Hãy trình bày đặc điểm cơ bản của Pháp Luật? Cho ví dụ minh hoạ. - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Hãy trình bày đặc điểm cơ bản của Pháp Luật? Cho ví dụ minh hoạ. - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm cơ bản của Pháp Luật? Cho ví dụ minh hoạ.
Pháp luật có 3 đặc trưng: Tính quy phạm phổ biến; Tính quyền lực bắt buộc chung; Tính
xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 1. Tính quy phạm phổ biến -
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở
nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. -
Tính quy phạm phổ biến giúp phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã
hội khác (phong tục, tập quán…). -
Tính quy phạm phổ biến tạo nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật.
VD: Việc chấp hành hiệu lệnh giao thông được áp dụng đối với mọi phương tiện, mọi đối
tượng tham gia giao thông; Luật hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn áp dụng
đối với tất cả mọi người, không có ngoại lệ. 2.
Tính quyền lực, bắt buộc chung -
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. -
Pháp luật có tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức. -
Nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết kể cả cưỡng chế để thực hiện pháp luật. -
Tính quyền lực, bắt buộc chung phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp
luật với quy phạm đạo đức.
VD: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm
mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người
dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy. 3.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức -
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật. 3 -
Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. -
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được
quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. -
Văn bản quy phạm pháp luật diễn đạt chính xác, một nghĩa. -
Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành thì có hiệu lực pháp lý
thấp hơn và không được trái với nội dung văn bản của cấp trên. -
Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với Hiến
pháp và luật cơ bản của nhà nước.
VD: Điều 17. Luật HNGĐ 2014 có nội dung: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ,
chồng phù hợp với Điều 36. Hiến pháp 2013: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2: Phân biệt vụ án dân sự với việc dân sự trong tố tụng dân sự. Cho ví dụ minh hoạ. So sánh Vụ án dân sự Việc dân sự Định nghĩa
Vụ án dân sự phát sinh tại toà Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức
án nhân dân trong trường hợp không có tranh chấp nhưng có yêu
cá nhân, cơ quan, tổ chức
cầu Toà Án công nhận hoặc không
khởi kiện yêu cầu giải quyết
công nhận một sự kiện pháp lý làm
các tranh chấp về dân sự, hôn căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ
nhân và gia đình, kinh doanh, dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh thương mại, lao động.
doanh thương mại, lao động của
mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác; yêu cầu Toà Án công
nhận cho mình quyền về dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. 4 Khi xảy ra Có tranh chấp Không có tranh chấp tranh chấp Tính chất
- Là giải quyết tranh chấp
- Là việc riêng của cá nhân, tổ chức
giữa các vấn đề dân sự giữa
- Không có nguyên đơn và bị đơn,
cá nhân, tổ chức này với cá
mà chỉ có người yêu cầu Toà Án nhân, tổ chức khác.
giải quyết từ yêu cầu của đương sự.
- Có nguyên đơn và bị đơn.
- Toà Án công nhận quyền và nghĩa
- Toà Án giải quyết trên cơ sở vụ cho họ
bảo vệ quyền lợi của người
có quyền và buộc người có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ Hình thức giải Khởi kiện tại toà
Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc quyết
không công nhận một sự kiện pháp
lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Chủ thể Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức
Cách thức giải - Giải quyết tranh chấp bằng
- Xác minh, ra các quyết định, tuyên quyết
việc xét xử tại Tòa án theo
bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ
các thủ tục sơ thẩm, phúc chức. thẩm, giám đốc thẩm.
- Kết quả giải quyết được tuyên
- Kết quả giải quyết được bằng một quyết định.
tuyên bằng một bản án. Trình tự, thời
Trình tự, thủ tục nhiều, phức
Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn
gian giải quyết tạp, chặt chẽ hơn giải quyết
giản, thời gian giải quyết nhanh.
việc dân sự, thời gian giải
Giải quyết việc dân sự bằng việc mở quyết kéo dài.
phiên họp công khai để xét đơn yêu
Giải quyết vụ án dân sự phải cầu. mở phiên tòa. 5 Thành phần - Thẩm phán
- Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm giải quyết - Hội thẩm nhân dân,
phán tùy tường vụ việc dân sự) - Viện Kiểm sát. - Viện Kiểm sát
- Trọng tài Thương mại (nếu yêu
cầu liên quan đến việc Trọng tài
Thương mại Việt Nam giải quyết
tranh chấp theo quy định của pháp
luật về trọng tài thương mại) Thành phần
Nguyên đơn, bị đơn, người có Người yêu cầu và người có quyền đương sự
quyền lợi nghĩa vụ liên quan. lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương
Nguyên đơn và bị đơn có sự
sự không có sự đối kháng với nhau
đối kháng với nhau về mặt lợi về mặt lợi ích ích Lệ phí
Án phí được tính theo % giá
Lệ phí cố định (Khoảng 200.000 trị tranh chấp đồng) Ví dụ
Khởi kiện yêu cầu giải quyết Yêu cầu công nhận thuận tình ly
lý hôn, khởi kiện đòi tài sản
hôn, yêu cầu công nhận thỏa thuận (có tranh chấp)
chia tài sản … (Tức là không có tranh chấp)
Câu 3: Phân tích tình huống
Theo Điều 169 BLHS, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời
hai hành vi: bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tại sản. Hành vi bắt cóc là
hành vi bắt giữ người trái phép. Người bị bắt giữ là trẻ em có quan hệ tình cảm thân thiết với chủ tài sản.
Như tình huống nêu ra trong bài, Chị Hồng bắt giữ bé Phú và yêu cầu tiền chuộc từ phía
gia đình, nếu không sẽ đe doạ tính mạng như trường hợp nêu trên bị coi là phạm tội bắt 6
cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Hình sự
2015. Hành vi bắt cóc được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản.
Chị Hồng có hành vi đe dọa anh Chính - người thân của con tin (bé Phú). Hành vi đe dọa
ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin trong
trường hợp anh Chính không thỏa mãn yêu cầu giao 500 triệu của chị Hồng. Với sự đe
dọa này, chị Hồng có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa – anh Chính, buộc gia
đình anh phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn tính mạng, sức khỏe của bé Phú được an toàn.
Hành vi của tội phạm đồng thời xâm phạm đến quyền tự do thân thể của “con tin”, đồng
thời qua đó xâm phạm đến sự tự do ý chí và quyền sở hữu tài sản.
Hành vi của chị được thực hiện với lỗi cố ý, bởi mục đích của người phạm tội khi thực
hiện hành vi là nhằm buộc chủ tài sản phải giao nộp tài sản và chiếm đoạt tài sản 500 triệu.
Người phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc
tù chung thân. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100
triệu đồng; tịch thu tài sản, quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm.
Khung hình phạt cơ bản đối với tội bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài
sản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng
nặng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung
là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; tịch thu tài sản, quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm.
Tài liệu tham khảo:
https://fdvn.vn/dinh-toi-danh-toi-cuop-tai-san-va-toi-bat-coc-nham-chiem-doat-tai-san/ https://luatminhkhue.vn/ 7