Hoàn cảnh thống nhất đất nước về mọi mặt| Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Hoàn cảnh :- Vào năm 1975,bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy trải qua 3 chiến dịch lớn là chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch HCM lịch sử , chúng ta đã giành được độc lạp dân tộc, đã đuổi đc đế quốc Mỹ , và lần đầu tiên trong lịch sử 117 năm thì chúng ta đã sạch bóng kẻ thù trong phạm vi toàn quốc, hòa bình được lập lại, đất nước được thống nhất sau 21 năm bị chia căt bởi hiệp định giơ ne vơ năm 1954.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (PTIT)
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hoàn cảnh thống nhất đất nước về mọi mặt 1.Hoàn cảnh :
- Vào năm 1975,bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy trải qua 3 chiến dịch lớn là chiến
dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch HCM lịch sử , chúng ta đã
giành được độc lạp dân tộc, đã đuổi đc đế quốc Mỹ , và lần đầu tiên trong lịch sử 117
năm thì chúng ta đã sạch bóng kẻ thù trong phạm vi toàn quốc, hòa bình được lập lại, đất
nước được thống nhất sau 21 năm bị chia căt bởi hiệp định giơ ne vơ năm 1954.
- Sau năm 1975, dù cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, tuy nhiên mỗi miền
đang có những hình thức tổ chức khác nhau cũng như có những thuận lợi và khó khăn. + Thuận lợi:
Miền Bắc đã có 21 năm kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội(sau năm 1954) ,
đã xây dựng được những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được cơ sở vật chất kĩ
thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội , là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng cả nước.
Miền Nam hoàn toàn giải phóng -> đất nước thống nhất. Chế độ thực dân mới của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Cả nước quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nhân dân tin
tưởng sự lãnh đạo của Đảng. +Khó khăn :
Miền Bắc: vì cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc
mỹ , qua 2 lần chiến tranh phá hoại thì nó bị tàn phá nặng nề .Nền sx nhỏ còn phổ biến,
và nền kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc còn rất lạc hậu
Miền Nam : tàn dư của xã hội cũ , ruộng đất thì bị bỏ hoang, làng mạc thì bị tàn
phá, số người mù chữ và thất nghiệp rất nhiều lên đến hang triệu người , và nền kinh tế
miền Nam thì cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sx nhỏ và phân
tán , phát triển không cân đối và bị lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài cụ thể trước đây là bị lệ thuộc vào Mỹ
Sự bao vây, cấm vận và chống phá của các thế lực thù địch : Mỹ tiếp tục thực hiện
chính sách bao vây ,cấm vận về kinh tế , chính trị ,âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ
nhân dân , tiếp tục chống phá VN.
Đất nước chưa được thống nhất về mặt nhà nước. Chúng ta đã độc lập về mặt lãnh
thổ , đất nước đã nối liền 1 dải từ Bắc chí Nam, nhưng về mặt nhà nước thì lại
chưa được thống nhất.Bởi vì ở mỗi miền ta lại tồn tại 1 cái hình thức tổ chức nhà
nước khác nhau. Như miền Bắc thì là nước VN dân chủ cộng hòa còn ở miền Nam
là chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN và chính quyền CM các cấp.
Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể chưa được thống nhất.
Nhiệm vụ : hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt, khắc phục hậu quả chiến
tranh, khôi phục và phát triển kinh tế hai miền.
2.Quá trình thống nhất về mặt Nhà nước
- Chủ trương của Đảng: Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
III ( 8 -1975) : hoàn thành thống nhất nhà nước, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộivà hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> . Thống nhất càng sớm càng nhanh chóng phát huy sức mạnh mới của đất
nước, kịp thời ngăn ngừa và phá tan âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.
- Ngày 27-10-1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
họp phiên đặc biệt biện pháp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
+Hội nghị cử đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 thành viên do đồng chí Trường
Chinh làm trưởng đoàn để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Nam.
- Bên cạnh đó, những mặt trận khác cũng đưa ra các chủ chương thống nhất về mặt nhà
nước, để từ đó tạo điều kiện để thống nhất trên lĩnh vực khác.
Ngày 5 và 6-11-1975, tại Sài Gòn, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc
dân chủ và hòa bình ViệtNam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, Hội đồng cố vấn Chính phủ và đại biểu các nhân sĩ, trí thức đã
họp hội nghị liên tịch và cử đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 thành viên do đồng
chí Phạm Hùng dẫn đầu để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Bắc.
-Ngày 15 – 21/11/1975 , Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai đoàn đại biểu miền
Nam, Bắc họp tại Sài Gòn, nhất trí về chủ chương thống nhất về mặt nhà nước.
Hội nghị khẳng định: Nước Việt Nam cần được sớm thống nhất về mặt nhà nước.
Tổ chức tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra Quốc hội chung cho cả nước
vào nửa đầu năm 1976 theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ câu hỏi tương tác : bạn hãy cho biết cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam diễn ra
vào năm nào ? -> Đưa ra phương án và phân tích : Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử
bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam
Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất
(98,4%). Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành sôi nổi trên khắp cả nước. Các tỉnh phía
Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn rất ác liệt của giặc Pháp.
-Ngày 25/4/1976 , cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành .(cuộc tổng
tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất)
Hơn 23 triệu cử tri, đạt tỉ lệ 98,77% tổng số cử tri đi bầu, đã bầu ra 492 đại biểu
gồm đủ các thành phầncông nhân, nông dân, trí thức, các lực lượng vũ trang, các đại biểu
tầng lớp thanh niên,phụ nữ, đại biểu các dân tộc ít người và các tôn giáo... trên cả nước.
-Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội Khóa VI họp lần thứ nhất (đoạn này lấy thêm hình ảnh )
+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam
+ Đặt tên nước: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc huy : mang dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc kì : cờ đỏ sao vàng năm cánh
+ Quốc ca : bài Tiến quân ca + Thủ đô: Hà Nội
+ Đổi tên : tp Sài Gòn – Gia Định là tp Hồ Chí Minh
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước, bầu Ban dự thảo Hiến
pháp.( Quốc hội đã bầu Tôn ĐứcThắng làm Chủ tịch nước; Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn
Hữu Thọ làm Phó Chủ tịchnước; Trường Chinh làm Chủ tịch Quốc hội và Phạm Văn
Đồng làm Thủ tướng Chínhphủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đã
và thành lập ban dự thảo Hiến pháp mới)
- Các tổ chức chính trị xã hội đều được thống nhất với tên gọi mới: Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam,...
- Ngày 31-7-1977, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt
Nam đã thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ngày 18-12-1980, Hiến pháp mới được Quốc hội Khoá VI thông qua. -Ý nghĩa :
+ Thể hiện ý chí, nguyện vọng xây dựng đất nước thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa.
+ Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng,
kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước -> xây dựng kinh tế,
văn hóa, quốc phòng – an ninh và mở quan hệ với các nước trên thế giới.
+ Thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng. Câu hỏi:
Câu 1: Hiến pháp năm 1980 của Đảng là bản hiến pháp thứ mấy ? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ tư D. Thứ ba
(Bản hiến pháp thứ nhất năm 1946, thứ hai năm 1959 và đây là bản hiến pháp thứ ba)
Câu 2: Sự kiện nào dưới đánh dấu mốc hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976).
B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn (11/1975).
D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
(A : bởi vì kì họp đó diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử cả nước, đồng thời đưa ra các quyết định quan trọng ...) Câu hỏi tự luận :
?Trước năm 1976, lá cờ và bài hát của chính phủ Việt Nam như thế nào ?
Lúc bấy giờ có hai lá cờ : lá cờ của cách mạng tháng 8 năm 1945 thì chủ tich Hồ
Chí Minh cùng với chính phủ lâm thời đã họp bàn ấn định quốc kì cho Việt Nam là cờ đỏ
sao vàng. Nhưng sau này Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN ra đời(12/1960)
chúng ta có 1 lá cờ nữa là nửa đỏ nửa xanh dương và sao vàng ở giữa , thời kì này thống
nhất quốc kì là cờ đỏ sao vàng.
Năm 8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tiến quân ca(Nam Cao) . Nhưng
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, ở miền Nam còn có bài Giải phóng miền Nam
(Huỳnh Minh Siêng) , thời kì này ấn định bài Tiến quân ca làm quốc ca.
?? Cuộc tổng tuyển cử năm 1976 thắng lợi do những nguyên nhân nào ? Ngày nay
việc bầu cử tri được diễn ra như thế nào ?
Trước hết, là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chủ trương chính
xác, sắc bén, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình,
ủng hộ và nhiệt liệt hưởng ứng; nhân dân ta rất yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thiết tha
mong muốn Tổ quốc thống nhất, nắm vững và sử dụng tốt quyền làm chủ của mình;
Cùng với đó, công tác chuẩn bị bầu cử được chuẩn bị một cách công phu, chu đáo, đặc
biệt việc động viên, giáo dục quần chúng nhân dân của các cơ quan của Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân đến các tổ chức bầu cử và cán bộ bầu cử, các cơ quan thông tin truyền
đã đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của Cuộc Tổng tuyển cử.
Với kết quả đạt được, ngày 24/6/1976, kỳ họp đầu tiên Quốc hội của nước Việt
Nam thống nhất đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội, có 482/492 đại biểu về dự. Quốc hội
khóa VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, là sự kế thừa và phát triển liên tục từ
Quốc hội khóa I năm 1946, góp phần vào sự trưởng thành, vững mạnh của Quốc hội Việt Nam
Kế thừa những thành công đó, những cuộc tổng tuyển cử ngày nay cũng vẫn nhận
được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân cả nước. Bầu cử là quyền và nghĩa vụ
của công dân để chọn ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước
để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.