-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hệ tư tưởng phong kiến với vấn đề con người | Đề cương hệ tư tưởng học
Vấn đề con người luôn là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử thì sự việc phát hiện và nghiên cứu về con người là khác nhau bởi sự chi phối bởi sự kiện văn hóa và chính trị khác nhau hay còn gọi là hệ tư tương chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Hệ tư tưởng học 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Hệ tư tưởng phong kiến với vấn đề con người | Đề cương hệ tư tưởng học
Vấn đề con người luôn là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử thì sự việc phát hiện và nghiên cứu về con người là khác nhau bởi sự chi phối bởi sự kiện văn hóa và chính trị khác nhau hay còn gọi là hệ tư tương chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Hệ tư tưởng học 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN ---- -- ĐỀ CƢƠNG
MÔN: HỆ TƢ TƢỞNG HỌC
Đề tài: Hệ tư tưởng phong kiến với vấn đề con người
Học viên: Tạ Vũ Uyên Nhi Mã sinh viên: 2055380037
Lớp chuyên ngành: Truyền thông chính sách K40
Khoa: Tuyên Truyền
Hà Nội – Năm 2021 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con người luôn là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm trên các
diễn đàn. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử thì việc phát
hiện và nghiên cứu về con người là khác nhau bởi sự chi phối về điều
kiện văn hóa và chính trị khác nhau hay còn gọi là hệ tư tưởng xã hội.
Quá trình chuyển hướng này diễn ra vô cùng phức tạp được thông qua
nhiều sự kiện đa dạng và phong phú, đôi khi gây nên những bi kịch lịch
sử kéo dài đối với cả một dân tộc. Đối với hệ tư tưởng phong kiến – một
giai cấp đã giữ vai trò thống trị xã hội hàng bao nhiêu thế kỷ với sự
chuyên chế độc đoán, gia trưởng cũng đã có những tác động to lớn nhất
định, dẫn đến sự thay đổi và phát triển của con người. Ngày nay, có nhiều
quốc gia xưa kia đã từng phải chịu ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến đã
có những sự đổi mới về mặt chính trị, văn hóa… Tuy nhiên chúng ta vẫn
phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, xem xét ảnh hưởng của những tư
tưởng lý thuyết chính trị xã hội trong lịch sử, bởi chúng mang cả ảnh
hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến quá trình phát triển đổi mới của con người.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ tư tưởng phong kiến và tác động của hệ tư
tưởng đối với sự phát triển của loài người
- Phạm vi nghiên cứu: Các quốc gia ở phương Đông, phương Tây đã
từng trải qua thời kỳ phong kiến, cùng với những học thuyết liên quan
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung chủ yếu của hệ tư tưởng phong kiến, phân tích thực
trạng và nguyên nhân ảnh hưởng của hệ tư tưởng tác động đối với con người.
4. Cơ sở lý luận 2
Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm, nghiên cứu những bước
tiến trong sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng phong kiến, từ đó
tác động lên sự thay đổi của loài người qua các thời kỳ ở các nước từ
phương Đông đến phương Tây. NỘI DUNG
CHƢƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm hệ tƣ tƣởng
Khái niệm hệ tư tưởng có liên quan đến hàng loạt khái niệm lân
cận, tương đồng như: tư tưởng, ý thức, tinh thần, tri thức, kiến
thức, thế giới quan, ý thức hệ, chủ nghĩa, học thuyết, nhận thức, tư duy, linh hồn...
Hệ tư tưởng là tổng hợp các tư tưởng và quan điểm phản ánh dưới
hình thức lý luận ít nhiều có tính hệ thống những mối quan hệ của
con người với thế giới xung quanh và quan hệ giữa con người với
con người; nó có vai trò chỉ đạo hoạt động của con người nhằm
củng cố, phát triển các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống
những quan điểm, tư tưởng (triết học, chính trị, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo...), là kết quả của sự khái quát hóa kinh nghiệm xã
hội, thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp, tầng lớp xã hội.
Hệ tư tưởng luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp,
mối quan hệ giữa các giai cấp. Nếu hiểu chính trị là mối quan hệ
giữa các giai cấp như V.I.Lênin nói, thì hệ tư tưởng là một phạm trù chính trị.
1.2. Khái niệm hệ tƣ tƣởng phong kiến 3
Hệ tư tưởng phong kiến là những quan điểm, tư tưởng về chính trị,
triết học, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... được giai cấp
thống trị trong xã hội phong kiến chấp nhận, truyền bá để bảo vệ
địa vị và lợi ích của giai cấp mình.
CHƢƠNG II: ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ TƢ TƢỞNG PHONG KIẾN VỚI CON NGƢỜI
Chế độ phong kiến xuất hiện khi những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội chiếm
hữu nô lệ trở nên gay gắt không thể giải quyết được; giai cấp nô lệ liên tục nổi
dậy đấu tranh nhằm tìm ra lối thoát cho giai cấp mình, nhưng tất cả các cuộc nổi
dậy đó đều bị nhà nước chiếm hữu nô lệ đàn áp một cách tàn khốc. Những cuộc
đấu tranh đó làm cho xã hội nô lệ bước vào thời kỳ suy tàn, tạo thời cơ cho các
bộ tộc lạc hậu lân cận ở cả phương Tây cũng như phương Đông, thừa cơ xâm
nhập mà lật đổ chế độ nô lệ, thay thế bằng chế độ phong kiến. Bản chất của chế
độ mới này là sự x ấ
u t hiện hai giai cấp mới: giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân.
2.1. Ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng phong kiến với con ngƣời ở phƣơng Đông
Phương Đông là vùng đất rộng lớn, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, vùng Trung Á, Tây Á và vùng bán đảo Ảrập... Ở
mỗi vùng lãnh thổ đó, trong thời kỳ phong kiến giai cấp thống trị xã hội lại chấp
nhận và sử dụng những trào lưu tư tưởng khác nhau. Vì thế, nên khi nghiên cứu
hệ tư tưởng phong kiến phương Đông chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tư
tưởng của Nho giáo. Bởi lẽ, tư tưởng Nho giáo được truyền bá và ảnh hưởng
đến nhiều nước ở phương Đông, trong đó có Việt Nam.
2.1.1. Con ngƣời trong nội dung tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo 4
Tư tưởng Nho giáo gồm bốn nội dung cơ bản: Vũ trụ quan, lịch sử
quan, đạo đức và trị đạo. Trong đó, nội dung cơ bản nhất của Nho giáo là đạo
đức. Đạo đức quan hệ chặt chẽ với trị đạo. Cái đích của Nho giáo là nhằm phục
vụ trị nước, bình thiên hạ.
So với hệ tư tưởng thời nô lệ với thế giới quan hai tầng, thì tư tưởng
mệnh trong thế giới quan Nho giáo đã rất linh hoạt, tạo những cơ sở khoáng đạt
cho sự vươn lên của con người trong việc đấu tranh với thiên mệnh. Nhiều nhà
nho tiến bộ sau này đã tìm ra những quy luật vận động của tự nhiên xã hội cũng
chính nhờ tư tưởng khoáng đạt này. Khổng Tử nói: “Đến 50 tuổi người ta có thể
biết mệnh trời”. Tức là con người đến độ chín của tư duy thì có thể biết mệnh
trời, chứ không đợi mệnh trời giáng xuống bất kỳ. Biết mệnh trời chẳng qua là
biết tư duy, luận chứng và dự đoán sự vận động trong thế giới và trong mỗi con người.
Quá trình nhận thức về nguồn gốc con người là một vấn đề khó khăn
đòi hỏi phải trải qua một quá trình phát triển của nhân loại thì mới có thể lý giải
một cách đúng đắn. Tuy nhiên, Khổng Tử đã có cái nhìn về con người một cách
khá toàn vẹn khi bắt đầu lý giải con người sinh ra từ đâu. Trên quan điểm con
người là một bộ phận không thể t ách rời với tự n
hiên, Khổng Tử cho rằng
mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều vận hành theo quy luật âm dương.
Trong quan điểm của mình Khổng Tử đề cao vai trò và vị trí của con người
trong xã hội. Ông xem con người là vấn đề quan trọng nhất dẫn đến sự thịnh,
suy của một triều đại. Tuy nhiên, Khổng Tử cho rằng mỗi con người trong xã
hội đều có một vai trò nhất định. Vai trò đó của mỗi con người là không giống
nhau nên con người có những suy nghĩ và hành động khác nhau. Nho giáo
thực sự là một hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, nó có đầy đủ các quan điểm,
lý lẽ về thiên nhiên, xã hội, đạo đức, chính trị, lấy con người làm cơ bản, lấy xã
hội làm trung tâm, nhưng vẫn phụ thuộc vào trời, thần vào số mệnh. 5
Hệ tư tưởng phong kiến đã có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử xã
hội loài người. Nhờ tư tưởng lấy con người, lấy xã hội làm trung tâm, lấy đạo
đức và trung tín làm gốc - nên đã hình thành một nền văn hóa giàu tính nhân
bản ăn sâu vào đời sống của con người và của dân tộc. Tuy nhiên là hệ tư tưởng
của giai cấp bóc lột, giai cấp quý tộc phong kiến, nên không tránh khỏi có
những hạn chế lịch sử và chứa đựng những yếu tố lạc hậu và phản động, kìm hãm sự phát triển.
Hệ tư tưởng phong kiến ở phương Đông đã có tác động tích cực đối với
con người như có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền
tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ c ứ h c nhà nước,
duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân
chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử
phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc
Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho. N
ho giáo từng bước định hình lối sống, sinh
hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam. Một số tư tưởng của Nho
giáo vẫn đóng vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam tới ngày nay.
Còn về mặt tiêu cực là hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột, giai cấp quý tộc
phong kiến, nên không tránh khỏi có những hạn chế lịch sử và chứa đựng những
yếu tố lạc hậu và phản động, kìm hãm sự phát triển.
2.2. Ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng phong kiến với con ngƣời ở phƣơng Tây
Trong suốt thời kỳ Trung cổ, giai cấp thống trị phương Tây đã thừa
nhận tư tưởng thần học Kitô giáo là hệ tư tưởng chính thống và sử dụng nó để thống trị xã hội.
2.2.1. Con ngƣời trong nội dung thần học Kitô Giáo 6
Theo giáo lý của đạo Công giáo, con người do Thiên Chúa tạo dựng
nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo ra có nhiệm
vụ thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa.
Theo quan niệm của đạo Công giáo, trong các công trình sáng tạo của Thiên
Chúa, con người là sản phẩm hoàn hảo và tuyệt mỹ. Con người có trí khôn, có
lương tâm và đạo đức nên làm chủ thế giới và muôn loài. Con người có mối
quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương hơn hết. Sau
này khi con người sa ngã tội lỗi, mối quan hệ trực tiếp không còn nữa mà thông
qua Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu.
Con người có tính phàm tục nên mắc phải nhiều tội lỗi. Bản chất tội lỗi của con
người là lòng tham và tính ích kỷ. T
heo quan niệm của đạo Công giáo, trong các
công trình sáng tạo của Thiên Chúa, con người là sản phẩm hoàn hảo và tuyệt
mỹ. Con người có trí khôn, có lương tâm và đạo đức nên làm chủ thế giới và
muôn loài. Con người có mối quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa và được Thiên
Chúa yêu thương hơn hết. Theo Giáo lý của đạo Công giáo, con người có hai
phần là phần thể xác và phần linh hồn. Phải có đủ hai phần thể xác và linh hồn
mới thành một con người sống.
Tích cực :Hệ tư tưởng phong kiến ở phương Tây đã chấm dứt chế độ nô lệ giúp
con người hướng thiện chăm làm việc tốt, làm cho cuộc sống con người trở nên
tốt đẹp hơn. tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin
thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng
đồng. Họat động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh
mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
Tiêu cực: Nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm
tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực. Về mặt nào đó, đã
tạo cho con người thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch, làm hạn chế tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của con người. Nó tạo cho các tín đồ thái độ 7
bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng lòng với số phận. không tích cực đấu
tranh chống lại những cái xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con người trong niềm tin
rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu “quả báo” hoặc bị trừng trị ở kiếp sau.
KẾT LUẬN
Ở nước ta chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Chúng ta tiến lên chủ
nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Do vậy các yếu tố
trong hệ tư tưởng phong kiến còn lưu giữ và ảnh hưởng khá phổ biến. Có những
yếu tố tích cực và nhiều yếu tố lạc hậu, nói chung về căn bản hệ tư tưởng phong
kiến đã lỗi thời. Chế độ phong kiến chấm dứt, kéo theo hệ tư tưởng phong kiến
cũng không còn chiếm địa vị chủ đạo. Tuy nhiên vì nó ăn sâu vào truyền thống
nên có những giá trị của nó vẫn còn lưu giữ tới bây giờ, đòi hỏi hệ tư tưởng vô
sản của chúng ta phải đấu tranh với những gì bảo thủ, phản động, phát huy và
chuyển hóa những mặt tích cực thành các yếu tố góp phần vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. 8