Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nội dung của môn học cung cấp hai khối kiến thức: thứ nhất là khối kiến thức cốt lõi, cơ bản nhất trong khối kiến thức lý luận chung về nhà nước và pháp luật; thứ hai là những kiến thức khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NỘI DUNG HƯỚNG DẪN:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra.
PHẦN 1: CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Nội dung của môn học cung cấp hai khối kiến thức: thứ nhất là khối kiến thức cốt lõi, cơ
bản nhất trong khối kiến thức lý luận chung về nhà nước và pháp luật; thứ hai là những
kiến thức khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật hiện nay.
Nội dung khối kiến thức thứ nhất gồm: 4 chương.
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về nhà nước
Chương 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam.
Chương 3: Các khái niệm cơ bản về pháp luật.
Chương 4: Hình thức pháp luật.
Nội dung khối kiến thức thứ hai, gồm 7 chương.
Chương 5 Khái quát về hệ thống pháp luật.
Chương 6: Luật Hành chính và Tố tụng hành chính.
Chương 7: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự.
CHương 8: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự.
Chương 9: Luật Lao động.
Chương 10: Luật Hôn nhân và Gia đình.
Chương 11: Luật Phòng, chống tham nhũng.
PHẦN 2: CÁCH THỨC ÔN TẬP
Người học nên xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong các nội dung trọng tâm của môn học,
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về nhà nước
Nội dung chương các khái niệm cơ bản về nhà nước cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước.
Vì vậy, người học cần:
- Xác định được nguyên nhân hình thành nhà nước, bản chất nhà nước theo quan
điểm của học thuyết Mác- Lênin;
- Nhận diện được những đặc điểm của nhà nước;
- Nhận biết được kiểu nhà nước và những dấu hiệu cơ bản của kiểu nhà nước;
- Trình bày được hình thức nhà nước;
- Phân biệt được các hình thức nhà nước khác nhau trong lịch sử cũng như hiện nay.
Chương 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam.
Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội c ủ h
nghĩa Việt Nam. Người học nên tập trung:
- Khái niệm, đặc điểm của bộ máy nhà nước nói chung;
- Phân tích được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN;
- Phân biệt được cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội khác;
- Nắm bắt được cơ chế tổ chức của từng hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCNVN;
Chương 3: Các khái niệm cơ bản về pháp luật.
Nội dung chương các khái niệm cơ bản về pháp luật cung cấp những kiến thức cơ bản về
pháp luật. Do đó học xong chương này, người học nên:
₋ Xác định được nguyên nhân hình thành pháp luật và bản chất pháp luật theo quan
điểm của học thuyết Mác-Lênin;
₋ Nhận biết và giải thích được các đặc tính của pháp luật;
₋ Trình bày được quy phạm pháp luật và các đặc trưng của quy phạm pháp luật;
₋ Trình bày được quan hệ pháp luật và khái quát hóa cấu trúc của quan hệ pháp luật;
₋ Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật cơ bản;
₋ Nhận biết được trách nhiệm pháp lý và các loại trách nhiệm pháp lý cơ bản;
₋ Xác định được mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Chương 4: Hình thức pháp luật.
Chương hình thức pháp luật trình bày các nội dung về hình thức pháp luật. Vì vậy sau khi
hoàn thành, người học cần:
₋ Biết và phân biệt được nội dung của các hình thức pháp luật;
₋ Nhận diện được hình thức PL của hai hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới;
₋ Xác định được hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật và các hình thức pháp luật Việt Nam;
Chương 5 Khái quát về hệ thống pháp luật
Chương hệ thống pháp luật giới thiệu khái quát về hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy,
người học tập trung để:
₋ Hiểu và nhận biết được cấu trúc hệ thống PLVN
₋ Nhận diện và phân biệt được một số nội dung cơ bản của các ngành luật Hành
chính, Hình sự, Dân sự, Lao động, Hôn nhân và Gia đình.
Chương 6: Luật Hành chính và Tố tụng hành chính.
Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sau khi
hoàn thành, người học chú ý để:
- Trình bày được ba nội dung cơ bản gồm khái niệm, đặc điểm; vi phạm và xử phạt
vi phạm hành chính; tố tụng hành chính.
- Vận dụng được các quy phạm pháp luật hành chính trong đời sống thực tiễn.
Chương 7: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự.
Luật Hình sự và Tố tụng hình sự là các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sau khi tìm hiểu xong, người học cần:
₋ Nhận biết khái niệm luật hình sự và tố tụng hình sự;
₋ Phân biệt được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của hai ngành luật;
₋ Trình bày được một một cách khái quát nhất một số chế định của hai ngành luật
như: chế định tội phạm, hình phạt, các chủ thể của tố tụng hình sự và quy trình để
giải quyết một vụ án hình sự.
Chương 8: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự.
Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự là các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam., người học có thể:
- Nhận biết được khái niệm Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự;
- Phân biệt được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
và Luật Tố tụng Dân sự;
- Trình bày khái quát một số chế định của hai ngành luật như: chế định về tài sản và
quyền sở hữu, chế định về thừa kế; các chủ thể của tố tụng dân sự và quy trình để
giải quyết một vụ án dân sự
Chương 9: Luật Lao động.
Luật Lao động là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sau khi kết thực
chương, người học nên:
- Trình bày được khái niệm luật lao động;
- Xác định được các căn cứ phân định luật lao động với các ngành luật khác trong
hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Trình bày được các nội dung cơ bản của luật lao động như: Thời giờ làm việc-thời
giờ nghỉ ngơi, hợp đồng lao động và kỷ luật lao động;
- Vận dụng được các quy phạm pháp luật lao động trong đời sống thực tiễn.
Chương 10: Luật Hôn nhân và Gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sau khi
học xong, người học có thể:
- Trình bày được khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình;
- Xác định được các căn cứ phân định Luật Hôn nhân và gia đình với các ngành luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Trình bày được các nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình như: kết hôn,
quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ với con cái và chấm dứt hôn nhân;
- Vận dụng được các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình trong đời sống thực tiễn.
Chương 11: Luật Phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng chống tham nhũng trình bày những nội dung cơ bản về phòng, chống tham
nhũng, sau khi học xong, người học cần:
₋ Nhận biết khái niệm, đặc điểm của hành vi tham nhũng;
₋ Nhận diện được các hành vi tham nhũng;
₋ Trình bày được nguyên nhân, tác hại của tham nhũng;
₋ Xác định được các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA Hình thức bài kiểm r
t a môn học pháp luật đại cương là hình thức kiểm tra trắc nghiệm
(chọ một trong bốn phương án). Và chọn đáp án đúng nhất.
Các bạn không được chọn 2 đáp án cho một câu hỏi, trường hợp này không được tính điểm. Sinh viên cần:
• Đọc kỹ câu hỏi, nhận biết đúng yêu cầu câu hỏi trước khi chọn trả lời.
• Chú ý số lượng câu hỏi trong bài thi và thời gian làm bài để phân bố thời gian làm bài hợp lý.
• Câu hỏi nào biết trước trả lời trước, không cần trả lời theo thứ tự câu hỏi.
• Không nên bỏ câu hỏi nào kể cả trong trường hợp không chắc đáp án là đúng (chưa biết chính xác).