Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà Nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản về : Chủ quyền quốc gia + chính trị + kinh tế | Tài liệu Luật Hiến pháp | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà Nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản về : Chủ quyền quốc gia + chính trị + kinh tế | Tài liệu Luật Hiến pháp | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 52 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LUẬT HIẾN PHÁP
1.1. Luật Hiến pháp – một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN
1.1.2. Hiến pháp: Là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy
định những vấn đề cơ bản về: chủ quyền quốc gia+chính trị+kinh tế, văn hoá, xã
hội, có tính chất quyền lực Nhà nước, địa vị pháp luật của con người và công dân.
1.1.3. Đặc trƣng: -
Là luật cơ bản: Là nền tảng xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật VN. - Là luật tổ chức -
Là luật bảo vệ quyền con người và công dân -
Là luật có hiệu lực pháp lý
1.1.4. Phƣơng pháp điều chỉnh của ngành Luật pháp
a) Đối tƣợng điều chỉnh:
-Nền tảng chế độ xã hội: hình thức chỉnh thể, dân chủ, sở hữu, chính sách của Nhà
nước về văn hoá+giáo dục+khoa học+đối nội+đối ngoại+QP-AN.
-Quyền, nghĩa vụ của con người và công dân.
-Tổ chức chính quyền của Nhà nước ở trung ương và địa phương. *Chính trị:
-Nguồn gốc quyền lực của Nhà nước, hình thức nhân dân sử dụng quyền của Nhà nước.
-Mối quan hệ giữa ĐCSVN, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
-Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước… *Kinh tế:
-Xác định các hình thức sở hữu
-Chính sách Nhà nước đối với các thành phần kinh tế đó.
-Nguyên tắc quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân.
*Xã hội, văn hoá, giáo dục
-Giải quyết vấn đề xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
-Xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
-Phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh CN hoá - Hiện đại hoá đất nước.
*Quan hệ giữa công dân và Nhà nƣớc:
- Vấn đề quốc tịch
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
*Tổ chức và hoạt động các bộ máy Nhà nƣớc
-Xác định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trọng bộ máy Nhà nước.
-Quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
b) Phƣơng pháp điều chỉnh: Là phương thức, cách thức tác động pháp lý lên những quan hệ xã hội.
*Chia thành 2 phƣơng pháp:
-Phƣơng pháp mệnh lệnh:
+Bắt buộc: Được sử dụng rộng rãi trong luật Hiến pháp.
Vd: Mọi người đều được bình đẳng trước Pháp luật (Theo Điều 16 Khoản 3 Luật Hiến pháp 2013)
+ Cấm: Được sử dụng để ngăn chặn, trấn áp những hành vi xâm hại chủ quyền, an
ninh đất nước, lợi ích Nhà nước, xâm hại tự do của cá nhân, quyền và lợi ích hợp
pháp của cả cá nhân, tổ chức và xã hội.
Vd: Nghiêm cấm phân biệt đối xử giới (Theo Điều 16 Luật Hiến pháp 2013)
+Xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hƣớng:
-Phƣơng pháp cho phép tự định đoạt: Được sử dụng để trao cho các chủ thể
những quyền nhất định bao gồm việc lựa chọn phương án hành vi.
Vd: Mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo hoặc không theo một tôn
giáo nào (Theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013)
*Vị trí của ngành Luật Hiến pháp: Giữ vai trò chủ đạo, xác lập những quy định
nền tảng cho luật dân sự + hình sự + hành chính + lao động.
1.2. Khoa học Luật Hiến pháp
1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Đối tƣợng nghiên cứu
-Nghiên cứu các đối tượng sau:
+ Nội dung được điều chỉnh bởi Luật Hiến pháp (quy định hiện hành)
+ Nội dung ngành luật điều chỉnh trong quá khứ
+ Nội dung được điều chỉnh, sửa đổi (hướng hoàn thiện các quy định)
+ Thực tiễn áp dụng các quy phạm luật hiến pháp, quan điểm các nhà chính trị, nhà nghiên cứu.
1.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
-Duy vật biện chứng
-Lịch sử: Nghiên cứu các nội dung phải đặt vào hoàn cảnh lịch sử và phát triển.
-So sánh: So sánh đối chiếu các nội dung (quy định) trước và sau đó, của nước ngoài.
-Phân tích theo hệ thống chức năng: Các nội dung (quy định) phải được xem xét tổng thể.
1.3. Mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp và một số ngành Luật
1.3.1. Luật Hiến pháp – Luật Hành chính:
- LHP xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản cho LHC, LHC cụ thể hoá, chi
tiết hoá các nguyên tắc, đặc trưng của LHP:
+ LHP quy định các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước.
+ LHP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
hành chính quan trọng nhất (Chính phủ, các Bộ, UBND) có các quy định cơ bản về
các cơ quan khác trong hệ thống hành chính.
+LHP quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực quản lý
hành chính: Quyền được tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Đ28),…
+ Hiến pháp 2013 quy định cơ chế pháp lý đảm bảo các quyền, nghĩa vụ: Quy định
nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân (Điều 14)
1.3.2. Luật Hiến pháp với Luật hình sự
-LHP quy định các nd cơ bản về:
+Địa vị pháp lý của cá nhân, tạo nền xây dựng các quyền, nghĩa vụ của cá nhân
trong mọi lĩnh vực đời sống (kinh tế, lao động, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, y tế,..)
+ Chế độ chính trị của nhà nước, chính sách của NN về kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc.
-LHS bảo vệ các quy định của LHP và pháp luật nói chung bằng cách: Quy định
các hành vi nguy hiểm vi phạm các quy định đó: quy định hình phạt, mức phạt đối
với người thực hiện hành vi vi phạm.
-Một số nội dung của LHP (Đ31, Đ44,…) được thể hiện một cách cụ thể hoá trong LHS.
1.3.3. Luật Hiến pháp với Luật dân sự
-LHP xác lập những nguyên tắc cơ bản cho ngành LDS:
+Các quy định LHP liên quan đến tài sản và các giá trị nhân thân của con người
cùng cơ chế bảo vệ tư pháp đối với các nd này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với
LDS. Pháp luật dân sự phát triển và cụ thể hoá các quy định của LHP.
+LHP quy định các hình thức sở hữu, quy định chính sách của NN bảo hộ quyền
sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân (Đ32 Hiến pháp 2013)
1.3.4. Luật Hiến pháp với Luật lao động
-LHP xác lập những nguyên tắc cơ bản cho LLĐ. Hiến pháp 2013 có các quy định nền tảng cho LLĐ:
+Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội (Đ 59)
1.3.5. Luật Hiến pháp với Luật tài chính
Quy định tại Đ.56 HP 2013
“Cơ quan tổ chức cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống
tham nhũng trong hoạt động KT-XH và quản lý nhà nước” CHƢƠNG II:
SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
VÀ NỀN LẬP HIẾN TƢ SẢN
2.1. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp tƣ sản
a) Các giai đoạn
- Lịch sử lập hiến tư sản đã trải qua hơn 200 năm. Chia thành 2 giai đoạn: trƣớc và
sau thế chiến T2
Hiến pháp trc thế chiến T2:
-Ghi nhận thắng lợi có tính lịch sử của giai cấp tư sản trước giai cấp phong kiến.
- Bảo vệ một cách không che giấu quyền sở hữu tư nhân.
- Thừa nhận một cách hạn chế các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân.
Hiến pháp sau thế chiến T2:
-Ghi nhận lại, mở rộng các quyền tự do, dân chủ mà trc đó đã từng được thừa
nhận nhưng đã bị chà đạp, xoá bỏ trong các nhà nước phát xít Hile (Đức), Mussolini (Italia)
-Các biện pháp lần lượt được bổ sung nd về giải phóng phụ nữ về đảm bảo
các quyền bình đẳng về chính trị, xã hội, về giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ môi trường.
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
a) Sự ra đời các Hiến pháp XHCN
-Bản Hiến pháp XHCN đầu tiên trên thế giới là Hiến pháp năm 2018 của Nhà
nƣớc Nga – Xô viết. Nhà nước Liên Xô lần lượt ban hành các Hiến pháp thay thế vào năm 1936, 1971.
-Sau thế chiến T2, hàng loạt nước theo khuynh hướng XHCN ra đời và ban hành
Hiến pháp XHCN vào thập niên 50,60 của TK II.
+Ở Đông Âu: Ba Lan, Hungary
+Ở Châu Á: VN 1946, TQ 1949, Triều Tiên 1948. + Ở châu MĨ: Cu Ba 1976.
-Khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, chính quyền mới ở các vùng
lãnh thổ này ban hành hiến pháp mới thay thế hiến pháp XHCN.
b) Đặc điểm của hiến pháp xã hội chủ nghĩa
-Khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCS, thể chế hoá đường lối chính sách của ĐCS.
-Mở rộng phạm vi điều chỉnh các lĩnh vực KT,XH,QP-AN, chính sách đối ngoại của nhà nước.
-Quy định nguyên tắc tập trung dân chủ đối với hoạt động của bộ máy nhà nước
-Các quy định hiến pháp XHCN thường mang tính định hướng, tính nguyên tắc.
Cơ quan nhà nước phải ban hành luật và văn bản dưới luật để cụ thể hoá luật hiến pháp.
2.2. Sự ra đời và phát triển của lập hiến VN
-Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tâm điểm yêu sách của nhân dân An Nam đến
hội nghị Versaillies của các nước đồng minh, trong đó thể hiện rõ tư tưởng lập
hiến. Điều T7 trong 8 điều yêu sách thể hiện yêu cầu của lập hiến, lập pháp cho nhân dân VN.
-Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc cho công bố bản yêu sách “Lời hô hoán cùng Vạn
quốc hội”. Bản yêu sách đòi quyền độc lập cho nhân dân VN
2.2.1. Tƣ tƣởng lập hiến trƣớc Cách mạng T8/1945
-Trước CMT8 năm 1945 nước ta là nước thuộc địa phong kiến với chỉnh thể quân
chủ chuyên chế, chưa từng có hiến pháp.
-Đầu TK 20, do ảnh hưởng của CM dân chủ tư sản Pháp 1789, CM Trung Hoa
1911, chính sách Duy tân của Nhật hoàng tại Nhật Bản tại VN xuất hiện tư tưởng lập hiến.
-Tư tưởng lập hiến ở nước ta lúc đó có 2 khuynh hƣớng:
+Xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến dưới sự bảo hộ của Pháp
+Giành độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó nhà nước độc lập ban hành hiến pháp.
2.2.2. Quá trình phát triển của Hiến pháp VN
2.2.2.1. Hiến pháp 1946 (1)
a) Hoàn cảnh ra đời
-Ngay sau khi Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), tại phiên họp đầu tiên của Chính
phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sự cần thiết phải ban hành sớm một
bản hiến pháp cho VN.Theo Sắc lệnh ngày 20/9/1945,Uỷ ban dự thảo hiến pháp
được thành lập. Dự thảo hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội
khoá I ngày 8/11/1946. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chƣa đƣợc
Chủ tịch nƣớc công bố.
b) Nội dung chính
+ Khẳng định chủ quyền quốc gia của nhân dân VN,độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân, chấm dứt chế độ quân chủ.
+ Thể hiện tư tưởng xây dựng một chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân
+ Khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
*Hiến pháp gồm 7 chƣơng, 70 Điều
- Chương I về chính thể
- Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi cho công dân
- Chương III về Nghị viện nhân dân
- Chương IV về Chính phủ
- Chương V về Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính
- Chương VI về cơ quan tư pháp (Toà án Nhân dân)
- Chương VII về sửa đổi hiến pháp c) Ý nghĩa
+Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, có nội dung rất
tiến bộ so với thực tiễn phát triển lịch sử thời điểm đó:
* Đặt nền móng cho một nhà nƣớc kiểu mới – nhà nƣớc dân chủ nhân dân
* Công nhận, đảm bảo quyền dân chủ thiêng liêng của công dân…
+ Những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ lâm thời
và Ban thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước.
+ Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp sau này
2.2.2.2. Hiến pháp 1959 (2)
a) Hoàn cảnh ra đời
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc VN được xác định mục tiêu xây
dựng CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc Cách mạng dân chủ
- Công cuộc xây dựng CNXH yêu cầu phải ban hành hiến pháp mới.
b) Nội dung chính
- So với Hiến pháp 1946, chính thể không thay đổi. Nhà nước ta là nhà nước dân
chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Tại lời nói đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động VN
- Cơ chế tập trung được Hiến pháp 1959 thể hiện bằng nhiều quy định. Bộ máy nhà
nước theo Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền lực tập trung vào Quốc hội
- Tổ chức bên trong của Bộ máy Nhà nước có nhiều thay đổi
*Hiến pháp 1959 gồm: Lời nói đầu và 10 chƣơng
-Chương I: Nước VN dân chủ cộng hoà:
Tiếp tục quy định chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân
Quy định nguyên tắc “ tập trung dân chủ” của BMNN
-Chương II: Chế độ kinh tế và xã hội
-Chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân (21 điều) -Chương IV: Quốc hội
-Chương V: Chủ tịch nước VN dân chủ cộng hoà
-Chương VI: Hội đồng Chính phủ
-Chương VII: Hội đồng nhân dân và ký ban hành chính địa phương các cấp
-Chương VIII: Toà án Nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
-Chương IX: Quốc kỳ - Quốc huy - Thủ đô
-Chương X: Sửa đổi Hiến pháp
c) Ý nghĩa: Là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức
nhà nƣớc theo mô hình XHCN
=> Mang tính định hướng phát triển theo con đường xây dựng CNXH.
2.2.2.3. Hiến pháp năm 1980 (3)
a) Hoàn cảnh ra đời: Sau 1975 đất nước thống nhất, cả nc cùng xây dựng XHCN.
Hiến pháp 1980 được Quốc hội khoá VI thông qua ngày 19/12/1980.
b) Nội dung chính
*Hiến pháp gồm Lời nói đầu, 12 chƣơng
-Là bản hiến pháp thể hiện rõ quan điểm việc tổ chức và xây dựng CNXH theo
kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu.
- Khẳng định chỉnh thể CHXHCN: nước VN độc lập, thống nhất
- Xác định “Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN là nhà nc chuyên chính vô sản”
- Khẳng định vai trò của ĐCSVN
-Chế định nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch Nước đc thay bằng Hội đồng Nhà nước
-Hội đồng chính phủ đc thay bằng Hội đồng Bộ trưởng
-Theo Hiến pháp 1908, đất đai thuộc “sở hữu toàn dân”
+Chương V Quyền và nghĩa vụ của công dân
*Đã tăng số của chƣơng thành 29 điều:
*Một số quyền không khả thi vì đất nƣớc còn nghèo:
#Đ60. NN thực hiện chế độ học kp trả tiền và chính sách cấp học bổng
#Đ61. Công dân có quyền đc bảo vệ sức khoẻ
#Đ62. Công dân có quyền có nhà ở c) Ý nghĩa
- Bản Hiến pháp bị đánh giá khiến nền KT không thể tăng trƣởng, lạc hậu, nghèo nàn
- Hiến pháp 1980 đã giúp VN chiến thắng trong chiến tranh biên giới phía Bắc
và phía Tây Nam năm 1979.
2.2.2.4. Hiến pháp 1992 (4)
a) Hoàn cảnh ra đời
- Cuối những năm 80 đầu những năm 90 Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu rơi
vào khủng hoảng kinh tế, chính trị
- Từ năm 1986 đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về KT, chính trị, xã hội.
-Hiến pháp 1992 đc Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 và đc ban hành
b) Nội dung chính
-Gồm 12 chƣơng, 147 điều:
+ ND: Thể hiện thể chế hoá đường lối đổi mới, thể hiện nhiều thay đổi, nhận thức mới
+Khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với nhà nước và xã hội
#Điều 2 quy định: “Quyền lực Nhà nc là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tƣ pháp”.
+Quy định phát triển KT thị trƣờng định hƣớng XHCN, bảo hộ sở hữu tư nhân,
nền KT có nhiều thành phần
+Khẳng định đƣờng lối đối ngoại rộng mở, giao lƣu, hợp tác vs các nƣớc,
không phân biệt chế độ chính trị. c) Ý nghĩa
-Là thay đổi về kinh tế và đối ngoại
-Sự thay đổi của Hiến pháp đã giúp đất nc vượt qua khủng hoảng KT, XH
=>Thúc đẩy nền KT phát triển và hội nhập QT
-Thay đổi của Hiến pháp về đường lối đối ngoại giúp VN đứng vững khi CNXH ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
2.2.2.5. Hiến pháp 2013 (5)
a) Hoàn cảnh ra đời
- Đạt đc thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị,văn hoá – xh
-Vấn đề thể chế chưa đc giải quyết, thập niên TK 21 trong tình trạng nghiêm trọng
-Cần sửa Hiến pháp 1992. Ngày 28/11/2013 Quốc hội bỏ phiếu thông qua b) Nội dung
-11 chƣơng 120 điều
-Chú trọng quyền con ngƣời và công dân
- Mở ra nhiều cơ hội về thể chế ở VN c) Ý nghĩa
- Là Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nc và hội nhập QT
- Có những nd mới về quyền con ng và công dân, có cơ chế cho phép bảo vệ tốt
hơn quyền con ng, quyền công dân, phù hợp với những chuẩn mực chung của cộng đồng QT.
-Nội dung mới về BMNN, chính sách KT, đối ngoại, đối nội, bảo vệ môi trường
=> Tạo cơ sở pháp lý để tiến hành chống tham nhũng, làm trong sạch BMNN, thúc
đẩy xây dựng nhà nước pháp quyền, giữ vững hoà bình, ổn định cho đất nc. CHƢƠNG III
HÌNH THỨC NHÀ NƢỚC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
3.1. Hình thức nhà nƣớc 3.1.1. Khái niệm:
-Là 1 cơ cấu, mô hình nhất định của cơ cấu bên trong nhà nc
-Là cách thức tổ chức quyền lực NN và phương pháp thực hiện quyền lực NN
-3 yếu tố:
+Chính thể (quân chủ+cộng hoà)
+Cấu trúc NN (đơn nhất+liên bang)
+Chế độ chính trị (dân chủ+không dân chủ)
3.1.2. Các yếu tố cấu thành
-Hình thức chính thể: Là trật tự các cơ quan nhất định của chính quyền nhà nc và
tính chất các mqh giữa chúng, quan trọng nhất là trật tự hình thành cơ quan quyền
lực cao nhất của chính quyền NN và tính chất các mqh của nó vs các cơ quan khác.
-2 hình thức chính thể:
+Chính thể quân chủ
+Chính thể cộng hoà
-Hình thức cấu trúc nhà nc: Là tổ chức quyền lực nhà nước theo phương diện
lãnh thổ, là cách cấu tạo NN thành các đơn vị lãnh thổ, mqh giữa các đơn vị hành
chính lãnh thổ vs nhau cũng như mqh giữa trung ương vs địa phương.
-2 hình thức cấu trúc NN:
+Nhà nc đơn nhất
+Nhà nc liên bang
-Chế độ chính trị: Là tổng thể các phương pháp, thủ pháp đc sử dụng trng việc
thực hiện quyền lực NN
-2 chế độ chính trị: +Dân chủ
+Không dân chủ
Xét từ góc độ chính trị - xã hội: Là tổng thể các phương pháp, thủ pháp mà chính
quyền sd để thực thi quyền lực nhà nước ở một quốc gia cụ thể.
-Thủ pháp, phương pháp đc sử dụng: +khuyến khích, hỗ trợ +trung lập, tự do +ép buộc
Xét từ góc độ pháp luật: Là tổng thể các QPPL đc ghi nhận chủ yếu trong hiến
pháp, trong đạo luật về tổ chức BMNN, nghiên cứu chủ yếu thông qua lăng kính các QPPL ⇨
Chế độ chính trị gắn vs quyền lực nhà nước
3.1.3. ND cơ bản của chế độ chính trị
(1) Bản chất của NN
Nguồn gốc quyền lực NN
Mục đích NN: phục vụ nhân dân
Vai trò nhân dân trong quản lý NN (2) Chính thể
-Là mô hình tổ chức tổng thể bộ máy quyền lực NN
-Thể hiện ở các vấn đề:
+Cách thức tổ chức quyền lực NN, mqh cơ bản giữa các cơ quan trung ương
+Mqh giữa Nhà nc vs Nhân dân, nguồn gốc quyền lực NN
+Vị trí, vai trò các chủ thể quyền lực NN
+Mức độ dân chủ trong dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền lực NN
+Chỉnh thể trong Hiến pháp 1946 và 1959: cộng hoà dân chủ nhân dân, là việc tổ
chức và thực thi quyền lực NN tiến hành theo các phương pháp dân chủ: *Bầu cử
*Quyền lực nhân dân đc đề cao, nhân dân đc tham gia vào công việc NN
+Chính thể theo Hiến pháp 1980,1992,2013: cộng hoà xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm:
*Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân, mở rộng dân chủ
*Đảm bảo vai trò lãnh đạo của ĐCS trong tổ chức thực thi quyền lực NN
*Nguyên tắc lập quyền và tập trung dân chủ
(3) Quyền làm chủ của nhân dân
Điều 6 Hiến pháp 2013 đề cao dân chủ trực tiếp
-Thể hiện qua việc công dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực thi
quyền lực NN, bộ phận phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thảo luận về
các vấn đề chung NN, biểu quyết khi NN trƣng cầu dân ý
-Thể hiện qua việc nhân dân thực hiện quyền lực NN thông qua Quốc hội,HĐND
các cấp và cơ quan khác của NN.
Nhà nước tạo đk để nhân dân tham gia quản lý các công việc NN (Đ.28)
-Công dân có quyền ứng cử, bầu cử
-Công dân có quyền biểu quyết tham gia thảo luận và kiến nghị và biểu quyết khi NN trưng cầu dân ý.
-Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo, giám sát.Cơ quan NN, cán bộ, viên chức
phải tôn trọng, tận tuỵ, phục vụ nhân dân (Đ.8)
(4) Chủ quyền QG
-Là một thuộc tính vốn có của nhà nc, thể hiện ở quyền lực tối cao của nhà nc trong phạm vi lãnh thổ
Hiến pháp 2013 khẳng định “Nước Việt Nam là một đất nước độc lập có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”
-Chủ quyền VN thể hiện ở 2 mặt
+Mặt trong: Không một thế lực nào trong lãnh thổ NN có thể ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ NN.
+Mặt ngoài: Không một thế lực nào bên ngoài lãnh thổ nhà nước có quyền huỷ
bỏ, áp đặt đối với các quyết định của NN.
(5) Chính sách đối nội và dân tộc
-Chính sách đối nội: Bao trùm mọi lĩnh vực đời sống công cộng, chính trị, XH, tinh thần và KT.
+Chính trị là giải quyết những vấn đề củng cố quyền lực chính trị, phát triển dân
chủ, bảo đảm quyền và tự do của công dân, tối ưu hoá hệ thống cơ quan và BMNN.
+Xã hội là giải quyết vấn đề việc làm, sinh thái, điều hành các mqh xã hội, chăm
sóc sức khoẻ, gíao dục,an ninh XH…
+Tinh thần là giải quyết vấn đề hình thành nhân cách,phát triển vn tinh thần, truyền thông.
-Chính sách dân tộc: Là hệ thống các biện pháp do NN thực hiện nhằm hoà hợp
lợi ích các dân tộc, giải quyết mâu thuẫn trong qh dân tộc
=> Là hoạt động có mục đích nhằm điều chỉnh qh giữa các dân tộc
(6) Chính sách đối ngoại
-Là chính sách hướng tới giải quyết các mqh vs các nước
-Nhà nước ta là NN của dân, do dân, vì dân, do đó chính sách đối ngoại của NN ta
cũng vì lợi ích của nhân dân, dân tộc.
-Đảm bảo quyền ban hành và sự ổn định về chính trị
(7) Tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị -HTCT:
+Xét theo góc độ chính trị là một cơ cấu bao gồm nhà nc, các đảng phái, đoàn
thể, tổ chức xh – chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
+Các thành tố của HTCT nước Cộng hoà XHCN Việt Nam:
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam
Các Hiến pháp 1980,1992,2013 đã khẳmg định vai trò lãnh đạo của ĐCS VN tại
Đ.4. Là Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
=> Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM
(2) Nhà nc Cộng hoà XHCN Việt Nam
-Nhà nc đứng ở vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, giữ gìn trật tự kỉ cương, bảo đảm công bằng XH.
=> Đại diện chính thức cho các giai cấp, tầng lớp
(3) Mặt trận Tổ quốc VN và các thành viên của Mặt trận
*Công đoàn VN
*Hội Nông dân VN
*Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
*Hội Liên hiệp Phụ nữ VN
*Hội Cựu chiến binh VN
=>ĐCS là hạt nhân chính trị lãnh đạo và NN là trụ cột. CHƢƠNG IV
QUYỀN CON NGƢỜI,
QUỐC TỊCH VIỆT NAM,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
4.1. Khái niệm chung về quyền con ngƣời, quốc tịch, quyền công dân
4.1.1. Quyền con ngƣời
-Cách hiểu T1: Là quyền tự nhiên (natural right) là quyền vốn có mà mọi cá nhân
sinh ra đều được hưởng.
-Cách hiểu T2: Là quyền pháp lý, quyền con người không phải là quyền gắn bó vs con người từ khi sinh ra *Nội dung:
- Là quyền tối thiểu (quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu
hạnh phúc) - từ góc độ loại quyền
-Là quyền cá nhân (không gắn với quốc tịch) - từ góc độ chủ thể quyền *Đặc điểm:
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
hình thành địa vị pháp lý của công dân
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự nhiên, thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, tự do mưu cầu của hạnh phúc
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường đc quy định trong hiến pháp và là
cơ sở chủ yếu của các quyền, nghĩa vụ đc quy định trong các vb quy định trong các vb QPPL khác
-Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện mức độ dân chủ tiến bộ của NN.
+Thể hiện mức độ dân chủ của một NN
+Là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của NN
4.1.2. Quốc tịch
*Khái niệm: Cá nhân sinh sống trên lãnh thổ quốc gia bao gồm:
-Quốc tịch quốc gia đó -Quốc tịch nước ngoài
-Quốc tịch quốc gia đó + quốc tịch nước ngoài -Không có quốc tịch *Ý nghĩa:
-Khi một người có quốc tịch của Nhà nc
=> trở thành công dân của Nhà nc đó
-Nhà nc bằng pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ công dân
-Công dân của Nhà nc đó được Nhà nc đó quy định nhiều quyền và nghĩa vụ hơn
-Công dân phải tuân theo pháp luật mà Nhà nc mình đặt ra dù họ trong hay ngoài nước
-Nhà nc có quyền phán xét, xử lý tuyệt đối các hành vi của công dân, đồng thời
Nhà nc chịu trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích của công dân
4.1.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
*Khái niệm: Là những quyền và nghĩa vụ của con người gắn với quốc tịch,
thường được quy định trong Hiến pháp, là những quyền xuất phát từ các quyền tự
nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con ng và nhiệm vụ tối thiểu công dân
phải thực hiện đối với Nhà nước.
4.2. Các nguyên tắc của chế định quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của CD theo Hiến pháp
4.2.1 Nguyên tắc các quyền con ngƣời, công dân về chính trị, dân sự,kinh
tế,văn hoá,xã hội đc công nhận tôn trọng bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật
-Tại khoản 1 Đ.14 Hiến pháp 2013 quy định:”Ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,
các quyền của người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
đc công nhận tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và PL”
4.2.2. Nguyên tắc của chế định quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của CD theo Hiến pháp 2013
Đ.15 Hiến pháp 2013 quy định:
“1.Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
2.Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác
3.Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với NN và XH”
4.2.3.Nguyên tắc mọi ngƣời, mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật
Đ.16 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trc pháp luật
2.Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”
4.2.4. Nguyên tắc việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân không đƣợc
xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của ng khác
Khoản 4 Đ.15 quy định: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không
được xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” ⇨
Nhằm ngăn chặn sự lợi dụng việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân làm thiệt hại lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
4.2.5. Nguyên tắc quyền con ng, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng
Hiến pháp hiện hành VN quy định nguyên tắc này tại khoản 2 Đ.14
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
-Nguyên tắc này yêu cầu đáp ứng 2 điều kiện:
+Hạn chế quyền con ng, quyền công dân chỉ đc thực hiện trong trường hợp: • Quốc phòng, an ninh QG • Trật tự, an toàn XH • Đạo đức xã hội • Sức khoẻ cộng đồng
+Phải do Quốc hội quyết định trong đạo luật
4.3. Nội dung quyền con ng theo Hiến pháp 2013
4.3.1. Các quyền con ng về chính trị, dân sự
Thứ 1 (Đ.16): Mọi người đều bình đẳng trc pháp luật.Không ai bị phân biệt đối
xử trong đs chính trị, dân sự, kinh tế,văn hoá và xã hội.
=> Thể hiện rõ bản chất dân chủ của NN ta
Thứ 2 (Đ.18): Quy định này NN khuyến khích những ng gốc Việt gắn bó, đóng
góp cho VN, mặt khác NN có những biện pháp phù hợp bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Thứ 3 (Đ.19): “Mọi ng có quyền sống. Tính mạng con ng đc PL bảo hộ. Không ai
bị tước đoạt tính mạng trái luật”
=>Quy định này liên quan đến một số quyền như: quyền sống của thai nhi,vấn đề
nạo phát thai và hình phạt tử hình
Thứ 4 (Đ.20): “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm”
=> Tạo cơ sở hiến định về nội luật hoá và thực thi hiệu quả Công ước của LHQ về
chống tra tấn, những sự đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục mà VN đã kí kết năm 2013
Thứ 5 (khoản 2 Đ.20): Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân
dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm
tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
Thứ 6 (Đ.31.)
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,
công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên
án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tôị phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Thứ 7 (khoản 3 Đ.20): Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và
hiến xác theo quy định của pháp luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học
hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của
người được thử nghiệm.
Thứ 8 (Đ.21):
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp lu bảo
đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Thứ 9 (Đ.22):
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở
của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Thứ 10 (Đ.24):
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Thứ 11 (Đ.30):
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
4.3.2. Các quyền con ng về kinh tế, văn hoá, xã hội
Thứ 1 (Đ.32):
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các
tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia,
tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng
có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường. Thứ 2
Đ.33: Mọi ng có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm Đ.35:
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an
toàn; được hưởng lương, chế đô nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ
tuổi lao động tối thiểu.
Thứ 3 (Đ.36):
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Thứ 4 (Đ.37): Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ,
ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm
quyền trẻ em.
Thứ 5 (Đ.38):
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử
dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám
bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng. Thứ 6
Đ.40: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học,
nghệ thuật và hưởng lợi ích từ các hoạt động đó
Đ.41: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Thứ 7 (Đ.43): Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Thứ 8
Đ.48: Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo
pháp luật Việt Nam.
Đ.49: Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã
hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.
4.4.3. Nghĩa vụ cơ bản của công dân
Thứ 1 (Đ.44): Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.Phản bội Tổ quốc là
tội nặng nhất.
Thứ 2 ( Đ.45):
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc
phòng toàn dân.
Thứ 3 ( Đ.46): Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh
hoạt công cộng.
Thứ 4 (Đ.39): Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập
4.4. ND quyền, nghĩa vụ cơ bản của CD theo Hiến pháp 2013
4.4.1. Các quyền cơ bản của CD về chính trị, dân sự
Thứ 1: Đ.23 HP 2013: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định
Thứ 2: Đ.25 HP 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định.
Thứ 3: HP 2013 quy định.
Đ.28 HP 2013
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Đ.29 HP 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Thứ 4: Đ.27 HP 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này do luật định.
4.4.2. Các quyền cơ bản về KT,VH,XH
Thứ 1: Đ.22 HP 2013: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Thứ 2: Đ.26 HP 2013
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm
quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Thứ 3: Đ.34 quy định: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ 4: Đ.35 khoản 1: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc
làm và nơi làm việc.
Thứ 5: Đ.42: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ
mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
4.4.3. Nghĩa vụ cơ bản của CD
Thứ 1: Đ.44: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.Phản bội Tổ quốc là
tội nặng nhất.
Thứ 2: Đ.45
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc
phòng toàn dân.
Thứ 3: Đ.46: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh
hoạt công cộng.
Thứ 4: Đ.39: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. CHƢƠNG V
CHẾ ĐỘ KINH TẾ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƢỜNG
5.1. Chế độ kinh tế
5.1.1. Khái niệm, mục đích a) Khái niệm
-Kinh tế là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất, lưu thông, phân phối,
tiêu thụ của cái trong XH.
-Chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải, làm giàu cho XH
-Chế độ KT là tổng thể các quy phạm PL hiến pháp điều chỉnh quan hệ XH liên quan đến:
+ Xác định mục đích chính sách KT, định hướng phát triển nền KT
+ Quy định chế độ sở hữu, thành phần KT, nguyên tắc qly nền KT quốc dân b) Mục đích
-Các bản Hiến pháp 1959,1980,1992 đều xác định mục đích phát triển kinh tế của
Nhà nước là làm cho dân giàu nƣớc mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống
vật chất và văn hoá của nhân dân.
5.1.2. Nội dung
a) Định hƣớng phát triển
-Sự điều tiết của hiến pháp đối với nền KT ở các nc trên thế giới gắn với sự tồn tại
của 2 mô hình khác nhau của KT • Kinh tế nhà nước • Thị trường
+Hiến pháp 1959,1980: Nhà nước chú trọng phát triển kinh tế theo kế hoạch thống nhất
+Hiến pháp 1992: Đảng và Nhà nước chủ trương thay thế kinh tế kế hoạch bằng
kinh tế thị trƣờng định hƣớng.Nhà nước phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
+Hiến pháp 2013: Đ.51 HP 2013 quy định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.”
b) Các hình thức sở hữu
-Chế độ sở hữu là yếu tố căn bản trong chế độ KT của Nhà nc. Hình thức sở hữu –
cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản là vấn đề cốt lõi của chế độ sở hữu.
HP 1946: NN ta chưa xác định các hình thức sở hữu trong nền KT quốc dân mà
mới chỉ quy định chung là “quyền tƣ hữu tài sản của công dân VN đc bảo đảm” (Đ.12)
HP 1959: Quy định sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữuu của người lao động
riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
HP 1980: Nhằm mục đích thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất.
HP 1992: Quy định sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân trong đó sở
hữu toàn dân sở hữu tập thể là nền tảng.
HP 2013: Kế thừa quy định HP 1992, HP 2013 quy định nước ta có “nhiều hình
thức sở hữu” (Đ51.) trong đó có chứa quy định cụ thể về hình thức sở hữu
toàn dân (Đ.53) và hình thức sở hữu tƣ nhân (Đ.32)
c) Các thành phần kinh tế
HP 2013 quy định nền KT VN là nền KT thị trường định hướng XHCN vs nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT, KT nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Các