được toàn soạn cử đi thâm nhập, các yếu tố đc
chỉ đọa thực hiện từ cơ quan là rõ ràng.
Tuy nhiên, việc thâm nhập 01 mình sẽ
gây nên sự hạn chế nhất định, gây nguy hiểm cho phóng viên tác nghiệp. Nếu
trong quá trình điều tra đổ vỡ, sẽ khó có người hỗ trợ được cho mình. Về sau, bị
đe dọa, phóng viên này đã nhờ sức mạnh truyền thông để hỗ trợ mình. Do đó, nếu 13
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
thâm nhập mình cần chuẩn bị đầy đủ các tình huống để tránh gặp phải những sự việc trên.
2.1.8. Giữ người
Ngày 17/2/2014, PV Thanh Luận (Báo Thanh Tra tại Gia Lai), cùng PV Bùi
Kim Yến (Báo Pháp Lý online) xuống huyện Phú Thiện (Gia Lai) tìm hiểu về một
số sai phạm tại bờ kè sông Ia Sol. Quá trình điều tra được ông Võ Quốc Trung -
Trưởng ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (BQL) huyện Phú Thiện hối
lộ để không viết bài. Tuy nhiên các phóng viên này cương quyết trả lại.
Sau đó 02 ngày, anh Luận được mời tới nhậu tại nhà ông Triều, Phó ban Dự
án. Tại đây, ông bị người của BQL đánh nhưng không chạy thoát kịp và bị nhốt.
Lợi dụng sơ hở ông trốn thoát được. Sau đó Công an vào cuộc, BQL thừa nhận có
xô xát với ông Luận cũng trả lại các đồ vật đã thu giữ trái phép của ông Luận. Các
đối tượng này khôn ngoan trả lời rằng do xô xát nên các đồ vật này văng ra nên giữ
hộ. không nhận cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.
Lời bàn: Việc xử lý của nhà báo thiếu khôn ngoan. Bởi sau khi không nhận
hối lộ đã tạo sự ác cảm cho đơn vị mình đang điều tra. Do đó, thời gian ngắn
không nên tiếp xúc nhiều với những người này. Cần cương quyết từ chôi các lời
mời mọc, nhận phong bì để điều tra được khách quan.
Việc xóa file ghi âm, giữ người là vi phạm pháp luật do đó cần phải ghi lại
bằng chứng để làm cơ sở khiếu kiện sau này. Với việc bị đánh, bắt nhốt, cần tạo
bằng chứng trong căn phòng sau này để còn có hướng điều tra. Khi phát hiện có
sự nguy hiểm cần thoát ngay khỏi vùng điều tra, báo cáo toàn soạn sớm nhất và
chính quyền sở tại gần nhất để được bảo vệ.
2.1.9. Quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục trong ngành công nghiệp truyền thông đại chúng trở thành
đề tài được dư luận bàn tán xôn xao sau khi cựu chủ tịch Roger Ailes của kênh tin
tức truyền hình cáp Mỹ Fox News bị nhiều nữ nhân viên tố cáo, trong đó bao gồm
2 nữ phát thanh viên Megyn Kelly và Gretchen Carlson.
Vụ bê bối đã dẫn đến việc ông Roger Ailes buộc phải từ chức hồi cuối tháng
7-2016. Laurie Luhn, nữ nhân viên phụ trách quản lý lịch hẹn với khách mời
truyền hình, cũng tố cáo Roger Ailes quấy rối tình dục bà trong suốt hơn 2 thập
niên. Vào đầu tháng 8, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Donald
Trump cũng gây bão khi tuyên bố cô con gái Ivanka của ông sẽ "tìm công việc
khác hay công ty khác" nếu bị quấy rối tại nơi làm việc. 14
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Nghiên cứu năm 2013 của Quỹ Truyền thông phụ nữ quốc tế (IWMF) cho
biết gần hai phần ba số nữ nhà báo bị quấy rối hay xâm hại tình dục dưới nhiều
hình thức ngay tại nơi làm việc.
Điều tra của IWMF bao gồm một số hành vi từ quấy rối bằng ngôn từ cho
đến nghiêm trọng hơn như là đe dọa hay sử dụng bạo lực để tấn công tình dục. Đại
đa số trong 822 phụ nữ được điều tra bởi IWMF đã không trình báo chính quyền
về những vụ việc đã xảy ra do sợ bị trả thù và thường nhất là sa thải - một điều
đồng nghĩa với thất nghiệp - theo Elisa Lees Munoz, nữ Giám đốc điều hành IWMF.
Nghiên cứu mới đây nhất của Anh cũng phát hiện hơn một nửa số phụ nữ
làm những nghề khác nhau tuyên bố họ từng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc -
tăng đến 63% là phụ nữ trẻ trong khoảng từ 16 đến 24 tuổi. Đại đa số phụ nữ được
tờ Newsweek phỏng vấn đều tiết lộ họ thường bị quấy rối tình dục khi mới chân
ướt chân ráo bước vào ngành truyền thông báo chí, bởi vì đó là giai đoạn họ rất
"khát" việc làm nên không dám tố giác về những chuyện bỉ ổi đã xảy ra với bản thân.
Các nữ nhà báo không chỉ là nạn nhân của ông chủ và đồng nghiệp nam háo
sắc mà bản chất công việc cũng thường đặt họ vào những tình huống nguy hiểm.
Morgan Spiehs, nay 23 tuổi, bị một gã đàn ông bám theo quấy rối bên ngoài quán
bar Salty Dog ở miền nam bang Nebraska lúc đang làm nhiệm vụ của một phóng
viên ảnh thực tập thực hiện phóng sự về đường ống dẫn dầu Keystone XL gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi những nơi làm việc ở Mỹ vận dụng luật pháp bảo vệ phụ nữ chống
lại nạn quấy rối tình dục, thì đội ngũ nữ nhà báo tác nghiệp ở nước ngoài lại luôn
đối mặt với nguy hiểm. Năm 2011, nữ phóng viên hãng tin Mỹ CBS Lara Logan bị
tấn công tình dục khi làm việc tại Quảng trường Tahrir giữa thủ đô Cairo của Ai Cập.
Tại Việt Nam, tình trạng này chắc chắn có nhưng không được thông tin có lẽ
bởi nhiều yếu tố như văn hoá, đạo đức, pháp luật, dư luận xã hội,... chi phối tới nhà
báo, phóng viên khiến họ không dám đứng lên đòi công bằng.
2.1.10. Bôi nhọ, vu khống
Thời gian gần đây, báo chí phản ánh nhiều về việc các cơ quan chức năng
tiến hành kiểm nghiệm về mức độ nhiễm độc chì có vượt mức cho phép hay không
đối với 2 sản phẩm trà C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Công ty TNHH URC
Việt Nam. Ngày 24.5, trên mạng xã hội lan truyền bài viết “Những ai trong giới
truyền thông bán rẻ linh hồn cho URC” của Facebook Ngoc Nga Tran (chưa rõ
danh tính, địa chỉ) đưa ra danh sách một loạt các báo điện tử, và “một tờ báo in rất 15
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
lớn” được người này quy kết rằng đã nhận tiền của một công ty truyền thông “để
quảng bá sản phẩm kém chất lượng và thực hiện các chiến dịch che đậy, dẫn dắt dư
luận và bóp méo sự thật cho URC VN”.
Trong danh sách báo chí nói trên có tên báo Đời sống và Pháp luật. Ban Biên
tập báo khẳng định, trong sự việc liên quan đến Công ty TNHH URC Việt Nam
(chủ sở hữu nhãn hàng C2 và Rồng Đỏ), Báo Đời sống và Pháp luật là một trong
những đơn vị báo chí đầu tiên phản ánh về những vấn đề xung quanh chất lượng
sản phẩm của sản phẩm C2 và Rồng Đỏ.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Đời sống và Pháp luật, các cơ quan
chức năng như Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã vào cuộc để kiểm tra xác
minh thông tin báo nêu. Sau đó, Báo Đời sống và Pháp luật đã theo sát diễn biến sự
việc , đăng tải kịp thời và trung thực những thông tin chính xác từ các kết quả kiểm
nghiệm và ý kiến của các cơ quan có liên quan.
Bài viết trên Facebook Ngoc Nga Tran đã đưa ra những thông tin bịa đặt,
xuyên tạc, bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của Báo Đời sống và Pháp luật. Cũng trong
bài viết trên, đối tượng tung tin bịa đặt đã đưa ra thông tin, sáng 24/5, đại diện
Công ty GoldenAdGroup và URC VN có mặt ở Hà Nội cùng với số tiền 3 tỷ đồng
của URC VN để “lót tay” cho 9 cá nhân của các cơ quan báo chí trong đó có biên
tập viên Phan Mạnh, thư ký tòa soạn ban điện tử báo Đời sống và Pháp luật.Tại
cuộc họp tòa soạn, biên tập viên Phan Mạnh đã khẳng định đây là thông tin bịa đặt với ý đồ xấu.
Ngày 25/5, báo Đời sống và Pháp luật (và sau đó là nhiều báo khác) đã lên
tiếng lên án đối tượng tung tin sai sự thật, có tính chất vu khống, bôi nhọ báo chí
và đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.
Tuy nhiên, ngay sau đó, ngày 26/5 tài khoản Facebook Ngoc Nga Tran tiếp
tục đưa lên một bản hợp đồng tài trợ lễ kỷ niệm 15 năm thành lập báo Đời sống và
Pháp luật (không có dấu và chữ ký) để bịa tạc rằng, báo đã “không giữ được mình”.
Trên thực tế, tháng 2/2016, báo Đời sống và Pháp luật đã tổ chức lễ kỷ niệm
15 năm thành lập , ghi dấu một chặng đường trưởng thành và phát triển.Nhiều
doanh nghiệp đã ký hợp đồng tài trợ lễ kỷ niệm và được hưởng các quyền lợi
quảng cáo sản phẩm và quảng bá thương hiệu tại lễ kỷ niệm và trên báo theo đúng
các quy định của pháp luật.
Đây là một hoạt động bình thường đối với tất cả các báo. Trong dịp lễ kỷ
niệm này, báo Đời sống và Pháp luật không nhận tài trợ từ bất cứ một doanh
nghiệp hoặc thương hiệu nào có những vấn đề bất cập đang được phản ánh trên
báo, trong đó có Công ty TNHH URC Việt Nam. 16
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
Nhận thấy đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có hệ
thống, có tổ chức, không loại trừ ý đồ lợi dụng mạng xã hội để tung tin “triệt hạ”
đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước ngọt và bôi nhọ báo chí, bôi nhọ cơ quan
quản lý Nhà nước chuyên ngành (cụ thể là Bộ Y tế) để ngăn chặn các cơ quan này
thông tin khách quan, trung thực về sự việc, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,
có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng điều 121 và 122 Bộ Luật Hình sự và vi phạm
nghiêm trọng điều Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, Ban biên tập Báo Đời sống và
Pháp luật đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ kẻ tung tin sai sự thật kể
trên để xử lý theo quy định của pháp luật. Đến nay, câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ.
2.1.11. Tấn công, gây thương tích
Chuyện các nhà báo bị hành hung tuy không mới, nhưng sẽ không bao giờ là
cũ khi chừng nào luật pháp chưa có chế tài đủ mạnh để bảo vệ họ. Liên tiếp những
vụ hành hung nhà báo xảy ra gần đây, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo
về những hiểm nguy mà các nhà báo phải đối diện trong quá trình tác nghiệp.
Từ trước đến nay, dư luận biết đến những vụ PV, nhà báo bị hành hung chủ
yếu qua những thông tin phản ánh trên báo chí nhưng thực tế lại chưa có cơ quan
nào đứng ra thống kê đầy đủ về những vụ việc này.
Nhà báo Phạm Quốc Cường (báo Dân Trí) khi đi điều tra về chất lượng thi
công cầu đường bị đại diện nhà thầu xúc phạm danh dự, đe dọa hành hung; 2 PV
của Báo Giao thông bị hành hung, đập máy quay khi đang quay phim tình trạng xe
ben chở đất đá qua cầu Tăng Long (Q.9, TP. Hồ Chí Minh); nhà báo Nguyễn Ngọc
Quang (Đài PTTH Thái Nguyên) bị truy sát, chém nhiều nhát ngay giữa trung tâm
TP. Thái Nguyên; nhà báo Nguyễn Quang Hải (VTC News) bị một số nhân viên
nhà hàng Queen Bee chửi bởi, hành hung, cướp dụng cụ tác nghiệp và mới đây
nhất là vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao động) bị một số người lạ mặt hành
hung bằng gậy gộc, đánh dập nát ngón tay khi đang trên đường đi tác nghiệp…
Phóng viên Đức Hiền (báo Công an TP. HCM) bị hai đối tượng trong nhóm gây rối
đánh trọng thương ngày 30-4-2003 tại quán Đồng Xanh khi đang chụp ảnh;
Nguyễn Tăng Triển (báo Gia đình và Xã hội) và Hồ Xuân Vỹ (báo Công Lý) bị
hành hung khi điều tra việc chữa bệnh lừa bịp lấy tiền, phải nhập viện vì vô số vết
thương ở đầu, ngực, bụng vào ngày 29-5-2003…
Lật lại quá khứ xa hơn, chắc hẳn dư luận vẫn chưa thể quên sự việc nhà báo
Trần Thế Dũng (Báo Người Lao động) bị một nhóm cửu vạn buôn lậu hành hung
dã man ở Lạng Sơn vào năm 2010 nhưng cuối cùng nhóm côn đồ chỉ bị xử lý hành chính.
Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long,
phóng viên Phòng Thời sự của VOV bị đánh trọng thương ngày 24-4-2013, trong 17
Thảo luận: Hành vi cản trở nhà báo hành nghề và vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.
Lấy ví dụ liên hệ thực tiễn
khi lấy tài liệu vụ cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với 166 hộ tại xã Xuân
Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ba tháng sau vụ hành hung này, cơ quan chức
năng đã xác định được 5 người liên quan, trong đó có Thượng úy Đặng Quang
Hoàng và đã cách chức Đội phó công an của vị này.
Ngày 5-2-2012, nhà báo Phạm Phước Vinh (báo Nhà báo và Công luận) bị
công an xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đánh hội đồng vì
“dám chụp ảnh” khiến anh gẫy xương sườn, phải nằm viện nhiều ngày.
2.1.12. Trả thù
Ngày 9-4-2013, phóng viên Trọng Đức của báo Lao Động Nghệ An bị một
người đàn ông không quen biết gọi điện thoại dọa giết. Trong cuộc điện thoại,
người đàn ông kia dọa sẽ chặt tay Trọng Đức cho khỏi viết và dọa giết chết. Y còn
nhắc đến vụ việc nhà báo Hùng Vĩ (báo Thương Mại) bị giết ở 72 Nguyễn Sĩ Sách,
nhà báo Võ Thanh Mai (báo Nông nghiệp Việt Nam) bị chém ở cây xăng đường Lê
Hồng Phong, thành phố Vinh để uy hiếp phóng viên Trọng Đức.
Theo kẻ đe dọa, phóng viên Trọng Đức đã có “tội” viết bài phản ánh một số
cơ quan Nhà nước ở thành phố Vinh cho thuê mặt tiền làm ki-ốt kinh doanh. Sau
loạt bài này, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các cơ quan vi phạm phải thu hồi
những ki-ốt cho thuê trái phép.
Trước đó, vào 7h40 ngày 30-5-2011, khi đang đổ xăng tại cây xăng ở thành
phố Vinh, nhà báo Võ Thanh Mai, công tác tại báo Nông nghiệp Việt Nam, thường
trú tại Nghệ An bị hai đối tượng đi xe máy nhảy xuống chém xối xả rồi tẩu thoát.
Nguyên nhân được xác định là anh có nhiều bài viết về tiêu cực ở Nghệ An….
Một phóng viên của báo Nông nghiệp Việt Nam cũng liên tục nhận hàng
chục cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa, khủng bố từ sáng sớm tới tận khuya… sau
khi có loạt bài về vấn đề nuôi Chồn Nhung đa cấp.
Nhiều trường hợp khác, tuy phóng viên không bị đổ máu nhưng cũng bị
khủng bố bằng tin nhắn, gọi điện thoại hoặc thư đe dọa vì “tội” bới lông tìm vết.
2.1.13. Bị cấp trên không cho đăng bài
Ngày 29/9/2011, báo Lao động dăng bài "Thanh Chương, Nghệ An: Trảy hội
... Phá rừng", UBND huyện họp khẩn và do ông PCT Phan Đình Hà chủ trì. Tại
đây chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện kiểm điểm PV Thanh Hải vì
cung cấp thông tin cho báo chí phản ánh tình trạng phá rừng, gây bất lợi cho
huyện. Vị PCT này lạm quyền khi ông là người phụ trách mảng Kinh tế nhưng lấn
sân sang VH-XH. Sau đó, Đài huyện kiểm điểm, xác định hoạt động đúng quy định luật báo chí. 18