Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Tnhh Mtv Dầu Khí Toàn Cầu (Gpbank) | HVNH

Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Tnhh Mtv Dầu Khí Toàn Cầu (Gpbank) với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
-----
-----
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI
Mã sinh viên : 21A4010310
Lớp : K21TCD
Khóa học : 2018-2022
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Thùy Linh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Vân Huyền
Hà Nội-2022
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên quá trình
em thực tập tại phòng kinh doanh ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầuchi
nhánh Hà Nội. Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này đã
được lãnh đạo các quan quản Ngân hàng cũng như lãnh đạo các ban quản
Nhà nước cho phép sử dụng.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 04 năm 2022
i
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này em đã cùng may mắn nhận
được sự giúp đỡ quan tâm và chỉ dạy tận tình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
em xin gửi lời cảm ơn tới:
Cô: TS.Phạm Thị Vân Huyền-Giảng viên tại Học Viện Ngân Hàng đã trực tiếp giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong những năm học vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt
nhiệm vđược giao trong suốt quá trình thực tập truyền đạt cho em nhiều kinh
nghiệm quý báu để em thể hoàn thành tốt Chuyên đề tốt nghiệp cũng như trong
sự nghiệp sau này của mình.
Vì thời gian thực tập tương đối ngắn kinh nghiệm và vốn kiến thức của em còn hạn
chế nên Chuyên đề không thể tránh khói những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy để bài Chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Cuối
cùng em xin kính chúc toàn thể cán bộ giảng viên đang công tác tại Học Viện Ngân
Hàng và các anh chị đang làm việc tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội giàu sức khỏe và thành công trong công việc cũng như
trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
ii
MỤC LỤC
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... 10
LỜI MỞ ĐẨU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV
DẦU KHÍ TOÁN CẦU-CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................................................. 3
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-
chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 3
a. Giới thiệu chung về ngân hàng .................................................................................... 3
b. Quá trình hình thành .................................................................................................... 3
c. Quá trình phát triển và những cột mốc đáng nhớ ........................................................ 4
1.1.2. Chức năng. nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh ................................................. 4
1.1.3. cấu tổ chức bộ máy quản của ngân hàng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội ............................................................................. 5
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội .................................................... 7
1.3. Quy định về cấp tín dụng cho KHDN tại GP bank ............................................... 14
1.4. Vị trí thực tập ............................................................................................................ 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................................... 16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI ..................................................................................... 17
2.1. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội .......................... 17
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD iii
i
2.1.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội...........17
2.1.2. Phương pháp phân tích..............................................................................19
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
2.1.3. Thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính KHDN tại ngân hàng
thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)............................20
2.1.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp:.............22
2.1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP
bank)...................24 a. Phân tích thông tin phi tài
chính.........................................................................24
b. Phân tích báo cáo tài chính.................................................................................25
2.1.6. Minh họa phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội..............29
2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí
Toàn Cầu- Chi Nhánh Hà Nội..............................................................................56
2.2.1. Ưu điểm.....................................................................................................56
2.2.2. Hạn chế.....................................................................................................58
2.2.3. Nguyên nhân.............................................................................................59
a. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................................60
b. Nguyên nhân khách quan......................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II..................................................................................................62
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU- CHI
NHÁNH HÀ NỘI...................................................................................................63
3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội................................................................................63
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
iv
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động
tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội...64
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
iv
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích...................................................................64
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích............................................................71
3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích...................................................................72
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................................................73
3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin......................................................73
3.2.6. Kiến nghị...................................................................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG III................................................................................................78
KẾT LUẬN................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...................................................
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD v
lOMoARcPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
i
lOMoARcPSD| 40419767
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
Nguyên Nghĩa
BCTC
Báo cáo tài chính
CĐKT
Cân đối kế toán
DN
Doanh nghiệp
ĐKKD
Đăng kí kinh doanh
GP BANK
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
HTK
Hàng tồn kho
KNTT
Khả năng thanh thoán
KPT
Khoản phải thu
KQHĐKD
Kết quả hoạt động kinh doanh
KHCN
Khách hàng cá nhân
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
LCTT
Lưu chuyển tiền tệ
MTV
Một thành viên
NHNN
Ngân hàng nhà nước
PGD
Phòng giao dịch
QHKH
Quan hệ khách hàng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCTD
Tổ chức tín dụng
TĐTD
Thẩm định tín dụng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSĐB
Tài sản đảm bảo
VCSH
Vốn chủ sở hữu
BCTC
Báo cáo tài chính
VLĐ
Vốn lưu động
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
Tên bảng
Số trang
Bảng 1-1: Khái quát hoạt động kinh doanh tại GP bank
7
Bảng 1-2: Tình hình kinh doanh của GP Bank
9
Bảng 1-3: Quy mô cho vay tại GP bank
10
Bảng 1-4: Chi phí hoạt động tại GP bank
13
Bảng 2-1: Nội dung trình
29
Bảng 2-2: Danh mục hồ sơ thẩm định
31
Bảng 2-3: Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng
36
Bảng 2-4: Nguồn số liệu
38
Bảng 2-5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
TNHH thương mại và dịch vụ X
41
Bảng 2-6:Cơ cấu về doanh thu và lợi nhuận theo từng loại SP
dịch vụ/lĩnh vực hoạt động
44
Bảng 2-7: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động SXKD i
chính của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
44
Bảng 2-8:Tỷ lệ tiền mặt/1 ngày doanh thu
46
Bảng 2-9: tài sản dài hạn của công ty TNHH thương mại
dịch vụ quốc tế X
46
Bảng 2-10:Tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại
dịch vụ quốc tế X
48
Bảng 2-11: t số thể hiện khả năng thanh toán
49
Bảng 2-12: t số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
50
Bảng 2-13: t số thể hiện khả năng sinh lời
50
Bảng 2-14: Nhu cầu vay vốn của Công ty TNHH thương mại
và dịch vụ quốc tế X
52
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
vii
Bảng 2-15: Các loại tài sản đảm bảo của doanh nghiệp
53
lOMoARcPSD| 40419767
Bảng 2-16: Đề xuất của chuyên viên tín dụng
55
Bảng 3-1: Nhóm thể hiện cơ cấu tài chính
64
Bảng 3-2: Vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ quốc tế X
66
Bảng 3-3: Nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng
66
Bảng 3-4:Nhu cầu vốn lưu động của công ty TNHH thương
mại và dịch vụ quốc tế X
67
Bảng 3-5: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động
67
Bảng 3-6: Ngân quỹ ròng công ty TNHH thương mại và dịch
vụ quốc tế X
68
Bảng 3-7: Báo cáo KQKD công ty TNHH thương mại và
dịch vụ quốc tế X
69
Bảng 3-8: Hoạt động của dòng tiền tại công ty TNHH
thương mại và dịch vụ quốc tế X
70
Bảng 3-9: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty
TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
71
vii
i
DANH MỤC HÌNH
Hình
Trang
Hình 1-1:Sơ đồ bộ máy tổ chức
6
Hình 1-2: Quy mô vốn chủ sở hữu tại GP bank
11
Hình 1-3: Doanh thu tại GP Bank
12
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình phân tích tài chính KHDN
22
Hình 2-2: Tài sản dài hạn
47
Hình 2-3: Tổng nguồn vốn
48
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
ix
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2021một năm đầy biến động với nền kinh tế trong nước cũng như trên toàn
thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. các hoạt động sản xuất kinh doanh bị
đình trệ lợi nhuận giảm mạnh trong khi các khoản chi phí gia tăng, ngành ngân hàng
một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh trong khi ngân hàng một trong những
ngành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề như
thế đến nay nền kinh tế toàn nước đang dần hồi phục lại và ngành ngân hàng vẫn duy
trì được tốc đổ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Ngành ngân
hàng trên mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những thách thức mới do công nghệ phát
triển và ngày càng nhiều các ngân hàng mới hình thành nên sự cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt. Để nắm bắt kịp thời các cơ hội tốt để phát triển đòi hỏi các nhà quản
trị phải những chiến ợc cụ thể mang đến tầm nhìn xa cho ngân hàng của mình
đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác mà vẫn tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu
chi phí.
Trong thời k hội nhập xây dựng phát triển nền kinh tế mới rất nhiều những
doanh nghiệp được thành lập, ngân hàng một trong những lựa chọn tốt nhất để cung
cấp vốn cho các doanh nghiệp. Vì thế phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra những quyết
định đúng đắn chính xác và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho vay
vốn. Đây là lý do em chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TNHH
MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)- Chi Nhánh Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu(GP
bank)- Chi nhánh Hà Nội.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu(GP bank)- Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệptrong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác phân tích tài chính khách hàng
doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân ng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu(GP bank)- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp khảo t điển hình: Thu thập các thông tin, hoạt động cho vay
kháchhàng tại GP Bank chi nhánh Hà Nội.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng các biểu đồ, phần mềm liên quan để tổng hợpcác
số liệu một cách tổng quát nhất.
- Ngoài một số phương pháp trên thì chuyên đề còn sử dụng một số phương phápkhác
như mô tả, phương pháp bình luận, phương pháp dự đoán xu hướng,...
4. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt nghiệp
được chia làm 3 chương chính:
-Chương 1: Khái quát về ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toán CầuChi
Nhánh Hà Nội.
-Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (Gp
Bank)- Chi Nhánh Hà Nội.
-Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân ng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu (Gp Bank)- Chi Nhánh Hà Nội.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV
DẦU KHÍ TOÁN CẦU-CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-
chi nhánh Hà Nội
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu chung về ngân hàng
Tên gọi
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên
dầu khí toàn cầu
Tên giao dịch bằng
tiếng anh
Global Petro Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt
GP Bank
Trụ sở chính
109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngày thành lập
1993
Vốn điều lệ
3018 tỷ đồng
Mã số thuế
2700113651
Nơi đăng ký quản lý
Cục thuế thành phố Hà Nội
Website
https://www.gpbank.com.vn
b. Quá trình hình thành
Ngân hàng GPBank thành lập vào tháng 11/1993 với tên gọi Ngân hàng Thương
mại nông thôn Ninh Bình, trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị hoạt
động tại Nội từ 07/11/2005. Ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
chính thức chuyển đổi hình hoạt động thành Ngân hàng Thương Mại Trách Nhiệm
Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu.
Mạng lưới kinh doanh của GPBank không ngừng được mở rộng với 01 Hội sở chính,
gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm hơn 75 y ATM trên toàn quốc
cùng đội ngũ hơn 1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
Ngân hàng GP bank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu dành cho khách hàng.
-Chiến lược hoạt động:
Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiệu quả, tin cậy
Lành mạnh hóa tài chính, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững đầu tư kinh doanh
an toàn và hiệu quả.
Xây dựng và phát triển hệ thống Quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
Hiện đại hóa hệ thống Công nghệ Thông tin
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp.
c. Quá trình phát triển và những cột mốc đáng nhớ
Từ năm 2002 đến năm 2004: Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình
về việc đã những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh
Năm 2005: Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng
góp thuế cho Nhà nước
Năm 2006: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà ớc Việt Nam trao
tặng cho Tập thể cán bnhân viên thành tích góp phần hoàn thành nhiệm
vụ ngân hàng năm 2005 – 2006
Năm 2007:-Danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007”
cùa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-Danh hiệu “Ngân hàng hoàn thành nhiệm vxuất sắc m 2007” của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam
Năm 2009: Top 500 thương hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát
Năm 2010: -Cup Thương hiệu nổi tiếng quốc gia
-Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam
Năm 2011: Giải thưởng Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
Năm 2014: Top 10 Ngân hàng được quan tâm nhất MyEbank
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
-Huy động vốn dưới nh thức: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi hạn, tiền
gửi tiết kiệm, phát hành chứng chtiền gửi, ký phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay vốn
của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
-Hoạt động cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, phát nh thẻ tín dụng, bao
thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật, chiết khấu
và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
-Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh
chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư n dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ,
chi hộ.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5
-Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng
quốc gia.
-Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu
chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước giấy tờ giá khác
trên thị trường tiền tệ.
-Cung ứng cho khách hàng trong nước và ngoài nước các sản phẩm: Ngoại hối, phái
sinh về tỷ giá, lãi suất, tiền tệ.
-Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
1.1.3. cấu tổ chức bộ máy quản của ngân hàng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội
Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: Số 180 Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng. Thành
phố Hà Nội
Số điện thoại: 02439369490
GP bank CN Nội bắt đầu hoạt động ngày 25 tháng 5 năm 2009, đã đóng góp
một phần quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của GP Bank tại khu vực miền
Bắc nói chung.
Hình 1-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
*Phòng kế toán tài chính và kho quỹ:
-Chức năng:Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác cung cấp dịch vụ ngân hàng
liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử hạch toán các giao dịch cho khách hàng;
thực hiện các nhiệm vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính.kế
toán chi tiêu nội bộ tại chi nhánh;quản chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy tính, quản qutiền mặt đến từng giao dịch theo quy định của GP
bank.
-Nhiệm vụ:Trực tiếp giới thiệu, tư vấn, cung ứng, hỗ trợ khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ cảu GP bank nhanh chóng chính xác, hiệu quả; quản về mặt công
nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của PGD.
*Phòng kinh doanh:
-Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý, khai thác và bán sản phẩm,
dịch vụ cho KHDN, tổ chức nhân phù hợp với chế đquy định hiện hành của
GP bank.
-Nhiệm vụ: Phòng kinh doanh các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường,
quan hệ khách hàng, khai thác nguồn vốn, cung cấp c sản phẩm tín dụng cho khách
hàng, kinh doanh ngoại tệ, phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý
và xử lý nợ có vấn đề và một số nhiệm vụ khác theo quy định của chí nhánh.
*Phòng tổ chức hành chính
-Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý cán bộ, văn phòng,
hành chính quản trị của chi nhánh.
-Nhiệm vụ: Lập kế hoạch lao động, định biên lao động các Phòng/ban/bộ phận tại chi
nhánh; phối hợp phòng tổ chức thực hiện các công tác cán bộ trong năm: tuyển dụng,
điều động, luân chuyển cán bộ nhận xét đánh giá, thi đua, khen thưởng cán bộ, bồi
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7
dưỡng, quy hoạch, đào tạo bổ nhiệm....Thực hiện các công tác văn phòng. hành chính
quản trị mạng lưới, quản lý và duy trì hình ảnh thương hiệu của GP bank.
*Phòng giao dịch: Công việc chủ yếu của phòng ngân qu thu-chi đồng tiền Việt
Nam, ngân phiếu thanh toán ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước
ngoài, quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại TNHH
MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội.
Kết quả hoạt động kinh doanh tại GP bank trong 3 m 2019-2020-2021 như sau:
Trong giai đoạn m 2019 đến quý 1,2 năm 2021 nền kinh tế toàn cầu gặp phải khủng
hoảng nghiêm trọng nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên
đến quý 3,4 năm 2021 nền kinh tế dần hồi phục nhờ phát sinh ra các loại vắc-xin kìm
hãm sự phát triển của dịch bệnh. Nhờ đó GP bank cũng đạt được một số thành
tựu nhất định và mở ra nhiều triển vọng cho năm 2022.
Bảng 1-1: Khái quát hoạt động kinh doanh tại GP bank
Đơn vị: Triệu đồng
2019
2020
2021
C/L
2020/2019
% C/L
2021/2020
+/-
%
+/-
%
Thu nhập
lãi thuần
855.425
906.428
990.598
+51.003
+5,96%
+84.17
+9,29
%
Lãi thuần
từ hoạt
động
dịch vụ
32.459
29.995
48.314
-2.464
-7,59%
+18.319
+61,07
%
Lãi thuần
từ hoạt
động
156.836
157.547
50.806
711
+0.45%
-
106.741
-67.8%
khác
Chi phí
hoạt động
(561.665)
(655.043)
(664.372)
+93.378
+16,01
%
+9.329
+1,42
%
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
8
Chí phí dự
phòng rủi
ro tín dụng
(546.034)
(280.924)
(174.822)
-265.11
-48,55%
-
106.102
-
37,76
%
Tổng lợi
nhuận
trước thuế
89.649
212.222
329.292
+122.57 3
+36,61
%
+117.07
+55,16
%
Tổng lợi
nhuận sau
thuế
74.621
169.508
263.433
+94.887
+127,16
%
+93.925
+55,41
%
Chi phí
thuế
TNDN
(15.029)
(42.714)
(65.858)
+27.685
+184,21
%
+23.144
+54,18
%
(Nguồn:BCTN 2021-GP bank) Tình
hình hoạt động của GP bank đang duy tr mức khá thấp trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam.Tại ngày 31/12/2021. tổng tài sản của ngân hàng đạt 40.613 tỷ đồng, tăng
12.3% so với cuối năm 2020.Tín dụng hoạt động mang lại thu nhập chính nhưng
biến đổi không nhiều so với các năm trước. Thu nhập lãi thuần năm 2021 tăng 84.17
triệu đồng tương ứng 9.29% so với năm 2020 và tăng 135.17 triệu đồng tương đương
15.8% so với năm 2019 sự tăng lên của thu nhập lãi thuần năm 2021 một phần do nền
kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau đợt giãn cách xã hội kéo dài của năm 2019
và 2020.
Trong khi đó các hoạt động phi tín dụng có xu hướng giảm. Cụ thể hoạt động dịch vụ
của ngân hàng năm 2020 giảm 8.5% so với năm 2019 đạt 30 tđồng. Kinh doanh
ngoại hối đạt 31.5 tỷ đồng giảm 38%. Góp vốn mua cổ phần đầu cũng sụt giảm khi
chỉ thu về số tiền cổ tức là 1.4 tỷ đồng,trong khi năm 2019 thu về 14 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ cũng mang về 25,7 tỷ đồng cho GPBank trong quý VI/2021, tăng
67% so cùng kỳ. Lũy kế cả m 2021, mảng dịch vụ mang lại 48,3 tỷ đồng cho ngân
hàng, tăng 61,1% so cùng kỳ năm 2020.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 9
Trong khi thu nhập lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh trong năm thì
hoạt động kinh doanh ngoại hối lại không my khả quan khi lãi thuần từ mảng này cả
năm qua sụt giảm 31,2% so với cùng km trước đó.
Lãi thuần từ hoạt động khác của GPBank trong cả năm 2021 cũng giảm mạnh 67,8%,
từ 157,5 t đồng cùng kỳ năm 2020 về 50,8 tỷ đồng trong 2021.
Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế năm 2021
của GPBank vẫn đạt hơn 329 tỷ đồng, tăng 55,2% so với cùng knăm 2020. Kết quả
này được nhờ thu nhập lãi thuần tăng 84,17 tỷ đồng, tương đương tăng 9,3% so
với cùng kỳ. Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 61% trong năm
2021
Bảng 1-2: Tình hình kinh doanh của GP Bank
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2021
31/12/2020
% thay đổi
Tổng tài sản
40.613
36.153
12,3%
Cho vay KH
27.499
25.675
7,1%
Dự phòng rủi ro
cho vay KH
228
227
0,4%
Tiền gửi của Kh
28.075
28.738
-2,3%
Nợ xấu
617
626,48
-1,5%
Tỉ lệ nợ xấu
2,24%
2,44%
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Năm 2021,chi phí dự phòng rủi ro giảm 38% xuống mức 175 tỷ đồng. Ngân hàng dồn
trích lập vào quý cuối cùng của năm (gần 82 tỷ đồng), trong khi 9 tháng đầu năm chỉ
trích lập 93 tđồng. Tính đến 31/12, tổng tài sản của GP Bank đạt 40.613 t đồng,
tăng 12,3% so với cuối năm 2020. Trong đó, nợ cho vay khách hàng tăng 7,1%
lên 27.499 tđồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,4%. Tiền gửi
khách hàng giảm 2,3% xuống còn 28.075 tỷ đồng.
ng với nợ xấu nội bảng của ngân hàng giảm 1,5% xuống còn 617 tỷ đồng. Kéo
theo, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng giảm từ 2,44% xuống
2,24%.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
1
0
Ngoài ra lợi nhuận sau thuế m 2021 263.433 triệu đồng tăng 93.925 triệu đồng
tăng 55.41% so với năm 2020 tuy nhiên vẫn giảm so với tốc dộ tăng của năm 2020
so với 2019 tăng 127.16%.
Bên cạnh đó, đoạt động cho vay đã có mức tăng trường cao nhờ vào quá trình cơ cấu
khách hàng chiến lược chăm sóc hiệu quả. Các sản phẩm cho vay tại GP bank
hướng đến nhiều phân khúc khách hàng với nhiều mục đích vay khác nhau: Vay tiêu
dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay đầu TSCĐ, tái cấu vốn m theo là các công
văn ban hành trên toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Bảng 1-3: Quy mô cho vay tại GP bank
Đơn vị: triệu đồng
Quy
mô cho
vay
2019
Quy
mô cho
vay
2020
Quy
cho vay
2021
% tăng/ giảm
2021/2019
% tăng/ giảm
2021/2020
+/-
%
+/-
%
Khối
KHCN
16.230
18.211
20.156
3.926
24.19%
1.945
10.68%
Khối
KHDN
8.841
7.464
7.343
-1.498
-16.94%
-0.121
-1.62%
Tổng
25.071
25.675
27.499
2.428
9.68%
1.824
7.10%
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Trong năm 2021 quy mô cho vay khách hàng đạt 27.499 triệu đồng. Cho vay KHCN
đạt 20.156 triệu đồng chiếm 73.3% tổng quy cho vay tăng 10.68% so với m
2020 tăng 24.19% so với m 2019 sự tăng trưởng y thể do chính sách
marketing của ngân ng tốt lãi suất ưu đãi cho người tiêu dùng giảm còn
4,6%/năm. Cho vay KHDN đạt 7.343 triệu đồng chiếm 26.7% trong tổng quy cho
vay giảm 1.62% m 2020 16.94% so với m 2019, sự suy giảm này thể do
ngân hàng lãi suất ưu đãi giảm còn chỉ từ 4,6%/năm nhưng chất lượng n dụng
không thể giảm n nhiều doanh nghiệp không đáp ng đủ yêu cầu tín dụng hoặc
cũng một phần do dịch bệnh khiến nhiều khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 11
phải đóng cửa nên quy cho vay KHDN giảm. thể thấy cho vay KHCN đóng
vai cho chủ đạo trong nguồn thu của ngân hàng.
Hình 1-2: Quy mô vốn chủ sở hữu tại GP bank
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngày càng tăng, điển hình năm 2021 quy mô vốn đạt
4,182 tỷ đồng tăng 6.42% so với năm 2020 và tăng 11.21% so với năm 2019,
VCSH tăng hàng năm chủ yếu do ngân hàng bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận giữ
lại. Lợi nhuận chưa phân phối đạt hơn 903 tỷ đồng tăng 55.42% so với năm 2020
chủ yếu do kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt.
Hình 1-3: Doanh thu tại GP Bank
Đơn vị: Triệu đồng
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
1
2
Thu nhập ngoài lãi m 2019 được tập trung đẩy mạnh nhằm nâng cao cơ cấu trong
tổng thu nhập. Hết năm 2019 thu ngoài lãi đạt 341.924 triệu đồng chiếm 28.55%.
Tăng trưởng ngoài lãi chủ yếu dựa trên lãi từ hoạt động khác.Cụ thể thu từ hoạt động
khác đạt 237.318 triệu đồng chiếm 69.4% nhờ hoạt động xử lý thu hồi nợ, thu từ kinh
doanh ngoại hối đạt 50.644 triệu đồng chiếm 14.81% còn lại là thu từ hoạt động dịch
vụ và mua bán chứng khoán đầu tư.
Năm 2020 thu nhập ngoài lãi không còn được trú trọng đẩy mạnh như năm 2019. Thu
nhập ngoài lãi trong m y đạt 241.760 triệu đồng giảm 29.3% so với m 2019
đóng góp 20.47% trong tổng doanh thu.Thu nhập từ hoạt động khác vẫn chiếm t
trọng lớn, đạt 157.547 triệu đồng giảm 33.61% so với năm 2019; chiếm 65.17% trong
thu nhập ngoài lãi trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ,kinh doanh ngoại hối, mua
bán chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ.
Đến năm 2021, thu nhập ngoài lãi tiếp tục giảm, đạt 177.889 triệu đồng chiếm
17.96% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động khác đạt 50.806 triệu đồng giảm
67.75% so với năm 2020 có thể do ngân hàng đã thu hồi được các khoản nợ khó đòi.
Trong năm 2021 thì thu nhập từ các hoạt động sấp xỉ nhau thấp nhất thu từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối đạt 21.661 triệu đồng chiếm 12.18%.
Bảng 1-4: Chi phí hoạt động tại GP bank
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 13
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2019
2020
2021
% tăng/giảm
2021/2020
+/-
%
Chi nộp thuê và các khoản phí, lệ phí
51
67
69
2
2.99%
Chi phí cho nhân viên
1.220
3.483
3.792
309
8.87%
Chi về tài sản
891
923
1.021
278
30.12%
Chi cho hoạt động quản lý công vụ
1.201
1.513
1.782
269
17.78%
Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi
của KH
202
230
274
44
19.13%
Chi phí dự phòng giảm giá các khoản
ĐTDH và DP khó đòi
(117)
209
(547)
(756)
-
361.72
%
Tổng
3.448
6.425
6.391
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Chi phí hoạt động trong năm 2019 đạt 3.448 triệu đồng, trong đó chi phí chiếm t
trọng lớn chi phí cho nhân viên chiếm 35.38% chi cho hoạt động quản lý công
vụ chiếm 34.83%. Trong năm 2020, chi phí hoạt động tăng vượt trội đạt 6.425 triệu
đồng gấp 1.86 lần năm 2019 chủ yêu tăng chi phí cho nhân viên đạt 3.483 triệu
đồng tăng gấp 2.85 lần so với m 2019. Sở sự gia tăng y từ tăng lương,
bổ sung nguồn nhân lực và chính sách chi hỗ trợ các nhân viên trong mùa dịch. Bên
cạnh đó GP bank cũng tăng ờng đầu tài sản cố định và sửa chữa văn phòng đồng
thời đẩy mạnh đầu các hệ thống nhằm số hóa hoạt động ngân hàng. GP bank liên
tục đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy bán hàng chăm sóc khách hàng tập trung
mảng tín dụng nhằm tăng doanh thu phí dịch vụ cho ngân hàng.
Trong năm 2021 Gp bank tiếp tục phân bổ ngân sách để đầu cho c nhiệm vụ phát
triển dài hạn như các dán nâng cấp công nghệ thông tin, tăng chi phí nhân sự thu
hút nhân tài tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm đưa Ngân hàng đến gần hơn với
cuộc cách mạng Fintech. Chi phí cho nhân viên trong năm y tiếp tục tăng đạt 3.792
triệu đồng chiếm 59.33% tổng chi phí. Tuy nhiên tổng chi phí trong năm lại giảm so
với năm 2020, mức giảm này do chi phí dự phòng giảm giá các khoản ĐTDH và DP
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
1
4
khó đòi giảm các khoản chi phí khác đều tăng, ngân hàng có thể chưa quản lý tốt các
loại chi phí và chưa có sự điều chỉnh phù hợp.
1.3. Quy định về cấp tín dụng cho KHDN tại GP bank
Phương thức trả nợ: Trả gốc phân ktheo tháng/quý; trả lãi hàng tháng theo n
giảm dần
Cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ
Tài trợ đến 85% tổng nhu cầu vốn.
Được tư vấn giải pháp tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,69%/năm.
Thời gian giải quyết nhanh chóng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt.
Điều kiện:
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phương án kinh doanh hiệu quả.
Tài sản bảo đảm linh hoạt: Bất động sản, ô tô, giấy tờ có giá,…
Cho vay theo dự án đầu tư
Hỗ trợ tối đa 85% nhu cầu vốn của từng phương án.
Phương thức vay vốn: từng lần hoặc theo hạn mức.
Thời gian xử lý, xét duyệt khoản vay nhanh chóng, phong cách phục vụ chuyên
nghiệp.
Phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt Điều kiện:
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín
dụng của GPBank trong từng thời kỳ.
Tài sản bảo đảm: Quý khách thể sử dụng các tài sản bất động sản, máy
móc thiết bị, hàng hóa tồn kho, các quyền đối với tài sản các tài sản khác
thuộc sở hữu Khách hàng hoặc tài sản của người thứ ba bảo lãnh.
Quý khách năng lực kinh doanh khả năng tài chính tham gia vào phương
án vay vốn.
Quý khách hoàn thiện hồ vay vốn theo hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 15
1.4. Vị trí thực tập
Vị trí thực tập tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh
Hà Nội : Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Hoạt động: Học và thực tập các kỹ năng bán sản phẩm của khách hàng doanh nghiệp
như: Mở tài khoản thanh toán doanh nghiệp kèm tài khoản chi lương cho doanh
nghiệp,tìm kiếm khách hàng và mở các hợp đồng tín dụng về vốn dành cho sản xuất
kinh doanh, bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
1
6
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Mục tiêu của bài chuyên đề: “ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu”. Chương I của chuyên đề đã đề cập những nội dung sau:
-Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng GP Bank
-Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của ngân hàng
-Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng
-Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2019-
2021
-Quy định về cấp tín dụng trên hệ thống ngân hàng
Chương II bài chuyên đề sẽ đề cập đến thực trạng về công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng GP Bank- Chi nhánh Hà Nội.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Nội a, Tổ chức
công tác phân tích tài chính KHDN tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu( Gp bank)- Chi nhánh Hà Nội
Việc phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại do chuyên viên QHKH bộ phận phòng kinh doanh thực hiện. Việc tổ chức phân
tích phải khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động của
khách hàng và mục tiêu của ngân hàng. Trình tự phân tích tài chính khách hàng bao
gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn lập kế hoạch phân tích
Trong giai đoạn này, cán bộ ngân hàng phải xác định được mục tiêu phân tích và xây
dựng chương trình phân tích.
Giai đoạn tiến hành phân tích
Đây giai đoạn triển khai thực hiện các ng việc trong kế hoạch. Trong giai đoạn
này, cán bộ ngân hàng tiến hành thu thập tài liệu và xử lý số liệu; tính toán, xác định
dự đoán; tổng hợp kết quả rút ra nhận xét.Căn cứ theo các o cáo tài chính,
bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC, Tờ khai thuế,..
Giai đoạn hoàn thành kế hoạch phân tích
Giai đoạn cuối cùng là lập báo cáo phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích.Lưu trữ
hồ giải ngân và hồ sơ tín dụng tại bộ phận quản trị của ngân hàng theo đúng quy
định.
- Quy định về công c phân tích BCTC trong hoạt động n dụng tại Ngân hàng
Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu thông qua các văn bản sau:
Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức” Quy định
số923/2017QĐ-Gp bank ngày 29/09/2017
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
1
8
Công n số 275/GP bank- QLTD V/v ớng dẫn triển khai Hệ thống xếp
hạngtín dụng nội bộ ngày 25/12/2017
b, Quy định về công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại NHTM
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội-‘‘Quy định số 923’’
Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể nói là mối quan tâm hàng đầu và là vấn đ
ảnh hưởng lớn của tất cả các ngân hàng trên toàn cầu. Để hỗ trợ đưa ra các quyết định
tín dụng dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính hiện tại, dự báo dòng tiền trong
doanh nghiệp và phân tích đảm bảo nợ vay; hơn thế nữa là để phát huy tinh thần liêm
chính của các cán bộ nhân viên trong việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quy trình
đánh giá BCTC của GP bank đã được GP bank quy định trong văn bản nghị định
của hệ thống ngân hàng và ban hành cho các chi nhánh/phòng giao dịch sau khi được
kiểm soát nội bộ và điều chỉnh để tuân thủ các quy định và pháp luật của Ngân hàng
Quốc gia.
Tại GP bank quá trình phân tích BCTC KHDN thông qua các văn bản sau: -“Quy
trình cấp tín dụng khách hàng thuộc quản lý khối khách hàng doanh nghiệp áp dụng
cho các khách hàng vừa và nhỏ”
-Các thông nghị định của bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập sử dụng
các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tài chính, nợ
phải thu khó đòi bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình y lắp tại doanh nghiệp.
Đối tượng để tiến hành phân tích là các BCTC thời điểm gần nhất và hai năm liền kề
với thời điểm doanh nghiệp cung cấp hồ sơ xét duyệt vay vốn của mình. Trong
đó,hồ BCTC của khách hàng bao gồm sẽ có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Từ những thông tin trên chuyên viên KHDN sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh
nghiệp trên dựa vào BCTC đã được doanh nghiệp cung cấp.
2.1.2. Phương pháp phân tích
Trong văn bản hướng dẫn phân tích tài chính KHDN mà ngân ng GP bank áp dụng
trên toàn hệ thống ngân hàng các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân
tích: phương pháp so sánh, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số, phân tích dòng tiền
dự báo dòng tiền. Tuy nhiên các cán bộ nhân viên sẽ căn cứ vào loại hình doanh
nghiệp, lĩnh vực hoạt động,... để chọn phương pháp phân tích phù hợp, nhưng ch
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 19
yếu dùng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cấu phương pháp
phân tích chỉ số.
Phương pháp so sánh: đây phương pháp được sử dụng phổ biến trong toàn hệ thống
Ngân hàng tại Việt Nam. Bởi phương pháp này mang tính tổng hợp cao, sử dụng
được cả trong phân tích BCĐKT, BCKQKD và BCLCTT. Dựa vào phương pháp y
cho biết xu hướng biến động về cả quy lẫn số lượng. Trong khi phân tích, sử
dụng phương pháp này có thể đánh giá được xu hướng thay đổi các chỉ tiêu tài chính
qua các năm, thường đánh giá theo hướng tăng hay giảm, ng gấp bao nhiêu lần hoặc
phần trăm thay đổi bao nhiêu từ đó bước đầu nhận xét kết quả hoạt động và xu hướng
của DN tốt hay xấu.
Phương pháp phân tích cấu: Tính toán t trọng của các khoản mục/tài khoản chi
tiết trong những khoản mục chính trên BCTC. Để đánh giá tính trọng yếu của từng
khoản mục thành phần trong khoản mục tổng quát nhằm lựa chọn các khoản mục
trọng yếu để đánh giá và phân tích.
Phương pháp phân tích chỉ số: Sử dụng 6 nhóm chỉ tiêu chính: chỉ tiêu đòn bẩy tài
chính để đo lường cơ cấu nợ với VCSH và tổng nguồn vốn; Chỉ tiêu về thanh khoản
để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng tài sản dễ chuyển
đổi thành tiền; chỉ tiêu về khả năng hoạt động để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản;
chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng để đánh giá khả năng ng trưởng mở rộng quy
mô, Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời để đo lường mối quan hgiữa lợi nhuận
so với doanh thu hoặc các khoản đầu các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền để đánh
giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích dòng tiền: Dựa vào phân tích dòng tiền của doanh nghiệp trên
báo cáo LCTT để đánh giá sự bền vững của dòng tiền do doanh nghiệp tạo ra trong
quá khứ.
Phương pháp dự báo dòng tiền: Dự báo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp hoặc
gián tiếp tùy theo số liệu thu thập được để dự báo khả năng thanh toán nợ của doanh
nghiệp trong kỳ tới.
Các phương pháp y kết hợp với khảo sát thực tế tại doanh nghiệp các chuyên viên
sẽ đánh giá được các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng BCTC của nhiều
năm liên tiếp, từ đó những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động đồng thời
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
0
đánh giá được khả năng thanh toán nợ của khách hàng, để phục vụ cho công tác cấp
và xếp loại tín dụng KHDN.
2.1.3. Thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính KHDN tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)
Theo văn bản ban hành áp dụng trên toàn hệ thống, thông tin sử dụng trong quá trình
phân tích: hệ thống các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán hoặc sau quyết toán
thuế) bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT ; các nguồn
thông tin khác như các thông tin về tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và
các thông tin về tình hình kinh tế xã hội.
Hệ thống Báo Cáo Tài Chính
Báo cáo tài chính được sử dụng làm nguồn dữ liệu chính để phân tích hoạt động tài
chính của công ty. Qua quan sát, phân tích báo cáo tài chính, người phân tích thể
đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, lợi nhuận và triển vọng kinh doanh. Bảng cân
đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn
hình thành các tài sản đó tại thời điểm nhất định,bảng cân đối kế toán báo cáo i
chính quan trọng, không thể thiếu khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu trên bảng được trìnhy tổng quát,có logic, có hệ thống nhằm đảm bảo
cho người sử dụng nắm bắt thông tin dễ dàng phân tích nhanh chóng. Phần “Tài
sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản doanh nghiệp hiện đến cuối kkế toán.
Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành tài sản, tlệ kết cấu nguồn vốn
trong tổng số nguồn vốn hiện có, phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính
của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và các
kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong thời k nhất định, bao gồm kết quả
kinh doanh kết quả hoạt động khác. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
sẽ thể hiện lợi nhuận, doanh thu, lãi/lỗ của doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo tài chính
này đem lại tác dụng quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản trị cũng như
quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: dùng để xem xét, dự đoán khả năng về số lượng,thời gian
và độ tin cậy của luồng tiền:
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 21
-Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh luồng tiền phát sinh ở các hoạt động kinh
doanh tạo ra doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp và các hoạt động khác (ngoài hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính)
-Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: phát sinh từ hoạt động mua sắm,xây dựng, thanh
lý, nhượng bán tài sản dài hạn các khoản đầu khác không thuộc khoản ơng
đương tiền.
-Luồng tiền từ hoạt động tài chính: phát sinh từ hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy
mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu, vốn vay của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính: tả, tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông
tin, số liệu đã trình bày trên các báo cáo tài chính trên.
Nguồn thông tin khác
Yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp: Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về
đặc điểm tổ chức quản kinh doanh của doanh nghiệp về: loại hình, quy
doanh nghiệp, đặc điểm bộ y quản lý, trình độ quản lý, ngành nghề kinh doanh,
sản phẩm, hàng hóa, năng lực của lao động, năng lực cạnh tranh,..những thông tin về
tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử
dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán,...Với mỗi thông tin về doanh nghiệp đều
phản ánh phần nào nguyên nhân của các chỉ số thể hiện trên báo cáo tài chính.
Yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp: Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố
mang nh khách quan như: môi trường kinh doanh,chế độ chính trị hội, tăng
trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ,
chính sách thuế... Thông tin theo ngành kinh tế, những thông tin kết quả hoạt động
của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế
liên quan đến sản phẩm, tiến trình kthuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động
đến khả năng sinh lời,vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế,độ lớn
của thị trường triển vọng phát triển...Những thông tin thu thập nhằm phục vụ phân
tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, không phải tất cả các thông tin đều được
lượng hóa cụ thể mà nhà phân tích cần dựa vào khả năng tư duy tổng quát, khả năng
quan sát của bản thân để đưa ra kết luận phù hợp. Để phân tích một cách hiệu quả,
sở dữ liệu phục vụ phân tích phải được thu thập đầy đủ, thích hợp đảm bảo tính
chính xác.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
2
2.1.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp:
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình phân tích tài chính KHDN
Chi nhánh ngân hàng đơn vị quy lớn trong toàn hệ thống ngân hàng tại GP
bank-chi nhánh Nội việc phân tích tài chính KHDN sẽ do chuyên viên phòng kinh
doanh trực tiếp thực hiện. Kết quả phân tích sẽ được gửi lên Phòng phân tích tại hội
sở để đánh giá lại, những khách hàng quy lớn thường quy trình sẽ phức tạp
hơn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nhìn chung các bước phân tích
tài chính KHDN đầy đủ của chuyên viên phòng kinh doanh-chi nhánh Nội sẽ được
thực hiện theo đúng quy trình như ở sơ đồ trên.
Bước 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu
Thu thập tài liệu
Sau khi xác định nhu cầu vay của khách hàng. chuyên viên phòng kinh doanh sẽ bắt
đầu thu thập những thông tin bản của khách hàng các thông tin sử dụng cho
việc phân tích BCTC. Để phục vụ cho việc phân tích BCTC chuyên viên phòng kinh
doanh cần thu thập thông tin ngành (các thông tin,báo cáo, dự báo về nhóm
ngành);thông tin tài chính( bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT, Thuyết
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 23
minh BCTC ,báo cáo thuế, tờ khai VAT, chi tiết tài khoản, biên bản kiểm kê vật tư,
sản phẩm....);thông tin phi tài chính(báo cáo kết, tổng kết tình hình hoạt động,
chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh....);Các thông tin thu được từ trao đổi với
lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp về nhu cầu vốn vay, hình thức vay, loại tài sản đảm
bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của DN; Thông tin chuyên viên QHKH doanh
nghiệp thu thập từ bên thứ ba: thông tin của phòng KHDN tìm kiếm bằng việc mua
hoặc tìm kiếm từ các quan kiểm toán, quan thuế ,CIC, đối tác của doanh nghiệp,
thông tin đại chúng. Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin thì chuyên viên kinh
doanh sẽ lưu tài liệu vào hồ sơ tín dụng của khách hàng và nhập lên hệ thống quản
tài sản của ngân hàng.
Thẩm định số liệu trên BCTC doanh nghiệp.
-Khi thẩm định số liệu trên BCTC doanh nghiệp, cán bộ phải kiểm tra tổng quát
BCTC (tuân thủ phương pháp và thời gian tính khâu hao, Các phương pháp ghi nhận
doanh thu,chi phí...và sự khớp trùng từng biểu trong BCTC giữa các niên độ ); đánh
giá chất lượng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp;đánh giá đầu tư tài chính, tài sản
cố định,tài sản khác và các loại chi phí của doanh nghiệp.
Tổng hợp kết quả và điều chỉnh.
Căn cứ vào kết quả thẩm định BCTC của KHDN ở trên chuyên viên QHKH xem xét
tính toán các chỉ tiêu cần điều chỉnh trên Bảng CĐKT và BCKQKD của doanh
nghiệp. Sau đó cán bộ phân tích sẽ tiến hành phân tích tài chính KHDN dựa theo số
liệu sau khi điều chỉnh.
Bước 2: Phân tích BCTC
Chuyên viên kinh doanh tiến hành phân tích cơ cấu biến động tài sản-nguồn vốn của
doanh nghiệp hiệu quả SXKD, khả năng thanh toán, dòng tiền, vay nợ của doanh
nghiệp.
Phân tích biến động tài sản-nguồn vốn
Phân tích hiệu quả SXKD
Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích dòng tiền
Phân tích vay nợ
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
4
Bước 3:Tổng hợp kết quả và rút ra nhận xét
Căn cứ vào những nội dung phân tích bên trên thì chuyên viên QHKH phòng kinh
doanh sẽ chấm điểm n dụng doanh nghiệp, đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch;
đề ra những rủi ro và phương hướng giải quyết sau đó đưa ra quyết định tín dụng đối
với doanh nghiệp.
2.1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng
tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)
a. Phân tích thông tin phi tài chính
-Pháp khách hàng: Cán bộ TĐTD kiểm tra hồ vay vốn,hồ pháp
khách hàng cung cấp đã đầy đủ, đáp ứng quy định hay chưa.
-cấu vốn chủ sở hữu: Cán bộ TĐTD kiểm tra vốn điều lệ đã được góp đủ
hay chưa, đồng thời đánh giá sự biến động của cấu vốn góp của các cổ đông
thành viên góp vốn.
-Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Sản phẩm, dịch vụ: Cán bộ TĐTD đánh giá đặc tính, chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh có cơ cấu doanh thu chiếm từ 20%
trở trên.
+ Năng lực sở vật chất: Cán bộ TĐTD đánh giá cụ thể thực trạng và công suất
thiết kế, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công nghệ,
quy trình sản xuất của doanh nghiệp có những lợi thế gì (về chất lượng, giá cả,...) so
với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
+ Nguồn cung cấp đầu vào thị trường tiêu thụ: Cán bộ TĐTD tìm hiểu về các
đối tác đầu vào –đầu ra của doanh nghiệp, các đặc điểm chủ yếu về phương thức mua
hàng, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng.
-Tình hình ngành ng: Cán bộ TĐTD cập nhật thông tin, phân tích về diễn
biến ngành trong thời gian vừa qua (12 tháng gần nhất)và đánh giá xu ớng ngành
trong thời gian tới. Ngoài ra, cán bộ TĐTD cần tóm tắt các nhân tố chính của ngành
có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
-Vị thế/Thị phần của doanh nghiệp
-Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 25
-Khả năng cạnh tranh: Cán bộ TD đưa ra nhận định về lợi thế, bất lợi về
sản phẩm (chất lượng, giá cả), về kênh tiêu thụ,... của khách hàng so với các đối thủ
cạnh tranh.
-Chất lượng quản lý:
+ hình tổ chức và quản lý: n bộ TĐTD đưa ra nhận xét về sự phù hợp của
hình tổ chức quản doanh nghiệp đang áp dụng với loại hình doanh nghiệp
đã đăng ký; doanh nghiệp đã ban hành những quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ của mỗi phòng ban hay chưa.
+ Năng lực của bộ máy lãnh đạo
+ Môi trường nhân sự nội bộ: Cán bộ thẩm định nhận xét về số lượng nhân sự hiện
tại của doanh nghiệp; phát hiện xem doanh nghiệp có phát sinh vấn đcông đoàn, bãi
công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và lao động đáng kể trong 12 tháng qua hay
không; đánh giá chính sách lương, chế độ đãi ngộ có hợp lý.
b. Phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính mà khách hàng cấp cho GP bank phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ
bản theo quy định của pháp luật và GP bank.Thứ nhất, BCTC được lựa chọn phải có
sự tin cậy cao nhất mà doanh nghiệp có thể có, BCTC đã được kiểm toán hoặc quyết
toán thuế, BCTC phải được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp kí đóng
dấu giáp lai cũng như chữ của kiểm toán viên và cấp thẩm quyền của công
ty kiểm toán được giao kiểm toán cho doanh nghiệp đó. Thứ hai,tín dụng được cấp
cho pháp nhân nào thì phân tích BCTC của pháp nhân đó;trường hợp bên thứ ba bảo
lãnh toàn bộ giá trị khoản tín dụng đó thì phân tích BCTC của cả bên thứ ba.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của phân tích này xác định, phân ch mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu
trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế
toán liên tiếp với số liệu trung bình của ngành (nếu có) với các doanh
nghiệp khác.Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo của
doanh nghiệp, thể giúp ngân ng tránh được những rủi ro không khả năng
thanh toán của doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
không tốt.
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
6
•Đánh giá quy mô Tổng tài sản/ Tổng nguồn vốn; Sự hợp lý về cơ cấu tài sản, nguồn
vốn với lĩnh vực hoạt động thông qua bảng cân đối kế toán.
Kết cấu của BCĐKT gồm 2 phần:
-Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện của doanh nghiệp bao
gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mỗi loại đó lại bao gồm nhiều chỉ tiêu khác
nhau được sắp xếp theo một trình tự phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý trong
từng giai đoạn. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu y phản ánh số i sản hiện của
doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo, còn xét về mặt pháp lý nó phản ánh vốn thuộc
quyền sở hữu và quyền quản lý lâu dài của doanh nghiệp.
-Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản, bao gồm: nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu. Mỗi loại lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau cũng được
sắp xếp theo một trình tự thích hợp với yêu cầu của công ty quản lý. Xét về mặt kinh
tế, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên tài sản
của Doanh nghiệp; còn xét về phương diện pháp lý, các chỉ tiêu y phản ánh trách
nhiệm pháp của doanh nghiệp đối với các đối tượng đầu vốn (Nhà ớc, ngân
hàng, cổ đông) cũng như với khách hàng thông qua các khoản nợ phải trả.
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta thể biết được toàn bộ tài sản hiện của doanh
nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhóm các chỉ số về khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh toán hiện hành, khnăng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn
hạn
Tỷ
Tỷ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 tức là TSLĐ lớn hơn Nợ ngắn hạn, lúc này các
tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế nhà phân tích sẽ đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh trong khoảng thời gian ngắn
hạn. Tỷ số y chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một
giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, vì thế tỷ số này phải được xem xét liên tục và
phải xác định rõ nguyên nhân gây ra kết quả đó để nhằm đảm bảo cho nhà phân tích
luôn theo dõi sát sao tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có
những quyết định phù hợp.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 27
Hệ
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho
sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục TSLĐ
khác. Tương tự như việc xem xét tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh
cũng cần được đánh giá dựa trên các khoản phải thu khó đòi để nhà phân tích đảm
bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
Nhóm các chỉ số về hoạt động: ng quay vốn lưu động, vòng quay khoản phải thu,
vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải trả người bán.
Vòng quay VLĐ xác định số ngày hoàn thành 1 chu kkinh doanh của doanh nghiệp.
Khi chỉ số y quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả ng luân chuyển
hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu qu
hoạt động của doanh nghiệp.
Số ngày tồn kho bình quân= Số ngày trong kỳ/Vòng quay hàng tồn kho
Tỉ số này cho biết năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn.Khi vòng quay khoản phải
thu cao cho thấy công ty đang những đối tác hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhanh,
ngược lại vòng quay khoản phải thu thấp cho biết chính sách bán hàng của doanh
nghiệp chưa tốt.
Số ngày tồn kho bình quân= Số ngày trong kỳ /Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho, chỉ số này càng cao, tốc độ quay
vòng của hàng hóa càng nhanh,doanh nghiệp lưu thông hàng hóa tốt. Khi hệ số này
quá cao, thì cần lưu ý thể lượng hàng tồn kho thiếu hụt sẽ khiến doanh nghiệp
không đủ khả năng cạnh tranh.
Số ngày phải trả người bán= Số ngày trong kỳ / Vòng quay khoản phải trả
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
2
8
Vòng quay phải trả số ngày phải hoàn trả nợ chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của
doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. ng
quay phải trả thấp thể dấu hiệu cho thấy công ty rất uy tín và khách hàng
tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy
khách hàng đang khó trả các khoản nợ đến hạn. Nhóm các chỉ số về hiệu quả: ROA,
ROE, ROS Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Hệ số y phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
doanh nghiệp thực hiện trong k sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất y càng
lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng
sinh lời của tài sản càng tốt, trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu y để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về
bao nhiêu lợi nhuận, từ đó đánh giá doanh nghiệp m ăn như vậy hiệu quả hay
không. Tỷ số càng cao thì trình độ sử dụng VCSH của doanh nghiệp càng cao.
2.1.6. Minh họa phân tích tình nh tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội.
Phần A: Nội dung trình của chuyên viên QHKH
Bảng 2-1: Nội dung trình
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
GHTD khách hàng
đề nghị cấp năm
2021
GHTD năm 2020 (nếu có)
Đã được
GPBank cấp
Số dư tín dụng
cao nhất trong
kỳ
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 29
1. Giới hạn tín dụng, trong
đó
2.500
- Giới hạn cho vay ngắn hạn
2.500
2. Phương thức cấp tín
dụng:
Cho vay theo phương thức hạn mức
3. Thời gian cho vay tối đa
trên một Giấy nhận nợ
(trường hợp cho vay theo
phương thức HM)
02 Tháng/ GNN
4. Mục đích cấp tín dụng
Vay bổ sung vốn lưu động
5. Thời gian duy trì GHTD
12 tháng
6. Phương thức trả nợ
- Gốc trả cuối k của mỗi khế ước
- Lãi trả vào ngày 25 hàng tháng
7. Phương thức giải ngân
Chuyển khoản
8. Lãi suất cho vay
Theo quy định của GPBank tại thời điểm giải ngân. Lãi
suất thay đổi theo từng khế ước cụ thể áp dụng theo công
văn số 1039/2021/TGĐ-NHDK10+12+13+15 của Tổng
giám đốc ngày 06/07/2021.
9. Biện pháp bảo đảm Cấp TD có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD có bảo đảm một phần bằng tài sản
Cấp TD không bảo đảm. Áp dụng biện pháp bảo đảm
bổ sung.
10. Tài sản bảo đảm 01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất tại địa chỉ: LK04-35, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3, khu đô thị
Gamuda Garden, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Nội theo
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tài sản khác gắn
liền với đất” số DD 585522, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phốNội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Bảo Trung.
Giá trị của tài sản bảo đảm (căn cứ Báo cáo thẩm định giá
số 429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 của Phòng
Định giá tài sản TSC) là: 11.183.000.000 đồng (Bằng
chữ: Mười một tỷ, một trăm m mươi ba triệu đồng chẵn)
đảm bảo tối đa cho khoản vay 8.387.250.000 đồng. T lệ
cho vay/Giá trị TSBĐ: 22,36%.
Phần B: Kết quả thẩm định khách hàng
1. Danh mục hồ sơ:
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3
0
Bảng 2-2: Danh mục hồ sơ thẩm định
STT
Tên hồ sơ tài liệu
Bản
gốc
Bản sao y
Bản
phô
Sao y
công
chứng
Sao y
công ty
1. Hồ sơ pháp lý
1
Giấy chứng nhận ĐKKD số
0105264715
X
2
Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu
dấu
X
3
Điều lệ Công ty
X
4
CMND của ông Phùng Tuấn Anh
X
5
Quyết định v/v bổ nhiệm kế toán
trưởng
X
6
CCCD của kế toán trưởng
X
7
Giấy xác nhân số CMND kế toán
trưởng
X
2. Hồ sơ vay vốn
1
Giấy đề nghị vay vốn
X
2
Giấy đề nghị cấp GHTD
X
3
Phương án vay vốn và trả nợ
X
3. Hồ sơ TSĐB
1
BC kết quả TĐG TSĐB ngày
30/11/2021
X
2
Biên bản định giá TSĐB ngày
30/11/2021
X
4. Hồ sơ tài chính
1
- Hợp đồng mua bán đầu vào
- Hợp đồng mua bán đầu ra
X
X
2
- Hóa đơn GTGT đầu vào
- Hóa đơn GTGT đầu ra
X
X
3
Báo cáo tài chính thuế m 2018,
2019, 2020
X
X
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 31
dụng
4
Báo cáo tài chính nội bộ năm
9/2021:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động
SXKD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối số phát sinh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Bảng tổng hợp của các TK
511,331, 131
X
X
X
X
X
X
7
Tờ khai thuế GTGT của quý I, II, III,
IV năm 2020, Quý I, II, II/2021
X
8
Sao kê tài khoản công ty
x
9
Hợp đồng
01/2018-HĐCV/NHCT126-
THHHBT ngày 15/03/2018
x
10
Hợp đồng tín dụng số:
801700132870 ngày 24/12/2019
x
11
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng
x
hóa, dịch vụ bán ra
Bảng
12
dịch
hóa đơn, chứng từ hàng hóa, vụ
mua vào
x
13
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Quý I, II, III/2021
x
2. Đối tượng khách hàng:
Khách hàng phải khách hàng chiến lược, truyền thống (KHTT) của Chi
nhánh hay không?
Có, KHTT KHTT tiềm năng Không
Phân loại khách hàng:
Khách hàng mới thành lập
Khách hàng lần đầu quan hệ với GPBank
Khách hàng đã ngừng quan hệ trên 24 tháng so với thời điểm xem xét cấp tín
Khách hàng cũ, thời gian quan hệ: 12 tháng
Khách hàng và người có liên quan
Không
3. Tư cách pháp lý của khách hàng
Doanh nghiệp có đủ năng lực phát luật dân sự?
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3
2
Không, nêu cụ thể:
_ Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0105264715 do Phòng đăng kinh doanh -Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đăng ký lần đầu ngày 19/4/2011, đăng ký thay đổi
lần thứ 3 ngày 30/6/2014.
Địa chỉ: Số 1, ngõ 444/34/17 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội, Việt Nam.
Ngành nghề SXKD chính: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm);
Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
Vốn đăng kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 6.000 triệu đồng, cthể như
sau:
STT
Tên thành viên
Giá trị phần vốn góp
(VNĐ)
Tỷ lệ (%)
1
Nguyễn Tuấn Anh
6.000.000.000
100
+ Các cổ đông/thành viên đã góp đủ vốn điều lệ/vốn đăng ký Đã góp đủ
Chưa góp đủ
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Phùng Tuấn Anh, Chức vụ: Giám đốc
Có đủ năng lực hành vi dân sự?
Không, nêu cụ thể:…
Lý lịch tư pháp của người trực tiếp điều hành Doanh nghiệp
Chưa từng có tiền án tiền sự
Đã từng có tiền án tiền sự
Đang đối ợng bị nghi vấn của Pháp luật hoặc đang bị Pháp luật truy
tố
đối ợng đang các thông tin không tốt liên quan đến cách, bao gồm cả
các thông tin về vay nợ, huy động vốn, cờ bạc, nghiện hút, lừa đảo, vv… Trình
độ học vấn:
Đại học/Trên đại học Cao đẳng
Trung cấp Dưới trung cấp hoặc không có thông tin
Kinh nghiệm quản (số m kinh nghiệm quản trên lĩnh vực kinh
doanh):
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 33
Từ 7 năm trở lênTừ 5 năm đến dưới 7 năm
Từ 3 năm đến dưới 5Dưới 1 năm
năm
Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương tự (nếu có)
4. Quá trình phát triển của công ty
Ông Phùng Tuấn Anh Giám đốc đồng thời người đại diện theo pháp luật của
Công ty. Ông Tuấn Anh là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán
phân bón, n buôn hóa chất, dịch vụ cho thuê kho bãi,lưu trữ hàng hóa. Trước đây,
ông Tuấn Anh đã thời gian đi du học m việc tại nước ngoài cũng như công
tác trong một số các công ty ngành nghề kinh doanh liên quan. Nhận thấy tiềm
năng phát triển của ngành buôn bán phân bón, hóa chất do quen biết các mối nhập
hàng cũng như tìm được thị trường đầu ra ổn định ông Tuấn Anh đã về nước và thành
lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ quốc tế X chuyên kinh doanh buôn bán
phân bón, bán buôn hóa chất. Ông người trực tiếp điều hành quản công ty,
với kinh nghiệm quản sẵn tạo dựng được mối quan hệ hội,công ty đã
những bạn hàng thường xuyên ,lượng khách của công ty khá tốt đem lại lợi nhuận ổn
định cho công ty. Trong những năm gần đây, ông Tuấn Anh thấy kinh doanh dịch vụ
cho thuê kho,nhà xưởng một ngành nghề có tiềm năng phát triển ổn định, chi phí
vốn thấp lợi nhuận cao, rất nhiều nhu cầu nhưng nguồn cung chưa đủ đáp ứng.
Ông Tuấn Anh đã tạo dựng được thêm những mối quan hệ hội số lượng khách
hàng của Công ty đang ngày càng tăng chủ yếu những bạn hàng lớn uy tín
có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây lĩnh vực kinh doanh cho thuê
nhà xưởng, kho hàng chính hoạt động đem lại doanh thu chính cho Công ty hiện
tại (90% doanh thu). Hiện tại cơ cấu bộ máy quản của ng ty đã dần đi vào n
định và ngày càng mở rộng. phát triển.
5. Mô hình tổ chức
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Bảo Trung đăng ký kinh doanh loại
hình doanh nghiệp ng ty TNHH, tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành
nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, lựa chọn hình thức, phương thức huy động
sử dụng vốn, chủ động tìm kiếm thị trường…. Giám đốc Công ty điều hành chung
cho mọi hoạt động kinh doanh. Mô hình tổ chức khoa học, có sự chuyên môn hóa
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3
4
ràng, phân công công việc cụ thể, phù hợp với quy hoạt động hiện tại của Công
ty:
+ Ban Giám đốc có 02 người: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
+ Phòng Kế toán có 02 người: 1 người phụ trách kế toán, 1 Kế toán viên.
+ Phòng Kinh doanh có 02 người: 01 Trưởng phòng; 01 nhân viên.
+ Phòng hành chính 02 người: 01 người phụ trách hành chính tổng hợp, 01
người lái xe.
+ Bộ phận trực tiếp gồm: 02 người phụ trách quản lý kho, 01 nhân viên k thuật
điện nước, 03 nhân viên bảo vệ, 03 nhân viên kho 01 công nhận vệ sinh. chế
kiểm soát doanh nghiệp được kiểm tra một cách khách quan, thường xuyên nhằm đáp
ứng sự tuân thủ theo quy định của pháp luật. Từ nhận định trên thấy rằng nh
quản lý doanh nghiệp đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
+ Lựa chọn các tiêu chí đánh giá:
Cơ cấu phân cấp tổ chức, hoạt động; mô hình tổ chức, các phòng ban nghiệp vụ:
Rõ ràng, đầy đủ;
Chưa rõ ràng, đầy đủ;
Không rõ ràng, không phân chia thành các phòng ban.
chế quản tài chính (đối với Công ty con của tập đoàn/ Tổng công ty) và tổ
chức hệ thống kế toán
Cơ chế quản lý tài chính đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán rõ ràng
Cơ chế quản lý tài chính đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán chưa rõ ràng
chế quản lý tài chính chưa đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán tương đối
ràng
Cơ chế quản lý tài chính chưa đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán chưa rõ ràng
Thiết lập các quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ
Được thiết lập, cập nhật và kiểm tra thường xuyên
Được thiết lập nhưng chưa được thực hiện toàn diện trong thực tế
tồn tại nhưng không được chính thức hóa hay được ban hành thành văn
bản
Chưa thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình hoạt động
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 35
Nhận xét chung: Nhìn chung, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vquốc tế Bảo
Trung có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo điều hành hoạt động kinh doanh
hiệu quả. Giám đốc Công ty người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh cũng như quản lý doanh nghiệp.
6. Tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD
Quan hệ tín dụng với các TCTD khác: Có, cụ thể:
Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD theo bản vấn
tin CIC.
Bảng 2-3: Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên TCTD
Dư nợ đến thời điểm vấn
tin
Nhóm
nợ
Nợ ngắn
hạn
Trung
hạn
dài
1
Ngân hàng TMCP Công Thương
VN - CN Đống Đa
689
1
2
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan
1.118
1
VN CN Hà Nội
Tổng
1.807
(Nguồn: o cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội) Công
ty không nợ xấu trong 05 năm gần nhất. không bị chậm thanh toán thẻ tín dụng
trong 03 năm gần nhất, không nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất. - Theo bản
vấn tin CIC ngày 02/12/2021. ông Phùng Tuấn Anh Giám đốc ng ty hiện đang
nợ trung hạn đủ tiêu chuẩn 40 triệu đồng tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC
Việt Nam CN Nội, nợ đủ tiêu chuẩn 2.980 triệu đồng tại Ngân hàng BIDV
CN Nội. Ông Tuấn Anh tổng hạn mức thẻ tín dụng 652 triệu đồng tại 5 ngân
hàng: Vietinbank. HSBC. Shinhanbank. Standard Chartered. VPBank, tổng số tiền
phải thanh toán thẻ 7 triệu đồng. Ông Tuấn Anh không nợ xấu trong 03 năm gần
nhất, không có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất. - Cũng theo bản vấn tin CIC
ngày 02/12/2021, Nguyễn Thị Thanh ơng Phụ trách kế toán Công ty hiện
đang tổng hạn mức thẻ tín dụng 60 triệu đồng tại Techcombank, không n
cần thanh toán. Bà Hương không có nợ xấu trong 02 năm gần nhất, không có nợ cần
chú ý trong 12 tháng gần nhất.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3
6
Tình hình thực hiện nghĩa vụ phải trả (với cơ quan Nhà nước, lương, bạn hàng) •
Qua tìm hiểu DN thực hiện tốt công tác thuế cũng như các nghĩa vụ khác với
cơ quan nhà nước.
• Công ty luôn trả lương cho cán bộ công nhân viên đầy đủ. Việc thanh toán công nợ
cũng được Công ty thực hiện tốt.
Định hướng tín dụng:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón. bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng
hóa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật hiện hành. Hiện tại GPBank đang khuyến
khích cho vay đối với các doanh nghiệp vi nguồn thu nhập ổn định phát
triển.
Phần C: Phân tích ngành hàng, định hướng tín dụng
Phân tích ngành hàng
-Chu kỳ ngành hàng: Dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa loại hình dịch vụ trung
gian, chính vậy không tham gia vào quá trình sản xuất cũng như phân phối. -
Tính thời vụ của ngành hàng: Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ Công ty đang
cung cấp thì hoạt động quanh năm và cũng không chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động
của thị trường. Hiện tại Công ty cũng đang liên tục thực hiện các hợp đồng với các
đối tác đã ký một cách đều đặn.
-Xu hướng biến động của ngành trong thời gian tới: Hiện nay nhu cầu kho bãi rất
lớn, việc đầu tài sản cố định sẽ làm giảm nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp
phân phối hàng hóa nên nhu cầu thuê kho i được các doanh nghiệp phân phối hàng
hóa ưu tiên.
-Các chính sách của Chính phủ các Bộ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến ngành: Nền kinh tế đang đi vào giai đoạn dần ổn định và khôi phục sau đại dịch,
chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh cũng như chung
sống an toàn với đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ của Công ty
là cho thuê nên không bị ảnh hưởng.
-Rào cản gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới: Đây là ngành nghề tương đối dễ
tham gia tuy nhiên rào cản lớn nhất khi các doanh nghiệp gia nhập ngành là tìm mặt
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 37
bằng phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý chi phí sử dụng vốn và khả năng quản
trị điều hành.
-Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, mức độ cạnh tranh của bản
thân doanh nghiệp: Công ty có vị thế cạnh tranh khá trong ngành, đây cũng là ngành
nghề có mức độ cạnh tranh không quá lớn.
Định hướng tín dụng
Công ty hoạt động trong lĩnh vực: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng
hóa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật hiện hành. Hiện tại GPBank đang khuyến
khích cho vay đối với các doanh nghiệp vi nguồn thu nhập ổn định phát
triển. Chính vì vậy, xét thấy nhu cầu cũng như tiềm lực tài chính thì GPBank thể
cấp tín dụng cho Công ty.
Phần D: Kết quả thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài
chính .
1. Nguồn số liệu và chất lượng số liệu
Bảng 2-4: Nguồn số liệu
Báo cáo tài chính
của khách hàng
Đã/Đang kiểm toán
Đã quyết toán thuế
Chưa quyết toán/ Chưa
kiểm toán
+ Năm 2020
X
+ Năm 2019
X
+ Năm 2018
X
2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty
a. Hoạt động SXKD của khách hàng
-Lĩnh vực hoạt động chính: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
+ Số năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính: 10 năm
-Các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp: Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa
-Năng lực hoạt động SXKD:
+ Mô tả và đánh giá hiệu suất sử dụng cơ sở hạ tầng, vật chất, máy móc thiết bị: Hiện
tại tài sản cố định của công ty bao gồm: 01 Ôbán tải Mazda, 02 xe nâng, 01 Ô
bán tải Mitsubishi, 01 ô 7 chỗ, 01 bất động sản đầu tư, cùng nguyên liệu làm kho
các thiết bị phục vụ văn phòng. Hiện tại Công ty đang hoạt động hết công suất trên
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3
8
nền công việc sẵn có, địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty được đặt tại: Số 1,ngõ
444/34/17 Đội Cấn,phường Cống Vị, quận Ba Đình,thành phố Hà Nội,Việt Nam.
-Nguồn nhân lực: Số lượng 18 người.
Phương thức tổ chức hoạt động SXKD:
-Phương thức hoạt động: Đối với dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho hàng thì khách
hàng chính của Công ty các doanh nghiệp tập trung Nội. Công ty sẽ kết
hợp đồng cung ứng dịch vụ cho thuê với các đơn vị nhu cầu, sau đó hàng tháng
hàng quý thu tiền thuê theo từng thỏa thuận.
-Mạng lưới hoạt động,địa bàn hoạt động: Do đã hoạt động trong lĩnh vực cho thuê
nhà xưởng, kho hàng lâu năm nên mạng lưới hoạt động của Công ty khá đa dạng, tuy
nhiên hiện tại công ty đang tập trung cho thuê ở tại địa bàn Nội. Trong thời gian
tới với định hướng phát triển và mở rộng thị trường công ty sẽ tiến hành mở rộng địa
bàn hoạt động của mình để đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu những tỉnh n
cận.
-Thị trường:
Thị trường đầu vào:
Đánh giá của Chi nhánh về: Đầu vào của Công ty với một số đối tác:
Công ty cổ phần vận tải và chuyển phát nhanh An Pha tại Hà Nội.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bentoni
Công ty TNHH Giao nhận vận tải Biển Xanh
Tổng Công ty vận tải Thủy Cảng Hà Nội
Công ty CP Du lịch và xúc tiến đầu tư
Công ty CP Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao
Công ty cổ phần Logistics New Way
Công ty TMHH OCEANS NETWORK EXPRESS (Việt Nam)
Sự phụ thuộc vào các nguồn/nhà cung cấp yếu tố đầu vào:
Dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường, được hưởng chính sách
thanh toán ưu đãi
Bình thường
Phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp nhất định, khó khả năng m
kiếm các nhà cung cấp khác để thay thế Thị trường đầu ra:
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 39
Hiện nay, hoạt động dịch vụ kho bãi lưu trữ hàng a của Công ty đang hoạt
động hết công suất, với nguồn việc tới từ các đối tác như:
Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm
Công ty TNHH Phân Phối SNB
Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê
Bên cạnh đó, một phần doanh thu của công ty thu được từ việc bán hàng hóa cho
đối tác: Green feed agro SDN. BHD
Sự phụ thuộc vào một số khách hàng
Số lượng khách hàng lớn, đa dạng và DN có quyền định giá, phương thức bán
hàng, thanh toán
DN có quyền lựa chọn khách hàng
DN phụ thuộc vào một số ít KH, khó khả năng tiêu thụ SP cho các đối tương
KH khác, DN không có quyền lựa chọn KH (nêu tên các khách hàng chủ yếu, tỉ lệ
%tổng đầu ra)
DN vừa bị mất đi một số lượng lớn KH/Bị mất một số KH chiến lược -Đánh
giá lợi thế cạnh tranh:
Điểm mạnh: ng ty đã hoạt động lâu m, giám đốc người nhiều kinh
nghiệm quản lý. Lượng khách hàng của Công ty tương đối lớn và ổn định. Điểm
yếu: Công ty quy chưa lớn nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn
trong cùng lĩnh vực.
b. Kết quả thực hiện hoạt động SXKD của khách hàng
Bảng 2-5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH thương mại và
dịch vụ X
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ
tiêu/nă
m
31/12/2019
%/DTT
31/12/2020
%/DTT
30/09/2021
%/DTT
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
0
1.
Doanh
thu bán
hàng
cung
cấp dịch
vụ
23.250.057.821
100.0%
28.452.749.010
100.2%
20.527.333.801
100.0%
2. Các
khoản
giảm trừ
doanh
thu
-
-
(57.293.000)
0.2%
-
-
3.
Doanh
thu
thuần về
bán
hàng và
23.250.057.821
100%
28.395.456.010
100%
20.527.333.801
100%
cung
cấp dịch
vụ
4. Giá
vốn
hàng bán
(17.566.430.392
)
75.55%
(22.377.208.422
)
78.81%
(16.299.298.815
)
79.4%
5. Lợi
nhuận
gộp về
bán
hàng và
cung
cấp dịch
vụ
5.683.627.429
24.45%
6.018.247.588
21.19%
4.228.034.986
20.60%
6.
Doanh
thu hoạt
động tài
chính
2.435.022
0.01%
8.160.269
0.03%
275.455
0.001%
7. Chi
phí tài
chính
(149.529.515)
0.64%
(183.376.509)
0.65%
(99.880.482)
0.49%
- Trong
đó: Chi
phí lãi
vay
(149.529.515)
0.64%
(139.455.050)
0.49%
(99.880.482)
0.49%
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 41
8. Chi
phí n
hàng
-
-
-
-
-
-
9. Chi
phí quản
doanh
nghiệp
(5.295.959.553)
22.78%
(5.715.437.588)
20.14%
(3.829.135.226)
18.65%
10. Lợi
nhuận
thuần từ
hoạt
động
kinh
doanh
240.573.383
1.03%
127.593.760
0.45%
299.294.733
1.46%
11. Thu
nhập
khác
12.762.852
0.05%
150
0%
-
-
12. Chi
phí khác
(446.258)
0.002%
(104)
0%
-
-
13. Lợi
nhuận
khác
12.316.594
0.05%
46
0%
-
-
14.
252.889.977
1.09%
127.593.806
0.45%
299.294.733
1.46%
Tổng lợi
nhuận
kế toán
trước
thuế
15. Chi
phí thuế
TNDN
hiện
hành
(70.700.403)
0.3%
(26.118.761)
0.09%
(59.858.947)
0.29%
17. Lợi
nhuận
sau thuế
thu
nhập
doanh
nghiệp
182.189.574
0.78%
101.475.045
0.36%
239.435.786
1.17%
Theo báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH phòng kinh doanh tại GP bank-Chi
nhánh Hà Nội thì kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc
tế X được đánh giá như sau:
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
2
-Đánh giá quyxu hướng biến động,nguyên nhân tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận:
Công ty bắt đầu đăng ký kinh doanh từ tháng 04/2011 tới nay đã trải qua 10 năm hoạt
động. Tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày càng ổn định, tăng trưởng đều
đặn qua các m. Tính hết năm 2019 doanh thu thuần của Công ty đạt 23.250 triệu
đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 182.1 triệu đồng tương ứng 0.78%/ doanh thu thuần .
Tính đến hết năm 2020 doanh thu của Công ty ng trưởng mạnh lên 28.395 triệu
đồng lợi nhuận sau thuế đạt 101.4 triệu đồng. Theo số liệu cập nhật tới hết tháng
09/2021 thì doanh thu đã đạt 20.527 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 239.4 triệu
đồng.Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh rệt sau kết thúc quý 3 năm 2021(tăng
57.2 triệu đồng). Như vậy doanh thu thuần lợi nhuận sau thuế hàng năm đều khá
tốt điều y cho thấy sự hoạt động ổn định của Công ty. Trong m 2020 do chịu ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nên lợi nhuận sau thuế của Công ty sự sụt giảm nhẹ t
182.1 triệu đồng (cuối m 2019) xuống 101.4 triệu đồng (cuối m 2020). Tuy nhiên
với những biện pháp khắc phục cũng như sự hồi phục chung của nền kinh tế sau khi
Chính phủ kiểm soát được dịch bệnh,tình hình m ăn của công ty đã sự tăng
trưởng nhất định. Lợi nhuận sau thuế của ng ty đã tăng từ 101.4 triệu đồng lên
239.4 triệu đồng (tính đến 09/2021). Cùng ng giảm với doanh thu thuần về ng
bán cung cấp dịch vgiá vốn hàng bán. Năm 2020 giá vốn hàng bán tăng hơn
4.8 tỷ đồng ơng ứng tăng 27.39%,do doanh thu tăng nên việc tăng gvốn cho thấy
nhu cầu của khách hàng cũng tăng. Với số vốn tự có và quy mô của doanh nghiệp thì
mức lợi nhuận đạt được cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Bảng 2-6:Cơ cấu về doanh thu và lợi nhuận theo từng loại SP. dịch vụ/lĩnh vực
hoạt động
Các loại SP. dịch vụ/lĩnh vực
hoạt động chính của Công ty
Tỷ trọng doanh
thu/tổng doanh
thu
Tỷ trọng lợi
nhuận/tổng lợi
Thời gian hoạt
động
Cho thuê nhà xưởng. kho
hàng
90%
90%
10 năm
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 43
Buôn bán hóa chất. phân
bón
10%
10%
10 năm
thể thấy rằng hoạt động cho thuê nhà ởng, kho hàng hoạt động chính
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
a. Phân tích tình hình tài chính
Bảng 2-7: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động SXKD và tài chính của công ty
TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đơn vị: đồng
Tên chỉ tiêu/năm
31/12/2019
31/12/2020
30/09/2021
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
6.771.900.496
4.949.963.432
2.445.053.387
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
5.272.710.038
3.423.736.724
616.550.547
1.Tiền
5.272.710.038
3.423.736.724
616.550.547
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
836.557.454
424.674.365
834.381.417
1. Phải thu khách hàng
721.704.980
159.821.891
692.733.796
2. Trả trước cho người bán
114.852.474
114.852.474
141.647.621
5. Các khoản phải thu khác
150.000.000
IV. Hàng tồn kho
-
561.580.548
645.127.389
1. Hàng tồn kho
561.580.548
645.127.389
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
662.633.004
539.971.795
348.994.034
2. Thuế GTGT được khấu trừ
254.711.427
196.623.214
200.557.746
5. Tài sản ngắn hạn khác
407.921.577
343.348.581
148.436.288
B. Tài sản dài hạn
10.137.268.955
11.479.203.415
12.625.583.084
II. Tài sản cố định
2.494.566.800
3.869.025.838
5.174.952.668
1. Tài sản cố định hữu hình
2.494.566.800
3.869.025.838
5.174.952.668
- Nguyên giá
7.227.959.209
10.793.051.361
13.360.208.820
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(4.733.392.409)
(6.924.025.523)
(8.185.256.152)
III. Bất động sản đầu tư
7.642.702.155
7.610.177.577
7.450.630.416
- Nguyên giá
7.651.265.545
7.831.470.515
7.831.470.515
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(8.563.390)
(221.292.938)
(380.840.099)
- Khấu hao
4.741.955.799
2.403.362.662
1.420.777.790
Tổng cộng tài sản
16.909.169.451
16.429.166.847
15.070.636.471
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
10.444.992.668
10.327.691.802
8.729.725.640
I. Nợ ngắn hạn
8.499.950.072
9.132.492.610
6.860.826.452
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
4
2. Phải trả người bán
5.983.362.846
6.177.573.261
5.246.274.653
3. Người mua trả tiền trước
1.444.429.300
1.944.632.661
657.784.212
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
35.048.471
18.403.688
61.767.587
6. Chi phí phải trả
1.037.109.455
991.883.000
895.000.000
II. Nợ dài hạn
1.945.042.596
1.195.199.192
1.868.899.188
4. Vay và nợ dài hạn
1.945.042.596
1.195.199.192
1.868.899.188
B. Vốn chủ sở hữu
6.464.176.783
6.101.475.045
6.340.910.831
I. Vốn chủ sở hữu
6.464.176.783
6.101.475.045
6.340.910.831
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6.000.000.000
6.000.000.000
6.000.000.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
464.176.783
101.475.045
340.910.831
Tổng cộng nguồn vốn
16.909.169.451
16.429.166.847
15.070.636.471
(Số liệu chiết xuất từ Bảng tính phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp)
Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm 31/12/2020 16.429 triệu đồng so với
31/12/2019 16.909 triệu đồng thì đã giảm khoảng 480 triệu đồng nguyên nhân
do công ty thực hiện giảm lượng tiền mặt nhàn rỗi để đầu thêm tài sản cố định phục
vụ nhu cầu hoạt động. Đâytín hiệu khả quan trong tình hình dịch bệnh khá nghiêm
trọng cho thấy lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng kho bãi vẫn
đang hoạt động n định. So với các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực quy
Tổng tài sản của Doanh nghiệp ở mức khá. Có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của Công
ty tương đối hợp lý.
Phân tích các khoản mục tài sản
Về cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm t trọng khoảng 16.22% tập trung chủ
yếu ở các khoản phải thu tiền mặt lưu động và hàng tồn kho.
Tiền các khoản ơng đương tiền: thông thường tiền mặt sẽ băng 3-4 ngày doanh
thu được tính theo công thức:
1 ngày doanh thu =
Bảng 2-8:Tỷ lệ tiền mặt/1 ngày doanh thu
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu
2019
2020
09/ 2021
Tiền mặt
5.272.710.038
3.423.736.724
616.550.547
Tiền mặt/1 ngày doanh thu
81.6
43.4
8.1
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 45
(Nguồn: báo cáo phân ch của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Nội)
Tiền mặt chiếm ttrọng khoảng 4.09%,lượng tiền mặt/1 ngày doanh thu m 2020
và 2021 giảm đáng kể so với 2019 có thể do công ty dự trữ lượng tiền mặt nhất định
để thanh toán các khoản chi phí như lương nhân viên, thanh toán tiền thuê đất, kho
bãi khi đến hạn và đầu tư xây dựng sửa chữa nhà xưởng kho bãi.
Phải thu khách hàng: 9 tháng đầu năm 2021 phải thu khách hàng của Công ty
tăng so với năm 2020 và chiếm t trọng 4.6%. Các khoản phải thu này tập trung chủ
yếu Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê. Công ty cphần phân phối T.K
Công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm…đây đều các khoản phải thu mới phát sinh
thêm đối tác đều các khách hàng uy tín, tiềm lực tài chính. Công ty cho khách
hàng nợ để từ đó ký thêm được nhiều hợp đồng mới với giá trị cao.
Hàng tồn kho: Tính đến thời điểm 30/9/2021 hàng tồn kho của công ty tăng từ
561.8 triệu đồng (cuối m 2020) lên 645.1 triệu đồng chủ yếu một số loại hóa
chất.
Bảng 2-9: tài sản dài hạn của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2019
2020
09/2021
Tài sản cố định
2.494.566.800
3.869.025.838
5.174.952.668
Bất động sản đầu tư
7.642.702.155
7.610.177.577
7.450.630.416
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội)
Hình 2-2: Tài sản dài hạn
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
6
Tài sản cố định của công ty 01 ô tô bán tải Mazda, 02 xe ng, 01 ô tô bán tải
Mitsubishi, 01 ô 7 chỗ, 01 bất động sản đầu tư, cùng nguyên liệu làm kho các
thiết bị phục vụ văn phòng dùng cho những hoạt động thiết yếu của công ty. Tài sản
cố định đã biến động tăng từ 3.869 triệu đồng (cuối năm 2020) lên 5.174 triệu
đồng (30/9/2021). Việc gia tăng tài sản cố định phù hợp với chính sách phát triển của
công ty. Trong những năm gần đây, ng ty đang mở rông tìm kiếm thị trường
khách
hàng, tìm kiếm những địa điểm cho thuê các tỉnh xung quanh TP Hà Nôi , cũng như
làm việc với các khách hàng lớn ở xa.
Phân tích tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn sẽ giải thích cho viêc tài sản đó được hình thành từ vay nợ, hay các
khoản nợ phải trả của doanh nghiêp từ vốn chủ sở hữu từ túi tiền của các cổ
đông của công ty. Việc phân tích tổng nguồn vốn giúp chuyên viên QHKH thấy được
cơ cấu vốn của doanh nghiệp có an toàn, ổn định và hợp lý hay không.
Bảng 2-10:Tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đơn vị: đồng
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 47
Chỉ tiêu
2019
2020
09/2021
Chênh lệch 2020/2019
+/-
%
NPT
10.444.992.668
10.327.691.802
8.729.725.640
-
117.300.866
-1.12%
VCSH
6.464.176.783
6.101.475.045
6.340.910.831
-
362.701.738
-5.62%
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội)
Hình 2-3: Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.trong đó:
Vay nợ dài hạn: Công ty hiện đang khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam với dư nợ hiện tại là 689 triệu đồng. Ngoài ra.
Công ty đang ntrung hạn đủ tiêu chuẩn 1.140 triệu đồng tại Ngân hàng
TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Toàn bộ dư nợ là dư nợ đủ tiêu chuẩn.
Phải trả người bán: Chiếm t trọng 34.81% tập trung ở một số đối tác như
Tổng Công ty vận tải thủy Cảng Hà Nội. Tổng Công ty vận tải thủy Cảng Việt
Trì. ART International Co..LTD. FRP Company….Đây đều là những đối tác lớn có
thương hiệu và uy tín đã được khẳng định trên thị trường. Việc được nhiều đối tác
cho nợ tiền thanh toán thể hiện Công ty là một bạn hàng tốt. có uy tín cao.
Vốn đầu chủ sở hữu: Vốn điều lệ của Công ty là 6 tỷ đồng và hiện tại đã góp đủ
không đổi qua các năm. Trong thời gian tới, Công ty đang kế hoạch bổ sung vốn
chủ sở hữu để tăng khả năng tài chính cho công ty.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
4
8
Lợi nhuận sau thuế: Nhìn chung công ty lợi nhuận sau thuế khá ổn định, chiếm
khoảng 2.26% tổng nguồn vốn. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên
lợi nhuận có sự sụt giảm nhẹ nhưng 9 tháng đầu năm 2021 ng ty đã khắc phục được
khó khăn và đưa lợi nhuận sau thuế tăng lên 340.9 triệu đồng so với 101.4 triệu đồng
tại thời điểm cuối năm 2020. được thành công y nhờ kinh nghiệm u m
của chủ doanh nghiệp, có uy tín trên thị trường, chiếm dụng được nguồn vốn vay giá
rẻ từ bạn hàng tối đa hóa được hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như không
ngừng mở rộng tìm kiếm đối tác, đa dạng hóa loại hình kinh doanh
b. Phân tích các chỉ số tài chính
Việc phân tích các tỷ số này giúp các chuyên viên QHKH xem xét sự ảnh hưởng qua
lại giữ các chỉ tiêu trên BCTC, đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn
khả năng sinh lời của DN. Tại GP bank-chi nhánh Nội, chuyên viên QHKH
Doanh nghiệp phân tích các tỷ số tài chính theo 3 nhóm: các t số thể hiện năng lực
hoạt động của tài sản, các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán, các tsố thể hiện khả
năng sinh lời.
Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán
Bảng 2-11: tỷ số thể hiện khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về khả năng
thanh toán
Đơn
vị
Năm
2019
Năm
2020
9/2021
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0.71
0.39
0.19
Hệ số thanh toán hiện hành
Lần
0.8
0.54
0.36
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Nội) Các
chỉ số y hiện đang mức khá tốt cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty vẫn
đang giữ ở mức ổn định. Đến hết tháng 9/2021 các chỉ số này có sự giảm nhẹ do công
ty có đầu tư thêm TSCĐ để phục vụ kinh doanh. Đây là những chỉ số mang tính thời
điểm, các chỉ số này sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới.
Các tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
Bảng 2-12: tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
Nhóm chỉ tiêu hoạt
động
Đơn
vị
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
Chu kỳ kinh doanh
Ngày
11.33
11.21
26.76
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 49
Số ngày phải trả người
bán
Ngày
124.32
100.76
117.48
Số ngày phải thu bình quân
Ngày
11.33
2.05
12.32
Số ngày tồn kho bình
quân
Ngày
9.16
14.45
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội) Công ty
chủ yếu thanh toán tiền thuê nhận tiền thkho bãi nhà xưởng giao động từ 1 tháng
đến 3 tháng/lần. Trong thực tế, do dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp về
phía đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào của Công ty tạo điều kiện, nên Công ty được
phép trả chậm so với thỏa thuận ban đầu từ 1-3 tháng nên các chỉ số thể hiện vòng
quay vốn lưu động cho kết quả ~10.4 vòng/năm hợp lý. Điều y cũng giải
cho việc tại BCTC của Công ty, tỷ trọng vốn chiếm dụng được của người bán ở mức
tương đối cao, lý do chính là từ việc đối tác và Công ty làm việc với nhau đã lâu, có
uy tín lịch sử thanh toán đúng hạn nên việc đối tác tạo điều kiện cho Công ty trả
chậm trong thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp là hợp lý trên thực tế. Mặt
khác các chỉ số về hoạt động này đều nằm trong mức khá của ngành điều đó thể hiện
Công ty đang hoạt động ổn định và đúng hướng. Việc công ty quay vòng vốn nhanh
có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí tài chính từ đó gia tăng khả năng sinh lời.
Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời
Bảng 2-13: tỷ số thể hiện khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
ROS (%)
0.78
0.36
1.17
ROE (%)
2.82
1.66
3.78
ROA (%)
1.08
0.62
1.59
Chỉ số sinh lời của ng ty tương đối tốt so với bình quân của ngành. Trong thời
kỳ dịch bệnh diễn ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế như hiện nay nhưng
công ty vẫn rất ổn định. tăng trưởng và phát triển.
Phần E:Kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng
-Kết quả chấm điểm
Kỳ chấm điểm
Điểm
Hạng tín dụng
Ghi chú
Kỳ II - 2021
77.64
A
Phần F: Thẩm định kế hoạch SXKD
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
5
0
*Kế hoạch SXKD: Theo phương án kinh doanh đã được Công ty đề ra thì Công ty có
nhu cầu cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 2.500 triệu đồng nhằm bổ sung vốn lưu
động. phục vụ hoạt động kinh doanh.
* Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch/phương án SXKD của Khách hàng Đánh giá
tính khả thi của Kế hoạch/phương án SXKD: Hiện nay. Công ty đã có một số đối tác
kinh doanh lâu m. uy tín như: Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm. Công ty TNHH
Phân Phối SNB, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê, Green feed agro SDN. BHD
với các hợp đồng đã ký có giá trị khá cao. Nhiều đối tác lớn (LAZADA. …) đã biết
đến uy tín của công ty và đã có đề nghị đt hàng thuê những kho hàng diện tích lớn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tích cực kết thêm một số hợp đồng kinh tế với
các đối tác mới.
+ Khả năng đáp ứng của năng lực SXKD cho Kế hoạch SXKD: Đáp ứng tốt + Khả
năng đáp ứng của thị trường đầu vào, đầu ra cho Kế hoạch SXKD: Đáp ứng tốt
+ Khả năng cân đối vốn để thực hiện Kế hoạch SXKD: Khách hàng đủ khả năng cân
đối vốn, doanh nghiệp thể vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu
cầu SXKD
*Nhu cầu vay vốn ngắn hạn
Bảng 2-14: Nhu cầu vay vốn của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế
X
Đơn vị: đồng
Năm kế hoạch
Giá trị
Doanh thu thuần dự kiến
40.000.000.000
Giá vốn dự kiến
32.800.000.000
Lợi nhuận gộp
7.200.000.000
Chi phí quản lý kinh doanh
5.500.000.000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1.530.000.000
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.530.000.000
Chu kỳ kinh doanh dự kiến
35
Số vòng quay
10.4
Nhu cầu vay ngắn hạn
3.200.000.000
Trong đó: Vốn tự có
700.000.000
Vay vốn của GPBank
2.500.000.000
Vòng quay vốn của khách hàng ~10,4 ng/năm thời gian thanh toán trên các
hợp đồng thuê giao động từ 1-3 tháng (tùy vào tình hình dịch Covid 19 đang diễn
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 51
biến trong năm 2021 năm 2022, thời gian trễ thanh toán dài nhất đối với các a
đơn các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp 2-3 tháng). Trong kỳ kinh doanh
2021 - 2022, dựa vào các hợp đồng đang triển khai dự kiến sẽ triển khai trong 2021
- 2022, công ty đề nghị thời gian cho vay tối đa 02 tháng/giấy nhận nợ để công ty
luôn chủ động cân đối dòng tiền trong việc thanh toán và bảo đảm rủi ro cho Ngân
hàng.
Đánh giá: Công ty xây dựng Phương án kinh doanh dựa trên thực tế các năm qua
theo định ớng của Công ty nên kế hoạch Công ty cung cấp tương đối phù hợp
và được đánh giá là sát với thực tế hoạt động cũng như định hướng phát triển. Công
ty dự định dùng lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh để làm nguồn trả nợ
gốc, lãi hàng tháng cho Ngân hàng. Từ những phân tích trên cho thấy kế hoạch kinh
doanh trong thời gian tới được Công ty xây dựng có tính hiệu quả về mặt kinh tế, phù
hợp với tình hình và năng lực hiện tại của Công ty, có thể tạo dòng tiền luân chuyển
thường xuyên để thanh toán gốc và lãi vay cho Ngân hàng. Kế hoạch kinh doanh của
Công ty được đánh giá hợp lý, phợp với thực tế các năm định hướng phát
triển trong thời gian tới. Nguồn trả nợ được phân bổ cụ thể, rõ ràng.
Kết luận:
-Tổng giới hạn tín dụng năm 2021 của khách hàng là 2.500 triệu đồng, trong đó:
Giới hạn cho vay ngắn hạn: 2.500 triệu đồng
*Biện pháp đảm bảo tài sản của khách hàng
Biện pháp bảo đảm tín dụng cho GHTD tại Chi nhánh (dự kiến):
Cấp tín dụng có bảo đảm Cấp tín dụng có bảo đảm một phần
Cấp tín dụng không có bảo đảm Cấp tín dụng không có bảo đảm. Áp
dụng biện pháp bảo đảm bổ sung -Chi tiết các loại tài sản bảo đảm tại Chi nhánh:
Bảng 2-15: Các loại tài sản đảm bảo của doanh nghiệp
STT
Tài sản bảo đảm
Mối
quan
hệ
giữa
chủ sở
hữu
TS với
khách
hàng
Phòng Định giá TSBĐ/Tổ định giá
Ngày định
giá gần
nhất
Giá trị
định
giá
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
cho
vay/Giá
trị định
giá (%)
Mức
cấp tín
dụng tối
đa
(triệu
đồng)
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
5
2
01
01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ:
LK0435, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3,
khu đô thị Gamuda Garden, phường Trần Phú,
quận Hoàng Mai, thành phố Nội theo “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà tài sản khác gắn liền với đất” số DD
585522, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do
Sở Tài nguyên Môi trường thành phố
Nội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của ng
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Bảo
Trung.
Chính
chủ
30/11/2021
11.183
22,36
8.387
+Tỷ lệ cấp tín dụng/Tổng giá trị TSBĐ theo định giá của GPBank là 22,36%
+Khả năng phát mại TSBĐ theo ý kiến tại Báo cáo kết quả thẩm định giá TSBĐ
số 429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 là: Trung bình
+Tài sản trên của KH đđiều kiện để nhận m TSBĐ theo quy định của GPBank.
*lợi ích và rủi ro của GP bank nếu chấp thuận cấp tín dụng
Lợi ích: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ quốc tế Bảo Trung hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh chính là: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ
kho bãi lưu trữ hàng hóa nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng… nên nếu
được GPBank cấp GHTD thì khả năng tăng trưởng tín dụng cũng như bán chéo
hoàn toàn có thể.
Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu:
Rủi ro trong tư cách khách hàng và các biện pháp giảm thiểu: Khách hàng có tư
cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp, lãnh đạo doanh
nghiệp là người có tư cách tốt, có thiện chí hợp tác với ngân hàng lâu dài do đó rủi ro
này thấp.
Rủi ro trong hoạt động SXKD của khách hàng các biện pháp giảm thiểu:
Trên thị trường có nhiều Công ty hoạt động trong cùng ngành với Công ty nhưng với
lượng khách hàng hiện có, khả năng lãnh đạo nhiều kinh nghiệm của giám đốc, công
ty hoàn toàn có khả năng phát triển mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Do đó rủi ro nàymức trung bình.
Rủi ro của phương án SXKD của khách hàng các biện pháp giảm thiểu:
Phương án SXKD Công ty đưa ra tương đối khả thi nằm trong năng lực kinh
doanh của khách ng. Do đó, theo đánh giá của cán bộ kinh doanh. doanh nghiệp
còn khả năng tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu trong các năm sắp tới. Rủi
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 53
ro môi trường. xã hội và các biện pháp giảm thiểu: Tài sản bất động sản do đó rủi ro
là thấp. T lệ vay vốn/Giá trị TSBĐ: 22.36% phù hợp với quy định của GPBank.
Biện pháp quản rủi ro: Kiểm tra sau vay, tiến hành kiểm tra tình hình tài chính
KH 06 tháng/lần, định giá TSĐB của KH định kỳ 12 tháng/lần. Nhằm mục đích quản
lý tốt rủi ro của KH và đưa ra những đề xuất, giải pháp để xử lý kịp thời.
Kết luận phòng kinh doanh:
-Kết luận: Nhìn chung, khách hàng cách pháp tốt, tình hình tài chính lành
mạnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay hiện tại. Kế hoạch kinh
doanh trong năm 2021 khả thi, phù hợp, dthực hiện nằm trong kế hoạch của
khách hàng. Khách hàng đủ nguồn trả nợ cho các khoản vay tại các TCTD. i
sản đảm bảo cho giới hạn tín dụng tài sản chính chủ, pháp ràng, khả năng
thanh khoản cao, đủ cơ sở để làm tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp tại GPBank.
-Đề xuất: Cấp GHTD Không cấp GHTD
Bảng 2-16: Đề xuất của chuyên viên tín dụng
GHTD năm 2020 (nếu có) GHTD
khách hàng đề
Chỉ tiêu nghị cấp năm 2021 Đã được GPBank Số dư tín dụng cấp cao
nhất trong kỳ
1. Giới hạn tín dụng, trong đó 2.500
- Giới hạn cho vay ngắn hạn 2.500
2. Phương thức cấp tín dụng: Cho vay theo phương thức hạn mức
3. Thời gian cho vay tối đa trên
một Giấy nhận nợ (trường hợp 02 Tháng/ GNN
cho vay theo phương thức HM)
4. Mục đích cấp tín dụng Vay bổ sung vốn lưu động
5. Thời gian duy trì GHTD 12 tháng
6. Phương thức trả nợ - Gốc trả cuối kỳ của mỗi khế ước
- Lãi trả vào ngày 25 hàng tháng
7. Phương thức giải ngân Chuyển khoản
8. Lãi suất cho vay Theo quy định của GPBank tại thời điểm giải ngân. Lãi suất thay đổi theo từng khế
ước cụ thể áp dụng theo công văn số 1039/2021/TGĐ-NHDK10+12+13+15 của Tổng giám đốc ngày
06/07/2021.
9. Biện pháp bảo đảm Cấp TD có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD có bảo đảm một phần bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm. Áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung.
10. Tài sản bảo đảm 01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tài sản khác gắn liền với đất tại địa
chỉ: LK04-35, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3, khu đô thị Gamuda Garden, phường Trần Phú,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
tài sản khác gắn liền với đất” số DD 585522, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do Sở Tài nguyên
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
5
4
và Môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ Quốc tế Bảo Trung.
Giá trị của tài sản bảo đảm (căn cứ Báo cáo thẩm định giá số
429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 của Phòng Định giá tài sản
TSC) là: 11.183.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ, một trăm
tám mươi ba triệu đồng chẵn) đảm bảo tối đa cho khoản vay
8.387.250.000 đồng. Tỷ lê cho vay/Giá trị TSBĐ:  22,36%.
- Biện pháp quản nguồn thu cthể đđảm bảo khả năng trnợ của khách hàng:
Khách hàng cam kết chuyển khoản doanh thu của khách hàng về tài khoản của khách
hàng mở tại GPBank Hà Nội.
-Các điều kiện kèm theo:
+ Tài sản bảo đảm phải hợp đồng thế chấp tại văn phòng ng chứng, đăng
giao dịch đảm bảo nhập kho theo quy định của GPBank. Trong trường hợp
khách hàng vi phạm nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng thế chấp công chứng thì khách
hàng sẽ chịu khoản phí phạt 1% giá trị của tài sản thế chấp. Trong trường hợp khách
hàng vi phạm nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng tín dụng thì khách hàng chịu khoản
phí phạt là 1% giá trị HĐTD.
+ Ký hợp đồng thế chấp công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho tài sản
theo quy định của GPBank.
+ Khách hàng cam kết chuyển khoản doanh thu của khách hàng về tài khoản của
khách hàng mở tại GPBank - Chi nhánh Hà Nội.
2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn
Cầu- Chi Nhánh Hà Nội
2.2.1. Ưu điểm
Sau khi xem xét bản phân tích chi tiết tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp
của chuyên viên QHKH phòng kinh doanh chi nhánh Nội, thể thấy công tác
phân tích tại chi nhánh có rất nhiều ưu điểm:
Nội dung phân tích đầy đủ:
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank đã lập các bảng tính thhiện tỷ lệ của
từng khoản mục, trình bày dữ liệu trực quan trên biểu đồ và đồ thị để phân tích thông
tin thể nhìn thấy các con số ràng klưỡng hơn. Từ các bảng, biểu đồ y
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 55
phân tích sự biến động của quy dự án, tìm ra nguyên nhân biến động, đánh giá
tính hợp của số liệu ngành thời điểm phân tích, đưa ra chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Các chuyên viên phân tích bảng cân đối kế toán báo cáo thu
nhập đưa ra các nhận định chính xác và chi tiết dựa trên nghiên cứu thực tế về doanh
nghiệp.Các chuyên viên cũng chỉ ra được những lợi ích rủi ro của ngân hàng với
hợp đồng tín dụng y. Nhìn chung ng tác phân tích tài chính khách hàng tại GP
bank- Chi nhánh Hà Nội khá hoàn thiện và chi tiết.
Thông tin phân tích đa dạng:
Trước khi tiến hành phân tích, chuyên viên đã thu thập rất nhiều thông tin liên quan
đến DN. Các thông tin đó bao gồm: Thông tin DN cung cấp ngiấy đăng kinh
doanh, BCTC đã được kiểm toán, tờ khai VAT, chiến lược hoạt động của doanh
nghiệp.... Các thông tin y do chuyên viên QHKH trực tiếp thu thập, khai thác
trong quá trình tiếp xúc, làm việc với chủ DN các nhân viên trong công ty. Nhờ
đó các chuyên viên tìm ra được những nguyên nhân phù hợp cho sbiến động của
các chỉ tiêu trên BCTC của doanh nghiệp, đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình kinh
doanh, tìm ra những bất ổn trong nguồn hình thành doanh nghiệp từ đó đưa ra những
quyết định cho vay phù hợp.
Phương pháp phân tích:
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank-Chi nhánh Nội sử dụng phương
pháp so sánh, phương pháp cấu phương pháp phân tích chỉ số. Đây các
phương pháp thường xuyên được sử dụng trong phân tích tài chính bởi tính khoa học
và hợp lý của chúng. Với các phương pháp này, thông tin được phân tích có thể nhìn
nhận một cách tổng quát về sự biến động của các chỉ tiêu, dự o được xu thế của các
khoản mục đánh giá sự hợp trong cơ cấu của các chỉ tiêu. Đây là những sở
quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một KHDN, vai trò không nhỏ trong
công tác xét cấp tín dụng của Ngân hàng.
Quy trình phân tích:
Chuyên viên QHKH thực hiện khá đầy đủ chi tiết theo quy trình phân tích tài chính
khách hàng được quy định theo công n trên toàn hệ thống của GP bank, từ công tác
lên kế hoạch phân tích, thu thập và xử lý số liệu, xác định những biểu hiện đặc trưng,
tiến hiến phân tích cho đến tổng hợp kết quả phân tích. Sau khi chuyên viên QHKH
tại Chi nhánh thẩm định xong sẽ gửi lên xác định tài sản đảm bảo. thẩm định tài sản
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
5
6
đảm bảo, thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Hội sở để phê duyệt. sau đó mới có quyết
định chính thức về việc cấp tín dụng. Từ đó có thể thấy việc cấp tín dụng được đề cao
theo dõi sát sao. Không những thế việc thực hiện quy trình phân tích một cách
khoa học, hợp lý giúp các chuyên viên QHKH và các cấp cao hơn đánh giá sức khỏe
tài chính của KHDN một các hiệu quả, là tiền đề để xét cấp các khoản tín dụng thích
hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đáng ghi nhận thì công tác phân tích tài chính khách hàng
tại GP Bank-chi nhánh Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
Nội dung phân tích:
Nội dung phân tích i chính KHDN tại GP bank chưa thực sự đầy đủ và chi tiết tỉ mỉ
nhất. dụ khi phân tích báo cáo KQHĐKD thì chuyên viên mới chtập chung vào
sự gia tăng hay suy giảm của lợi nhuận như nào chưa phân tích đến các khoản mục
ảnh hưởng đến lợi nhuận, chưa đề cập đến sự tăng giảm của các loại chi phí cũng
một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận.Tuy mặc có tính toán tỷ lệ của
từng chỉ tiêu trên Báo cáo KQHĐKD so với doanh thu thuần, nhưng chuyên viên
phẫn chưa khai thác được một các tối ưu các tỷ lệ này. Khi phân tích bảng cân đối kế
toán chuyên viên còn bỏ sót một số khoản mục như bất động sản đầu tư là một khoản
mục chiếm ttrọng khá lớn trong tài sản dài hạn; hay các chuyên viên cũng bỏ qua
chi phí ngắn hạn trong khoản mục nợ phải trả là chỉ tiêu cũng góp phần đánh giá nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khi đánh giá các chỉ tiêu tài chính chuyên viên mới chỉ đánh giá khả ng sinh lời,khả
năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động chưa đề cập phân ch cấu tài chính của
doanh nghiệp.Khi phân tích các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của DN,chuyên viên
chưa đánh giá được sự tăng giảm đơn và chưa phân tích k các nguyên nhân thực sự
ảnh hưởng đến sự tăng giảm đó,dẫn đến chưa đủ cơ sở để kết luận về tính tích cực
tiêu cực của sự biến động. Do vậy trong o cáo phân tích của chuyên viên chưa
những nhận xét về vị trí của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
cùng lĩnh vực. Từ đó chưa thể đưa ra kết luận về năng lực hoạt động của doanh nghiệp
ở hiện tại để có thể dự báo về tiềm năng trong tương lại.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 57
Tuy trong văn bản ban hành về quy trình phân tích tài chính KHDN quy định về
việc phân tích báo cáo LCTT, nhưng trong quá trình phân tích hầu như các chuyên
viên bỏ qua việc phân tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ mặc đây cũng một
báo cáo rất quan trọng trong việc đánh giá sự an toàn về mặt tài chính khả năng
thanh toán trong tương lai của một doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank-Chi nhánh Nội sử dụng phương
pháp so sánh, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số. Các phương pháp này mặc dù khiến
cho người xem báo o phân tích cách nhìn tổng thể mạch lạc, ràng về t
trọng và sự tăng giảm của các khoản mục nhưng chưa đánh giá được các nhân tố ảnh
hưởng đến từng khoản mục để đưa ra kết luận về sự biến động tốt hay xấu. Hơn
thế các chuyên viên cũng chưa phân tích đầy đủ theo các phương pháp mà ngân hàng
ban hành. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn của kết quả phân tích.
Thông tin phân tích:
Nhiều khách hàng doanh nghiệp thường cung cấp báo cáo tài chính chưa được kiểm
toán khi họ cung cấp tài liệu cho ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến thông tin được
cung cấp không chính xác. Doanh nghiệp có thể kê khai sai số liệu trong báo cáo tài
chính nhằm mục đích gian lận. Nếu không được xem xét, kiểm tra đánh gk
lưỡng, những sai sót này khả năng gây ra thiệt hại lớn cho khách hàng ngân
hàng, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý. Rủi ro về thông tin của báo cáo tài
chính chưa được kiểm toán sẽ gây kkhăn cho các chuyên gia phòng tín dụng
trong việc đánh giá một doanh nghiệp.
Quy trình phân tích:
Vì Ngân hàng GP bank thuộc đối tượng theo dõi đặc biệt của nhà nước nên quy trình
phân tích có thể cứng nhắc và rườm rà hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần
do phải đáp ứng đủ yêu cầu quy định của nhà nước. Do đó thời gian phân tích
thẩm định để xét duyệt có thể mất không ít thời gian nên có thể ảnh hưởng tới tâm lý
của khách hàng.
2.2.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Trình độ phân tích tài chính của chuyên viên QHKH còn hạn chế. Trong bối
cảnh GP bank đặt mục tiêu hội nhập và phát triển. Chi nhánh Hà Nội cần những
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
5
8
chuyên viên trẻ, năng động, chịu được áp lực công việc cao. Còn trẻ và có thể chưa
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Phòng kinh doanh vẫn khá hạn chế
do số lượng nhân viên không đủ, chuyên viên QHKH doanh nghiệp phải thực hiện
song song các công việc của chuyên viên QHKH cá nhân.Ngoài ra, trong chi nhánh
cũng có nhiều chuyên gia nhưng đa số là nhân viên mới và cần được đào tạo thêm
kỹ năng và nghiệp vụ, theo thời gian có các chương trình ưu đãi mới, xử lý hồ sơ,
lập báo cáo, tạo mã tài sản trên hệ thống,... Với khối lượng công việc lớn như vậy,
các chuyên gia khó có thể tập trung vào các khâu nhỏ như phân tích tài chính của
khách hàng doanh nghiệp.
Thời gian phân tích không đủ dài để sử dụng quy trình phân tích một cách
toàn diện các phương pháp phân tích.
Quy trình đánh giá tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp là một
quy trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và phải được trình lên nhiều cấp. Phân tích
tài chính của một khách hàng doanh nghiệp chỉ là một bước nhỏ trong nỗ lực đánh
giá tín dụng và thường không có nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, các chuyên
gia QHKH của chi nhánh GP bank-Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh,
cơ cấu và phương pháp phân tích chỉ số nên đây là hai phương pháp đơn giản và
được sử dụng phổ biến nhất, vì các phương pháp khác phức tạp đòi hỏi nhiều k
năng và thời gian hơn nên tiết kiệm được thời gian làm việc. Lỗi này xảy ra do
khách hàng liên tục thúc giục chuyên viên đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành hồ sơ
tín dụng trong thời gian sớm nhất. Điều này khiến nhiều bước trong quy trình thẩm
định tín dụng do các ngân hàng đề xuất bị các chuyên gia bỏ qua nhằm tìm cách
hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất cho khách hàng.
Cơ sở vật chất, k thuật tại ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế. Hiện tại ngân
hàng tập trung nâng cao các ứng dụng vào công tác phê duyệt tín dụng, định giá
khoản vay nhưng chưa có phần mềm nào hỗ trợ phần phân tích BCTC. Nhân viên
phân tích vẫn phải làm thủ công, nhận BCTC của khách hàng gửi sau đó nhập th
công số liệu vào các phần mềm tin học Excel và Word, dễ gây sai sót số liệu và ảnh
hưởng đến chất lượng phân tích KHDN của ngân hàng. Đòi hỏi cán bộ phải tập
trung cao độ trong quá trình làm việc vì số liệu phân tích phải đúng tuyệt đối. Ngân
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 59
hàng hiện tại chưa có ng dụng hay phần mềm nào để cải thiện vấn đề này, để giảm
bớt gánh nặng nhập dữ liệu cho nhân viên.
b. Nguyên nhân khách quan
Một trong những nguyên nhân khách quan hay xảy ra tại các ngân hàng cũng như
GP bank-chi nhánh Hà Nội đến từ phía khách hàng. Do tài chính không đảm bảo
hoặc nhu cầu vay cấp thiết nhưng tình hình hoạt động lại không đáp ứng đủ điều
kiện vay nên các doanh nghiệp cố tình cung cấp cho ngân hàng những BCTC đã
được chỉnh sửa một cách tinh vi để đạt được mục đích vay. Nên ngân hàng cần thu
thập thông tin của doanh nghiệp từ những nguồn khác nữa.
Trong quá trình tìm hiểu khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, đôi
khi những thông tin do các chuyên viên phát hiện ra lại sai lệch so với thực tế.
Nguyên nhân là do nguồn thông tin quá đa dạng, tràn ngập nguồn thông tin không
đáng tin cậy, rất khó tìm được thông tin chi tiết và cụ thể về bình quân ngành hoặc
của cùng một doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ. Do
tính bảo mật của thông tin, trong lĩnh vực thương mại. Do đó, các chuyên gia khó
có thể đánh giá một cách tổng thể toàn diện rõ ràng vị thế và tiềm lực kinh tế của
một doanh nghiệp trên thị trường.
Công nghệ thông tin tiếp tục phát triển cũng là một trong những nguyên nhân khiến
công tác phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn, thường là do chậm nộp hồ sơ để
các chuyên gia phân tích kịp thời hoặc dựa vào hệ thống viễn thông lớn. Ví dụ việc
mất mạng chỉ trong một ngày có thể khiến việc chuyển tệp giữa các bên trở nên khó
khăn do chi phí vận chuyển cao và tăng nguy cơ bị mất tệp.
Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mọi công tác bị trì trệ hơn.Năm 2019-2021
Việt Nam nhiều lần giãn cách xã hội vì thế nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Dịch
bệnh ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp hộ gia đình, cá thể khiến ngân hàng
cũng khó huy động vốn hơn nên việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cũng khó
khăn và cần nhiều thời gian để thẩm định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trải qua 13 năm thành lập, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn
Cầu-Chi nhánh Hà nội cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu kinh doanh nổi bật
đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng. Sau khi phân tích
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
0
khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng tại chương I, ở chương này bài chuyên
đề tập trung sâu vào công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp với hai
nội dung chính sau : Thứ nhất, khái quát chung về công tác phân tích tài chính
KHDN của ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Nội. Thứ hai, bài chuyên đề có nêu ra
một ví dụ minh họa cụ thể về quy trình phân tích tài chính một khách hàng doanh
nghiệp “ Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X” . Trong quá trình tìm
hiểu phân tích, bài chuyên đề đã nêu ra những kết quả đạt được và những hạn chế
trong quá trình phân tích tại chi nhánh, đồng thời làm rõ những nguyên nhân gây ra
hạn chế đó.Trên cơ sở đó, chuyền đề sẽ đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện
công tác phân tích tài chính KHDN tại chương III.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 61
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NG TÁC PHÂN CH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU- CHI NHÁNH
HÀ NỘI.
3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội.
Theo chia sẻ của giám đốc chi nhánh Nội tại buổi họp tổng kết q4 năm 2021
đặt ra mục tiêu cho năm 2022 của ngân hàng như sau:
-Thứ nhất mục tiêu chiến lược của GP bank- chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới là
tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng và các yêu cầu của khách hàng với mục
đích vay vốn cũng như các dịch vụ khác sẽ được đáp ứng một cách nhanh nhất, hiệu
quả.
-Thứ hai, công tác xác thực nguồn thông tin thu thập được từ khách hàng cần được
tiến hành sát sao và triệt để hơn.
-Thứ ba, tăng cường các trang thiết bị,các máy móc, dụng cụ và phần mềm cần thiết
để nâng cao khả năng phân tích chính xác và rút ngắn thời gian làm việc trên từng
hồ sơ khách hàng.
GP bank tập trung vốn vay đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như
xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng
yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực công nghiệp, nông thôn thuộc các chương trình
cho vay của ACB. Các khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai
đoạn bắt đầu tăng trưởng, phát triển ổn định tập trung vào một ngành nghề kinh
doanh chính như:
+Doanh nghiệp nhỏ vừa, các doanh nghiệp khả năng phát triển chuỗi cung ứng,
phát triển dịch vụ thu phí, casa.
+ Doanh nghiệp vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động các lĩnh vực như xuất nhập
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các
ngành nghề ưu tiên sản xuất, chế biến và thương mại.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
2
+ KHDH t lệ đòn bẩy (Tổng nợ vạy/ Tổng Tài sản) tỷ lệ cho vay/ giá trị i
sản đảm bảo thấp.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động
tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội.
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích
Đánh giá nội dung phân tích của các chuyên viên GP Bank- Chi nhánh Hà Nội thì
trong quá trình phân tích chuyên viên QHKH cần bổ cung một số chỉ tiêu để tăng
độ tin cậy của báo cáo phân tích. Bên cạnh việc bổ sung phân tích các chỉ tiêu
chuyên viên cũng cần bổ sung so sánh với các số liệu trung bình ngành để có đánh
gái tổng quan hơn.
Bổ sung phân tích một số khoản mục trên BCTC
Phân tích bảng cân đối kế toán bằng cách xác định các khoản mục trên thuyết
minh BCTC:
Các chuyên viên đã phân tích bảng cân đối kế toán khá là chi tiết đầy đủ tuy nhiên
vẫn chưa đánh giá được vốn lưu động ròng do nhu cầu VLĐ và ngân qu ròng chưa
được đề cập đến. Việc đánh giá thêm các chỉ tiêu này giúp cho nội dung phân tích
đầy đủ, chặt chẽ và tăng tính xác thực của hồ sơ tín dụng doanh nghiệp. Đây là một
điểm có thể bổ sung thêm để nội dung phân tích được hoàn thiện hơn. Có thể dựa
vào BCĐKT và thuyết minh BCTC của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc
tế X để tính toán thêm các số liệu sau:
Tỷ số thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Bảng 3-1: Nhóm thể hiện cơ cấu tài chính
Chỉ tiêu
2019
2020
09/2021
Hệ số nợ
0.62
0.63
0.58
Tỷ số tự tài trợ TS dài hạn
0.64
0.53
0.50
Khả năng thanh toán lãi tiền vay
1.69
0.91
2.99
Hệ số nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2021, nợ phải trả có xu
hướng giảm trong cơ ấu nguồn vốn của công ty. Trong đó mục người mua trả tiền
trước là phần vốn doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng mà không mất chi phí
sử dụng. Tuy nhiên trong cả 3 năm gần đây, khoản mục này chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng nợ phải trả, trong đó khoản phải thu bình quân tăng lên theo từng
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 63
năm. Điều đó chứng tỏ rằng, doanh nghiệp đang áp dụng rộng rãi chính sách tín
dụng thương mại, mua nợ đối với các công ty con. Điều này cũng cho thấy, mức rủi
ro trong việc thu tiền từ người mua càng ngày càng tăng, vì khoản thu này ít nên
doanh nghiệp có thể không có đủ một lượng tiền ngay để có thể sử dụng ngay vào
việc sản xuất.
Năm 2019 = = 2.62
Năm 2020 = = 2.69
Năm 09/2021 = = 2.38
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), đo lường mức độ sử dụng nợ của DN trong mối
quan hệ tương quan với mức độ sử dụng VCSH. Trong năm 2020 cho thấy tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu tăng 2.67% so với năm 2019. Mức tỷ số này đều lớn hơn 1, cho
thấy rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ và doanh
nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn có xu hướng giảm năm 2019 đến năm 2021. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm của tỷ số này là do tài sản dài hạn đang
tăng dần từ 2019 đến năm 2021 còn VCSH lại có xu hướng giảm. Tỷ số này cho
thấy DN đang không đủ khả năng để tài trợ cho tài sản dài hạn bằng VCSH và đang
gặp vấn đề trong việc thanh toán khoản nợ dài hạn đến hạn.
Khả năng thanh toán lãi tiền vay ở mức thấp, có xu hướng giảm vào năm 2020 một
phần do ảnh hưởng của dịch bệnh sau đó năm 2021 khi nền kinh tế đang dần hồi
phục thì tỷ lệ này cũng tăng trở lại. T số này cho thấy DN có khả năng thanh toán
các khoản lãi vay trung bình. Đây cũng là một điểm để GP bank cân nhắc khi cung
cấp khoản vay cho doanh nghiệp này.
Phân tích vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng= nguồn vốn dài hạn-tài sản dài hạn
Bảng 3-2: Vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2019
2020
Chênh lệch
Nguồn vốn dài hạn
8.409.219.379
7.296.594.237
(1.112.545.142)
=
=
=
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
4
Tài sản dài hạn
10.137.268.955
11.479.203.415
1.341.934.460
Vốn lưu động ròng
(1.728.049.576)
(4.182.609.178)
(2.454.479.602)
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Trong năm 2019 và 2020 vốn lưu động của công ty đều âm có thể thấy rằng công ty
đang có một cơ cấu vốn không an toàn khi nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài
sản dài hạn. Chênh lệch âm về vốn lưu động ròng trong năm 2020 phần tài sản ngắn
hạn để tài trợ cho nợ ngắn hạn giảm đi 2.455 triệu đồng. Xét các nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi VLĐ ròng:
Bảng 3-3: Nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng
Đơn vị: đồng
Chênh lệch
2020/2019
Chênh lệch
2020/2019
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn dài hạn
I. Tài sản cố định
1.374.459.038
II. Nợ dài hạn
(749.843.404)
Tài sản cố định hữu
hình
1.374.459.038
Vay và nợ dài hạn
(749.843.404)
- Nguyên giá
3.565.092.152
B. Vốn chủ sở hữu
(362.701.738)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(2.190.633.114)
Vốn chủ sở hữu
(362.701.738)
II. Bất động sản đầu
(32.524.578)
- Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
0
- Nguyên giá
180.204.970
- Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
(362.701.738)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(212.729.548)
- Khấu hao
(2.338.593.137)
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm đi so với 2019 do lợi nhuận giữ lại giảm; vì đợt giãn
cách xã hội năm 2020 ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
VLĐ ròng của doanh nghiệp <0 nguồn vốn dài hạn cũng âm, điều đó cho thấy
nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn phải
cần thêm một khoản vay từ phía ngân hàng để tài trợ cho tài sản dài hạn. Tuy nhiên
tài sản cố định hữu hình và nguyên giá bất động sản đầu tư lại tăng có thể thấy công
ty đầu tư bổ sung máy móc thiết bị mới và mở rộng các dự án đầu tư.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 65
Phân tích nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ= Tài sản kinh doanh-Nợ kinh doanh
Bảng 3-4:Nhu cầu vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc
tế X
Đơn vị: đồng
2019
2020
Tài sản kinh doanh
6.771.900.496
4.949.963.432
Nợ kinh doanh
8.499.950.072
9.132.492.610
Nhu cầu vốn lưu động
(1.728.049.576)
(4.182.529.178)
Chênh lệch
(2.454.479.602)
Cả hai m 2019 2020, doanh nghiệp đang bị thâm hụt nhu cầu vốn lưu động
thể thấy công ty đang bị thiếu nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn
hạn. Mức độ thâm hụt lớn cho thấy việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang
gặp vấn đề có khả năng sẽ bị gián đoạn do các khoản nợ. Doanh nghiệp cần sử dụng
tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn tuy nhiên tính thanh khoản của TSDH
thường không cao. Phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động:
Bảng 3-5: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động
Đơn vị: đồng
Tài sản kinh doanh
Chênh lệch
2019 - 2020
Nợ kinh doanh
Chênh lệch
2019 - 2020
Các khoản phải thu
(411.883.089)
Phải trả người bán
194.210.415
Hàng tồn kho
561.580.548
Phải nộp ngân sách
(16.644.783)
Tài sản ngắn hạn khác
(122.661.209)
Người mua trả tiền trước
1.800.203.361
Chi phí phải trả
(45.226.455)
Tổng
(27.036.250)
Tổng
1.932.542.538
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Tài sản kinh doanh giảm chủ yếu do các khoản phải thu giảm trong khi hàng tồn
kho tăng. Trong điều kiện doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng
tăng, có thể thấy rằng doanh nghiệp chưa áp dụng triệt để chính sách thương mại
khách hàng giảm việc mua nợ và trả tiền ngay, điều này làm cho hàng tồn kho tăng.
Nợ kinh doanh tăng do phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng.Có thể
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
6
thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý và trả những khoản nợ đến hạn;
năng xuất lao động không đủ cung ứng kịp các sản phẩm và dịch vụ cho khách
hàng.
Kết hợp giữa phân tích của chuyên viên và phần bổ sung thêm có thể thấy rằng
trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh,y dựng lại cơ
cấu thì công ty có thể tiếp tục phát triển. Mặc dù các khoản nợ vẫn còn nhưng
vẫn có thể giải quyết được trong kỳ tiếp theo. Ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng nhu cầu vốn lưu động ròng
Bảng 3-6: Ngân quỹ ròng công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đvt: Triệu đồng
2019
2020
Chênh lệch
Vốn lưu động ròng
(1.728.049.576)
(4.182.609.178)
(2.454.479.602)
Nhu cầu vốn lưu động
(1.728.049.576)
(4.182.529.178)
(2.454.479.602)
Ngân quỹ ròng
0
0
0
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ngân qu ròng của doanh nghiệp cả 2 năm đều
bằng 0, chứng tỏ toàn bộ các khoản vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn được hình thành
từ các khoản vay ngắn hạn.
Doanh nghiệp đang có dấu hiệu về việc mất cân bằng tài chính.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Khi phân tích kết quả kinh doanh, các chuyên viên cần đi sâu tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Trong báo cáo phân tích, các
chuyên viên mới chỉ đánh giá LNST, GVHB và các khoản chi phí có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó thu nhập, chi phí hoạt động
tài chính và thu nhập chi phí khác cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động của công ty và ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Bảng 3-7: Báo cáo KQKD công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Chỉ tiêu
2019
2020
09/2021
Doanh thu thuần
100%
100%
100%
Giá vốn hàng bán
75.55%
78.81%
79.4%
Lợi nhuận gộp
24.45%
21.19%
20.60%
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 67
Chi phí bán hàng
-
-
-
Chi phí QLDN
22.78%
20.13%
18.65%
Doanh thu Tài Chính
0.01%
0.03%
0.001%
Chi phí Tài chính
0.64%
0.65%
0.49%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
1.03%
0.45%
1.46%
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Có thể thấy rằng GVHB có sự giao động tăng nhẹ từ năm 2019 đến 09/2021, cứ mỗi
đồng doanh thu thuần doanh nghiệp sẽ chi 75 đến 79 đồng giá vốn. Chi phí quản lý
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng doanh thu thuần và có xu hướng
giảm từ năm 2019 đến 09/2020 trong khi doanh thu thuần tăng, có thể do doanh
nghiệp đang tối ưu hóa được các khoản chi phí và cắt bỏ những khoản không cần
thiết. Tuy nhiên doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng đầu tư nên việc giảm
chi phí quản lý có thể dẫn đến không đủ chi phí vận hành.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị sụt giảm 44.3% vào năm 2020 và lại
tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Đến hết quý 3 năm 2021 tăng 135.9%, mức
tăng này có thể do tình hình hoạt động của doanh nghiệp có những tín hiệu tích cực
và chiến lược kinh doanh hiệu quả song cùng với việc giảm chi phí nên lợi nhuận
thuần có mức tăng trưởng vượt trội.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong quá trình phân tích của mình, chuyên viên QHKH thường tập trung vào các
chỉ tiêu tài chính mà ít chú trọng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ do đó không phân
tích sâu về dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, trong khi đây là biểu hiện khái quát
nhất về dòng tiền của doanh nghiệp. Dựa vào dòng tiền, chuyên viên sẽ quan sát
được sự dịch chuyển của dòng tiền. Dòng tiền đã được sử dụng như thế nào trong
quá khứ và tiềm năng sử dụng các quỹ sẽ như thế nào trong tương lai.
Bảng 3-8: Hoạt động của dòng tiền tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ
quốc tế X
Đơn vị: đồng
Năm 2020
Năm 2021
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
6
8
LCTT từ HĐ kinh
doanh
(562.715.625)
(3.279.928.821)
LCTT từ HĐ đầu tư
0
(20.000.000)
LCTT từ HĐ tài chính
(1.286.257.689)
(98.656.095)
LCTT từ trong kỳ
(1.848.973.314)
(3.398.584.916)
Tiền và tương đương
tiền đầu kỳ
5.272.710.038
3.423.736.724
Tiền và tương đương
tiền cuối kì
3.423.736.724
25.151.808
Lưu chuyển tiền thuần trong kì âm và có sự gia tăng ở năm 2021: Doanh nghiệp có
lượng tiền thu về ít hơn lượng tiền phải chi ra, cho thấy quy mô vốn bằng tiền của
doanh nghiệp đang gặp vấn đề không tốt.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn duy trì ở trạng thái âm, thể hiện
rằng doanh nghiệp đang không tạo ra tiền và gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán,
trả nợ vay. Song, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm nhiều so với
năm trước có thể là do yếu tố tăng lưu trữ hàng tồn kho do chính sách bán hàng của
doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu âm, kết quả y do khoản chi cho hoạt
động mua sắm xây dựng các TSCĐ mới.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm, cho thấy rằng hiện doanh nghiệp
đang thiếu nguồn tiền để trả nợ gốc vay và nợ thuê tài chính.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Hiện nay GP bank chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích cấu phân
tích chỉ số. Ngoài các phương pháp nếu trên thì các chuyên viên thể xem xét s
dụng thêm phương pháp khác như phương pháp dự báo để nhìn nhận chuẩn hơn về
khả năng tạo tiền trong tương lai của KHDN, hay phương pháp phân tích nhân tố
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố bên ngoài đã tác
động đến các chỉ tiêu phân tích như thế nào. Em xin đề xuất một phương pháp
ngân hàng có thể xem xét “ phương pháp Dupont’’.
ROE =
x
x
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 69
Dựa vào báo cáo công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X:
Bảng 3-9: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ quốc tế X
Đvt: đồng
2019
2020
ROE
2.82%
1.66%
ROS =
0.78%
0.36%
Doanh Thu
23.250.057.821
28.452.749.010
Tổng Tài sản
16.909.169.451
16.429.166.847
Vốn chủ sở hữu
6.464.176.783
6.101.475.045
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Năm 2020:
ROE = 0.36% *
1.66%= 0.36% * 1.73 * 2.69 Năm
2019:
ROE = 0.78% * *
2.82% = 0.78% * 1.38 * 2.62
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH năm 2020 giảm so với năm 2019.
- T suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất VCSH giảm:
(0.36%-0.78%)*1.73*2.69= -1.95%
- Hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng:
0.36%*(1.73-1.38)*2.69= 0.34%
- Hệ số nhân vốn tăng làm t suất lợi nhuận VCSH tăng:
0.36%*1.73*(2.69-2.62)= 0.04
Từ đó ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm đi là do tỷ suất lợi nhuận
doanh thu giảm. Tuy doanh thu năm 2020 tăng 5.202.691.189 đồng so với năm
2019 cho thấy doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành nhưng tổng
tài sản và VCSH lại giảm đi điều này cho thấy doanh nghiệp chưa sự dụng thật sự
tốt đòn bẩy tài chính và các tài sản sẵn có của mình.
*
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
7
0
3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phân tích
Chất lượng thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến
chất lượng của công tác phân tích tài chính. Những thông tin về số liệu là cơ sở để
tính toán, đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp giải quyết các nguyên nhân tác
động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại thông tin này ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định của ngân hàng về cấp hạn mức tín dụng cho doanh
nghiệp, tiếp đến là mức độ rủi ro của ngân hàng. Để có được thông tin đầy đủ, chính
xác và cập nhật, các chuyên viên QHKH phải có một kế hoạch có hệ thống để thu
thập, lưu trữ và xử lý thông tin dựa trên các báo cáo thường xuyên từ khách hàng.
Thông qua các báo cáo thường xuyên từ các phương tiện truyền thông, Internet, các
bộ ban ngành liên quan, ngân hàng sẽ tìm hiểu thêm và nắm được những thông tin
mới nhất về thị trường, đối thủ cạnh tranh và thông tin nội bộ ngành, từ đó hiểu rõ
từng nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của công ty, xác định hướng phát triển. Để
nâng cao chất lượng phân tích, thông tin tài chính cần được cập nhật thường xuyên,
mỗi cá nhân tham gia vào công tác phân tích cần hoàn thành nhiệm vụ một
cách hiệu quả và phải chịu trách nhiệm với các công việc, các hành động của mình.
Chính sách cấp tín dụng cần được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với từng thời
kì khác nhau. Ngân hàng cần theo dõi các biến động trên cả thị trường quốc tế lẫn
thị trường nội địa, luôn cập nhật và làm theo các chỉ đạo mới nhất từ chính phủ, các
quyết sách của Nhà nước để đưa ra các chính sách tín dụng đúng đắn, có lợi cho
chính ngân hàng và cho cả khách hàng của mình.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những giải pháp quan trọng chính là ngân hàng nên tiếp tục nâng cao chất
lượng đội ngũ phân tích.
Trong quá trình thực tập tại GP bank chi nhánh Hà Nội, sinh viên thấy 100%
chuyên viên tại chi nhánh đều là cử nhân đã tốt nghiệp tại các học viện lớn về đào
tạo ngành ngân hàng, tuy nhiên do thời gian ra trường lâu và kiến thức ngành ngân
hàng ngày càng nhiều do nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các nước phát triển nên
motif trong việc phân tích báo cáo tài chính đã có nhiều thay đổi. Ngân hàng nên
triển khai nhiều dự án hơn nữa để giúp nhân viên nâng cao năng lực và nâng cao giá
trị nội tại của bản thân, chẳng hạn như các cuộc thi nghiệp vụ, kiểm tra tiếng Anh,
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 71
nâng cao kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tận dụng cơ hội đó có thể
giúp cho người mới và người đã có kinh nghiệm cùng giúp nhau giải quyết những
vấn đề đã, đang và sắp tới sẽ gặp, đồng thời có thể chia sẻ cho nhau về cách thức
làm việc và các phương pháp phân tích khác nhau để giúp cho việc phân tích tr
nên hiệu quả và chính xác hơn. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhân viên
là rất quan trọng. Trong một môi trường đầy cám dỗ, nhân viên không hiểu hết tầm
quan trọng của đạo đức làm việc có thể dễ dàng tạo ra tình huống thông đồng với
công ty và làm sai lệch số liệu trong báo cáo tài chính. Các ngân hàng nên đào tạo
cẩn thận, xử lý nghiêm các trường hợp đáng tiếc, làm gương cho thế hệ mai sau. Bổ
sung nguồn nhân lực cho phòng kinh doanh: Hiện nay phòng kinh doanh của GP
bank chi nhánh Hà Nội số lượng chuyên viên còn hạn chế, nên ngân hàng cần bổ
sung kịp thời các chuyên viên mới và có những buổi đào tạo nâng cao về kỹ năng
phân tích tài chính doanh nghiệp cho các chuyên viên QHKH.
3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin
Công nghệ xung quanh chúng ta luôn thay đổi theo từng ngày, vậy việc áp dụng
công nghệ mới vào phân tích tài chínhcùng cần thiết. Việc phân tích tài chính
khách hàng còn bhạn chế bởi yếu tố công nghệ bởi phần lớn được thực hiện thủ
công thông qua đội ngũ chuyên viên. Dẫn đến nhiều sai sót ý kiến chủ quan của
đối tượng khi thực hiện phân tích hồ sơ khách hàng và BCTC. Trang thiết bị hiện đại
ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động phân tích tài chính KHDN lợi thế cạnh
tranh với bất kỳ ngân hàng nào. Vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa tăng năng suất lao
động. Bên cạnh đó, ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào quy trình phân tích đảm
bảo độ chính xác cũng như bảo mật về hồ sơ khách hàng; phát hiện và xử lý gian lận
trong BCTC mà khác hàng cung cấp;định k thực hiện phân tích tài chính KHDN và
hỗ trợ kiểm soát sau khi cung cấp tín dụng. Với định hướng phát triển công nghệ số
sẵn có, Gp bank có thể cân nhắc sử dụng thêm trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big
Data) và điện toán đám mây (Cloud Computing) để đẩy nhanh quá trình phân tích và
quản lý khách hàng. Các quy trình phân tích nên được thay đổi để sử dụng nhiều k
thuật số hơn để cải thiện độ chính xác của kết quả. Song song với sự phát triển về
công nghệ, yêu cầu về tính bảo mật cũng phải được đề cập lên hàng đầu do sự phát
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
7
2
triển quá nhanh của công nghệ cũng mang theo rất nhiều rủi ro về tính bảo mật thông
tin đi kèm với nó.
Nhìn chung, đứng trước thời đại công nghệ phát triển, sức cạnh tranh về sản phẩm
dịch vụ giữa các Ngân hàng ngày càng cao.Với số lượng ngân hàng như hiện nay đòi
hỏi GPBank phải liên tục đổi mới đcạnh tranh đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Đặc biệt, phân khúc KHDN –những người kiến thức về tài chính
am hiểu thị trường. vậy họ khắt khe coi trọng yếu tố thời gian cũng như hiệu
quả sử dụng dịch vụ. Do đó, cải tiến hệ thống bằng công nghệ số là chiến lược dài
hạn mà GPBank liên tục phải theo đuổi để thực hiện.
3.2.6. Kiến nghị
Kiến nghị với chính phủ và ban ngành liên quan
Để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
GP bank Chi nhánh Hà Nội hay GP bank trong toàn hệ thống thì trước hết phải có
những giải pháp từ phía chính ngân hàng, ngoài ra còn cần đến sự hỗ trợ từ phía các
cơ quan nhà nước như Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính. Để có dược hiệu quả
phân tích tài chính cho khách hàng doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, cơ quan nhà
nước cũng cần phải ban hành một số quy định liên quan đến thông tin mà các doanh
nghiệp cung cấp.
Một là bổ sung các quy định cho doanh nghiệp, đặc biệt là về BCTC của doanh
nghiệp, loại BCTC mà doanh nghiệp sử dụng để đưa cho chuyên viên QHKH doanh
nghiệp hay Ngân hàng phải là BCTC đã được kiểm toán. Việc kiểm toán qua BCTC
làm cho thông tin trên BCTC rõ ràng, minh bạch, chính xác và đáng tin cậy nhất.
Không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ chi phí cho các công ty kiểm toán
như các doanh nghiệp lớn – các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán
sẽ có BCTC đã được kiểm toán công khai minh bạch. Vì vậy các cơ quan nhà nước
nên ban hành quy định cụ thể cho các loại hình doanh nghiệp kèm theo các biện
pháp xử lý nếu có hành vi chỉnh sửa, gian dối trong BCTC. Điều này sẽ làm giảm đi
rủi ro cho các ngân hàng về thông tin hay cũng tạo điều kiện về mặt thời gian cho
chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ngân hàng.
Hai là các quy định dành cho Ngân hàng, cơ quan nhà nước cũng cần phải ban
hành các quy định cho ngân hàng về việc sử dụng thông tin. Mọi thông tin ngân
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 73
hàng sử dụng phải là thông tin đã được qua kiểm toán. Điều này vừa giúp giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng, vừa giúp ngăn chặn việc ngân hàng muốn tăng tưởng về
tín dụng mà chấp nhận sử dụng các loại BCTC nội bộ dẫn đến có những thông tin
sai sót, thiếu tính minh bạch, đồng thời cũng giảm rủi ro cho thị trường tài chính.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài chính có thể phối hợp và tạo điều kiện cho các ngân
hàng. Ngân hàng Nhà Nước nên:
-Tổng hợp các thông tin cần thiết,thực hiện trợ giúp c NHTM về nguồn cung cấp
các thông tin.
-Tăng cường sự giúp đỡ từ Ngân hàng Nhà Nước đối với công tác đánh giá KHDN
tại NHTM. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể tác động không chỉ lên NHTM mà còn ảnh
hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHNN cũng có thể mở một bộ phận
phòng ban riêng giải đáp, hỗ trợcác NHTM trong công tác PTTCDN.
-Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, các khóa học nghiệp vụ, hội thảo cho nhân
viên tín dụng từ các NHTM có cơ hội tiếp cận các quy định, kiến thức chuyên sâu
nâng cao trình độ.
-Cân nhắc ban hành thường xuyên các văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình và các
thông tin liên quan tới quy trình PTTCDN trong hoạt động tín dụng để tránh xảy ra
sai sót, đem lại tổn thất lớn cho ngân hàng.
-CIC luôn báo cáo các thông tin tín dụng có chất lượng cao để đáp ứng nhiệm vụ
của NHNN giao cho, giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nhưng, vẫn cần
tiếp tục cải thiện và nâng cấp CIC. Trung tâm này cần phải giữ đúng vai trò là
trung gian, điều phối viên để cung cấp kịp thời các thông tin quan trọng cho các
ngân hàng phục vụ nhu cầu cho vay. Các thông tin cung cấp cần thận trọng và
chính xác. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
Để cải thiện chất lượng của công tác phân tích tài chính KHDN, GP Bank cần phải
chú ý một số nội dung sau:
-Đối với nhân sự, tăng cường tổ chức mở lớp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân
viên phân tích. Ngoài ra, mỗi năm Trụ sở chính tổ chức các buổi giao lưu, các cuộc
thi để nâng cao tinh thần tập thể cũng như hoàn thiện chuyên môn của cán bộ nhân
viên. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng các chuyên viên phân tích tài chính mới
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
7
4
được xây dựng chuyên nghiệp, lựa chọn nhân tài tương lai để tạo tiền đề thúc đẩy
ngân hàng.
-Đối với công nghệ, Ngân hàng nên thiết lập phần mềm theo dõi tài chính khách
hàng thường xuyên trên hệ thống để luôn cập nhật liên tục, giám sát được khả năng
thu hồi nợ của khách hàng, giúp giảm thời gian hơn khi phải làm thủ công.Thêm
vào đó là xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho các doanh nghiệp để
giúp phân tích rõ ràng hơn về vị thế của khách hàng so với các công ty khác trên thị
trường.
Kiến nghị với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
Sự hợp tác từ phía khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng phân tích tài chính KHDN. Ngân hàng cần nâng cao nhận thức về vai trò của
các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động
của ngân hàng. Doanh nghiệp xin cấp tín dụng nên:
-Cung cấp cho ngân hàng các hồ sơ, số liệu hợp pháp, hợp lệ một cách nhanh chóng,
thuận tiện và đúng theo quy chuẩn của ngân hàng.
-Doanh nghiệp cần thực hiện các chế độ kế toán rõ ràng theo đúng quy chuẩn từ bộ
tài chính. Từ đó, lập bộ BCTC đúng chuẩn và được kiểm toán bởi các công ty kiểm
toán có uy tín.
-Cần sử dụng vốn theo đúng mục đích, triển khai dự án theo đúng tiến độ, kế hoạch
đã nêu như trong yêu cầu vay vốn
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương III, chuyên đề đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác phân
tích tài chính KHDN tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu-
Chi nhánh Hà Nội nhằm khắc phục những thiếu sót đã nêu ở chương II. Các giải
pháp đưa ra nhằm giúp chi nhánh có thể thực hiện hiệu quả hơn hoạt động phân tích
tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng bao gồm: Hoàn thiện
nội dung phân tích tài chính KHDN, hoàn thiện phương pháp phân tích và các chỉ
số phân tích, nâng cao chất lượng thông tin phân tích, đầu tư vào phát triển nhân sự,
ứng dụng công nghệ trong phân tích tài chính KHDN.
Đồng thời, bài chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ và các ban
ngành liên quan, với Ngân hàng Nhà nước, với chính Ngân hàng thương mại TNHH
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 75
MTV Dầu Khí Toàn Cầu và với các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng
để đạt kết quả tốt nhất.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
7
6
KẾT LUẬN
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và là một trong những nguồn thu
chính của ngân hàng. Không chỉ là hiệu quả về mặt kinh doanh của ngân hàng mà
còn giúp điều hòa nguồn vốn và đóng góp vào việc thực thi chính sách tiền tệ của
Ngân Hàng Nhà Nước, bình ổn thị trường và thúc đẩy sự lành mạnh của nền kinh
tế.
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp mới được thành
lập ở các lĩnh vực mỗi năm không ngừng tăng. Doanh nghiệp muốn ổn định phát
triển thì cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để phục vụ cho quá trình hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
sẵn có, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm đến nguồn vay khác. Nhận thấy nhu
cầu vay vốn tại các ngân hàng ngày càng tăng trong đó có GP bank. Chính vì vậy
nên hoạt động tín dụng trở thành hoạt động trọng điểm tại mỗi ngân hàng và nó
mang lại rất nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nền kinh tế thị
trường đầy biến động hiện tại. Ngày nay các ngân hàng đều đưa ra những mức lãi
suất hấp dẫn khác nhau để thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên khi có càng
nhiều khách hàng thì rủi ro tín dụng cho mỗi ngân hàng ngày càng tăng cao. Vì thế
từng công đoạn trong công tác tín dụng phải được được hiện một cách hiệu quả,
tính chính xác cao,việc phân tích tài chính KHDN cũng cần được trú trọng nhất là
phân tích BCTC của KHDN vì nó ảnh hưởng đến quyết định xét cấp tín dụng cho
doanh nghiệp và phòng rủi ro cho ngân hàng.
GP bank- chi nhánh Hà Nội đã trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển
ngân hàng đang trở thành một chi nhánh có quy mô lớn, có uy tín cùng với đội ngũ
chuyên viên được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp. Công tác phân tích tài chính
KHDN tại ngân hàng khá hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại một vài thiếu sót khiến cho
có những đánh giá sai về năng lực tài chính của khách hàng.
Hy vọng với những góp ý và ý kiến của tác giả đến chi nhánh thì chi nhánh có thể
có những biện pháp kết hợp với sự hỗ trợ của các cấp các ngành để nâng cao hiệu
quả công tác phân tích tài chính KHDN nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Nội,
Báo cáo tài chính 2021,2020.
2. Thị Xuân, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp 1, Lần 1,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. Hoàng Thùy Linh (2021), Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu chi
nhánh Hà Nội.
4. Lương Diệp Linh (2020), “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu (ACB) Chi Nhánh Hoàng Cầu’’, Chuyên đề, Học viện Ngân Hàng
5. Trang Web: https://www.gpbank.com.vn/
6. Tài liệu nội bộ: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X, Báo cáo tài
chính năm 2021
7. Tài liệu nội bộ: Báo cáo thẩm định cho vay Công ty TNHH thương mại
dịch vụ quốc tế X năm 2021
8. Tờ trình cấp tín dụng với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
PHỤ LỤC
1. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu năm 2019
https://drive.google.com/file/d/1DgYQlB9UUbOxbc4NNdGWmZk3kMF
6gcqo/view?usp=sharing
2. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1G5i5jiPKID5TGDGie1FMOUdtRYjwKl
QQ/view?usp=sharing
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
3. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu năm 2021
https://drive.google.com/file/d/1Lp4o3z-
EnLPgftEmL8CuUZ2QoiWdXA6h/view?usp=sharing
4. ớng dẫn phân tích báo cáo tài chính KHDN trong hệ thống ngân hàng
thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
https://drive.google.com/file/d/1lQJXkssgqY42eqlnoVNoDfXb9a1wdYA
/view?usp=sharing
5. Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X năm
2020
https://drive.google.com/file/d/1h6NA5BnsVOh2t_0I2YcTGAWT_RvifL
l/view?usp=sharing
6. Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X năm
2021
https://drive.google.com/file/d/1h9Z29XGx5KjXrjHIj3wRSr8MfRMk7T
9/view?usp=sharing
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
lOMoARcPSD| 40419767
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
| 1/89

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG ----- -----
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI
Mã sinh viên : 21A4010310 Lớp : K21TCD
Khóa học : 2018-2022
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Thùy Linh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Vân Huyền Hà Nội-2022 lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên quá trình
em thực tập tại phòng kinh doanh ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầuchi
nhánh Hà Nội. Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này đã
được lãnh đạo các cơ quan quản lý Ngân hàng cũng như lãnh đạo các ban quản lý
Nhà nước cho phép sử dụng.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 04 năm 2022 i lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này em đã vô cùng may mắn nhận
được sự giúp đỡ quan tâm và chỉ dạy tận tình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
em xin gửi lời cảm ơn tới:
Cô: TS.Phạm Thị Vân Huyền-Giảng viên tại Học Viện Ngân Hàng đã trực tiếp giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong những năm học vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao trong suốt quá trình thực tập và truyền đạt cho em nhiều kinh
nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành tốt Chuyên đề tốt nghiệp cũng như trong
sự nghiệp sau này của mình.
Vì thời gian thực tập tương đối ngắn kinh nghiệm và vốn kiến thức của em còn hạn
chế nên Chuyên đề không thể tránh khói những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài Chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Cuối
cùng em xin kính chúc toàn thể cán bộ giảng viên đang công tác tại Học Viện Ngân
Hàng và các anh chị đang làm việc tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội giàu sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD ii MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... 10

LỜI MỞ ĐẨU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV
DẦU KHÍ TOÁN CẦU-CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................................................. 3
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-
chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 3
a. Giới thiệu chung về ngân hàng .................................................................................... 3
b. Quá trình hình thành .................................................................................................... 3
c. Quá trình phát triển và những cột mốc đáng nhớ ........................................................ 4
1.1.2. Chức năng. nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh ................................................. 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội ............................................................................. 5
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội .................................................... 7
1.3. Quy định về cấp tín dụng cho KHDN tại GP bank ............................................... 14
1.4. Vị trí thực tập ............................................................................................................ 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................................... 16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI ..................................................................................... 17

2.1. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội .......................... 17
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD iii i
2.1.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội...........17
2.1.2. Phương pháp phân tích..............................................................................19 lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
2.1.3. Thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính KHDN tại ngân hàng
thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)............................20
2.1.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp:.............22
2.1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP
bank)...................24 a. Phân tích thông tin phi tài
chính.........................................................................24
b. Phân tích báo cáo tài chính.................................................................................25
2.1.6. Minh họa phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội..............29
2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu- Chi Nhánh Hà Nội..............................................................................56
2.2.1. Ưu điểm.....................................................................................................56
2.2.2. Hạn chế.....................................................................................................58
2.2.3. Nguyên nhân.............................................................................................59
a. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................................60
b. Nguyên nhân khách quan......................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II..................................................................................................62
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU- CHI
NHÁNH HÀ NỘI...................................................................................................63
3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội................................................................................63
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD iv
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động
tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội...64 lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD iv
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích...................................................................64
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích............................................................71
3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích...................................................................72
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................................................73
3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin......................................................73
3.2.6. Kiến nghị...................................................................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG III................................................................................................78
KẾT LUẬN................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...................................................
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD v lOMoAR cPSD| 40419767
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD: PHẠM THỊ VÂN HUYỀN i lOMoAR cPSD| 40419767
DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên Nghĩa BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán DN Doanh nghiệp ĐKKD Đăng kí kinh doanh GP BANK
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu HĐKD Hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho KNTT Khả năng thanh thoán KPT Khoản phải thu KQHĐKD
Kết quả hoạt động kinh doanh KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp LCTT Lưu chuyển tiền tệ MTV Một thành viên NHNN Ngân hàng nhà nước PGD Phòng giao dịch QHKH Quan hệ khách hàng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TĐTD Thẩm định tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo VCSH Vốn chủ sở hữu BCTC Báo cáo tài chính VLĐ Vốn lưu động vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU lOMoAR cPSD| 40419767 Tên bảng Số trang
Bảng 1-1: Khái quát hoạt động kinh doanh tại GP bank 7
Bảng 1-2: Tình hình kinh doanh của GP Bank 9
Bảng 1-3: Quy mô cho vay tại GP bank 10
Bảng 1-4: Chi phí hoạt động tại GP bank 13 Bảng 2-1: Nội dung trình 29
Bảng 2-2: Danh mục hồ sơ thẩm định 31
Bảng 2-3: Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng 36
Bảng 2-4: Nguồn số liệu 38
Bảng 2-5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty 41
TNHH thương mại và dịch vụ X
Bảng 2-6:Cơ cấu về doanh thu và lợi nhuận theo từng loại SP 44
dịch vụ/lĩnh vực hoạt động
Bảng 2-7: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động SXKD và tài 44
chính của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Bảng 2-8:Tỷ lệ tiền mặt/1 ngày doanh thu 46
Bảng 2-9: tài sản dài hạn của công ty TNHH thương mại và 46 dịch vụ quốc tế X
Bảng 2-10:Tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại và 48 dịch vụ quốc tế X
Bảng 2-11: tỷ số thể hiện khả năng thanh toán 49
Bảng 2-12: tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản 50
Bảng 2-13: tỷ số thể hiện khả năng sinh lời 50
Bảng 2-14: Nhu cầu vay vốn của Công ty TNHH thương mại 52 và dịch vụ quốc tế X
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD vii
Bảng 2-15: Các loại tài sản đảm bảo của doanh nghiệp 53
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD lOMoAR cPSD| 40419767
Bảng 2-16: Đề xuất của chuyên viên tín dụng 55
Bảng 3-1: Nhóm thể hiện cơ cấu tài chính 64
Bảng 3-2: Vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và 66 dịch vụ quốc tế X
Bảng 3-3: Nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng 66
Bảng 3-4:Nhu cầu vốn lưu động của công ty TNHH thương 67
mại và dịch vụ quốc tế X
Bảng 3-5: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động 67
Bảng 3-6: Ngân quỹ ròng công ty TNHH thương mại và dịch 68 vụ quốc tế X
Bảng 3-7: Báo cáo KQKD công ty TNHH thương mại và 69 dịch vụ quốc tế X
Bảng 3-8: Hoạt động của dòng tiền tại công ty TNHH 70
thương mại và dịch vụ quốc tế X
Bảng 3-9: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty 71
TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X vii i DANH MỤC HÌNH Hình Trang
Hình 1-1:Sơ đồ bộ máy tổ chức 6
Hình 1-2: Quy mô vốn chủ sở hữu tại GP bank 11
Hình 1-3: Doanh thu tại GP Bank 12
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình phân tích tài chính KHDN 22
Hình 2-2: Tài sản dài hạn 47
Hình 2-3: Tổng nguồn vốn 48
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD ix lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2021 là một năm đầy biến động với nền kinh tế trong nước cũng như trên toàn
thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. các hoạt động sản xuất kinh doanh bị
đình trệ lợi nhuận giảm mạnh trong khi các khoản chi phí gia tăng, ngành ngân hàng
là một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh trong khi ngân hàng là một trong những
ngành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề như
thế đến nay nền kinh tế toàn nước đang dần hồi phục lại và ngành ngân hàng vẫn duy
trì được tốc đổ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Ngành ngân
hàng trên mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những thách thức mới do công nghệ phát
triển và ngày càng nhiều các ngân hàng mới hình thành nên sự cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt. Để nắm bắt kịp thời các cơ hội tốt để phát triển đòi hỏi các nhà quản
trị phải có những chiến lược cụ thể mang đến tầm nhìn xa cho ngân hàng của mình
đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác mà vẫn tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí.
Trong thời kỳ hội nhập xây dựng và phát triển nền kinh tế mới có rất nhiều những
doanh nghiệp được thành lập, ngân hàng là một trong những lựa chọn tốt nhất để cung
cấp vốn cho các doanh nghiệp. Vì thế phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra những quyết
định đúng đắn chính xác và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho vay
vốn. Đây là lý do em chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TNHH
MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)- Chi Nhánh Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu(GP
bank)- Chi nhánh Hà Nội.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu(GP bank)- Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 lOMoAR cPSD| 40419767
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệptrong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác phân tích tài chính khách hàng
doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu(GP bank)- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp khảo sát điển hình: Thu thập các thông tin, hoạt động cho vay
kháchhàng tại GP Bank chi nhánh Hà Nội.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng các biểu đồ, phần mềm có liên quan để tổng hợpcác
số liệu một cách tổng quát nhất.
- Ngoài một số phương pháp trên thì chuyên đề còn sử dụng một số phương phápkhác
như mô tả, phương pháp bình luận, phương pháp dự đoán xu hướng,...
4. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt nghiệp
được chia làm 3 chương chính:
-Chương 1: Khái quát về ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toán CầuChi Nhánh Hà Nội.
-Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (Gp Bank)- Chi Nhánh Hà Nội.
-Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu (Gp Bank)- Chi Nhánh Hà Nội.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 lOMoAR cPSD| 40419767
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV
DẦU KHÍ TOÁN CẦU-CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu- chi nhánh Hà Nội
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu chung về ngân hàng Tên gọi
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu
Tên giao dịch bằng Global Petro Commercial Joint Stock Bank tiếng anh Tên viết tắt GP Bank Trụ sở chính
109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngày thành lập 1993 Vốn điều lệ 3018 tỷ đồng Mã số thuế 2700113651 Nơi đăng ký quản lý
Cục thuế thành phố Hà Nội Website https://www.gpbank.com.vn
b. Quá trình hình thành
Ngân hàng GPBank thành lập vào tháng 11/1993 với tên gọi là Ngân hàng Thương
mại nông thôn Ninh Bình, trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị và hoạt
động tại Hà Nội từ 07/11/2005. Ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Thương Mại Trách Nhiệm
Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu.
Mạng lưới kinh doanh của GPBank không ngừng được mở rộng với 01 Hội sở chính,
gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm và hơn 75 cây ATM trên toàn quốc
cùng đội ngũ hơn 1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
Ngân hàng GP bank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu dành cho khách hàng.
-Chiến lược hoạt động:
• Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiệu quả, tin cậy
• Lành mạnh hóa tài chính, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững đầu tư kinh doanh an toàn và hiệu quả.
• Xây dựng và phát triển hệ thống Quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 lOMoAR cPSD| 40419767
• Hiện đại hóa hệ thống Công nghệ Thông tin
• Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp.
c. Quá trình phát triển và những cột mốc đáng nhớ
Từ năm 2002 đến năm 2004: Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình
về việc đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh
Năm 2005: Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng góp thuế cho Nhà nước
Năm 2006: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao
tặng cho Tập thể cán bộ nhân viên có thành tích góp phần hoàn thành nhiệm
vụ ngân hàng năm 2005 – 2006
Năm 2007:-Danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007”
cùa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-Danh hiệu “Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007” của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Năm 2009: Top 500 thương hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát
Năm 2010: -Cup Thương hiệu nổi tiếng quốc gia
-Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam
Năm 2011: Giải thưởng Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
Năm 2014: Top 10 Ngân hàng được quan tâm nhất MyEbank
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
-Huy động vốn dưới hình thức: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền
gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, ký phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay vốn
của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
-Hoạt động cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao
thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật, chiết khấu
và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
-Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh
chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ, chi hộ.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 lOMoAR cPSD| 40419767
-Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
-Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu
chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và giấy tờ có giá khác
trên thị trường tiền tệ.
-Cung ứng cho khách hàng trong nước và ngoài nước các sản phẩm: Ngoại hối, phái
sinh về tỷ giá, lãi suất, tiền tệ.
-Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại TNHH MTV
Dầu Khí Toàn Cầu-chi nhánh Hà Nội
Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: Số 180 Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng. Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 02439369490
GP bank – CN Hà Nội bắt đầu hoạt động ngày 25 tháng 5 năm 2009, đã đóng góp
một phần quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của GP Bank tại khu vực miền Bắc nói chung.
Hình 1-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 lOMoAR cPSD| 40419767
*Phòng kế toán tài chính và kho quỹ:
-Chức năng:Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác cung cấp dịch vụ ngân hàng
liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch cho khách hàng;
thực hiện các nhiệm vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính.kế
toán chi tiêu nội bộ tại chi nhánh;quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy tính, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch theo quy định của GP bank.
-Nhiệm vụ:Trực tiếp giới thiệu, tư vấn, cung ứng, hỗ trợ khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ cảu GP bank nhanh chóng chính xác, hiệu quả; quản lý về mặt công
nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của PGD. *Phòng kinh doanh:
-Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý, khai thác và bán sản phẩm,
dịch vụ cho KHDN, tổ chức và cá nhân phù hợp với chế độ quy định hiện hành của GP bank.
-Nhiệm vụ: Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường,
quan hệ khách hàng, khai thác nguồn vốn, cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách
hàng, kinh doanh ngoại tệ, phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý
và xử lý nợ có vấn đề và một số nhiệm vụ khác theo quy định của chí nhánh.
*Phòng tổ chức hành chính
-Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý cán bộ, văn phòng,
hành chính quản trị của chi nhánh.
-Nhiệm vụ: Lập kế hoạch lao động, định biên lao động các Phòng/ban/bộ phận tại chi
nhánh; phối hợp phòng tổ chức thực hiện các công tác cán bộ trong năm: tuyển dụng,
điều động, luân chuyển cán bộ nhận xét đánh giá, thi đua, khen thưởng cán bộ, bồi
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 lOMoAR cPSD| 40419767
dưỡng, quy hoạch, đào tạo bổ nhiệm....Thực hiện các công tác văn phòng. hành chính
quản trị mạng lưới, quản lý và duy trì hình ảnh thương hiệu của GP bank.
*Phòng giao dịch: Công việc chủ yếu của phòng ngân quỹ là thu-chi đồng tiền Việt
Nam, ngân phiếu thanh toán ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước
ngoài, quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại TNHH
MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội.
Kết quả hoạt động kinh doanh tại GP bank trong 3 năm 2019-2020-2021 như sau:
Trong giai đoạn năm 2019 đến quý 1,2 năm 2021 nền kinh tế toàn cầu gặp phải khủng
hoảng nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên
đến quý 3,4 năm 2021 nền kinh tế dần hồi phục nhờ phát sinh ra các loại vắc-xin kìm
hãm sự phát triển của dịch bệnh. Nhờ đó mà GP bank cũng đạt được một số thành
tựu nhất định và mở ra nhiều triển vọng cho năm 2022.
Bảng 1-1: Khái quát hoạt động kinh doanh tại GP bank
Đơn vị: Triệu đồng 2019 2020 2021 C/L % C/L 2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % Thu nhập 855.425 906.428 990.598 +51.003 +5,96% +84.17 +9,29 lãi thuần % Lãi thuần 32.459 29.995 48.314 -2.464 -7,59% +18.319 +61,07 từ hoạt % động dịch vụ Lãi thuần 156.836 157.547 50.806 711 +0.45% - -67.8% từ hoạt 106.741 động khác Chi phí (561.665) (655.043) (664.372) +93.378 +16,01 +9.329 +1,42 hoạt động % %
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7 lOMoAR cPSD| 40419767
Chí phí dự (546.034) (280.924) (174.822) -265.11 -48,55% - - phòng rủi 106.102 37,76 ro tín dụng % Tổng lợi 89.649 212.222 329.292 +122.57 3 +36,61 +117.07 +55,16 nhuận % % trước thuế Tổng lợi 74.621 169.508
263.433 +94.887 +127,16 +93.925 +55,41 nhuận sau % % thuế Chi phí (15.029) (42.714)
(65.858) +27.685 +184,21 +23.144 +54,18 thuế % % TNDN
(Nguồn:BCTN 2021-GP bank) Tình
hình hoạt động của GP bank đang duy trỳ ở mức khá thấp trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam.Tại ngày 31/12/2021. tổng tài sản của ngân hàng đạt 40.613 tỷ đồng, tăng
12.3% so với cuối năm 2020.Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính nhưng
biến đổi không nhiều so với các năm trước. Thu nhập lãi thuần năm 2021 tăng 84.17
triệu đồng tương ứng 9.29% so với năm 2020 và tăng 135.17 triệu đồng tương đương
15.8% so với năm 2019 sự tăng lên của thu nhập lãi thuần năm 2021 một phần do nền
kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau đợt giãn cách xã hội kéo dài của năm 2019 và 2020.
Trong khi đó các hoạt động phi tín dụng có xu hướng giảm. Cụ thể hoạt động dịch vụ
của ngân hàng năm 2020 giảm 8.5% so với năm 2019 đạt 30 tỷ đồng. Kinh doanh
ngoại hối đạt 31.5 tỷ đồng giảm 38%. Góp vốn mua cổ phần đầu tư cũng sụt giảm khi
chỉ thu về số tiền cổ tức là 1.4 tỷ đồng,trong khi năm 2019 thu về 14 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ cũng mang về 25,7 tỷ đồng cho GPBank trong quý VI/2021, tăng
67% so cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, mảng dịch vụ mang lại 48,3 tỷ đồng cho ngân
hàng, tăng 61,1% so cùng kỳ năm 2020.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 8 lOMoAR cPSD| 40419767
Trong khi thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh trong năm thì
hoạt động kinh doanh ngoại hối lại không mấy khả quan khi lãi thuần từ mảng này cả
năm qua sụt giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
Lãi thuần từ hoạt động khác của GPBank trong cả năm 2021 cũng giảm mạnh 67,8%,
từ 157,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020 về 50,8 tỷ đồng trong 2021.
Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế năm 2021
của GPBank vẫn đạt hơn 329 tỷ đồng, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả
này có được nhờ thu nhập lãi thuần tăng 84,17 tỷ đồng, tương đương tăng 9,3% so
với cùng kỳ. Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 61% trong năm 2021
Bảng 1-2: Tình hình kinh doanh của GP Bank
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 % thay đổi Tổng tài sản 40.613 36.153 12,3% Cho vay KH 27.499 25.675 7,1% Dự phòng rủi ro 228 227 0,4% cho vay KH Tiền gửi của Kh 28.075 28.738 -2,3% Nợ xấu 617 626,48 -1,5% Tỉ lệ nợ xấu 2,24% 2,44%
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Năm 2021,chi phí dự phòng rủi ro giảm 38% xuống mức 175 tỷ đồng. Ngân hàng dồn
trích lập vào quý cuối cùng của năm (gần 82 tỷ đồng), trong khi 9 tháng đầu năm chỉ
trích lập 93 tỷ đồng. Tính đến 31/12, tổng tài sản của GP Bank đạt 40.613 tỷ đồng,
tăng 12,3% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,1%
lên 27.499 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,4%. Tiền gửi
khách hàng giảm 2,3% xuống còn 28.075 tỷ đồng.
Cùng với nợ xấu nội bảng của ngân hàng giảm 1,5% xuống còn 617 tỷ đồng. Kéo
theo, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng giảm từ 2,44% xuống 2,24%.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 9 lOMoAR cPSD| 40419767
Ngoài ra lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 263.433 triệu đồng tăng 93.925 triệu đồng
tăng 55.41% so với năm 2020 tuy nhiên vẫn giảm so với tốc dộ tăng của năm 2020 so với 2019 tăng 127.16%.
Bên cạnh đó, đoạt động cho vay đã có mức tăng trường cao nhờ vào quá trình cơ cấu
khách hàng và chiến lược chăm sóc hiệu quả. Các sản phẩm cho vay tại GP bank
hướng đến nhiều phân khúc khách hàng với nhiều mục đích vay khác nhau: Vay tiêu
dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay đầu tư TSCĐ, tái cơ cấu vốn kèm theo là các công
văn ban hành trên toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Bảng 1-3: Quy mô cho vay tại GP bank
Đơn vị: triệu đồng Quy Quy Quy mô % tăng/ giảm % tăng/ giảm mô cho mô cho cho vay 2021/2019 2021/2020 vay vay 2021 2019 2020 +/- % +/- % Khối 16.230 18.211 20.156 3.926 24.19% 1.945 10.68% KHCN Khối 8.841 7.464 7.343 -1.498 -16.94% -0.121 -1.62% KHDN Tổng 25.071 25.675 27.499 2.428 9.68% 1.824 7.10%
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Trong năm 2021 quy mô cho vay khách hàng đạt 27.499 triệu đồng. Cho vay KHCN
đạt 20.156 triệu đồng chiếm 73.3% tổng quy mô cho vay tăng 10.68% so với năm
2020 và tăng 24.19% so với năm 2019 sự tăng trưởng này có thể do chính sách
marketing của ngân hàng tốt và có lãi suất ưu đãi cho người tiêu dùng giảm còn
4,6%/năm. Cho vay KHDN đạt 7.343 triệu đồng chiếm 26.7% trong tổng quy mô cho
vay giảm 1.62% năm 2020 và 16.94% so với năm 2019, sự suy giảm này có thể do
ngân hàng có lãi suất ưu đãi giảm còn chỉ từ 4,6%/năm nhưng chất lượng tín dụng
không thể giảm nên nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu tín dụng hoặc
cũng một phần do dịch bệnh khiến nhiều khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 0 lOMoAR cPSD| 40419767
phải đóng cửa nên quy mô cho vay KHDN giảm. Có thể thấy cho vay KHCN đóng
vai cho chủ đạo trong nguồn thu của ngân hàng.
Hình 1-2: Quy mô vốn chủ sở hữu tại GP bank
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngày càng tăng, điển hình năm 2021 quy mô vốn đạt
4,182 tỷ đồng tăng 6.42% so với năm 2020 và tăng 11.21% so với năm 2019,
VCSH tăng hàng năm chủ yếu do ngân hàng bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận giữ
lại. Lợi nhuận chưa phân phối đạt hơn 903 tỷ đồng tăng 55.42% so với năm 2020
chủ yếu do kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt.
Hình 1-3: Doanh thu tại GP Bank
Đơn vị: Triệu đồng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 11 lOMoAR cPSD| 40419767
Thu nhập ngoài lãi năm 2019 được tập trung đẩy mạnh nhằm nâng cao cơ cấu trong
tổng thu nhập. Hết năm 2019 thu ngoài lãi đạt 341.924 triệu đồng chiếm 28.55%.
Tăng trưởng ngoài lãi chủ yếu dựa trên lãi từ hoạt động khác.Cụ thể thu từ hoạt động
khác đạt 237.318 triệu đồng chiếm 69.4% nhờ hoạt động xử lý thu hồi nợ, thu từ kinh
doanh ngoại hối đạt 50.644 triệu đồng chiếm 14.81% còn lại là thu từ hoạt động dịch
vụ và mua bán chứng khoán đầu tư.
Năm 2020 thu nhập ngoài lãi không còn được trú trọng đẩy mạnh như năm 2019. Thu
nhập ngoài lãi trong năm này đạt 241.760 triệu đồng giảm 29.3% so với năm 2019
đóng góp 20.47% trong tổng doanh thu.Thu nhập từ hoạt động khác vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, đạt 157.547 triệu đồng giảm 33.61% so với năm 2019; chiếm 65.17% trong
thu nhập ngoài lãi trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ,kinh doanh ngoại hối, mua
bán chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ.
Đến năm 2021, thu nhập ngoài lãi tiếp tục giảm, đạt 177.889 triệu đồng chiếm
17.96% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động khác đạt 50.806 triệu đồng giảm
67.75% so với năm 2020 có thể do ngân hàng đã thu hồi được các khoản nợ khó đòi.
Trong năm 2021 thì thu nhập từ các hoạt động sấp xỉ nhau thấp nhất là thu từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối đạt 21.661 triệu đồng chiếm 12.18%.
Bảng 1-4: Chi phí hoạt động tại GP bank
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 2 lOMoAR cPSD| 40419767
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 % tăng/giảm 2021/2020 +/- %
Chi nộp thuê và các khoản phí, lệ phí 51 67 69 2 2.99% Chi phí cho nhân viên 1.220 3.483 3.792 309 8.87% Chi về tài sản 891 923 1.021 278 30.12%
Chi cho hoạt động quản lý công vụ 1.201 1.513 1.782 269 17.78%
Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi 202 230 274 44 19.13% của KH
Chi phí dự phòng giảm giá các khoản (117) 209 (547) (756) - ĐTDH và DP khó đòi 361.72 % Tổng 3.448 6.425 6.391
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh GP Bank -Chi nhánh Hà Nội)
Chi phí hoạt động trong năm 2019 đạt 3.448 triệu đồng, trong đó chi phí chiếm tỷ
trọng lớn là chi phí cho nhân viên chiếm 35.38% và chi cho hoạt động quản lý công
vụ chiếm 34.83%. Trong năm 2020, chi phí hoạt động tăng vượt trội đạt 6.425 triệu
đồng gấp 1.86 lần năm 2019 chủ yêu là tăng chi phí cho nhân viên đạt 3.483 triệu
đồng tăng gấp 2.85 lần so với năm 2019. Sở dĩ có sự gia tăng này là từ tăng lương,
bổ sung nguồn nhân lực và chính sách chi hỗ trợ các nhân viên trong mùa dịch. Bên
cạnh đó GP bank cũng tăng cường đầu tư tài sản cố định và sửa chữa văn phòng đồng
thời đẩy mạnh đầu tư các hệ thống nhằm số hóa hoạt động ngân hàng. GP bank liên
tục đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy bán hàng và chăm sóc khách hàng tập trung ở
mảng tín dụng nhằm tăng doanh thu phí dịch vụ cho ngân hàng.
Trong năm 2021 Gp bank tiếp tục phân bổ ngân sách để đầu tư cho các nhiệm vụ phát
triển dài hạn như các dự án nâng cấp công nghệ thông tin, tăng chi phí nhân sự thu
hút nhân tài và tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm đưa Ngân hàng đến gần hơn với
cuộc cách mạng Fintech. Chi phí cho nhân viên trong năm này tiếp tục tăng đạt 3.792
triệu đồng chiếm 59.33% tổng chi phí. Tuy nhiên tổng chi phí trong năm lại giảm so
với năm 2020, mức giảm này do chi phí dự phòng giảm giá các khoản ĐTDH và DP
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 13 lOMoAR cPSD| 40419767
khó đòi giảm các khoản chi phí khác đều tăng, ngân hàng có thể chưa quản lý tốt các
loại chi phí và chưa có sự điều chỉnh phù hợp.
1.3. Quy định về cấp tín dụng cho KHDN tại GP bank
Phương thức trả nợ: Trả gốc phân kỳ theo tháng/quý; trả lãi hàng tháng theo dư nợ giảm dần
Cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ
Tài trợ đến 85% tổng nhu cầu vốn.
• Được tư vấn giải pháp tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp.
• Lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,69%/năm.
• Thời gian giải quyết nhanh chóng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt. Điều kiện:
• Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phương án kinh doanh hiệu quả.
• Tài sản bảo đảm linh hoạt: Bất động sản, ô tô, giấy tờ có giá,…
Cho vay theo dự án đầu tư
• Hỗ trợ tối đa 85% nhu cầu vốn của từng phương án.
• Phương thức vay vốn: từng lần hoặc theo hạn mức.
• Thời gian xử lý, xét duyệt khoản vay nhanh chóng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
• Phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt Điều kiện:
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín
dụng của GPBank trong từng thời kỳ.
• Tài sản bảo đảm: Quý khách có thể sử dụng các tài sản là bất động sản, máy
móc thiết bị, hàng hóa tồn kho, các quyền đối với tài sản và các tài sản khác
thuộc sở hữu Khách hàng hoặc tài sản của người thứ ba bảo lãnh.
• Quý khách có năng lực kinh doanh và khả năng tài chính tham gia vào phương án vay vốn.
• Quý khách hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 4 lOMoAR cPSD| 40419767
1.4. Vị trí thực tập
Vị trí thực tập tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh
Hà Nội : Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Hoạt động: Học và thực tập các kỹ năng bán sản phẩm của khách hàng doanh nghiệp
như: Mở tài khoản thanh toán doanh nghiệp kèm tài khoản chi lương cho doanh
nghiệp,tìm kiếm khách hàng và mở các hợp đồng tín dụng về vốn dành cho sản xuất
kinh doanh, bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 15 lOMoAR cPSD| 40419767
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Mục tiêu của bài chuyên đề: “ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu
Khí Toàn Cầu”. Chương I của chuyên đề đã đề cập những nội dung sau:
-Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng GP Bank
-Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của ngân hàng
-Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng
-Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2019- 2021
-Quy định về cấp tín dụng trên hệ thống ngân hàng
Chương II bài chuyên đề sẽ đề cập đến thực trạng về công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng GP Bank- Chi nhánh Hà Nội.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 6 lOMoAR cPSD| 40419767
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP
BANK)- CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng thương mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu-chi nhánh Hà Nội a, Tổ chức
công tác phân tích tài chính KHDN tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu( Gp bank)- Chi nhánh Hà Nội
Việc phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại do chuyên viên QHKH bộ phận phòng kinh doanh thực hiện. Việc tổ chức phân
tích phải khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động của
khách hàng và mục tiêu của ngân hàng. Trình tự phân tích tài chính khách hàng bao gồm ba giai đoạn:
• Giai đoạn lập kế hoạch phân tích
Trong giai đoạn này, cán bộ ngân hàng phải xác định được mục tiêu phân tích và xây
dựng chương trình phân tích.
• Giai đoạn tiến hành phân tích
Đây là giai đoạn triển khai và thực hiện các công việc trong kế hoạch. Trong giai đoạn
này, cán bộ ngân hàng tiến hành thu thập tài liệu và xử lý số liệu; tính toán, xác định
và dự đoán; tổng hợp kết quả và rút ra nhận xét.Căn cứ theo các báo cáo tài chính,
bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC, Tờ khai thuế,..
Giai đoạn hoàn thành kế hoạch phân tích
• Giai đoạn cuối cùng là lập báo cáo phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích.Lưu trữ
hồ sơ giải ngân và hồ sơ tín dụng tại bộ phận quản trị của ngân hàng theo đúng quy định.
- Quy định về công tác phân tích BCTC trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu thông qua các văn bản sau: •
“ Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức” – Quy định
số923/2017QĐ-Gp bank ngày 29/09/2017
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 17 lOMoAR cPSD| 40419767 •
Công văn số 275/GP bank- QLTD V/v hướng dẫn triển khai Hệ thống xếp
hạngtín dụng nội bộ ngày 25/12/2017
b, Quy định về công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại NHTM
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội-‘‘Quy định số 923’’
Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể nói là mối quan tâm hàng đầu và là vấn đề
ảnh hưởng lớn của tất cả các ngân hàng trên toàn cầu. Để hỗ trợ đưa ra các quyết định
tín dụng dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính hiện tại, dự báo dòng tiền trong
doanh nghiệp và phân tích đảm bảo nợ vay; hơn thế nữa là để phát huy tinh thần liêm
chính của các cán bộ nhân viên trong việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quy trình
đánh giá BCTC của GP bank đã được GP bank quy định rõ trong văn bản nghị định
của hệ thống ngân hàng và ban hành cho các chi nhánh/phòng giao dịch sau khi được
kiểm soát nội bộ và điều chỉnh để tuân thủ các quy định và pháp luật của Ngân hàng Quốc gia.
Tại GP bank quá trình phân tích BCTC KHDN thông qua các văn bản sau: -“Quy
trình cấp tín dụng khách hàng thuộc quản lý khối khách hàng doanh nghiệp áp dụng
cho các khách hàng vừa và nhỏ”
-Các thông tư và nghị định của bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng
các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ
phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
Đối tượng để tiến hành phân tích là các BCTC thời điểm gần nhất và hai năm liền kề
với thời điểm mà doanh nghiệp cung cấp hồ sơ xét duyệt vay vốn của mình. Trong
đó,hồ sơ BCTC của khách hàng bao gồm sẽ có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Từ những thông tin trên chuyên viên KHDN sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh
nghiệp trên dựa vào BCTC đã được doanh nghiệp cung cấp.
2.1.2. Phương pháp phân tích
Trong văn bản hướng dẫn phân tích tài chính KHDN mà ngân hàng GP bank áp dụng
trên toàn hệ thống ngân hàng các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân
tích: phương pháp so sánh, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số, phân tích dòng tiền và
dự báo dòng tiền. Tuy nhiên các cán bộ nhân viên sẽ căn cứ vào loại hình doanh
nghiệp, lĩnh vực hoạt động,... để chọn phương pháp phân tích phù hợp, nhưng chủ
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 1 8 lOMoAR cPSD| 40419767
yếu là dùng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cơ cấu và phương pháp phân tích chỉ số.
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong toàn hệ thống
Ngân hàng tại Việt Nam. Bởi phương pháp này mang tính tổng hợp cao, sử dụng
được cả trong phân tích BCĐKT, BCKQKD và BCLCTT. Dựa vào phương pháp này
cho biết xu hướng biến động về cả quy mô lẫn số lượng. Trong khi phân tích, sử
dụng phương pháp này có thể đánh giá được xu hướng thay đổi các chỉ tiêu tài chính
qua các năm, thường đánh giá theo hướng tăng hay giảm, tăng gấp bao nhiêu lần hoặc
phần trăm thay đổi bao nhiêu từ đó bước đầu nhận xét kết quả hoạt động và xu hướng của DN tốt hay xấu.
Phương pháp phân tích cơ cấu: Tính toán tỷ trọng của các khoản mục/tài khoản chi
tiết trong những khoản mục chính trên BCTC. Để đánh giá tính trọng yếu của từng
khoản mục thành phần trong khoản mục tổng quát nhằm lựa chọn các khoản mục
trọng yếu để đánh giá và phân tích.
Phương pháp phân tích chỉ số: Sử dụng 6 nhóm chỉ tiêu chính: chỉ tiêu đòn bẩy tài
chính để đo lường cơ cấu nợ với VCSH và tổng nguồn vốn; Chỉ tiêu về thanh khoản
để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng tài sản dễ chuyển
đổi thành tiền; chỉ tiêu về khả năng hoạt động để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản;
chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng để đánh giá khả năng tăng trưởng và mở rộng quy
mô, Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời để đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận
so với doanh thu hoặc các khoản đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền để đánh
giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích dòng tiền: Dựa vào phân tích dòng tiền của doanh nghiệp trên
báo cáo LCTT để đánh giá sự bền vững của dòng tiền do doanh nghiệp tạo ra trong quá khứ.
Phương pháp dự báo dòng tiền: Dự báo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp hoặc
gián tiếp tùy theo số liệu thu thập được để dự báo khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong kỳ tới.
Các phương pháp này kết hợp với khảo sát thực tế tại doanh nghiệp các chuyên viên
sẽ đánh giá được các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng BCTC của nhiều
năm liên tiếp, từ đó có những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động đồng thời
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 19 lOMoAR cPSD| 40419767
đánh giá được khả năng thanh toán nợ của khách hàng, để phục vụ cho công tác cấp
và xếp loại tín dụng KHDN.
2.1.3. Thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính KHDN tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)
Theo văn bản ban hành áp dụng trên toàn hệ thống, thông tin sử dụng trong quá trình
phân tích: hệ thống các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán hoặc sau quyết toán
thuế) bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT ; các nguồn
thông tin khác như các thông tin về tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và
các thông tin về tình hình kinh tế xã hội.
Hệ thống Báo Cáo Tài Chính
Báo cáo tài chính được sử dụng làm nguồn dữ liệu chính để phân tích hoạt động tài
chính của công ty. Qua quan sát, phân tích báo cáo tài chính, người phân tích có thể
đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, lợi nhuận và triển vọng kinh doanh. Bảng cân
đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn
hình thành các tài sản đó tại thời điểm nhất định,bảng cân đối kế toán là báo cáo tài
chính quan trọng, không thể thiếu khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu trên bảng được trình bày tổng quát,có logic, có hệ thống nhằm đảm bảo
cho người sử dụng nắm bắt thông tin dễ dàng và phân tích nhanh chóng. Phần “Tài
sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp hiện có đến cuối kỳ kế toán.
Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành tài sản, tỷ lệ và kết cấu nguồn vốn
trong tổng số nguồn vốn hiện có, phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và các
kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả
kinh doanh và kết quả hoạt động khác. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
sẽ thể hiện rõ lợi nhuận, doanh thu, lãi/lỗ của doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo tài chính
này đem lại tác dụng quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản trị cũng như
quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: dùng để xem xét, dự đoán khả năng về số lượng,thời gian
và độ tin cậy của luồng tiền:
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 0 lOMoAR cPSD| 40419767
-Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh ở các hoạt động kinh
doanh tạo ra doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp và các hoạt động khác (ngoài hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính)
-Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: phát sinh từ hoạt động mua sắm,xây dựng, thanh
lý, nhượng bán tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc khoản tương đương tiền.
-Luồng tiền từ hoạt động tài chính: phát sinh từ hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy
mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu, vốn vay của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính: mô tả, tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông
tin, số liệu đã trình bày trên các báo cáo tài chính trên.
Nguồn thông tin khác
Yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp: Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về
đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp về: loại hình, quy mô
doanh nghiệp, đặc điểm bộ máy quản lý, trình độ quản lý, ngành nghề kinh doanh,
sản phẩm, hàng hóa, năng lực của lao động, năng lực cạnh tranh,..những thông tin về
tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử
dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán,...Với mỗi thông tin về doanh nghiệp đều
phản ánh phần nào nguyên nhân của các chỉ số thể hiện trên báo cáo tài chính.
Yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp: Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố
mang tính khách quan như: môi trường kinh doanh,chế độ chính trị xã hội, tăng
trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ,
chính sách thuế... Thông tin theo ngành kinh tế, những thông tin mà kết quả hoạt động
của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế
liên quan đến sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động
đến khả năng sinh lời,vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế,độ lớn
của thị trường và triển vọng phát triển...Những thông tin thu thập nhằm phục vụ phân
tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, không phải tất cả các thông tin đều được
lượng hóa cụ thể mà nhà phân tích cần dựa vào khả năng tư duy tổng quát, khả năng
quan sát của bản thân để đưa ra kết luận phù hợp. Để phân tích một cách hiệu quả, cơ
sở dữ liệu phục vụ phân tích phải được thu thập đầy đủ, thích hợp và đảm bảo tính chính xác.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 21 lOMoAR cPSD| 40419767
2.1.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp:
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình phân tích tài chính KHDN
Chi nhánh ngân hàng là đơn vị có quy mô lớn trong toàn hệ thống ngân hàng tại GP
bank-chi nhánh Hà Nội việc phân tích tài chính KHDN sẽ do chuyên viên phòng kinh
doanh trực tiếp thực hiện. Kết quả phân tích sẽ được gửi lên Phòng phân tích tại hội
sở để đánh giá lại, những khách hàng có quy mô lớn thường quy trình sẽ phức tạp
hơn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nhìn chung các bước phân tích
tài chính KHDN đầy đủ của chuyên viên phòng kinh doanh-chi nhánh Hà Nội sẽ được
thực hiện theo đúng quy trình như ở sơ đồ trên.
Bước 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu • Thu thập tài liệu
Sau khi xác định nhu cầu vay của khách hàng. chuyên viên phòng kinh doanh sẽ bắt
đầu thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng và các thông tin sử dụng cho
việc phân tích BCTC. Để phục vụ cho việc phân tích BCTC chuyên viên phòng kinh
doanh cần thu thập thông tin ngành (các thông tin,báo cáo, dự báo về nhóm
ngành);thông tin tài chính( bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT, Thuyết
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 2 lOMoAR cPSD| 40419767
minh BCTC ,báo cáo thuế, tờ khai VAT, chi tiết tài khoản, biên bản kiểm kê vật tư,
sản phẩm....);thông tin phi tài chính(báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động,
chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh....);Các thông tin thu được từ trao đổi với
lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp về nhu cầu vốn vay, hình thức vay, loại tài sản đảm
bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của DN; Thông tin chuyên viên QHKH doanh
nghiệp thu thập từ bên thứ ba: thông tin của phòng KHDN tìm kiếm bằng việc mua
hoặc tìm kiếm từ các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế ,CIC, đối tác của doanh nghiệp,
thông tin đại chúng. Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin thì chuyên viên kinh
doanh sẽ lưu tài liệu vào hồ sơ tín dụng của khách hàng và nhập lên hệ thống quản lý tài sản của ngân hàng.
• Thẩm định số liệu trên BCTC doanh nghiệp.
-Khi thẩm định số liệu trên BCTC doanh nghiệp, cán bộ phải kiểm tra tổng quát
BCTC (tuân thủ phương pháp và thời gian tính khâu hao, Các phương pháp ghi nhận
doanh thu,chi phí...và sự khớp trùng từng biểu trong BCTC giữa các niên độ ); đánh
giá chất lượng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp;đánh giá đầu tư tài chính, tài sản
cố định,tài sản khác và các loại chi phí của doanh nghiệp.
• Tổng hợp kết quả và điều chỉnh.
Căn cứ vào kết quả thẩm định BCTC của KHDN ở trên chuyên viên QHKH xem xét
và tính toán các chỉ tiêu cần điều chỉnh trên Bảng CĐKT và BCKQKD của doanh
nghiệp. Sau đó cán bộ phân tích sẽ tiến hành phân tích tài chính KHDN dựa theo số
liệu sau khi điều chỉnh.
Bước 2: Phân tích BCTC
Chuyên viên kinh doanh tiến hành phân tích cơ cấu biến động tài sản-nguồn vốn của
doanh nghiệp hiệu quả SXKD, khả năng thanh toán, dòng tiền, vay nợ của doanh nghiệp.
Phân tích biến động tài sản-nguồn vốn Phân tích hiệu quả SXKD
Phân tích khả năng thanh toán Phân tích dòng tiền Phân tích vay nợ
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 23 lOMoAR cPSD| 40419767
Bước 3:Tổng hợp kết quả và rút ra nhận xét
Căn cứ vào những nội dung phân tích bên trên thì chuyên viên QHKH phòng kinh
doanh sẽ chấm điểm tín dụng doanh nghiệp, đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch;
đề ra những rủi ro và phương hướng giải quyết sau đó đưa ra quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp.
2.1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng
tại ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GP bank)
a. Phân tích thông tin phi tài chính
-Pháp lý khách hàng: Cán bộ TĐTD kiểm tra hồ sơ vay vốn,hồ sơ pháp lý
khách hàng cung cấp đã đầy đủ, đáp ứng quy định hay chưa.
-Cơ cấu vốn chủ sở hữu: Cán bộ TĐTD kiểm tra vốn điều lệ đã được góp đủ
hay chưa, đồng thời đánh giá sự biến động của cơ cấu vốn góp của các cổ đông và thành viên góp vốn.
-Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Sản phẩm, dịch vụ: Cán bộ TĐTD đánh giá đặc tính, chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh có cơ cấu doanh thu chiếm từ 20% trở trên.
+ Năng lực cơ sở vật chất: Cán bộ TĐTD đánh giá cụ thể thực trạng và công suất
thiết kế, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công nghệ,
quy trình sản xuất của doanh nghiệp có những lợi thế gì (về chất lượng, giá cả,...) so
với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
+ Nguồn cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ: Cán bộ TĐTD tìm hiểu về các
đối tác đầu vào –đầu ra của doanh nghiệp, các đặc điểm chủ yếu về phương thức mua
hàng, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng.
-Tình hình ngành hàng: Cán bộ TĐTD cập nhật thông tin, phân tích về diễn
biến ngành trong thời gian vừa qua (12 tháng gần nhất)và đánh giá xu hướng ngành
trong thời gian tới. Ngoài ra, cán bộ TĐTD cần tóm tắt các nhân tố chính của ngành
có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
-Vị thế/Thị phần của doanh nghiệp
-Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 4 lOMoAR cPSD| 40419767
-Khả năng cạnh tranh: Cán bộ TĐTD đưa ra nhận định về lợi thế, bất lợi về
sản phẩm (chất lượng, giá cả), về kênh tiêu thụ,... của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. -Chất lượng quản lý:
+ Mô hình tổ chức và quản lý: Cán bộ TĐTD đưa ra nhận xét về sự phù hợp của
mô hình tổ chức và quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng với loại hình doanh nghiệp
đã đăng ký; doanh nghiệp đã ban hành những quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ của mỗi phòng ban hay chưa.
+ Năng lực của bộ máy lãnh đạo
+ Môi trường nhân sự nội bộ: Cán bộ thẩm định nhận xét về số lượng nhân sự hiện
tại của doanh nghiệp; phát hiện xem doanh nghiệp có phát sinh vấn đề công đoàn, bãi
công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và lao động đáng kể trong 12 tháng qua hay
không; đánh giá chính sách lương, chế độ đãi ngộ có hợp lý.
b. Phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính mà khách hàng cấp cho GP bank phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ
bản theo quy định của pháp luật và GP bank.Thứ nhất, BCTC được lựa chọn phải có
sự tin cậy cao nhất mà doanh nghiệp có thể có, BCTC đã được kiểm toán hoặc quyết
toán thuế, BCTC phải được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp kí đóng
dấu giáp lai cũng như có chữ ký của kiểm toán viên và cấp có thẩm quyền của công
ty kiểm toán được giao kiểm toán cho doanh nghiệp đó. Thứ hai,tín dụng được cấp
cho pháp nhân nào thì phân tích BCTC của pháp nhân đó;trường hợp bên thứ ba bảo
lãnh toàn bộ giá trị khoản tín dụng đó thì phân tích BCTC của cả bên thứ ba.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của phân tích này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu
trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế
toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) với các doanh
nghiệp khác.Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo của
doanh nghiệp, có thể giúp ngân hàng tránh được những rủi ro không có khả năng
thanh toán của doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 25 lOMoAR cPSD| 40419767
•Đánh giá quy mô Tổng tài sản/ Tổng nguồn vốn; Sự hợp lý về cơ cấu tài sản, nguồn
vốn với lĩnh vực hoạt động thông qua bảng cân đối kế toán.
Kết cấu của BCĐKT gồm 2 phần:
-Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp bao
gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mỗi loại đó lại bao gồm nhiều chỉ tiêu khác
nhau được sắp xếp theo một trình tự phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý trong
từng giai đoạn. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu này phản ánh số tài sản hiện có của
doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo, còn xét về mặt pháp lý nó phản ánh vốn thuộc
quyền sở hữu và quyền quản lý lâu dài của doanh nghiệp.
-Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản, bao gồm: nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu. Mỗi loại lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau và cũng được
sắp xếp theo một trình tự thích hợp với yêu cầu của công ty quản lý. Xét về mặt kinh
tế, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên tài sản có
của Doanh nghiệp; còn xét về phương diện pháp lý, các chỉ tiêu này phản ánh trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các đối tượng đầu tư vốn (Nhà nước, ngân
hàng, cổ đông) cũng như với khách hàng thông qua các khoản nợ phải trả.
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhóm các chỉ số về khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn Tỷ
Tỷ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 tức là TSLĐ lớn hơn Nợ ngắn hạn, lúc này các
tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế nhà phân tích sẽ đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh trong khoảng thời gian ngắn
hạn. Tỷ số này chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một
giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, vì thế tỷ số này phải được xem xét liên tục và
phải xác định rõ nguyên nhân gây ra kết quả đó để nhằm đảm bảo cho nhà phân tích
luôn theo dõi sát sao tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có
những quyết định phù hợp.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 6 lOMoAR cPSD| 40419767 Hệ
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho
sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục TSLĐ
khác. Tương tự như việc xem xét tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh
cũng cần được đánh giá dựa trên các khoản phải thu khó đòi để nhà phân tích đảm
bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
Nhóm các chỉ số về hoạt động: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay khoản phải thu,
vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải trả người bán.
Vòng quay VLĐ xác định số ngày hoàn thành 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi chỉ số này quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển
hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Số ngày tồn kho bình quân= Số ngày trong kỳ/Vòng quay hàng tồn kho
Tỉ số này cho biết năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn.Khi vòng quay khoản phải
thu cao cho thấy công ty đang có những đối tác hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhanh,
ngược lại vòng quay khoản phải thu thấp cho biết chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa tốt.
Số ngày tồn kho bình quân= Số ngày trong kỳ /Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho, chỉ số này càng cao, tốc độ quay
vòng của hàng hóa càng nhanh,doanh nghiệp lưu thông hàng hóa tốt. Khi hệ số này
quá cao, thì cần lưu ý vì có thể lượng hàng tồn kho thiếu hụt sẽ khiến doanh nghiệp
không đủ khả năng cạnh tranh.
Số ngày phải trả người bán= Số ngày trong kỳ / Vòng quay khoản phải trả
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 27 lOMoAR cPSD| 40419767
Vòng quay phải trả và số ngày phải hoàn trả nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của
doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vòng
quay phải trả thấp có thể là dấu hiệu cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng
tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy
khách hàng đang khó trả các khoản nợ đến hạn. Nhóm các chỉ số về hiệu quả: ROA,
ROE, ROS Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng
lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng
sinh lời của tài sản càng tốt, trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về
bao nhiêu lợi nhuận, từ đó đánh giá doanh nghiệp làm ăn như vậy có hiệu quả hay
không. Tỷ số càng cao thì trình độ sử dụng VCSH của doanh nghiệp càng cao.
2.1.6. Minh họa phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Hà Nội.
Phần A: Nội dung trình của chuyên viên QHKH
Bảng 2-1: Nội dung trình
Đơn vị: triệu đồng GHTD năm 2020 (nếu có) GHTD khách hàng Chỉ tiêu Số dư tín dụng đề nghị cấp năm Đã được cao nhất trong 2021 GPBank cấp kỳ
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 2 8 lOMoAR cPSD| 40419767
1. Giới hạn tín dụng, trong 2.500 đó
- Giới hạn cho vay ngắn hạn 2.500 2. Phương thức cấp tín
Cho vay theo phương thức hạn mức dụng:
3. Thời gian cho vay tối đa
trên một Giấy nhận nợ (trường hợp cho vay theo 02 Tháng/ GNN phương thức HM)
4. Mục đích cấp tín dụng
Vay bổ sung vốn lưu động 5. Thời gian duy trì GHTD 12 tháng 6. Phương thức trả nợ
- Gốc trả cuối kỳ của mỗi khế ước
- Lãi trả vào ngày 25 hàng tháng
7. Phương thức giải ngân Chuyển khoản 8. Lãi suất cho vay
Theo quy định của GPBank tại thời điểm giải ngân. Lãi
suất thay đổi theo từng khế ước cụ thể áp dụng theo công
văn số 1039/2021/TGĐ-NHDK10+12+13+15 của Tổng
giám đốc ngày 06/07/2021.
9. Biện pháp bảo đảm Cấp TD có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD có bảo đảm một phần bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm. Áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung.
10. Tài sản bảo đảm 01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất tại địa chỉ: LK04-35, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3, khu đô thị
Gamuda Garden, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất” số DD 585522, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Bảo Trung.
Giá trị của tài sản bảo đảm (căn cứ Báo cáo thẩm định giá
số 429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 của Phòng
Định giá tài sản TSC) là: 11.183.000.000 đồng (Bằng
chữ: Mười một tỷ, một trăm tám mươi ba triệu đồng chẵn)
đảm bảo tối đa cho khoản vay 8.387.250.000 đồng. Tỷ lệ
cho vay/Giá trị TSBĐ: 22,36%.
Phần B: Kết quả thẩm định khách hàng 1. Danh mục hồ sơ:
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 29 lOMoAR cPSD| 40419767
Bảng 2-2: Danh mục hồ sơ thẩm định Bản sao y Bản Bản Sao y STT
Tên hồ sơ tài liệu gốc Sao y phô công công ty chứng 1. Hồ sơ pháp lý 1
Giấy chứng nhận ĐKKD số X 0105264715 2
Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu X 3 Điều lệ Công ty X
4 CMND của ông Phùng Tuấn Anh X
5 Quyết định v/v bổ nhiệm kế toán trưởng X
6 CCCD của kế toán trưởng X
7 Giấy xác nhân số CMND kế toán trưởng X 2. Hồ sơ vay vốn
1 Giấy đề nghị vay vốn X
2 Giấy đề nghị cấp GHTD X
3 Phương án vay vốn và trả nợ X 3. Hồ sơ TSĐB
BC kết quả TĐG TSĐB ngày X 1 30/11/2021
Biên bản định giá TSĐB ngày X 2 30/11/2021
4. Hồ sơ tài chính
- Hợp đồng mua bán đầu vào X
1 - Hợp đồng mua bán đầu ra X - Hóa đơn GTGT đầu vào X 2 - Hóa đơn GTGT đầu ra X
Báo cáo tài chính thuế năm 2018, X 3 X 2019, 2020
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 0 lOMoAR cPSD| 40419767
Báo cáo tài chính nội bộ năm 9/2021: - Bảng cân đối kế toán X -
Báo cáo kết quả hoạt động X SXKD X 4 -
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ X -
Bảng cân đối số phát sinh X -
Thuyết minh báo cáo tài chính X -
Bảng tổng hợp của các TK 511,331, 131
Tờ khai thuế GTGT của quý I, II, III,
7 IV năm 2020, Quý I, II, II/2021 X
8 Sao kê tài khoản công ty x Hợp đồng 9 01/2018-HĐCV/NHCT126- x THHHBT ngày 15/03/2018
Hợp đồng tín dụng số: 10 x 801700132870 ngày 24/12/2019 11
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng x hóa, dịch vụ bán ra
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, vụ 12 mua vào x dịch
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 13 x Quý I, II, III/2021 2.
Đối tượng khách hàng:
Khách hàng có phải là khách hàng chiến lược, truyền thống (KHTT) của Chi nhánh hay không? Có, KHTT KHTT tiềm năng Không Phân loại khách hàng:
Khách hàng mới thành lập
Khách hàng lần đầu quan hệ với GPBank
Khách hàng đã ngừng quan hệ trên 24 tháng so với thời điểm xem xét cấp tín dụng
Khách hàng cũ, thời gian quan hệ: 12 tháng
Khách hàng và người có liên quan Không Có
3. Tư cách pháp lý của khách hàng
Doanh nghiệp có đủ năng lực phát luật dân sự?
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 31 lOMoAR cPSD| 40419767 Có Không, nêu cụ thể:
_ Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0105264715 do Phòng đăng ký kinh doanh -Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đăng ký lần đầu ngày 19/4/2011, đăng ký thay đổi
lần thứ 3 ngày 30/6/2014.
Địa chỉ: Số 1, ngõ 444/34/17 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Ngành nghề SXKD chính: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm);
Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
Vốn đăng ký kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 6.000 triệu đồng, cụ thể như sau:
STT Tên thành viên
Giá trị phần vốn góp Tỷ lệ (%) (VNĐ) 1 Nguyễn Tuấn Anh 6.000.000.000 100
+ Các cổ đông/thành viên đã góp đủ vốn điều lệ/vốn đăng ký Đã góp đủ Chưa góp đủ
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Phùng Tuấn Anh, Chức vụ: Giám đốc
Có đủ năng lực hành vi dân sự? Có Không, nêu cụ thể:…
Lý lịch tư pháp của người trực tiếp điều hành Doanh nghiệp
Chưa từng có tiền án tiền sự
Đã từng có tiền án tiền sự
Đang là đối tượng bị nghi vấn của Pháp luật hoặc đang bị Pháp luật truy tố
Là đối tượng đang có các thông tin không tốt liên quan đến tư cách, bao gồm cả
các thông tin về vay nợ, huy động vốn, cờ bạc, nghiện hút, lừa đảo, vv… Trình độ học vấn:
Đại học/Trên đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới trung
cấp hoặc không có thông tin
Kinh nghiệm quản lý (số năm kinh nghiệm quản lý trên lĩnh vực kinh doanh):
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 2 lOMoAR cPSD| 40419767 Từ 7 năm trở lênTừ 5 năm đến dưới 7 năm Từ 3 năm đến dưới 5Dưới 1 năm năm
Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương tự (nếu có)
4. Quá trình phát triển của công ty
Ông Phùng Tuấn Anh là Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của
Công ty. Ông Tuấn Anh là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán
phân bón, bán buôn hóa chất, dịch vụ cho thuê kho bãi,lưu trữ hàng hóa. Trước đây,
ông Tuấn Anh đã có thời gian đi du học và làm việc tại nước ngoài cũng như công
tác trong một số các công ty có ngành nghề kinh doanh liên quan. Nhận thấy tiềm
năng phát triển của ngành buôn bán phân bón, hóa chất do quen biết các mối nhập
hàng cũng như tìm được thị trường đầu ra ổn định ông Tuấn Anh đã về nước và thành
lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế X chuyên kinh doanh buôn bán
phân bón, bán buôn hóa chất. Ông là người trực tiếp điều hành và quản lý công ty,
với kinh nghiệm quản lý sẵn có tạo dựng được mối quan hệ xã hội,công ty đã có
những bạn hàng thường xuyên ,lượng khách của công ty khá tốt đem lại lợi nhuận ổn
định cho công ty. Trong những năm gần đây, ông Tuấn Anh thấy kinh doanh dịch vụ
cho thuê kho,nhà xưởng là một ngành nghề có tiềm năng phát triển ổn định, chi phí
vốn thấp và lợi nhuận cao, rất nhiều nhu cầu nhưng nguồn cung chưa đủ đáp ứng.
Ông Tuấn Anh đã tạo dựng được thêm những mối quan hệ xã hội số lượng khách
hàng của Công ty đang ngày càng tăng chủ yếu là những bạn hàng lớn có uy tín và
có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây lĩnh vực kinh doanh cho thuê
nhà xưởng, kho hàng chính là hoạt động đem lại doanh thu chính cho Công ty hiện
tại (90% doanh thu). Hiện tại cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty đã dần đi vào ổn
định và ngày càng mở rộng. phát triển.
5. Mô hình tổ chức
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Bảo Trung đăng ký kinh doanh loại
hình doanh nghiệp Công ty TNHH, tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành
nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, lựa chọn hình thức, phương thức huy động và
sử dụng vốn, chủ động tìm kiếm thị trường…. Giám đốc Công ty điều hành chung
cho mọi hoạt động kinh doanh. Mô hình tổ chức khoa học, có sự chuyên môn hóa rõ
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 33 lOMoAR cPSD| 40419767
ràng, phân công công việc cụ thể, phù hợp với quy mô hoạt động hiện tại của Công ty:
+ Ban Giám đốc có 02 người: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
+ Phòng Kế toán có 02 người: 1 người phụ trách kế toán, 1 Kế toán viên.
+ Phòng Kinh doanh có 02 người: 01 Trưởng phòng; 01 nhân viên.
+ Phòng hành chính có 02 người: 01 người phụ trách hành chính tổng hợp, 01 người lái xe.
+ Bộ phận trực tiếp gồm: 02 người phụ trách quản lý kho, 01 nhân viên kỹ thuật
điện nước, 03 nhân viên bảo vệ, 03 nhân viên kho và 01 công nhận vệ sinh. Cơ chế
kiểm soát doanh nghiệp được kiểm tra một cách khách quan, thường xuyên nhằm đáp
ứng sự tuân thủ theo quy định của pháp luật. Từ nhận định trên thấy rằng mô hình
quản lý doanh nghiệp đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
+ Lựa chọn các tiêu chí đánh giá:
Cơ cấu phân cấp tổ chức, hoạt động; mô hình tổ chức, các phòng ban nghiệp vụ: Rõ ràng, đầy đủ;
Chưa rõ ràng, đầy đủ;
Không rõ ràng, không phân chia thành các phòng ban.
Cơ chế quản lý tài chính (đối với Công ty con của tập đoàn/ Tổng công ty) và tổ
chức hệ thống kế toán
Cơ chế quản lý tài chính đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán rõ ràng
Cơ chế quản lý tài chính đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán chưa rõ ràng
Cơ chế quản lý tài chính chưa đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán tương đối rõ ràng
Cơ chế quản lý tài chính chưa đầy đủ, hệ thống tài chính kế toán chưa rõ ràng
Thiết lập các quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ
Được thiết lập, cập nhật và kiểm tra thường xuyên
Được thiết lập nhưng chưa được thực hiện toàn diện trong thực tế
Có tồn tại nhưng không được chính thức hóa hay được ban hành thành văn bản
Chưa thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình hoạt động
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 4 lOMoAR cPSD| 40419767
Nhận xét chung: Nhìn chung, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Bảo
Trung có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo điều hành hoạt động kinh doanh
có hiệu quả. Giám đốc Công ty là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh cũng như quản lý doanh nghiệp.
6. Tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD
Quan hệ tín dụng với các TCTD khác: Có, cụ thể:
Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD theo bản vấn tin CIC.
Bảng 2-3: Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng
Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ đến thời điểm vấn tin Nhóm STT Tên TCTD
Nợ ngắn Trung dài nợ hạn hạn
Ngân hàng TMCP Công Thương 1 VN - CN Đống Đa 689 1 2 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan 1.118 1 VN – CN Hà Nội Tổng 1.807
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội) Công
ty không có nợ xấu trong 05 năm gần nhất. không bị chậm thanh toán thẻ tín dụng
trong 03 năm gần nhất, không có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất. - Theo bản
vấn tin CIC ngày 02/12/2021. ông Phùng Tuấn Anh – Giám đốc Công ty hiện đang
có dư nợ trung hạn đủ tiêu chuẩn 40 triệu đồng tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC
Việt Nam – CN Hà Nội, dư nợ đủ tiêu chuẩn 2.980 triệu đồng tại Ngân hàng BIDV
CN Hà Nội. Ông Tuấn Anh có tổng hạn mức thẻ tín dụng 652 triệu đồng tại 5 ngân
hàng: Vietinbank. HSBC. Shinhanbank. Standard Chartered. VPBank, tổng số tiền
phải thanh toán thẻ là 7 triệu đồng. Ông Tuấn Anh không có nợ xấu trong 03 năm gần
nhất, không có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất. - Cũng theo bản vấn tin CIC
ngày 02/12/2021, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phụ trách kế toán Công ty hiện
đang có tổng hạn mức thẻ tín dụng 60 triệu đồng tại Techcombank, không có dư nợ
cần thanh toán. Bà Hương không có nợ xấu trong 02 năm gần nhất, không có nợ cần
chú ý trong 12 tháng gần nhất.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 35 lOMoAR cPSD| 40419767
Tình hình thực hiện nghĩa vụ phải trả (với cơ quan Nhà nước, lương, bạn hàng) •
Qua tìm hiểu DN thực hiện tốt công tác thuế cũng như các nghĩa vụ khác với cơ quan nhà nước.
• Công ty luôn trả lương cho cán bộ công nhân viên đầy đủ. Việc thanh toán công nợ
cũng được Công ty thực hiện tốt. Định hướng tín dụng:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón. bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng
hóa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật hiện hành. Hiện tại GPBank đang khuyến
khích cho vay đối với các doanh nghiệp vi mô có nguồn thu nhập ổn định và phát triển.
Phần C: Phân tích ngành hàng, định hướng tín dụng Phân tích ngành hàng
-Chu kỳ ngành hàng: Dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa là loại hình dịch vụ trung
gian, chính vì vậy nó không tham gia vào quá trình sản xuất cũng như phân phối. -
Tính thời vụ của ngành hàng: Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ mà Công ty đang
cung cấp thì hoạt động quanh năm và cũng không chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động
của thị trường. Hiện tại Công ty cũng đang liên tục thực hiện các hợp đồng với các
đối tác đã ký một cách đều đặn.
-Xu hướng biến động của ngành trong thời gian tới: Hiện nay nhu cầu kho bãi là rất
lớn, việc đầu tư tài sản cố định sẽ làm giảm nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp
phân phối hàng hóa nên nhu cầu thuê kho bãi được các doanh nghiệp phân phối hàng hóa ưu tiên.
-Các chính sách vĩ mô của Chính phủ và các Bộ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến ngành: Nền kinh tế đang đi vào giai đoạn dần ổn định và khôi phục sau đại dịch,
chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh cũng như chung
sống an toàn với đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ của Công ty
là cho thuê nên không bị ảnh hưởng.
-Rào cản gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới: Đây là ngành nghề tương đối dễ
tham gia tuy nhiên rào cản lớn nhất khi các doanh nghiệp gia nhập ngành là tìm mặt
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 6 lOMoAR cPSD| 40419767
bằng phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý chi phí sử dụng vốn và khả năng quản trị điều hành.
-Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, mức độ cạnh tranh của bản
thân doanh nghiệp: Công ty có vị thế cạnh tranh khá trong ngành, đây cũng là ngành
nghề có mức độ cạnh tranh không quá lớn. Định hướng tín dụng
Công ty hoạt động trong lĩnh vực: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng
hóa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật hiện hành. Hiện tại GPBank đang khuyến
khích cho vay đối với các doanh nghiệp vi mô có nguồn thu nhập ổn định và phát
triển. Chính vì vậy, xét thấy nhu cầu cũng như tiềm lực tài chính thì GPBank có thể
cấp tín dụng cho Công ty.
Phần D: Kết quả thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính .
1. Nguồn số liệu và chất lượng số liệu
Bảng 2-4: Nguồn số liệu Báo cáo tài chính
Chưa quyết toán/ Chưa Đã/Đang kiểm toán của khách hàng
Đã quyết toán thuế kiểm toán + Năm 2020 X + Năm 2019 X + Năm 2018 X
2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty
a. Hoạt động SXKD của khách hàng
-Lĩnh vực hoạt động chính: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
chi tiết: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa. +
Số năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính: 10 năm
-Các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp: Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa
-Năng lực hoạt động SXKD:
+ Mô tả và đánh giá hiệu suất sử dụng cơ sở hạ tầng, vật chất, máy móc thiết bị: Hiện
tại tài sản cố định của công ty bao gồm: 01 Ô tô bán tải Mazda, 02 xe nâng, 01 Ô tô
bán tải Mitsubishi, 01 ô tô 7 chỗ, 01 bất động sản đầu tư, cùng nguyên liệu làm kho
và các thiết bị phục vụ văn phòng. Hiện tại Công ty đang hoạt động hết công suất trên
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 37 lOMoAR cPSD| 40419767
nền công việc sẵn có, địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty được đặt tại: Số 1,ngõ
444/34/17 Đội Cấn,phường Cống Vị, quận Ba Đình,thành phố Hà Nội,Việt Nam.
-Nguồn nhân lực: Số lượng 18 người.
Phương thức tổ chức hoạt động SXKD:
-Phương thức hoạt động: Đối với dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho hàng thì khách
hàng chính của Công ty là các doanh nghiệp tập trung ở Hà Nội. Công ty sẽ ký kết
hợp đồng cung ứng dịch vụ cho thuê với các đơn vị có nhu cầu, sau đó hàng tháng
hàng quý thu tiền thuê theo từng thỏa thuận.
-Mạng lưới hoạt động,địa bàn hoạt động: Do đã hoạt động trong lĩnh vực cho thuê
nhà xưởng, kho hàng lâu năm nên mạng lưới hoạt động của Công ty khá đa dạng, tuy
nhiên hiện tại công ty đang tập trung cho thuê ở tại địa bàn Hà Nội. Trong thời gian
tới với định hướng phát triển và mở rộng thị trường công ty sẽ tiến hành mở rộng địa
bàn hoạt động của mình để đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu ở những tỉnh lân cận. -Thị trường: Thị trường đầu vào:
Đánh giá của Chi nhánh về: Đầu vào của Công ty với một số đối tác:
• Công ty cổ phần vận tải và chuyển phát nhanh An Pha tại Hà Nội.
• Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bentoni
• Công ty TNHH Giao nhận vận tải Biển Xanh
• Tổng Công ty vận tải Thủy – Cảng Hà Nội
• Công ty CP Du lịch và xúc tiến đầu tư
• Công ty CP Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao
• Công ty cổ phần Logistics New Way
• Công ty TMHH OCEANS NETWORK EXPRESS (Việt Nam)
Sự phụ thuộc vào các nguồn/nhà cung cấp yếu tố đầu vào:
Dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường, được hưởng chính sách thanh toán ưu đãi Bình thường
Phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp nhất định, khó có khả năng tìm
kiếm các nhà cung cấp khác để thay thế Thị trường đầu ra:
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 3 8 lOMoAR cPSD| 40419767
Hiện nay, hoạt động dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa của Công ty đang hoạt
động hết công suất, với nguồn việc tới từ các đối tác như:
• Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm
• Công ty TNHH Phân Phối SNB
• Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê
Bên cạnh đó, một phần doanh thu của công ty thu được từ việc bán hàng hóa cho
đối tác: Green feed agro SDN. BHD
Sự phụ thuộc vào một số khách hàng
Số lượng khách hàng lớn, đa dạng và DN có quyền định giá, phương thức bán hàng, thanh toán
DN có quyền lựa chọn khách hàng
DN phụ thuộc vào một số ít KH, khó có khả năng tiêu thụ SP cho các đối tương
KH khác, DN không có quyền lựa chọn KH (nêu tên các khách hàng chủ yếu, tỉ lệ %tổng đầu ra)
DN vừa bị mất đi một số lượng lớn KH/Bị mất một số KH chiến lược -Đánh
giá lợi thế cạnh tranh:
Điểm mạnh: Công ty đã hoạt động lâu năm, giám đốc là người có nhiều kinh
nghiệm quản lý. Lượng khách hàng của Công ty tương đối lớn và ổn định. Điểm
yếu: Công ty có quy mô chưa lớn nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong cùng lĩnh vực.
b. Kết quả thực hiện hoạt động SXKD của khách hàng
Bảng 2-5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH thương mại và dịch vụ X
Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu/nă 31/12/2019 %/DTT 31/12/2020 %/DTT 30/09/2021 %/DTT m
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 39 lOMoAR cPSD| 40419767 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.250.057.821 100.0% 28.452.749.010 100.2% 20.527.333.801 100.0% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - (57.293.000) 0.2% - - 3. 23.250.057.821 100% 28.395.456.010 100% 20.527.333.801 100% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn (17.566.430.392 (22.377.208.422 (16.299.298.815 75.55% 78.81% 79.4% ) ) ) hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán 5.683.627.429 24.45% 6.018.247.588 21.19% 4.228.034.986 20.60% hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt 2.435.022 0.01% 8.160.269 0.03% 275.455 0.001% động tài chính 7. Chi phí tài (149.529.515) 0.64% (183.376.509) 0.65% (99.880.482) 0.49% chính - Trong đó: Chi (149.529.515) 0.64% (139.455.050) 0.49% (99.880.482) 0.49% phí lãi vay
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 0 lOMoAR cPSD| 40419767 8. Chi phí bán - - - - - - hàng 9. Chi
phí quản (5.295.959.553) 22.78% (5.715.437.588) 20.14% (3.829.135.226) 18.65% lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt 240.573.383 1.03% 127.593.760 0.45% 299.294.733 1.46% động kinh doanh 11. Thu nhập 12.762.852 0.05% 150 0% - - khác 12. Chi (446.258) 0.002% (104) 0% - - phí khác 13. Lợi nhuận 12.316.594 0.05% 46 0% - - khác 14. 252.889.977 1.09% 127.593.806 0.45% 299.294.733 1.46% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN (70.700.403) 0.3% (26.118.761) 0.09% (59.858.947) 0.29% hiện hành 17. Lợi nhuận sau thuế thu 182.189.574 0.78% 101.475.045 0.36% 239.435.786 1.17% nhập doanh nghiệp
Theo báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH phòng kinh doanh tại GP bank-Chi
nhánh Hà Nội thì kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc
tế X được đánh giá như sau:
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 41 lOMoAR cPSD| 40419767
-Đánh giá quy mô xu hướng biến động,nguyên nhân tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận:
Công ty bắt đầu đăng ký kinh doanh từ tháng 04/2011 tới nay đã trải qua 10 năm hoạt
động. Tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày càng ổn định, tăng trưởng đều
đặn qua các năm. Tính hết năm 2019 doanh thu thuần của Công ty đạt 23.250 triệu
đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 182.1 triệu đồng tương ứng 0.78%/ doanh thu thuần .
Tính đến hết năm 2020 doanh thu của Công ty tăng trưởng mạnh lên 28.395 triệu
đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 101.4 triệu đồng. Theo số liệu cập nhật tới hết tháng
09/2021 thì doanh thu đã đạt 20.527 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 239.4 triệu
đồng.Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh và rõ rệt sau kết thúc quý 3 năm 2021(tăng
57.2 triệu đồng). Như vậy là doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hàng năm đều khá
tốt điều này cho thấy sự hoạt động ổn định của Công ty. Trong năm 2020 do chịu ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nên lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự sụt giảm nhẹ từ
182.1 triệu đồng (cuối năm 2019) xuống 101.4 triệu đồng (cuối năm 2020). Tuy nhiên
với những biện pháp khắc phục cũng như sự hồi phục chung của nền kinh tế sau khi
Chính phủ kiểm soát được dịch bệnh,tình hình làm ăn của công ty đã có sự tăng
trưởng nhất định. Lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng từ 101.4 triệu đồng lên
239.4 triệu đồng (tính đến 09/2021). Cùng tăng giảm với doanh thu thuần về hàng
bán và cung cấp dịch vụ là giá vốn hàng bán. Năm 2020 giá vốn hàng bán tăng hơn
4.8 tỷ đồng tương ứng tăng 27.39%,do doanh thu tăng nên việc tăng giá vốn cho thấy
nhu cầu của khách hàng cũng tăng. Với số vốn tự có và quy mô của doanh nghiệp thì
mức lợi nhuận đạt được cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Bảng 2-6:Cơ cấu về doanh thu và lợi nhuận theo từng loại SP. dịch vụ/lĩnh vực hoạt động
Các loại SP. dịch vụ/lĩnh vực Tỷ trọng doanh Tỷ trọng lợi Thời gian hoạt
hoạt động chính của Công ty thu/tổng doanh nhuận/tổng lợi động thu Cho thuê nhà xưởng. kho 90% 90% 10 năm hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 2 lOMoAR cPSD| 40419767 Buôn bán hóa chất. phân 10% 10% 10 năm bón
Có thể thấy rằng hoạt động cho thuê nhà xưởng, kho hàng là hoạt động chính và
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
a. Phân tích tình hình tài chính
Bảng 2-7: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động SXKD và tài chính của công ty
TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng Tên chỉ tiêu/năm 31/12/2019 31/12/2020 30/09/2021 Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn 6.771.900.496 4.949.963.432 2.445.053.387
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.272.710.038 3.423.736.724 616.550.547 1.Tiền 5.272.710.038 3.423.736.724 616.550.547
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 836.557.454 424.674.365 834.381.417 1. Phải thu khách hàng 721.704.980 159.821.891 692.733.796
2. Trả trước cho người bán 114.852.474 114.852.474 141.647.621
5. Các khoản phải thu khác 150.000.000 561.580.548 IV. Hàng tồn kho 645.127.389 - 1. Hàng tồn kho 561.580.548 645.127.389
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 662.633.004 539.971.795 348.994.034
2. Thuế GTGT được khấu trừ 254.711.427 196.623.214 200.557.746
5. Tài sản ngắn hạn khác 407.921.577 343.348.581 148.436.288
B. Tài sản dài hạn
10.137.268.955 11.479.203.415 12.625.583.084
II. Tài sản cố định 2.494.566.800 3.869.025.838 5.174.952.668
1. Tài sản cố định hữu hình 2.494.566.800 3.869.025.838 5.174.952.668 - Nguyên giá 7.227.959.209 10.793.051.361 13.360.208.820
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(4.733.392.409) (6.924.025.523) (8.185.256.152)
III. Bất động sản đầu tư 7.642.702.155 7.610.177.577 7.450.630.416 - Nguyên giá 7.651.265.545 7.831.470.515 7.831.470.515
- Giá trị hao mòn luỹ kế (8.563.390) (221.292.938) (380.840.099) - Khấu hao 4.741.955.799 2.403.362.662 1.420.777.790
Tổng cộng tài sản
16.909.169.451 16.429.166.847 15.070.636.471 Nguồn vốn A. Nợ phải trả
10.444.992.668 10.327.691.802 8.729.725.640 I. Nợ ngắn hạn 8.499.950.072 9.132.492.610 6.860.826.452
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 43 lOMoAR cPSD| 40419767 2. Phải trả người bán 5.983.362.846 6.177.573.261 5.246.274.653
3. Người mua trả tiền trước 1.444.429.300 1.944.632.661 657.784.212
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 35.048.471 18.403.688 61.767.587 6. Chi phí phải trả 1.037.109.455 991.883.000 895.000.000 II. Nợ dài hạn 1.945.042.596 1.195.199.192 1.868.899.188 4. Vay và nợ dài hạn 1.945.042.596 1.195.199.192 1.868.899.188
B. Vốn chủ sở hữu 6.464.176.783 6.101.475.045 6.340.910.831
I. Vốn chủ sở hữu 6.464.176.783 6.101.475.045 6.340.910.831
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 464.176.783 101.475.045 340.910.831
Tổng cộng nguồn vốn
16.909.169.451 16.429.166.847 15.070.636.471
(Số liệu chiết xuất từ Bảng tính phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp)
Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm 31/12/2020 là 16.429 triệu đồng so với
31/12/2019 là 16.909 triệu đồng thì đã giảm khoảng 480 triệu đồng nguyên nhân là
do công ty thực hiện giảm lượng tiền mặt nhàn rỗi để đầu tư thêm tài sản cố định phục
vụ nhu cầu hoạt động. Đây là tín hiệu khả quan trong tình hình dịch bệnh khá nghiêm
trọng cho thấy lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng kho bãi vẫn
đang hoạt động ổn định. So với các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực quy mô
Tổng tài sản của Doanh nghiệp ở mức khá. Có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của Công ty tương đối hợp lý.
Phân tích các khoản mục tài sản
Về cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 16.22% tập trung chủ
yếu ở các khoản phải thu tiền mặt lưu động và hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền: thông thường tiền mặt sẽ băng 3-4 ngày doanh
thu được tính theo công thức: 1 ngày doanh thu =
Bảng 2-8:Tỷ lệ tiền mặt/1 ngày doanh thu
(Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 09/ 2021 Tiền mặt 5.272.710.038 3.423.736.724 616.550.547
Tiền mặt/1 ngày doanh thu 81.6 43.4 8.1
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 4 lOMoAR cPSD| 40419767
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội)
Tiền mặt chiếm tỷ trọng khoảng 4.09%,lượng tiền mặt/1 ngày doanh thu năm 2020
và 2021 giảm đáng kể so với 2019 có thể do công ty dự trữ lượng tiền mặt nhất định
để thanh toán các khoản chi phí như lương nhân viên, thanh toán tiền thuê đất, kho
bãi khi đến hạn và đầu tư xây dựng sửa chữa nhà xưởng kho bãi. •
Phải thu khách hàng: 9 tháng đầu năm 2021 phải thu khách hàng của Công ty
tăng so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 4.6%. Các khoản phải thu này tập trung chủ
yếu ở Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê. Công ty cổ phần phân phối T.K và
Công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm…đây đều là các khoản phải thu mới phát sinh
thêm và đối tác đều là các khách hàng uy tín, có tiềm lực tài chính. Công ty cho khách
hàng nợ để từ đó ký thêm được nhiều hợp đồng mới với giá trị cao. •
Hàng tồn kho: Tính đến thời điểm 30/9/2021 hàng tồn kho của công ty tăng từ
561.8 triệu đồng (cuối năm 2020) lên 645.1 triệu đồng chủ yếu là một số loại hóa chất.
Bảng 2-9: tài sản dài hạn của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2019 2020 09/2021
Tài sản cố định 2.494.566.800 3.869.025.838 5.174.952.668
Bất động sản đầu tư 7.642.702.155 7.610.177.577 7.450.630.416
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội)
Hình 2-2: Tài sản dài hạn
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 45 lOMoAR cPSD| 40419767
Tài sản cố định của công ty là 01 ô tô bán tải Mazda, 02 xe nâng, 01 ô tô bán tải
Mitsubishi, 01 ô tô 7 chỗ, 01 bất động sản đầu tư, cùng nguyên liệu làm kho và các
thiết bị phục vụ văn phòng dùng cho những hoạt động thiết yếu của công ty. Tài sản
cố định đã có biến động tăng từ 3.869 triệu đồng (cuối năm 2020) lên 5.174 triệu
đồng (30/9/2021). Việc gia tăng tài sản cố định phù hợp với chính sách phát triển của
công ty. Trong những năm gần đây, công ty đang mở rông tìm kiếm thị trường ̣ khách
hàng, tìm kiếm những địa điểm cho thuê ở các tỉnh xung quanh TP Hà Nôi ,̣ cũng như
làm việc với các khách hàng lớn ở xa.
Phân tích tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn sẽ giải thích cho viêc tài sản đó được hình thành từ vay nợ, hay các ̣
khoản nợ phải trả của doanh nghiêp và từ vốn chủ sở hữu là từ túi tiền của các cộ̉
đông của công ty. Việc phân tích tổng nguồn vốn giúp chuyên viên QHKH thấy được
cơ cấu vốn của doanh nghiệp có an toàn, ổn định và hợp lý hay không.
Bảng 2-10:Tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 6 lOMoAR cPSD| 40419767 Chỉ tiêu 2019 2020 09/2021
Chênh lệch 2020/2019 +/- % NPT 10.444.992.668 10.327.691.802 8.729.725.640 - -1.12% 117.300.866 VCSH 6.464.176.783 6.101.475.045 6.340.910.831 - -5.62% 362.701.738
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội)
Hình 2-3: Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.trong đó:
Vay nợ dài hạn: Công ty hiện đang có khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam với dư nợ hiện tại là 689 triệu đồng. Ngoài ra.
Công ty đang có dư nợ trung hạn đủ tiêu chuẩn 1.140 triệu đồng tại Ngân hàng
TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Toàn bộ dư nợ là dư nợ đủ tiêu chuẩn.
Phải trả người bán: Chiếm tỷ trọng 34.81% tập trung ở một số đối tác như
Tổng Công ty vận tải thủy – Cảng Hà Nội. Tổng Công ty vận tải thủy – Cảng Việt
Trì. ART International Co..LTD. FRP Company….Đây đều là những đối tác lớn có
thương hiệu và uy tín đã được khẳng định trên thị trường. Việc được nhiều đối tác
cho nợ tiền thanh toán thể hiện Công ty là một bạn hàng tốt. có uy tín cao.
Vốn đầu tư chủ sở hữu: Vốn điều lệ của Công ty là 6 tỷ đồng và hiện tại đã góp đủ và
không đổi qua các năm. Trong thời gian tới, Công ty đang có kế hoạch bổ sung vốn
chủ sở hữu để tăng khả năng tài chính cho công ty.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 47 lOMoAR cPSD| 40419767
Lợi nhuận sau thuế: Nhìn chung công ty có lợi nhuận sau thuế khá ổn định, chiếm
khoảng 2.26% tổng nguồn vốn. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên
lợi nhuận có sự sụt giảm nhẹ nhưng 9 tháng đầu năm 2021 công ty đã khắc phục được
khó khăn và đưa lợi nhuận sau thuế tăng lên 340.9 triệu đồng so với 101.4 triệu đồng
tại thời điểm cuối năm 2020. Có được thành công này là nhờ kinh nghiệm lâu năm
của chủ doanh nghiệp, có uy tín trên thị trường, chiếm dụng được nguồn vốn vay giá
rẻ từ bạn hàng và tối đa hóa được hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như không
ngừng mở rộng tìm kiếm đối tác, đa dạng hóa loại hình kinh doanh
b. Phân tích các chỉ số tài chính
Việc phân tích các tỷ số này giúp các chuyên viên QHKH xem xét sự ảnh hưởng qua
lại giữ các chỉ tiêu trên BCTC, đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn
và khả năng sinh lời của DN. Tại GP bank-chi nhánh Hà Nội, chuyên viên QHKH
Doanh nghiệp phân tích các tỷ số tài chính theo 3 nhóm: các tỷ số thể hiện năng lực
hoạt động của tài sản, các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán, các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời.
Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán
Bảng 2-11: tỷ số thể hiện khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về khả năng Đơn Năm Năm thanh toán vị 2019 2020 9/2021 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.71 0.39 0.19
Hệ số thanh toán hiện hành Lần 0.8 0.54 0.36
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội) Các
chỉ số này hiện đang ở mức khá tốt cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty vẫn
đang giữ ở mức ổn định. Đến hết tháng 9/2021 các chỉ số này có sự giảm nhẹ do công
ty có đầu tư thêm TSCĐ để phục vụ kinh doanh. Đây là những chỉ số mang tính thời
điểm, các chỉ số này sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới.
Các tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
Bảng 2-12: tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
Nhóm chỉ tiêu hoạt Đơn Năm Năm Năm động vị 2019 2020 2021 Chu kỳ kinh doanh Ngày 11.33 11.21 26.76
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 4 8 lOMoAR cPSD| 40419767
Số ngày phải trả người Ngày 124.32 100.76 117.48 bán
Số ngày phải thu bình quân Ngày 11.33 2.05 12.32 Số ngày tồn kho bình Ngày 9.16 14.45 quân
(Nguồn: báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH DN-Chi nhánh Hà Nội) Công ty
chủ yếu thanh toán tiền thuê và nhận tiền thuê kho bãi nhà xưởng giao động từ 1 tháng
đến 3 tháng/lần. Trong thực tế, do dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp về
phía đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào của Công ty tạo điều kiện, nên Công ty được
phép trả chậm so với thỏa thuận ban đầu từ 1-3 tháng nên các chỉ số thể hiện vòng
quay vốn lưu động cho kết quả là ~10.4 vòng/năm là hợp lý. Điều này cũng lý giải
cho việc tại BCTC của Công ty, tỷ trọng vốn chiếm dụng được của người bán ở mức
tương đối cao, lý do chính là từ việc đối tác và Công ty làm việc với nhau đã lâu, có
uy tín và lịch sử thanh toán đúng hạn nên việc đối tác tạo điều kiện cho Công ty trả
chậm trong thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp là hợp lý trên thực tế. Mặt
khác các chỉ số về hoạt động này đều nằm trong mức khá của ngành điều đó thể hiện
Công ty đang hoạt động ổn định và đúng hướng. Việc công ty quay vòng vốn nhanh
có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí tài chính từ đó gia tăng khả năng sinh lời.
Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời
Bảng 2-13: tỷ số thể hiện khả năng sinh lời Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 ROS (%) 0.78 0.36 1.17 ROE (%) 2.82 1.66 3.78 ROA (%) 1.08 0.62 1.59
Chỉ số sinh lời của Công ty là tương đối tốt so với bình quân của ngành. Trong thời
kỳ dịch bệnh diễn ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế như hiện nay nhưng
công ty vẫn rất ổn định. tăng trưởng và phát triển.
Phần E:Kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng -Kết quả chấm điểm Kỳ chấm điểm Điểm Hạng tín dụng Ghi chú Kỳ II - 2021 77.64 A
Phần F: Thẩm định kế hoạch SXKD
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 49 lOMoAR cPSD| 40419767
*Kế hoạch SXKD: Theo phương án kinh doanh đã được Công ty đề ra thì Công ty có
nhu cầu cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn là 2.500 triệu đồng nhằm bổ sung vốn lưu
động. phục vụ hoạt động kinh doanh.
* Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch/phương án SXKD của Khách hàng Đánh giá
tính khả thi của Kế hoạch/phương án SXKD: Hiện nay. Công ty đã có một số đối tác
kinh doanh lâu năm. uy tín như: Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm. Công ty TNHH
Phân Phối SNB, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lê, Green feed agro SDN. BHD
với các hợp đồng đã ký có giá trị khá cao. Nhiều đối tác lớn (LAZADA. …) đã biết
đến uy tín của công ty và đã có đề nghị đặt hàng thuê những kho hàng diện tích lớn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tích cực ký kết thêm một số hợp đồng kinh tế với các đối tác mới.
+ Khả năng đáp ứng của năng lực SXKD cho Kế hoạch SXKD: Đáp ứng tốt + Khả
năng đáp ứng của thị trường đầu vào, đầu ra cho Kế hoạch SXKD: Đáp ứng tốt
+ Khả năng cân đối vốn để thực hiện Kế hoạch SXKD: Khách hàng đủ khả năng cân
đối vốn, doanh nghiệp có thể vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu SXKD
*Nhu cầu vay vốn ngắn hạn
Bảng 2-14: Nhu cầu vay vốn của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng Năm kế hoạch Giá trị Doanh thu thuần dự kiến 40.000.000.000 Giá vốn dự kiến 32.800.000.000 Lợi nhuận gộp 7.200.000.000
Chi phí quản lý kinh doanh 5.500.000.000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.530.000.000
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.530.000.000
Chu kỳ kinh doanh dự kiến 35 Số vòng quay 10.4
Nhu cầu vay ngắn hạn 3.200.000.000 Trong đó: Vốn tự có 700.000.000 Vay vốn của GPBank 2.500.000.000
Vòng quay vốn của khách hàng là ~10,4 vòng/năm và thời gian thanh toán trên các
hợp đồng thuê giao động từ 1-3 tháng (tùy vào tình hình dịch Covid 19 đang diễn
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 0 lOMoAR cPSD| 40419767
biến trong năm 2021 và năm 2022, thời gian trễ thanh toán dài nhất đối với các hóa
đơn và các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là 2-3 tháng). Trong kỳ kinh doanh
2021 - 2022, dựa vào các hợp đồng đang triển khai và dự kiến sẽ triển khai trong 2021
- 2022, công ty đề nghị thời gian cho vay tối đa 02 tháng/giấy nhận nợ để công ty
luôn chủ động cân đối dòng tiền trong việc thanh toán và bảo đảm rủi ro cho Ngân hàng.
Đánh giá: Công ty xây dựng Phương án kinh doanh dựa trên thực tế các năm qua và
theo định hướng của Công ty nên kế hoạch Công ty cung cấp là tương đối phù hợp
và được đánh giá là sát với thực tế hoạt động cũng như định hướng phát triển. Công
ty dự định dùng lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh để làm nguồn trả nợ
gốc, lãi hàng tháng cho Ngân hàng. Từ những phân tích trên cho thấy kế hoạch kinh
doanh trong thời gian tới được Công ty xây dựng có tính hiệu quả về mặt kinh tế, phù
hợp với tình hình và năng lực hiện tại của Công ty, có thể tạo dòng tiền luân chuyển
thường xuyên để thanh toán gốc và lãi vay cho Ngân hàng. Kế hoạch kinh doanh của
Công ty được đánh giá là hợp lý, phù hợp với thực tế các năm và định hướng phát
triển trong thời gian tới. Nguồn trả nợ được phân bổ cụ thể, rõ ràng. Kết luận:
-Tổng giới hạn tín dụng năm 2021 của khách hàng là 2.500 triệu đồng, trong đó:
Giới hạn cho vay ngắn hạn: 2.500 triệu đồng
*Biện pháp đảm bảo tài sản của khách hàng
Biện pháp bảo đảm tín dụng cho GHTD tại Chi nhánh (dự kiến):
Cấp tín dụng có bảo đảm Cấp tín
dụng có bảo đảm một phần
Cấp tín dụng không có bảo đảm
Cấp tín dụng không có bảo đảm. Áp
dụng biện pháp bảo đảm bổ sung -Chi tiết các loại tài sản bảo đảm tại Chi nhánh:
Bảng 2-15: Các loại tài sản đảm bảo của doanh nghiệp Mối
Phòng Định giá TSBĐ/Tổ định giá quan hệ Mức giữa Giá trị Tỷ lệ Ngày định định cấp tín STT
Tài sản bảo đảm chủ sở cho dụng tối hữu giá gần giá vay/Giá đa TS với nhất (triệu trị định (triệu khách đồng) giá (%) đồng) hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 51 lOMoAR cPSD| 40419767
01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ:
LK0435, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3,
khu đô thị Gamuda Garden, phường Trần Phú,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 01
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số DD
585522
, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà
Nội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Bảo Chính Trung. chủ 30/11/2021 11.183 22,36 8.387
+Tỷ lệ cấp tín dụng/Tổng giá trị TSBĐ theo định giá của GPBank là 22,36%
+Khả năng phát mại TSBĐ theo ý kiến tại Báo cáo kết quả thẩm định giá TSBĐ
số 429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 là: Trung bình
+Tài sản trên của KH đủ điều kiện để nhận làm TSBĐ theo quy định của GPBank.
*lợi ích và rủi ro của GP bank nếu chấp thuận cấp tín dụng
Lợi ích: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Bảo Trung hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh chính là: Bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất; Dịch vụ
kho bãi và lưu trữ hàng hóa nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng… nên nếu
được GPBank cấp GHTD thì khả năng tăng trưởng tín dụng cũng như bán chéo là hoàn toàn có thể.
Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu:
Rủi ro trong tư cách khách hàng và các biện pháp giảm thiểu: Khách hàng có tư
cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp, lãnh đạo doanh
nghiệp là người có tư cách tốt, có thiện chí hợp tác với ngân hàng lâu dài do đó rủi ro này thấp.
Rủi ro trong hoạt động SXKD của khách hàng và các biện pháp giảm thiểu:
Trên thị trường có nhiều Công ty hoạt động trong cùng ngành với Công ty nhưng với
lượng khách hàng hiện có, khả năng lãnh đạo nhiều kinh nghiệm của giám đốc, công
ty hoàn toàn có khả năng phát triển mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Do đó rủi ro này ở mức trung bình.
Rủi ro của phương án SXKD của khách hàng và các biện pháp giảm thiểu:
Phương án SXKD mà Công ty đưa ra tương đối khả thi và nằm trong năng lực kinh
doanh của khách hàng. Do đó, theo đánh giá của cán bộ kinh doanh. doanh nghiệp
còn có khả năng tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu trong các năm sắp tới. Rủi
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 2 lOMoAR cPSD| 40419767
ro môi trường. xã hội và các biện pháp giảm thiểu: Tài sản bất động sản do đó rủi ro
là thấp. Tỷ lệ vay vốn/Giá trị TSBĐ: 22.36% phù hợp với quy định của GPBank.
Biện pháp quản lý rủi ro: Kiểm tra sau vay, tiến hành kiểm tra tình hình tài chính
KH 06 tháng/lần, định giá TSĐB của KH định kỳ 12 tháng/lần. Nhằm mục đích quản
lý tốt rủi ro của KH và đưa ra những đề xuất, giải pháp để xử lý kịp thời.
Kết luận phòng kinh doanh:
-Kết luận: Nhìn chung, khách hàng có tư cách pháp lý tốt, tình hình tài chính lành
mạnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay hiện tại. Kế hoạch kinh
doanh trong năm 2021 là khả thi, phù hợp, dễ thực hiện và nằm trong kế hoạch của
khách hàng. Khách hàng có đủ nguồn trả nợ cho các khoản vay tại các TCTD. Tài
sản đảm bảo cho giới hạn tín dụng là tài sản chính chủ, pháp lý rõ ràng, khả năng
thanh khoản cao, đủ cơ sở để làm tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp tại GPBank. -Đề xuất: Cấp GHTD Không cấp GHTD
Bảng 2-16: Đề xuất của chuyên viên tín dụng
GHTD năm 2020 (nếu có) GHTD khách hàng đề Chỉ tiêu nghị cấp năm 2021 Đã được GPBank Số dư tín dụng cấp cao nhất trong kỳ
1. Giới hạn tín dụng, trong đó 2.500
- Giới hạn cho vay ngắn hạn 2.500
2. Phương thức cấp tín dụng:
Cho vay theo phương thức hạn mức
3. Thời gian cho vay tối đa trên
một Giấy nhận nợ (trường hợp 02 Tháng/ GNN
cho vay theo phương thức HM)
4. Mục đích cấp tín dụng
Vay bổ sung vốn lưu động
5. Thời gian duy trì GHTD 12 tháng 6. Phương thức trả nợ
- Gốc trả cuối kỳ của mỗi khế ước
- Lãi trả vào ngày 25 hàng tháng
7. Phương thức giải ngân Chuyển khoản
8. Lãi suất cho vay Theo quy định của GPBank tại thời điểm giải ngân. Lãi suất thay đổi theo từng khế
ước cụ thể áp dụng theo công văn số 1039/2021/TGĐ-NHDK10+12+13+15 của Tổng giám đốc ngày 06/07/2021. 9. Biện pháp bảo đảm
Cấp TD có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm bằng tài sản
Cấp TD có bảo đảm một phần bằng tài sản
Cấp TD không có bảo đảm. Áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung.
10. Tài sản bảo đảm 01 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa
chỉ: LK04-35, số 06 đường Gamuda Garden 3-8/3, khu đô thị Gamuda Garden, phường Trần Phú,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất” số DD 585522, số vào sổ cấp GCN: CT-DA 02882 do Sở Tài nguyên
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 53 lOMoAR cPSD| 40419767
và Môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 20/9/2021 thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ Quốc tế Bảo Trung.
Giá trị của tài sản bảo đảm (căn cứ Báo cáo thẩm định giá số
429.11/2021/NHDK23 ngày 30/11/2021 của Phòng Định giá tài sản
TSC) là: 11.183.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ, một trăm
tám mươi ba triệu đồng chẵn)
đảm bảo tối đa cho khoản vay
8.387.250.000 đồng. Tỷ lê cho vay/Giá trị TSBĐ: ̣ 22,36%.
- Biện pháp quản lý nguồn thu cụ thể để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng:
Khách hàng cam kết chuyển khoản doanh thu của khách hàng về tài khoản của khách
hàng mở tại GPBank Hà Nội.
-Các điều kiện kèm theo:
+ Tài sản bảo đảm phải ký hợp đồng thế chấp tại văn phòng công chứng, đăng ký
giao dịch đảm bảo và và nhập kho theo quy định của GPBank. Trong trường hợp
khách hàng vi phạm nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng thế chấp công chứng thì khách
hàng sẽ chịu khoản phí phạt là 1% giá trị của tài sản thế chấp. Trong trường hợp khách
hàng vi phạm nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng tín dụng thì khách hàng chịu khoản
phí phạt là 1% giá trị HĐTD.
+ Ký hợp đồng thế chấp công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho tài sản
theo quy định của GPBank.
+ Khách hàng cam kết chuyển khoản doanh thu của khách hàng về tài khoản của
khách hàng mở tại GPBank - Chi nhánh Hà Nội.
2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn
Cầu- Chi Nhánh Hà Nội
2.2.1. Ưu điểm
Sau khi xem xét bản phân tích chi tiết tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp
của chuyên viên QHKH phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội, có thể thấy công tác
phân tích tại chi nhánh có rất nhiều ưu điểm:
Nội dung phân tích đầy đủ:
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank đã lập các bảng tính thể hiện tỷ lệ của
từng khoản mục, trình bày dữ liệu trực quan trên biểu đồ và đồ thị để phân tích thông
tin có thể nhìn thấy các con số rõ ràng và kỹ lưỡng hơn. Từ các bảng, biểu đồ này
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 4 lOMoAR cPSD| 40419767
phân tích sự biến động của quy mô dự án, tìm ra nguyên nhân biến động, đánh giá
tính hợp lý của số liệu ngành và thời điểm phân tích, đưa ra chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Các chuyên viên phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo thu
nhập đưa ra các nhận định chính xác và chi tiết dựa trên nghiên cứu thực tế về doanh
nghiệp.Các chuyên viên cũng chỉ ra được những lợi ích và rủi ro của ngân hàng với
hợp đồng tín dụng này. Nhìn chung công tác phân tích tài chính khách hàng tại GP
bank- Chi nhánh Hà Nội khá hoàn thiện và chi tiết.
Thông tin phân tích đa dạng:
Trước khi tiến hành phân tích, chuyên viên đã thu thập rất nhiều thông tin liên quan
đến DN. Các thông tin đó bao gồm: Thông tin DN cung cấp như giấy đăng kí kinh
doanh, BCTC đã được kiểm toán, tờ khai VAT, chiến lược hoạt động của doanh
nghiệp.... Các thông tin này là do chuyên viên QHKH trực tiếp thu thập, khai thác
trong quá trình tiếp xúc, làm việc với chủ DN và các nhân viên trong công ty. Nhờ
đó các chuyên viên tìm ra được những nguyên nhân phù hợp cho sự biến động của
các chỉ tiêu trên BCTC của doanh nghiệp, đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình kinh
doanh, tìm ra những bất ổn trong nguồn hình thành doanh nghiệp từ đó đưa ra những
quyết định cho vay phù hợp. Phương pháp phân tích:
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank-Chi nhánh Hà Nội sử dụng phương
pháp so sánh, phương pháp cơ cấu và phương pháp phân tích chỉ số. Đây là các
phương pháp thường xuyên được sử dụng trong phân tích tài chính bởi tính khoa học
và hợp lý của chúng. Với các phương pháp này, thông tin được phân tích có thể nhìn
nhận một cách tổng quát về sự biến động của các chỉ tiêu, dự báo được xu thế của các
khoản mục và đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu của các chỉ tiêu. Đây là những cơ sở
quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một KHDN, có vai trò không nhỏ trong
công tác xét cấp tín dụng của Ngân hàng. Quy trình phân tích:
Chuyên viên QHKH thực hiện khá đầy đủ và chi tiết theo quy trình phân tích tài chính
khách hàng được quy định theo công văn trên toàn hệ thống của GP bank, từ công tác
lên kế hoạch phân tích, thu thập và xử lý số liệu, xác định những biểu hiện đặc trưng,
tiến hiến phân tích cho đến tổng hợp kết quả phân tích. Sau khi chuyên viên QHKH
tại Chi nhánh thẩm định xong sẽ gửi lên xác định tài sản đảm bảo. thẩm định tài sản
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 55 lOMoAR cPSD| 40419767
đảm bảo, thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Hội sở để phê duyệt. sau đó mới có quyết
định chính thức về việc cấp tín dụng. Từ đó có thể thấy việc cấp tín dụng được đề cao
và theo dõi sát sao. Không những thế việc thực hiện quy trình phân tích một cách
khoa học, hợp lý giúp các chuyên viên QHKH và các cấp cao hơn đánh giá sức khỏe
tài chính của KHDN một các hiệu quả, là tiền đề để xét cấp các khoản tín dụng thích
hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đáng ghi nhận thì công tác phân tích tài chính khách hàng
tại GP Bank-chi nhánh Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục: Nội dung phân tích:
Nội dung phân tích tài chính KHDN tại GP bank chưa thực sự đầy đủ và chi tiết tỉ mỉ
nhất. Ví dụ khi phân tích báo cáo KQHĐKD thì chuyên viên mới chỉ tập chung vào
sự gia tăng hay suy giảm của lợi nhuận như nào chưa phân tích đến các khoản mục
ảnh hưởng đến lợi nhuận, chưa đề cập đến sự tăng giảm của các loại chi phí cũng là
một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận.Tuy mặc có tính toán tỷ lệ của
từng chỉ tiêu trên Báo cáo KQHĐKD so với doanh thu thuần, nhưng chuyên viên
phẫn chưa khai thác được một các tối ưu các tỷ lệ này. Khi phân tích bảng cân đối kế
toán chuyên viên còn bỏ sót một số khoản mục như bất động sản đầu tư là một khoản
mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản dài hạn; hay các chuyên viên cũng bỏ qua
chi phí ngắn hạn trong khoản mục nợ phải trả là chỉ tiêu cũng góp phần đánh giá nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khi đánh giá các chỉ tiêu tài chính chuyên viên mới chỉ đánh giá khả năng sinh lời,khả
năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động mà chưa đề cập phân tích cơ cấu tài chính của
doanh nghiệp.Khi phân tích các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của DN,chuyên viên
chưa đánh giá được sự tăng giảm đơn và chưa phân tích kỹ các nguyên nhân thực sự
ảnh hưởng đến sự tăng giảm đó,dẫn đến chưa đủ cơ sở để kết luận về tính tích cực –
tiêu cực của sự biến động. Do vậy trong báo cáo phân tích của chuyên viên chưa có
những nhận xét về vị trí của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
cùng lĩnh vực. Từ đó chưa thể đưa ra kết luận về năng lực hoạt động của doanh nghiệp
ở hiện tại để có thể dự báo về tiềm năng trong tương lại.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 6 lOMoAR cPSD| 40419767
Tuy trong văn bản ban hành về quy trình phân tích tài chính KHDN có quy định về
việc phân tích báo cáo LCTT, nhưng trong quá trình phân tích hầu như các chuyên
viên bỏ qua việc phân tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ mặc dù đây cũng là một
báo cáo rất quan trọng trong việc đánh giá sự an toàn về mặt tài chính và khả năng
thanh toán trong tương lai của một doanh nghiệp. Phương pháp phân tích
Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại GP bank-Chi nhánh Hà Nội sử dụng phương
pháp so sánh, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số. Các phương pháp này mặc dù khiến
cho người xem báo cáo phân tích có cách nhìn tổng thể và mạch lạc, rõ ràng về tỷ
trọng và sự tăng giảm của các khoản mục nhưng chưa đánh giá được các nhân tố ảnh
hưởng đến từng khoản mục để đưa ra kết luận về sự biến động là tốt hay xấu. Hơn
thế các chuyên viên cũng chưa phân tích đầy đủ theo các phương pháp mà ngân hàng
ban hành. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn của kết quả phân tích. Thông tin phân tích:
Nhiều khách hàng doanh nghiệp thường cung cấp báo cáo tài chính chưa được kiểm
toán khi họ cung cấp tài liệu cho ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến thông tin được
cung cấp không chính xác. Doanh nghiệp có thể kê khai sai số liệu trong báo cáo tài
chính nhằm mục đích gian lận. Nếu không được xem xét, kiểm tra và đánh giá kỹ
lưỡng, những sai sót này có khả năng gây ra thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân
hàng, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý. Rủi ro về thông tin của báo cáo tài
chính chưa được kiểm toán sẽ gây khó khăn cho các chuyên gia và phòng tín dụng
trong việc đánh giá một doanh nghiệp. Quy trình phân tích:
Vì Ngân hàng GP bank thuộc đối tượng theo dõi đặc biệt của nhà nước nên quy trình
phân tích có thể cứng nhắc và rườm rà hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần
do phải đáp ứng đủ yêu cầu và quy định của nhà nước. Do đó thời gian phân tích và
thẩm định để xét duyệt có thể mất không ít thời gian nên có thể ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng.
2.2.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Trình độ phân tích tài chính của chuyên viên QHKH còn hạn chế. Trong bối
cảnh GP bank đặt mục tiêu hội nhập và phát triển. Chi nhánh Hà Nội cần những
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 57 lOMoAR cPSD| 40419767
chuyên viên trẻ, năng động, chịu được áp lực công việc cao. Còn trẻ và có thể chưa
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Phòng kinh doanh vẫn khá hạn chế
do số lượng nhân viên không đủ, chuyên viên QHKH doanh nghiệp phải thực hiện
song song các công việc của chuyên viên QHKH cá nhân.Ngoài ra, trong chi nhánh
cũng có nhiều chuyên gia nhưng đa số là nhân viên mới và cần được đào tạo thêm
kỹ năng và nghiệp vụ, theo thời gian có các chương trình ưu đãi mới, xử lý hồ sơ,
lập báo cáo, tạo mã tài sản trên hệ thống,... Với khối lượng công việc lớn như vậy,
các chuyên gia khó có thể tập trung vào các khâu nhỏ như phân tích tài chính của khách hàng doanh nghiệp. •
Thời gian phân tích không đủ dài để sử dụng quy trình phân tích một cách
toàn diện các phương pháp phân tích.
Quy trình đánh giá tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp là một
quy trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và phải được trình lên nhiều cấp. Phân tích
tài chính của một khách hàng doanh nghiệp chỉ là một bước nhỏ trong nỗ lực đánh
giá tín dụng và thường không có nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, các chuyên
gia QHKH của chi nhánh GP bank-Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh,
cơ cấu và phương pháp phân tích chỉ số nên đây là hai phương pháp đơn giản và
được sử dụng phổ biến nhất, vì các phương pháp khác phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ
năng và thời gian hơn nên tiết kiệm được thời gian làm việc. Lỗi này xảy ra do
khách hàng liên tục thúc giục chuyên viên đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành hồ sơ
tín dụng trong thời gian sớm nhất. Điều này khiến nhiều bước trong quy trình thẩm
định tín dụng do các ngân hàng đề xuất bị các chuyên gia bỏ qua nhằm tìm cách
hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất cho khách hàng. •
Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế. Hiện tại ngân
hàng tập trung nâng cao các ứng dụng vào công tác phê duyệt tín dụng, định giá
khoản vay nhưng chưa có phần mềm nào hỗ trợ phần phân tích BCTC. Nhân viên
phân tích vẫn phải làm thủ công, nhận BCTC của khách hàng gửi sau đó nhập thủ
công số liệu vào các phần mềm tin học Excel và Word, dễ gây sai sót số liệu và ảnh
hưởng đến chất lượng phân tích KHDN của ngân hàng. Đòi hỏi cán bộ phải tập
trung cao độ trong quá trình làm việc vì số liệu phân tích phải đúng tuyệt đối. Ngân
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 5 8 lOMoAR cPSD| 40419767
hàng hiện tại chưa có ứng dụng hay phần mềm nào để cải thiện vấn đề này, để giảm
bớt gánh nặng nhập dữ liệu cho nhân viên.
b. Nguyên nhân khách quan
Một trong những nguyên nhân khách quan hay xảy ra tại các ngân hàng cũng như
GP bank-chi nhánh Hà Nội đến từ phía khách hàng. Do tài chính không đảm bảo
hoặc nhu cầu vay cấp thiết nhưng tình hình hoạt động lại không đáp ứng đủ điều
kiện vay nên các doanh nghiệp cố tình cung cấp cho ngân hàng những BCTC đã
được chỉnh sửa một cách tinh vi để đạt được mục đích vay. Nên ngân hàng cần thu
thập thông tin của doanh nghiệp từ những nguồn khác nữa.
Trong quá trình tìm hiểu khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, đôi
khi những thông tin do các chuyên viên phát hiện ra lại sai lệch so với thực tế.
Nguyên nhân là do nguồn thông tin quá đa dạng, tràn ngập nguồn thông tin không
đáng tin cậy, rất khó tìm được thông tin chi tiết và cụ thể về bình quân ngành hoặc
của cùng một doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ. Do
tính bảo mật của thông tin, trong lĩnh vực thương mại. Do đó, các chuyên gia khó
có thể đánh giá một cách tổng thể toàn diện rõ ràng vị thế và tiềm lực kinh tế của
một doanh nghiệp trên thị trường.
Công nghệ thông tin tiếp tục phát triển cũng là một trong những nguyên nhân khiến
công tác phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn, thường là do chậm nộp hồ sơ để
các chuyên gia phân tích kịp thời hoặc dựa vào hệ thống viễn thông lớn. Ví dụ việc
mất mạng chỉ trong một ngày có thể khiến việc chuyển tệp giữa các bên trở nên khó
khăn do chi phí vận chuyển cao và tăng nguy cơ bị mất tệp.
Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mọi công tác bị trì trệ hơn.Năm 2019-2021
Việt Nam nhiều lần giãn cách xã hội vì thế nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Dịch
bệnh ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp hộ gia đình, cá thể khiến ngân hàng
cũng khó huy động vốn hơn nên việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cũng khó
khăn và cần nhiều thời gian để thẩm định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trải qua 13 năm thành lập, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn
Cầu-Chi nhánh Hà nội cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu kinh doanh nổi bật
đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng. Sau khi phân tích
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 59 lOMoAR cPSD| 40419767
khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng tại chương I, ở chương này bài chuyên
đề tập trung sâu vào công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp với hai
nội dung chính sau : Thứ nhất, khái quát chung về công tác phân tích tài chính
KHDN của ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Nội. Thứ hai, bài chuyên đề có nêu ra
một ví dụ minh họa cụ thể về quy trình phân tích tài chính một khách hàng doanh
nghiệp “ Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X” . Trong quá trình tìm
hiểu phân tích, bài chuyên đề đã nêu ra những kết quả đạt được và những hạn chế
trong quá trình phân tích tại chi nhánh, đồng thời làm rõ những nguyên nhân gây ra
hạn chế đó.Trên cơ sở đó, chuyền đề sẽ đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện
công tác phân tích tài chính KHDN tại chương III.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 0 lOMoAR cPSD| 40419767
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU- CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí
Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội.
Theo chia sẻ của giám đốc chi nhánh Hà Nội tại buổi họp tổng kết quý 4 năm 2021
đặt ra mục tiêu cho năm 2022 của ngân hàng như sau:
-Thứ nhất mục tiêu chiến lược của GP bank- chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới là
tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng và các yêu cầu của khách hàng với mục
đích vay vốn cũng như các dịch vụ khác sẽ được đáp ứng một cách nhanh nhất, hiệu quả.
-Thứ hai, công tác xác thực nguồn thông tin thu thập được từ khách hàng cần được
tiến hành sát sao và triệt để hơn.
-Thứ ba, tăng cường các trang thiết bị,các máy móc, dụng cụ và phần mềm cần thiết
để nâng cao khả năng phân tích chính xác và rút ngắn thời gian làm việc trên từng hồ sơ khách hàng.
GP bank tập trung vốn vay đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như
xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng
yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực công nghiệp, nông thôn thuộc các chương trình
cho vay của ACB. Các khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai
đoạn bắt đầu tăng trưởng, phát triển ổn định tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính như:
+Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có khả năng phát triển chuỗi cung ứng,
phát triển dịch vụ thu phí, casa.
+ Doanh nghiệp vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động các lĩnh vực như xuất nhập
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các
ngành nghề ưu tiên sản xuất, chế biến và thương mại.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 61 lOMoAR cPSD| 40419767
+ KHDH có tỷ lệ đòn bẩy (Tổng nợ vạy/ Tổng Tài sản) và tỷ lệ cho vay/ giá trị tài sản đảm bảo thấp.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động
tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu- chi nhánh Hà Nội.
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích
Đánh giá nội dung phân tích của các chuyên viên GP Bank- Chi nhánh Hà Nội thì
trong quá trình phân tích chuyên viên QHKH cần bổ cung một số chỉ tiêu để tăng
độ tin cậy của báo cáo phân tích. Bên cạnh việc bổ sung phân tích các chỉ tiêu
chuyên viên cũng cần bổ sung so sánh với các số liệu trung bình ngành để có đánh gái tổng quan hơn.
Bổ sung phân tích một số khoản mục trên BCTC
Phân tích bảng cân đối kế toán bằng cách xác định các khoản mục trên thuyết minh BCTC:
Các chuyên viên đã phân tích bảng cân đối kế toán khá là chi tiết đầy đủ tuy nhiên
vẫn chưa đánh giá được vốn lưu động ròng do nhu cầu VLĐ và ngân quỹ ròng chưa
được đề cập đến. Việc đánh giá thêm các chỉ tiêu này giúp cho nội dung phân tích
đầy đủ, chặt chẽ và tăng tính xác thực của hồ sơ tín dụng doanh nghiệp. Đây là một
điểm có thể bổ sung thêm để nội dung phân tích được hoàn thiện hơn. Có thể dựa
vào BCĐKT và thuyết minh BCTC của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc
tế X để tính toán thêm các số liệu sau:
Tỷ số thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Bảng 3-1: Nhóm thể hiện cơ cấu tài chính Chỉ tiêu 2019 2020 09/2021 Hệ số nợ 0.62 0.63 0.58
Tỷ số tự tài trợ TS dài hạn 0.64 0.53 0.50
Khả năng thanh toán lãi tiền vay 1.69 0.91 2.99
Hệ số nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2021, nợ phải trả có xu
hướng giảm trong cơ ấu nguồn vốn của công ty. Trong đó mục người mua trả tiền
trước là phần vốn doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng mà không mất chi phí
sử dụng. Tuy nhiên trong cả 3 năm gần đây, khoản mục này chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng nợ phải trả, trong đó khoản phải thu bình quân tăng lên theo từng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 2 lOMoAR cPSD| 40419767
năm. Điều đó chứng tỏ rằng, doanh nghiệp đang áp dụng rộng rãi chính sách tín
dụng thương mại, mua nợ đối với các công ty con. Điều này cũng cho thấy, mức rủi
ro trong việc thu tiền từ người mua càng ngày càng tăng, vì khoản thu này ít nên
doanh nghiệp có thể không có đủ một lượng tiền ngay để có thể sử dụng ngay vào việc sản xuất. Năm 2019 = = = 2.62 Năm 2020 = = = 2.69 Năm 09/2021 = = = 2.38
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), đo lường mức độ sử dụng nợ của DN trong mối
quan hệ tương quan với mức độ sử dụng VCSH. Trong năm 2020 cho thấy tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu tăng 2.67% so với năm 2019. Mức tỷ số này đều lớn hơn 1, cho
thấy rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ và doanh
nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn có xu hướng giảm năm 2019 đến năm 2021. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm của tỷ số này là do tài sản dài hạn đang
tăng dần từ 2019 đến năm 2021 còn VCSH lại có xu hướng giảm. Tỷ số này cho
thấy DN đang không đủ khả năng để tài trợ cho tài sản dài hạn bằng VCSH và đang
gặp vấn đề trong việc thanh toán khoản nợ dài hạn đến hạn.
Khả năng thanh toán lãi tiền vay ở mức thấp, có xu hướng giảm vào năm 2020 một
phần do ảnh hưởng của dịch bệnh sau đó năm 2021 khi nền kinh tế đang dần hồi
phục thì tỷ lệ này cũng tăng trở lại. Tỷ số này cho thấy DN có khả năng thanh toán
các khoản lãi vay trung bình. Đây cũng là một điểm để GP bank cân nhắc khi cung
cấp khoản vay cho doanh nghiệp này.
Phân tích vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng= nguồn vốn dài hạn-tài sản dài hạn
Bảng 3-2: Vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch
Nguồn vốn dài hạn 8.409.219.379 7.296.594.237 (1.112.545.142)
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 63 lOMoAR cPSD| 40419767 Tài sản dài hạn 10.137.268.955 11.479.203.415 1.341.934.460
Vốn lưu động ròng
(1.728.049.576) (4.182.609.178) (2.454.479.602)
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Trong năm 2019 và 2020 vốn lưu động của công ty đều âm có thể thấy rằng công ty
đang có một cơ cấu vốn không an toàn khi nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài
sản dài hạn. Chênh lệch âm về vốn lưu động ròng trong năm 2020 phần tài sản ngắn
hạn để tài trợ cho nợ ngắn hạn giảm đi 2.455 triệu đồng. Xét các nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi VLĐ ròng:
Bảng 3-3: Nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng Đơn vị: đồng Chênh lệch Chênh lệch 2020/2019 2020/2019 Tài sản dài hạn
Nguồn vốn dài hạn
I. Tài sản cố định
1.374.459.038 II. Nợ dài hạn (749.843.404) Tài sản cố định hữu Vay và nợ dài hạn hình 1.374.459.038 (749.843.404) - Nguyên giá
3.565.092.152 B. Vốn chủ sở hữu (362.701.738)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(2.190.633.114) Vốn chủ sở hữu (362.701.738)
II. Bất động sản đầu tư
- Vốn đầu tư của chủ
(32.524.578) sở hữu 0 - Lợi nhuận sau thuế - Nguyên giá
180.204.970 chưa phân phối (362.701.738)
- Giá trị hao mòn luỹ kế (212.729.548) - Khấu hao (2.338.593.137)
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm đi so với 2019 do lợi nhuận giữ lại giảm; vì đợt giãn
cách xã hội năm 2020 ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
VLĐ ròng của doanh nghiệp <0 và nguồn vốn dài hạn cũng âm, điều đó cho thấy
nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và phải
cần thêm một khoản vay từ phía ngân hàng để tài trợ cho tài sản dài hạn. Tuy nhiên
tài sản cố định hữu hình và nguyên giá bất động sản đầu tư lại tăng có thể thấy công
ty đầu tư bổ sung máy móc thiết bị mới và mở rộng các dự án đầu tư.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 4 lOMoAR cPSD| 40419767
Phân tích nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ= Tài sản kinh doanh-Nợ kinh doanh
Bảng 3-4:Nhu cầu vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đơn vị: đồng 2019 2020 Tài sản kinh doanh 6.771.900.496 4.949.963.432 Nợ kinh doanh 8.499.950.072 9.132.492.610
Nhu cầu vốn lưu động
(1.728.049.576) (4.182.529.178) Chênh lệch (2.454.479.602)
Cả hai năm 2019 và 2020, doanh nghiệp đang bị thâm hụt nhu cầu vốn lưu động có
thể thấy công ty đang bị thiếu nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn
hạn. Mức độ thâm hụt lớn cho thấy việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang
gặp vấn đề có khả năng sẽ bị gián đoạn do các khoản nợ. Doanh nghiệp cần sử dụng
tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn tuy nhiên tính thanh khoản của TSDH
thường không cao. Phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động:
Bảng 3-5: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động Đơn vị: đồng
Tài sản kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch 2019 - 2020 2019 - 2020
Các khoản phải thu
(411.883.089) Phải trả người bán 194.210.415 Hàng tồn kho
561.580.548 Phải nộp ngân sách (16.644.783)
Tài sản ngắn hạn khác (122.661.209) Người mua trả tiền trước 1.800.203.361 Chi phí phải trả (45.226.455) Tổng
(27.036.250) Tổng 1.932.542.538
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Tài sản kinh doanh giảm chủ yếu do các khoản phải thu giảm trong khi hàng tồn
kho tăng. Trong điều kiện doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng
tăng, có thể thấy rằng doanh nghiệp chưa áp dụng triệt để chính sách thương mại
khách hàng giảm việc mua nợ và trả tiền ngay, điều này làm cho hàng tồn kho tăng.
Nợ kinh doanh tăng do phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng.Có thể
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 65 lOMoAR cPSD| 40419767
thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý và trả những khoản nợ đến hạn;
năng xuất lao động không đủ cung ứng kịp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Kết hợp giữa phân tích của chuyên viên và phần bổ sung thêm có thể thấy rằng
trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xây dựng lại cơ
cấu thì công ty có thể tiếp tục phát triển. Mặc dù các khoản nợ vẫn còn nhưng
vẫn có thể giải quyết được trong kỳ tiếp theo. Ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng – nhu cầu vốn lưu động ròng
Bảng 3-6: Ngân quỹ ròng công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Đvt: Triệu đồng 2019 2020 Chênh lệch
Vốn lưu động ròng
(1.728.049.576) (4.182.609.178) (2.454.479.602)
Nhu cầu vốn lưu động
(1.728.049.576) (4.182.529.178) (2.454.479.602) Ngân quỹ ròng 0 0 0
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ngân quỹ ròng của doanh nghiệp cả 2 năm đều
bằng 0, chứng tỏ toàn bộ các khoản vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn được hình thành
từ các khoản vay ngắn hạn.
Doanh nghiệp đang có dấu hiệu về việc mất cân bằng tài chính.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Khi phân tích kết quả kinh doanh, các chuyên viên cần đi sâu tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Trong báo cáo phân tích, các
chuyên viên mới chỉ đánh giá LNST, GVHB và các khoản chi phí có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó thu nhập, chi phí hoạt động
tài chính và thu nhập chi phí khác cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động của công ty và ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Bảng 3-7: Báo cáo KQKD công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X Chỉ tiêu 2019 2020 09/2021 Doanh thu thuần 100% 100% 100% Giá vốn hàng bán 75.55% 78.81% 79.4% Lợi nhuận gộp 24.45% 21.19% 20.60%
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 6 lOMoAR cPSD| 40419767 Chi phí bán hàng - - - Chi phí QLDN 22.78% 20.13% 18.65% Doanh thu Tài Chính 0.01% 0.03% 0.001% Chi phí Tài chính 0.64% 0.65% 0.49%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.03% 0.45% 1.46%
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X)
Có thể thấy rằng GVHB có sự giao động tăng nhẹ từ năm 2019 đến 09/2021, cứ mỗi
đồng doanh thu thuần doanh nghiệp sẽ chi 75 đến 79 đồng giá vốn. Chi phí quản lý
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng doanh thu thuần và có xu hướng
giảm từ năm 2019 đến 09/2020 trong khi doanh thu thuần tăng, có thể do doanh
nghiệp đang tối ưu hóa được các khoản chi phí và cắt bỏ những khoản không cần
thiết. Tuy nhiên doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng đầu tư nên việc giảm
chi phí quản lý có thể dẫn đến không đủ chi phí vận hành.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị sụt giảm 44.3% vào năm 2020 và lại
tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Đến hết quý 3 năm 2021 tăng 135.9%, mức
tăng này có thể do tình hình hoạt động của doanh nghiệp có những tín hiệu tích cực
và chiến lược kinh doanh hiệu quả song cùng với việc giảm chi phí nên lợi nhuận
thuần có mức tăng trưởng vượt trội.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong quá trình phân tích của mình, chuyên viên QHKH thường tập trung vào các
chỉ tiêu tài chính mà ít chú trọng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ do đó không phân
tích sâu về dòng tiền vào –ra của doanh nghiệp, trong khi đây là biểu hiện khái quát
nhất về dòng tiền của doanh nghiệp. Dựa vào dòng tiền, chuyên viên sẽ quan sát
được sự dịch chuyển của dòng tiền. Dòng tiền đã được sử dụng như thế nào trong
quá khứ và tiềm năng sử dụng các quỹ sẽ như thế nào trong tương lai.
Bảng 3-8: Hoạt động của dòng tiền tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X
Đơn vị: đồng Năm 2020 Năm 2021
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 67 lOMoAR cPSD| 40419767 LCTT từ HĐ kinh (562.715.625) (3.279.928.821) doanh
LCTT từ HĐ đầu tư 0 (20.000.000)
LCTT từ HĐ tài chính (1.286.257.689) (98.656.095) LCTT từ trong kỳ (1.848.973.314) (3.398.584.916)
Tiền và tương đương 5.272.710.038 3.423.736.724 tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương 3.423.736.724 25.151.808 tiền cuối kì
Lưu chuyển tiền thuần trong kì âm và có sự gia tăng ở năm 2021: Doanh nghiệp có
lượng tiền thu về ít hơn lượng tiền phải chi ra, cho thấy quy mô vốn bằng tiền của
doanh nghiệp đang gặp vấn đề không tốt.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn duy trì ở trạng thái âm, thể hiện
rằng doanh nghiệp đang không tạo ra tiền và gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán,
trả nợ vay. Song, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm nhiều so với
năm trước có thể là do yếu tố tăng lưu trữ hàng tồn kho do chính sách bán hàng của doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, kết quả này do khoản chi cho hoạt
động mua sắm xây dựng các TSCĐ mới.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm, cho thấy rằng hiện doanh nghiệp
đang thiếu nguồn tiền để trả nợ gốc vay và nợ thuê tài chính.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Hiện nay GP bank chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích cơ cấu và phân
tích chỉ số. Ngoài các phương pháp nếu trên thì các chuyên viên có thể xem xét sử
dụng thêm phương pháp khác như phương pháp dự báo để nhìn nhận chuẩn hơn về
khả năng tạo tiền trong tương lai của KHDN, hay phương pháp phân tích nhân tố
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố bên ngoài đã tác
động đến các chỉ tiêu phân tích như thế nào. Em xin đề xuất một phương pháp mà
ngân hàng có thể xem xét “ phương pháp Dupont’’. ROE = x x
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 6 8 lOMoAR cPSD| 40419767
Dựa vào báo cáo công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X:
Bảng 3-9: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ quốc tế X Đvt: đồng 2019 2020 ROE 2.82% 1.66% 0.78% 0.36% ROS = Doanh Thu 23.250.057.821 28.452.749.010 Tổng Tài sản 16.909.169.451 16.429.166.847 Vốn chủ sở hữu 6.464.176.783 6.101.475.045
(Nguồn: số liệu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ X) Năm 2020: ROE = 0.36% * *
1.66%= 0.36% * 1.73 * 2.69 Năm 2019: ROE = 0.78% * * 2.82% = 0.78% * 1.38 * 2.62
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH năm 2020 giảm so với năm 2019.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất VCSH giảm:
(0.36%-0.78%)*1.73*2.69= -1.95%
- Hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng:
0.36%*(1.73-1.38)*2.69= 0.34%
- Hệ số nhân vốn tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng: 0.36%*1.73*(2.69-2.62)= 0.04
Từ đó ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm đi là do tỷ suất lợi nhuận
doanh thu giảm. Tuy doanh thu năm 2020 tăng 5.202.691.189 đồng so với năm
2019 cho thấy doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành nhưng tổng
tài sản và VCSH lại giảm đi điều này cho thấy doanh nghiệp chưa sự dụng thật sự
tốt đòn bẩy tài chính và các tài sản sẵn có của mình.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 69 lOMoAR cPSD| 40419767
3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phân tích
Chất lượng thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến
chất lượng của công tác phân tích tài chính. Những thông tin về số liệu là cơ sở để
tính toán, đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp giải quyết các nguyên nhân tác
động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại thông tin này ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định của ngân hàng về cấp hạn mức tín dụng cho doanh
nghiệp, tiếp đến là mức độ rủi ro của ngân hàng. Để có được thông tin đầy đủ, chính
xác và cập nhật, các chuyên viên QHKH phải có một kế hoạch có hệ thống để thu
thập, lưu trữ và xử lý thông tin dựa trên các báo cáo thường xuyên từ khách hàng.
Thông qua các báo cáo thường xuyên từ các phương tiện truyền thông, Internet, các
bộ ban ngành liên quan, ngân hàng sẽ tìm hiểu thêm và nắm được những thông tin
mới nhất về thị trường, đối thủ cạnh tranh và thông tin nội bộ ngành, từ đó hiểu rõ
từng nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của công ty, xác định hướng phát triển. Để
nâng cao chất lượng phân tích, thông tin tài chính cần được cập nhật thường xuyên,
mỗi cá nhân tham gia vào công tác phân tích cần hoàn thành nhiệm vụ một
cách hiệu quả và phải chịu trách nhiệm với các công việc, các hành động của mình.
Chính sách cấp tín dụng cần được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với từng thời
kì khác nhau. Ngân hàng cần theo dõi các biến động trên cả thị trường quốc tế lẫn
thị trường nội địa, luôn cập nhật và làm theo các chỉ đạo mới nhất từ chính phủ, các
quyết sách của Nhà nước để đưa ra các chính sách tín dụng đúng đắn, có lợi cho
chính ngân hàng và cho cả khách hàng của mình.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những giải pháp quan trọng chính là ngân hàng nên tiếp tục nâng cao chất
lượng đội ngũ phân tích.
Trong quá trình thực tập tại GP bank chi nhánh Hà Nội, sinh viên thấy 100%
chuyên viên tại chi nhánh đều là cử nhân đã tốt nghiệp tại các học viện lớn về đào
tạo ngành ngân hàng, tuy nhiên do thời gian ra trường lâu và kiến thức ngành ngân
hàng ngày càng nhiều do nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các nước phát triển nên
motif trong việc phân tích báo cáo tài chính đã có nhiều thay đổi. Ngân hàng nên
triển khai nhiều dự án hơn nữa để giúp nhân viên nâng cao năng lực và nâng cao giá
trị nội tại của bản thân, chẳng hạn như các cuộc thi nghiệp vụ, kiểm tra tiếng Anh,
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7 0 lOMoAR cPSD| 40419767
nâng cao kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tận dụng cơ hội đó có thể
giúp cho người mới và người đã có kinh nghiệm cùng giúp nhau giải quyết những
vấn đề đã, đang và sắp tới sẽ gặp, đồng thời có thể chia sẻ cho nhau về cách thức
làm việc và các phương pháp phân tích khác nhau để giúp cho việc phân tích trở
nên hiệu quả và chính xác hơn. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhân viên
là rất quan trọng. Trong một môi trường đầy cám dỗ, nhân viên không hiểu hết tầm
quan trọng của đạo đức làm việc có thể dễ dàng tạo ra tình huống thông đồng với
công ty và làm sai lệch số liệu trong báo cáo tài chính. Các ngân hàng nên đào tạo
cẩn thận, xử lý nghiêm các trường hợp đáng tiếc, làm gương cho thế hệ mai sau. Bổ
sung nguồn nhân lực cho phòng kinh doanh: Hiện nay phòng kinh doanh của GP
bank chi nhánh Hà Nội số lượng chuyên viên còn hạn chế, nên ngân hàng cần bổ
sung kịp thời các chuyên viên mới và có những buổi đào tạo nâng cao về kỹ năng
phân tích tài chính doanh nghiệp cho các chuyên viên QHKH.
3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin
Công nghệ xung quanh chúng ta luôn thay đổi theo từng ngày, vì vậy việc áp dụng
công nghệ mới vào phân tích tài chính là vô cùng cần thiết. Việc phân tích tài chính
khách hàng còn bị hạn chế bởi yếu tố công nghệ bởi phần lớn được thực hiện thủ
công thông qua đội ngũ chuyên viên. Dẫn đến nhiều sai sót và ý kiến chủ quan của
đối tượng khi thực hiện phân tích hồ sơ khách hàng và BCTC. Trang thiết bị hiện đại
ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động phân tích tài chính KHDN là lợi thế cạnh
tranh với bất kỳ ngân hàng nào. Vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa tăng năng suất lao
động. Bên cạnh đó, ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào quy trình phân tích đảm
bảo độ chính xác cũng như bảo mật về hồ sơ khách hàng; phát hiện và xử lý gian lận
trong BCTC mà khác hàng cung cấp;định kỳ thực hiện phân tích tài chính KHDN và
hỗ trợ kiểm soát sau khi cung cấp tín dụng. Với định hướng phát triển công nghệ số
sẵn có, Gp bank có thể cân nhắc sử dụng thêm trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big
Data) và điện toán đám mây (Cloud Computing) để đẩy nhanh quá trình phân tích và
quản lý khách hàng. Các quy trình phân tích nên được thay đổi để sử dụng nhiều kỹ
thuật số hơn để cải thiện độ chính xác của kết quả. Song song với sự phát triển về
công nghệ, yêu cầu về tính bảo mật cũng phải được đề cập lên hàng đầu do sự phát
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 71 lOMoAR cPSD| 40419767
triển quá nhanh của công nghệ cũng mang theo rất nhiều rủi ro về tính bảo mật thông tin đi kèm với nó.
Nhìn chung, đứng trước thời đại công nghệ phát triển, sức cạnh tranh về sản phẩm và
dịch vụ giữa các Ngân hàng ngày càng cao.Với số lượng ngân hàng như hiện nay đòi
hỏi GPBank phải liên tục đổi mới để cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Đặc biệt, phân khúc KHDN –những người có kiến thức về tài chính và
am hiểu thị trường. Vì vậy họ khắt khe và coi trọng yếu tố thời gian cũng như hiệu
quả sử dụng dịch vụ. Do đó, cải tiến hệ thống bằng công nghệ số là chiến lược dài
hạn mà GPBank liên tục phải theo đuổi để thực hiện.
3.2.6. Kiến nghị
Kiến nghị với chính phủ và ban ngành liên quan
Để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
GP bank – Chi nhánh Hà Nội hay GP bank trong toàn hệ thống thì trước hết phải có
những giải pháp từ phía chính ngân hàng, ngoài ra còn cần đến sự hỗ trợ từ phía các
cơ quan nhà nước như Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính. Để có dược hiệu quả
phân tích tài chính cho khách hàng doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, cơ quan nhà
nước cũng cần phải ban hành một số quy định liên quan đến thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp.
Một là bổ sung các quy định cho doanh nghiệp, đặc biệt là về BCTC của doanh
nghiệp, loại BCTC mà doanh nghiệp sử dụng để đưa cho chuyên viên QHKH doanh
nghiệp hay Ngân hàng phải là BCTC đã được kiểm toán. Việc kiểm toán qua BCTC
làm cho thông tin trên BCTC rõ ràng, minh bạch, chính xác và đáng tin cậy nhất.
Không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ chi phí cho các công ty kiểm toán
như các doanh nghiệp lớn – các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán
sẽ có BCTC đã được kiểm toán công khai minh bạch. Vì vậy các cơ quan nhà nước
nên ban hành quy định cụ thể cho các loại hình doanh nghiệp kèm theo các biện
pháp xử lý nếu có hành vi chỉnh sửa, gian dối trong BCTC. Điều này sẽ làm giảm đi
rủi ro cho các ngân hàng về thông tin hay cũng tạo điều kiện về mặt thời gian cho
chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ngân hàng.
Hai là các quy định dành cho Ngân hàng, cơ quan nhà nước cũng cần phải ban
hành các quy định cho ngân hàng về việc sử dụng thông tin. Mọi thông tin ngân
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7 2 lOMoAR cPSD| 40419767
hàng sử dụng phải là thông tin đã được qua kiểm toán. Điều này vừa giúp giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng, vừa giúp ngăn chặn việc ngân hàng muốn tăng tưởng về
tín dụng mà chấp nhận sử dụng các loại BCTC nội bộ dẫn đến có những thông tin
sai sót, thiếu tính minh bạch, đồng thời cũng giảm rủi ro cho thị trường tài chính.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài chính có thể phối hợp và tạo điều kiện cho các ngân
hàng. Ngân hàng Nhà Nước nên:
-Tổng hợp các thông tin cần thiết,thực hiện trợ giúp các NHTM về nguồn cung cấp các thông tin.
-Tăng cường sự giúp đỡ từ Ngân hàng Nhà Nước đối với công tác đánh giá KHDN
tại NHTM. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể tác động không chỉ lên NHTM mà còn ảnh
hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHNN cũng có thể mở một bộ phận
phòng ban riêng giải đáp, hỗ trợcác NHTM trong công tác PTTCDN.
-Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, các khóa học nghiệp vụ, hội thảo cho nhân
viên tín dụng từ các NHTM có cơ hội tiếp cận các quy định, kiến thức chuyên sâu nâng cao trình độ.
-Cân nhắc ban hành thường xuyên các văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình và các
thông tin liên quan tới quy trình PTTCDN trong hoạt động tín dụng để tránh xảy ra
sai sót, đem lại tổn thất lớn cho ngân hàng.
-CIC luôn báo cáo các thông tin tín dụng có chất lượng cao để đáp ứng nhiệm vụ
của NHNN giao cho, giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nhưng, vẫn cần
tiếp tục cải thiện và nâng cấp CIC. Trung tâm này cần phải giữ đúng vai trò là
trung gian, điều phối viên để cung cấp kịp thời các thông tin quan trọng cho các
ngân hàng phục vụ nhu cầu cho vay. Các thông tin cung cấp cần thận trọng và
chính xác. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
Để cải thiện chất lượng của công tác phân tích tài chính KHDN, GP Bank cần phải
chú ý một số nội dung sau:
-Đối với nhân sự, tăng cường tổ chức mở lớp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân
viên phân tích. Ngoài ra, mỗi năm Trụ sở chính tổ chức các buổi giao lưu, các cuộc
thi để nâng cao tinh thần tập thể cũng như hoàn thiện chuyên môn của cán bộ nhân
viên. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng các chuyên viên phân tích tài chính mới
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 73 lOMoAR cPSD| 40419767
được xây dựng chuyên nghiệp, lựa chọn nhân tài tương lai để tạo tiền đề thúc đẩy ngân hàng.
-Đối với công nghệ, Ngân hàng nên thiết lập phần mềm theo dõi tài chính khách
hàng thường xuyên trên hệ thống để luôn cập nhật liên tục, giám sát được khả năng
thu hồi nợ của khách hàng, giúp giảm thời gian hơn khi phải làm thủ công.Thêm
vào đó là xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho các doanh nghiệp để
giúp phân tích rõ ràng hơn về vị thế của khách hàng so với các công ty khác trên thị trường.
Kiến nghị với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
Sự hợp tác từ phía khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng phân tích tài chính KHDN. Ngân hàng cần nâng cao nhận thức về vai trò của
các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động
của ngân hàng. Doanh nghiệp xin cấp tín dụng nên:
-Cung cấp cho ngân hàng các hồ sơ, số liệu hợp pháp, hợp lệ một cách nhanh chóng,
thuận tiện và đúng theo quy chuẩn của ngân hàng.
-Doanh nghiệp cần thực hiện các chế độ kế toán rõ ràng theo đúng quy chuẩn từ bộ
tài chính. Từ đó, lập bộ BCTC đúng chuẩn và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín.
-Cần sử dụng vốn theo đúng mục đích, triển khai dự án theo đúng tiến độ, kế hoạch
đã nêu như trong yêu cầu vay vốn
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương III, chuyên đề đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác phân
tích tài chính KHDN tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu-
Chi nhánh Hà Nội nhằm khắc phục những thiếu sót đã nêu ở chương II. Các giải
pháp đưa ra nhằm giúp chi nhánh có thể thực hiện hiệu quả hơn hoạt động phân tích
tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng bao gồm: Hoàn thiện
nội dung phân tích tài chính KHDN, hoàn thiện phương pháp phân tích và các chỉ
số phân tích, nâng cao chất lượng thông tin phân tích, đầu tư vào phát triển nhân sự,
ứng dụng công nghệ trong phân tích tài chính KHDN.
Đồng thời, bài chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ và các ban
ngành liên quan, với Ngân hàng Nhà nước, với chính Ngân hàng thương mại TNHH
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7 4 lOMoAR cPSD| 40419767
MTV Dầu Khí Toàn Cầu và với các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng
để đạt kết quả tốt nhất.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 75 lOMoAR cPSD| 40419767 KẾT LUẬN
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và là một trong những nguồn thu
chính của ngân hàng. Không chỉ là hiệu quả về mặt kinh doanh của ngân hàng mà
còn giúp điều hòa nguồn vốn và đóng góp vào việc thực thi chính sách tiền tệ của
Ngân Hàng Nhà Nước, bình ổn thị trường và thúc đẩy sự lành mạnh của nền kinh tế.
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp mới được thành
lập ở các lĩnh vực mỗi năm không ngừng tăng. Doanh nghiệp muốn ổn định phát
triển thì cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để phục vụ cho quá trình hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
sẵn có, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm đến nguồn vay khác. Nhận thấy nhu
cầu vay vốn tại các ngân hàng ngày càng tăng trong đó có GP bank. Chính vì vậy
nên hoạt động tín dụng trở thành hoạt động trọng điểm tại mỗi ngân hàng và nó
mang lại rất nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nền kinh tế thị
trường đầy biến động hiện tại. Ngày nay các ngân hàng đều đưa ra những mức lãi
suất hấp dẫn khác nhau để thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên khi có càng
nhiều khách hàng thì rủi ro tín dụng cho mỗi ngân hàng ngày càng tăng cao. Vì thế
từng công đoạn trong công tác tín dụng phải được được hiện một cách hiệu quả,
tính chính xác cao,việc phân tích tài chính KHDN cũng cần được trú trọng nhất là
phân tích BCTC của KHDN vì nó ảnh hưởng đến quyết định xét cấp tín dụng cho
doanh nghiệp và phòng rủi ro cho ngân hàng.
GP bank- chi nhánh Hà Nội đã trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển
ngân hàng đang trở thành một chi nhánh có quy mô lớn, có uy tín cùng với đội ngũ
chuyên viên được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp. Công tác phân tích tài chính
KHDN tại ngân hàng khá hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại một vài thiếu sót khiến cho
có những đánh giá sai về năng lực tài chính của khách hàng.
Hy vọng với những góp ý và ý kiến của tác giả đến chi nhánh thì chi nhánh có thể
có những biện pháp kết hợp với sự hỗ trợ của các cấp các ngành để nâng cao hiệu
quả công tác phân tích tài chính KHDN nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD 7 6 lOMoAR cPSD| 40419767
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Hà Nội,
Báo cáo tài chính 2021,2020.
2. Lê Thị Xuân, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp 1, Lần 1,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. Hoàng Thùy Linh (2021), Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Hà Nội.
4. Lương Diệp Linh (2020), “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu (ACB) – Chi Nhánh Hoàng Cầu’’, Chuyên đề, Học viện Ngân Hàng
5. Trang Web: https://www.gpbank.com.vn/
6. Tài liệu nội bộ: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X, Báo cáo tài chính năm 2021
7. Tài liệu nội bộ: Báo cáo thẩm định cho vay Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ quốc tế X năm 2021
8. Tờ trình cấp tín dụng với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X PHỤ LỤC
1. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu năm 2019
https://drive.google.com/file/d/1DgYQlB9UUbOxbc4NNdGWmZk3kMF 6gcqo/view?usp=sharing
2. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1G5i5jiPKID5TGDGie1FMOUdtRYjwKl QQ/view?usp=sharing
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD lOMoAR cPSD| 40419767
3. Bảng CĐKT và báo cáo KQKD ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu năm 2021
https://drive.google.com/file/d/1Lp4o3z-
EnLPgftEmL8CuUZ2QoiWdXA6h/view?usp=sharing
4. Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính KHDN trong hệ thống ngân hàng
thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
https://drive.google.com/file/d/1lQJXkssgqY42eqlnoVNoDfXb9a1wdYA /view?usp=sharing
5. Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1h6NA5BnsVOh2t_0I2YcTGAWT_RvifL l/view?usp=sharing
6. Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế X năm 2021
https://drive.google.com/file/d/1h9Z29XGx5KjXrjHIj3wRSr8MfRMk7T 9/view?usp=sharing
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD lOMoAR cPSD| 40419767
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY LINH- K21TCD