-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kế hoạch marketing công ty Vinamilk | Bài tập nhóm – tiếp thị căn bản Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Kế hoạch marketing năm 2012 của Vinamilk nhằm tạo ra mức tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí là 6216 tỷ đồng. Tổng doanh thu 22.252 tỷ đồng nghĩa là tăng 16% so vói năm trước. Mức tăng này xem ra có thể đạt được nhờ việc định giá, quảng cáo, phân phối và xây dựng thêm các nhà máy sản xuất, xây dựng thêm các trang trại nuôi bò. Ngân sách marketing cần thiết là 450 tỷ đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: tiếp thị căn bản
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP NHÓM – TIẾP THỊ CĂN BẢN
Yêu cầu: Nhóm trình bày các nội dung cơ bản(tóm lược) của bản kế
hoạch marketing bên dưới
KẾ HOẠCH MARKETING CÔNG TY VINAMILK 1. Tóm lược nội dung
Kế hoạch marketing năm 2012 của Vinamilk nhằm tạo ra mức tăng đáng kể doanh
thu và lợi nhuận của công ty so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản
chi phí là 6216 tỷ đồng. Tổng doanh thu 22.252 tỷ đồng nghĩa là tăng 16% so vói năm
trước. Mức tăng này xem ra có thể đạt được nhờ việc định giá, quảng cáo, phân phối và
xây dựng thêm các nhà máy sản xuất, xây dựng thêm các trang trại nuôi bò. Ngân sách
marketing cần thiết là 450 tỷ đồng.
2. Tình hình marketing hiện tại
2.1. Tình hình thị trường
Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao. Thị trường sữa
trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng caotrong những năm
tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại vẫnđang ở
mức thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam chỉ
đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước châu Á khác. Kết
quả điều tra từ Báo cáo điều tra thị hiếu tiêu dùng sữa năm 2010 và triển
vọngcủa AGROINFO cho thấy, thị trường sữa có thể vẫn sẽ sôi động bởi sự gia
tăng nhu cầutiêu dùng ở thị trường thành thị và cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp sản xuất sẽ ngày càng khốc liệt.
Vinamilk là công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay, công suất của 9 nhà
máy của Vinamilk khoảng 570.406 tấn sữa/năm với 200 dòng sản phẩm đa dạng bao gồm
sữa dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng, café và một số loại nước giải khát. 3.2. Tình hình cạnh tranh:
Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa Việt Nam không cao do
phảiphụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu, chất lượng sữa,
đặc biệt là sữabột các loại có khả năng cạnh tranh rất kém so với sữa ngoại
nhập do hầu hết nguyênliệu, thiết bị, công nghệ phải nhập khẩu. Tuy nhiên, sản
phẩm sữa đặc có đường, sữanước và sữa chua được đánh giá là có khả năng
cạnh tranh do tỷ lệ sữa tươi trong nướcsản xuất ngày càng cao, các công ty
trong nước đã tạo được thương hiệu và uy tín với khách hàng.
Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà
Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả
nước, đang chiếm gần 63% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead
Johnson, Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22,15% thị phần, với các sản phẩm chủ
yếu là sữa bột. Còn lại 14,85% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có
quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì ... 1
Thị phần ngành sữa Việt Nam (Nguồn: Dairy Vietnam, BVSC)
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm
thay thế như bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC, DOMESCO, BIBICA,…
nhưng tiềm năng chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa.
Điều đó cho thấy thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và xuất hiện thêm nhiều
đối thủ cạnh tranh cả về vốn, kinh nghiệm và công nghệ.
3. Phân tích cơ hội và vấn đề 3.1.Môi trường vĩ mô
a. Chính trị, pháp luật, chính sách:
Nước ta hiện nay áp dụng chính sách mở cửa để phát triển nền kinh tế.
Nhà nước ta cũng đã thực hiện cải cách hệ thống pháp luật để đảm bảo an
ninh, trật tự bình ổn chính trị, xã hội.
Kể từ ngày 28/9/2009, thuế nhập khẩu một số mặt hàng sữa có sự điều chỉnh tăng
khá mạnh. Trong đó, một số loại sữa thuộc nhóm 04.02 (sữa đã hoặc chưa pha thêm
đường, chất tạo ngọt khác) có mức thuế lên tới 20%. Theo Thông tư 162 do Thứ
trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành,kể từ ngày 28/9, các loại
sữa và kem, cô đặc đã/chưa pha thêm đường hoặc chất ngọtkhác thuộc nhóm
04.20 sẽ chịu mức thuế 3%; còn các loại sữa cùng nhóm này nhưng đóng hộp
với tổng trọng lượng từ 20 kg trở lên được áp mức thuế 5%
Chính sách ưu đãi đối với người chăn nuôi bò sữa: Ưu tiên 3 năm đầu kể từ
khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nướchỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và
miễn thu thủy lợi phí trêndiện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa. b. Nền kinh tế
Lạm phát vẫn chưa được đẩy lùi (11.75% năm 2010) và có nguy cơ bùng
phát trở lại vào năm 2011(thách thức tiếp theo là áp lực lạm phát cao,dự kiến năm 2011 là 19%). c. Nhân khẩu học
Tổng dân số:85.789.573 người (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009). Tỷ lệ
tăng dân số:1,2% (2009). Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người
(chiếm 29,6% dân số cả nước). Cơ cấu độ tuổi
- Dưới 14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763)
-15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543)
- Trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) d. Công nghệ 2
Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các
công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Vinamilk đã đầu
tư phát triển nền công nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.
- Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng
sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước;
- Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng;
- Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng
cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
e. Văn hóa – xã hội
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam
chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống
tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Tâm lí tiêu dùng của ngườiViệt chủ yếu trọng
sự bền chắc, chất lượng bên trong. Qua việc điều tra thị hiếu tiêu dùng của hệ
thông các siêu thị và mạnglưới bán lẻ những năm gần đây, chúng ta có thể thấy
là người tiêu dùng đánh giá cao những tiêu chí như sau khi lựa chọn mua hàng
hóa: Một là kết cấu (cấu tạo)của hàng hóa hoặc vật dụng phải hợp lý và càng
gọn nhẹ càng tốt; Hai là kiểu dáng phảithanh nhã và tinh tế; ba là công năng
hoạt động phải tiện dụng và tính nặng sử dụng phải lâu bền.
3.2. Phân tích môi trường vi mô:
a. Cạnh tranh nội bộ ngành:
Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy
nhiên,các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh đa dạng để xác định
vị thếcủa mình trong ngành. Thị phần các hãng sữa có thay đổi nhưngkhông
đáng kể. Ví dụ như ở mảng sữa bột, thị phần Abbott trong giai đoạn 2004- 2008
dao động xung quanh mức 23%, Mead Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng ản
phẩm này, có sự vươn lên về thị phần của VINAMILK với thị hần tăng dần từ
11,2%năm 2004 lên 17% vào năm 2008.
b. Áp lực từ nhà cung cấp:
Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế.
Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ
giađình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở
lên(VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc
không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của
các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn
sinhsản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa
rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương
lượnggiá thu mua sữa trong nước.
Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài. Do
hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngànhsản
xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, 3
nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand,
Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là
Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số
lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty.
Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà
sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán
ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
c. Áp lực từ người mua:
Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về
chất lượng của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả
không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các
công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm,sức mạnh
thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả;
d. Áp lực từ sản phẩm thay thế:
Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là
sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản
phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ
cốc, ca cao…có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước.
e. Áp lực từ những đối thủ mới:
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối
ổnđịnh; để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua
các hàng rào gia nhập như: các đối thủ mới muốn gia nhập phải đầutư
mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại, phải đủ lớn
để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu/ phát triển. Bên cạnh đó, các kênh phân
phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã đượccác doanh nghiệp hiện có sử
dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục cáckênh phân phối này
bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến
chi phí tăng cao hơn.Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là
không đáng kể, mà cạnhtranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại. 4. Phân tích SWOT của VNM S (điểm mạnh) W (Điểm yếu)
-S1: Vinamilk là công ty sữa hàng đầu - W1: Hiện nay mặc dù VNM đang có
Việt Nam được hỗ trợ bởi truyền kế
thống hoạt động uy tín, cũng như hoạch xây dựng trang trại bò sữa
thương hiệu được xây dựng tốt. trong nước song nguyên liệu phần
- S2: Sản phẩm đa dạng thích hợp cho lớn vẫn phải nhập
các độ tuổi và đáp ứng các nhu cầu khẩu do đó sẽ chịu tác động bởi các khác nhau. yếu tố
- S3: VNM có mạng lưới phân phối và như: giá thế giới, tỷ giá…
bán hàng trải rộng trên cả nước. Các - W2: Giá thành các sản phẩm từ sữa 4 hiện
nay nếu như so sánh với các nước phát triển
đại lý của VNM được trang bị hệ trên thế giới vẫn đang ở mức khá
thống tủ đông để bảo quản sản phẩm cao. Điều
sữa đến tay người tiêu dùng. này khiến cho một phần đối tượng
- S4: Nhờ có ban lãnh đạo và điều người
hành tốt. Điều này thể hiện ở khả tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận
năng kiểm soát chi phí đầu vào ổn với các
định, lợi nhuận của công ty tăng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
trưởng ổn định qua các năm.
- W3: Thị phần lớn, thương hiệu
- S5: Có số vốn lớn và hệ thống PR rất mạnh tốt
nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản
phẩm của công ty chưa có tính cạnh tranh
cao so với các sản phẩm khác O (Cơ hội) T (Thách thức)
- T1: Sữa (đặc biệt là sữa bột nhập khẩu
- O1: Thị trường sữa Việt Nam ngày dành cho trẻ em) hiện nay vẫn nhận
càng phát triển do thu nhập người được sự dân
quan tâm của người tiêu dùng trong
ngày càng được cải thiện, nhu cầu nước. tiêu
Sữa nước, sữa chua và sữa đặc là
dùng các sản phẩm tăng cường sức những sản khỏe
phẩm mà VNM đã chiếm được thị
như sữa ngày một tăng thêm. phần lớn.
- O2:Với lợi thế là một doanh nghiệp Tuy nhiên sự cạnh tranh ở phân khúc
nội địa lớn trong ngành, VNM sẽ dễ sữa
dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu bột ngày càng khó khăn hơn do tâm
dùng nếu như so sánh với các hãng lý sính sữa
sữa ngoại của người tiêu dùng. ngoại khác.
- T2: Thị trường xuất khẩu chỉ đóng góp
tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của
- O3: Hệ thống phân phối tốt cũng là VNM hiện nay chủ yếu tiêu thụ các
một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào thị sản
trường các dòng sản phẩm mới (nếu phẩm sữa đặc và sữa bột. Tuy nhiên các những
sản phẩm này được người tiêu dùng thị trường xuất khẩu này cũng đang chấp nhận) tiềm ẩn
- O4: Dân số Việt Nam là dân số trẻ, những rủi ro chính trị như Thái Lan,
nên đây là thị trường đầy tiềm năng Irac …
trong việc tiêu thụ lượng sữa lớn. - T3: Sữa ngoại đang thao túng lũng
- O5: Nhà nước đang khuyến khích đoạn thị trường sữa tại Việt Nam,
nông dân chăn nuôi bò sữa. Đây là gây khó 5
khăn trong sự cạnh tranh của công ty.
- T4: Sữa nhiễm Melamin tại Trung
Quốc ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu
nguồn nguyên liệu đầu vào thuận lợi dùng cho
sữa trong nước, làm quá trình tiêu Công ty thụ sữa bị
- O6: Dòng sữa bột, sữa đặc chưa có chậm lại sản phẩm thay thế
- T5: Dòng sữa tươi và sữa nước có sản
phẩm thay thế như nước uống có ga, nước tăng lực … 5. Mục tiêu
Đối với thị trường nội địa: Nhóm hàng sữa nước, sữa chua ăn, sữa bột tiếp tục phát
triển mạnh, nhóm hàng sữa đặc tăng trưởng nhẹ. Thị trường xuất
khẩu: giữ vững thị trường hiện tại, tìm kiếm thêm thị trường tiềm năng.
Dự kiến của VNM đến năm 2012 là đạt doanh số 22.252 tỷ đồng.
Nếu VNM đạt được doanh thu 1 tỷ USD, hi vọng VNM sẽ lọt vào Top 50
các công ty sản xuất sữa lớn nhất thế giới Chỉ tiêu Tổng doanh thu(tỷ % tăng đồng) trưởng Năm 2011 17.895 24% Năm 2012 22.252 16% 6. Chiến lược marketing
6.1. Chiến lược sản phẩm
Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng
tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản
phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung
của toàn Công ty. Bốn dòng sản phẩm chủ yếu của công ty là: sữa đặc, sữa
nước, sữa bột và sữa chua.
Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên
cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển các dòng
sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. VNM cũng liên tục giới thiệu ra thị
trường các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng:
Sữa chua giàu vitamin A & E rất đẹp cho da, sữa bột dành cho người tiểu đường, sữa
giảm cân Dielac cùng với các sản phẩm nước cam sữa …
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường nước giải khát có lợi cho sức 6
khỏe mà thương hiệu chủ lực là V-Fresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh
đối với các mặt hàng nước khải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe
con người. Ngoài ra công ty còn phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung
sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy. 6. 2. Chiến lược giá:
Dưới đây là những chiến lược giá áp dụng cho năm tới và cũng là chiến
lược giá mà trong năm vừa qua công ty đã áp dụng thành công:
Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn: thường xuyên nâng cấp
sản phẩm sữa của mình có giá trị có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với sản phẩm
hiện tại, từ đó đưa ra mức giá cao hơn cho các sản phẩm cao cấp.
Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn: định vị giá trị cao
hơn nhưng giữ nguyên giá, nhất là ở dòng sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa chua,
sản phẩm đa dạng, nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn giữ mức giá cũ.
6.3. Chiến lược xúc tiến marketing:
Quảng cáo sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng:
tivi, tạp chí, internet, poster…. Thường xuyên thay đổi các nội dung , hình thức
quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Sử dụng hình
ảnh Sản phẩm sữa có được từ kết quả lao động của người nông dân Việt Nam,
chăm chỉ, hiền hoà và những chú bò tươivui, khoẻ mạnh. Hiện thân của sự sảng
khoái mạnh mẽ về thể chất, từ đó mang lại vui vẻ,hạnh phúc về mặt tinh thần
và đó chính là một cuộc sống tươi đẹp đích thực. Chiến dịch tiếp thị truyền
thông đa phương diện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích “tươi, thuần
khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên”
Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể
tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em, tặng quà cho khách hàng thân
thiết vào các dịp sinh nhật, lễ tết … , bốc thăm trúng thưởng.
Thực hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng: siêu thị, trường học….
Bên cạnh kinh doanh công ty còn quan tâm tới các hoạt động xã hội, từ thiện
như: quỹ khuyến học, tài trợ và phát động chương trình từ thiện cho các em
nhỏ, các gia đình chính sách neo đơn …
6. 4. Chiến lược phân phối:
Vinamilk có những chính sách ưu đãi đối với đại lý để họ trở thành nhưng người
bạn thân thiết, chung thủy với sản phẩm của mình. Trường hợp vi phạm hợp
đồng, công ty kiên quyết cắt bỏ. Hệ thống đại lý của công ty phân thành 2 loại.
Với nhóm sản phẩm về sữa ( sữa đặc sữa bột…): để được làm đại lý, điều kiện
thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ một sản phẩm sữa nào khác. Với
nhóm sản phẩm kem, sữa tươi, sữa chua…Vì đây là các mặt hàng bán trực tiếp
đến tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không lớn, không phải là mặt hàng
chiến lược của công ty nên công ty chủ trương mở rông rãi và không hạn chế
các điều kiện của đại lý.
Công ty có 220 nhà phân phối độc lập và hơn 14000 điểm bán lẻ, thực
hiện phân phối tới hơn 80% sản lượng của công ty. Để hỗ trợ mạng lưới phân 7
phối của mình, Vinamilk sẽ mở 14 phòng trưng bày tại các thành phố lớn như
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
7. Chương trình hành động
1. Khuyến mãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt: Chiến thuật Thực hiện Tài chính Thời gian Đánh giá A. Tặng quà Tặng quà cho khách TP Số khách
hàng than thiết ngày sinh marketing 10 tỷ 1/2012- 1/2013 hàng nhật, dịp lễ, tết. B. Bốc thăm trúng 6/2012- thưởng: TP 10 tỷ 1/2013
“bốc thăm trúng xe hơi” marketing 10 tỷ 1/2013- Doanh thu
“bốc thăm trúng vàng” 6/2013
2. Xây dựng thêm trung tâm chăm sóc khách hàng: Chiến thuật Thực hiện Tài chính Thời gian Đánh giá A. Xây dựng trung tâm Số hợp đồng chăm sóc khách hàng ở 3 xây miền. 15 tỷ dựng trung
- 2 trung tâm ở miền Bắc. TP thiết bị 15 tỷ 1/2012- tâm
- 2 trung tâm ở miền Nam và đầu tư 20 tỷ 1/2016 chăm sóc - 2 trung tâm ở khách miềnTrung. hàng được kí kết B. Đào tạo thêm 300 Số nhân viên
nhân viên cho các trung phòng nhân sự 10 tỷ 1/2012- 1/2016 tâm khách hàng. được đào tạo
3. Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào: Chiến thuật Thực hiện Tài chính Thời gian Đánh giá A.Xây dựng thêm trang trại nuôi bò sữa Trưởng 20 tỷ Số hợp đồng
2 trang trại ở Nghệ An phòng 20 tỷ 6/2012- xây
2 trang trại ở Bình Định thiết bị 20 tỷ 6/2016 dựng trang
2 trang trại ở Đắc Lắc. đầu tư trại B. Liên kết với nhà cung Số hợp đồng
cấp bột sữa Newzeland, Trưởng 100 tỷ 7/2012- xây
xây dựng nhà máy ở Việt phòng 100 tỷ 7/2016 dựng nhà Nam thu mua máy
4. Cải tiến dây chuyền sản xuất: Chiến thuật
Thực hiện Tài chính Thời gian Đánh giá
Áp dụng khoa học kĩ thuật
vào dây chuyền sản xuất Trưởng 30 tỷ 1/2012-
Công nghệ chiếc lon, sấy phòng kỹ 30 tỷ 1/2016 phun, đóng gói thuật 30 tỷ 5. Giảm chi phí nhân sự Chiến thuật
Thực hiện Tài chính Thời gian Đánh giá Tìm nguồn nhân công rẻ Trưởng 1 tỷ 2012-2016 Bảng lương
Thay đổi hệ thống lương phòng - 5/2012- Bảng lương 8
thưởng và chế độ đãi ngộ lao động 5/2013
Tiết kiệm chi phí cơ cấu tổ nhân Bảng ngân chức sự - 5/2012- 5/2015 sách cơ cấu tổ chức 8. Dự trù chi phí Quảng cáo, PR 50 tỷ đồng 33,3%
Khuyến mãi dành cho người tiêu dùng 40 tỷ đồng 26,7% Nghiên cứu thị trường 60 tỷ đồng 40% Tổng cộng 150 tỷ đồng 100% 9. Kết luận:
Với kế hoạch marketing đề ra cho năm 2012 sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp theo dự kiến.Với các chiến lược đề ra và các chương trình hành động hy vọng sẽ
diến ra một cách thuận lợi. 9