Hoán dụ là gì? Cho ví dụ về hoán dụ? Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ | Ngữ văn 10

Để một bài văn miêu tả hay, sinh động và hấp dẫn người đọc, chúng ta cần phải biết sử dụng các biện pháp tu từ, trong đó, biện pháp hoàn dụ được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về phép tu từ này và biết cách sử dụng nó một cách thuần thục. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hoán dụ là gì? Cho ví dụ về hoán dụ? Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ | Ngữ văn 10

Để một bài văn miêu tả hay, sinh động và hấp dẫn người đọc, chúng ta cần phải biết sử dụng các biện pháp tu từ, trong đó, biện pháp hoàn dụ được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về phép tu từ này và biết cách sử dụng nó một cách thuần thục. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
Hoán dụ là gì? Cho ví dụ về hoán dụ? Phân biệt hoán dụ với
ẩn dụ
1. Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp
khác như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên
của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho
sự diễn đạt.
Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
Hai câu thơ trên tác giả đã vận dụng biện pháp hoán dụ, dùng hình ảnh "áo nâu" để chỉ người nông dân và
hình ảnh "áo xanh" để chỉ người "công nhân", đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp. Đồng thời, hình
ảnh "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những
người sống ở thị thành.
Các bước phân tích biện pháp hoán dụ:
Bước 1: Nêu tên của biện pháp hoán dụ được sử dụng cùng với hình thức hoán dụ
Bước 2: Chỉ rõ các từ ngữ và hình ảnh hoán dụ được sử dụng
Bước 3: Nêu hiệu quả của phép hoán dụ trong câu văn hoặc câu thơ đó
2. Các kiểu hoán dụ cơ bản
Thứ nhất, lấy một bộ phận để gọi toàn thể. Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các
bộ phận của vật thể, ví dụ như: tay, chân,... để thay thế toàn bộ cơ thể; dùng một mùa để thay thế cho cả
năm hoặc dùng số ít để chỉ số nhiều; dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ là "bàn tay ta" - vốn là bộ phận của cơ thế, nay được dùng để liên tưởng
đến "người lao động". Từ "bàn tay ta" và "người lao động" là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.
Thứ hai, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Hình thức này hiểu một cách đơn giản là người nói,
người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm trong đó.
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ là "trái đất" nhằm chỉ hình ảnh nhân dân Việt Nam (nằm trong trái đất) mãi
mãi nhớ đến Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Đây là phép hoán dụ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa
hai sự vật để giúp tác phẩm, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe hiểu hết ý
mà tác giả muốn truyền đạt.
Ví dụ: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ "người đầu bạc" để chỉ người cao tuổi, còn "kẻ đầu xanh" dùng để liên
tưởng đến những người trẻ tuổi. Trong đó, "đầu bạc" và "đầu xanh" là 2 đặc điểm đặc trưng của người cao
tuổi và người trẻ tuổi.
Thứ tư, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Cách sử dụng này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện
tượng được nhắc đến nhưng lấy cái cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận được để chỉ những thứ mơ hồ, trừ tượng,
chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Ở đây, hình ảnh hoán dụ là "một cây" và "ba cây". Trong đó, "một cây" là số lượng ít, đơn lẻ, ám chỉ sự
không đoàn kết, rất khó để làm được việc lớn. Còn "ba cây" là số lượng nhiều, chụm lại ý chỉ sự đoàn kết.
Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, dẫn đến sự thành công. Đây là phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu
tượng.
3. Ý nghĩa của hoán dụ
Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến để tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt có
tính hiệu quả cao. Đồng thời, hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương
đồng của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện tượng khác để độc giả dễ dàng liên tưởng đến hai đối
tượng mà không cần so sánh chúng.
Nội dung cơ bản để hình thành biện pháp hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra những mối quan hệ gần gũi
giữa các sự vật - hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn
dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật - hiện tượng với nhau.
Đây là biện pháp được sử dụng nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều văn phong khác nhau, thể
hiện được sự cá tính của tác giả và mang nhiều cảm xúc kín đáo, sâu sắc.
4. Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ
- Điểm giống nhau:
+ Đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác.
+ Sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong tác phẩm đều nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người
đọc, người xem.
+ Đều có đặc điểm liên tưởng.
- Điểm khác nhau:
Hoán dụ Ẩn dụ
Sự liên tưởng của biện pháp hoán dụ dựa vào quan hệ tương đương,
cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể; vật chứa đựng và vật bị chứa
đựng; dấu hiệu của sự vật và sự vật; cái cụ thể và cái trừu tượng
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly
Ở câu thơ này, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh chiếc áo chàm
quen thuộc để gọi đồng bào Việt Bắc. Cách sử dụng biện pháp hoán
dụ như vậy, đã khiến cho câu thơ tái hiện một cách đầy cảm xúc và thể
hiện rõ sự lưu luyến của buổi chia li giữa đồng bào Việt Bắc và các
chiến sĩ cách mạng
Sự liên tưởng trong ẩn dụ dựa
vào quan hệ tương đồng, cụ thể là
sự tương đồng về: hình thức,
cách để thực hiện, phẩm chất,
cảm giác.
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua
trên lăng/ Thấy một mặt trời trong
lăng rất đỏ.
Ở câu thơ này, hình ảnh ẩn dụ là
"mặt trời" được dùng để nói đến
Bác Hồ, từ đó nhấn mạnh sự to
lớn, vĩ đại và ấm áp của Bác.
5. Luyện tập về hoán dụ
Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong
mỗi phép hoán dụ là gì?
a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa
nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b. Vì lợi ích mười năm phải trông cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
(Hồ Chí Minh)
c. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Tố Hữu)
d. Vì sau? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Trả lời: Các phép hoán dụ trong các câu trên là:
a. "Làng xóm ta" là hình ảnh hoán dụ chỉ những người nông dân. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để
gọi vật bị chứa đựng.
b. "Mười năm" là hình ảnh hoán dụ chỉ khoảng thời gian ngắn, "trăm năm" chỉ khoảng thời gian dài. Đây là
kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
c. "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ người Việt Bắc. Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự
vật
d. "Trái đất" là hình ảnh hoán dụ chỉ dân tộc Việt Nam. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị
chứa đựng.
Bài 2: Chỉ ra hình ảnh hoán dụ và kiểu hoán dụ trong những câu sau:
a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
b. Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.
Trả lời:
a. "Tay sào, tay chèo" là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ người chèo thuyền. Đây là kiểu hoán dụ lấy bộ phận
để chỉ cái toàn thể
b. "Tuổi thanh xuân" là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ tuổi trẻ. Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật
để gọi sự vật.
| 1/5

Preview text:

Hoán dụ là gì? Cho ví dụ về hoán dụ? Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ 1. Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp
khác như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên
của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên (Tố Hữu)
Hai câu thơ trên tác giả đã vận dụng biện pháp hoán dụ, dùng hình ảnh "áo nâu" để chỉ người nông dân và
hình ảnh "áo xanh" để chỉ người "công nhân", đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp. Đồng thời, hình
ảnh "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những
người sống ở thị thành.
Các bước phân tích biện pháp hoán dụ:
Bước 1: Nêu tên của biện pháp hoán dụ được sử dụng cùng với hình thức hoán dụ
Bước 2: Chỉ rõ các từ ngữ và hình ảnh hoán dụ được sử dụng
Bước 3: Nêu hiệu quả của phép hoán dụ trong câu văn hoặc câu thơ đó
2. Các kiểu hoán dụ cơ bản
Thứ nhất, lấy một bộ phận để gọi toàn thể. Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các
bộ phận của vật thể, ví dụ như: tay, chân,... để thay thế toàn bộ cơ thể; dùng một mùa để thay thế cho cả
năm hoặc dùng số ít để chỉ số nhiều; dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông)
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ là "bàn tay ta" - vốn là bộ phận của cơ thế, nay được dùng để liên tưởng
đến "người lao động". Từ "bàn tay ta" và "người lao động" là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.
Thứ hai, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Hình thức này hiểu một cách đơn giản là người nói,
người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm trong đó. Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ là "trái đất" nhằm chỉ hình ảnh nhân dân Việt Nam (nằm trong trái đất) mãi
mãi nhớ đến Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Đây là phép hoán dụ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa
hai sự vật để giúp tác phẩm, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe hiểu hết ý
mà tác giả muốn truyền đạt.
Ví dụ: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh
Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ "người đầu bạc" để chỉ người cao tuổi, còn "kẻ đầu xanh" dùng để liên
tưởng đến những người trẻ tuổi. Trong đó, "đầu bạc" và "đầu xanh" là 2 đặc điểm đặc trưng của người cao
tuổi và người trẻ tuổi.
Thứ tư, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Cách sử dụng này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện
tượng được nhắc đến nhưng lấy cái cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận được để chỉ những thứ mơ hồ, trừ tượng,
chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn. Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Ở đây, hình ảnh hoán dụ là "một cây" và "ba cây". Trong đó, "một cây" là số lượng ít, đơn lẻ, ám chỉ sự
không đoàn kết, rất khó để làm được việc lớn. Còn "ba cây" là số lượng nhiều, chụm lại ý chỉ sự đoàn kết.
Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, dẫn đến sự thành công. Đây là phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3. Ý nghĩa của hoán dụ
Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến để tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt có
tính hiệu quả cao. Đồng thời, hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương
đồng của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện tượng khác để độc giả dễ dàng liên tưởng đến hai đối
tượng mà không cần so sánh chúng.
Nội dung cơ bản để hình thành biện pháp hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra những mối quan hệ gần gũi
giữa các sự vật - hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn
dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật - hiện tượng với nhau.
Đây là biện pháp được sử dụng nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều văn phong khác nhau, thể
hiện được sự cá tính của tác giả và mang nhiều cảm xúc kín đáo, sâu sắc.
4. Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ - Điểm giống nhau:
+ Đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác.
+ Sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong tác phẩm đều nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc, người xem.
+ Đều có đặc điểm liên tưởng. - Điểm khác nhau: Hoán dụ Ẩn dụ
Sự liên tưởng trong ẩn dụ dựa
vào quan hệ tương đồng, cụ thể là
Sự liên tưởng của biện pháp hoán dụ dựa vào quan hệ tương đương, sự tương đồng về: hình thức,
cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể; vật chứa đựng và vật bị chứa
cách để thực hiện, phẩm chất,
đựng; dấu hiệu của sự vật và sự vật; cái cụ thể và cái trừu tượng cảm giác.
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua
Ở câu thơ này, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh chiếc áo chàm
trên lăng/ Thấy một mặt trời trong
quen thuộc để gọi đồng bào Việt Bắc. Cách sử dụng biện pháp hoán lăng rất đỏ.
dụ như vậy, đã khiến cho câu thơ tái hiện một cách đầy cảm xúc và thể Ở câu thơ này, hình ảnh ẩn dụ là
hiện rõ sự lưu luyến của buổi chia li giữa đồng bào Việt Bắc và các
"mặt trời" được dùng để nói đến chiến sĩ cách mạng
Bác Hồ, từ đó nhấn mạnh sự to
lớn, vĩ đại và ấm áp của Bác.
5. Luyện tập về hoán dụ
Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong
mỗi phép hoán dụ là gì?
a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa
nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)
b. Vì lợi ích mười năm phải trông cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người (Hồ Chí Minh)
c. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu)
d. Vì sau? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh (Tố Hữu)
Trả lời: Các phép hoán dụ trong các câu trên là:
a. "Làng xóm ta" là hình ảnh hoán dụ chỉ những người nông dân. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để
gọi vật bị chứa đựng.
b. "Mười năm" là hình ảnh hoán dụ chỉ khoảng thời gian ngắn, "trăm năm" chỉ khoảng thời gian dài. Đây là
kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
c. "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ người Việt Bắc. Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
d. "Trái đất" là hình ảnh hoán dụ chỉ dân tộc Việt Nam. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Bài 2: Chỉ ra hình ảnh hoán dụ và kiểu hoán dụ trong những câu sau:
a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi. b. Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài. Trả lời:
a. "Tay sào, tay chèo" là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ người chèo thuyền. Đây là kiểu hoán dụ lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể
b. "Tuổi thanh xuân" là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ tuổi trẻ. Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.