Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió lớp 5 - Tiếng việt 5

. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên tiếp như thế nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Tập làm văn 5 699 tài liệu

Môn:

Tiếng Việt 5 1.2 K tài liệu

Thông tin:
2 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió lớp 5 - Tiếng việt 5

. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên tiếp như thế nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

70 35 lượt tải Tải xuống
Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió lớp 5
Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió - Mẫu 1
Bài văn dưới đây sử dụng cùng lúc 2 cách sáng tạo sau:
Sáng tạo thêm chi tiết
Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em
Trong kho tàng sách truyện hiện đại, những câu chuyện được viết dành cho trẻ em ngày
càng đa dạng hấp dẫn hơn. Nổi bật trong số đó là câu chuyện “Thanh âm của gió” của
nhà văn Văn Thành Lê.
Câu chuyện kể về một nhóm bạn nhỏ ở một ngôi làng hẻo lánh. Nơi đây người dân sống
hòa mình vào thiên nhiên với cuộc sống đơn sơ và bình dị. Nhóm các bạn nhỏ gm Điệp,
Văn, Bống anh trai của Bống mỗi ngày đều sẽ đi chăn trâu bên suối. Con suối đó
chảy từ trên ngọn núi xuống. Càng xuống thấp, lòng suối càng rộng, nước trong veo, mát
lạnh. Nhờ dòng suối đó, mà hai bên bờ cỏ mọc tươi tốt, trở thành địa điểm lý tưởng
để chăn trâu. Không chỉ vậy, ở phía chân núi, phía bên trái của dòng suối còn có cả một
cánh đồng cỏ xanh mướt, rộng lớn. Đó địa điểm vui chơi quen thuộc của nhóm bạn
nhỏ vào mỗi buổi chiều, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cho bầy trâu ăn no cỏ.
Sau khi xác định đã buộc chặt dây thừng dắt trâu vào cọc gỗ cắm giữa khe đá, cho bầy
trâu thảnh thơi ngâm mình dưới suối. Các bạn nhỏ bắt đầu ùa ra bãi cỏ để chơi đuổi bắt.
Điệp hái được một bông lau rất to và đẹp, nghịch ngợm phe phẩy vào tai Bống khiến cô
rất nhột, cứ tìm cách né tránh mãi. Trong lúc vô tình, lòng bàn tay của Bống cứ úp mở
liên hồi vào tai, khiến như nghe được âm thanh o đó. Thế Bống đứng lại,
nghiêm túc lặp lại hành động vừa rồi của mình và xác nhận rằng, mình thật sự đã nghe
được tiếng của gió trò chuyện bên tai. Ngay lập tức, Bống hí hửng chia sẻ điều này cho
mọi người cùng chơi. Sự chú ý của nhóm bạn lập tức dồn về việc lắng nghe âm thanh
của gió. Sau khi thử, Điệp và Văn đều vô cùng thích thú. Hào hứng kể về tiếng “u... u...
u...” rồi “vui, vui, vui, vui...” và “cười, cười, cười, cười...”. trẻ cứ thế cười đùa với gió
vui v suốt cả chiều, cho đến khi Văn bảo rằng gió nói “đói, đói, đói... rồi” thì mới nhận ra
mặt trời đã khuất chân núi. Dưới suối, mấy chú trâu cũng đã chơi chán chê, chủ động
đứng dậy, đi lên bờ chờ được dẫn về nhà. Thế là cả nhóm bạn vội vàng tạm biệt nhau,
rồi dắt trâu đi về nhà.
Tối đó, trong bữa cơm, Bống đã kể cho bố mẹ nghe về trò chơi nghe tiếng gió mà mình
vừa phát hiện lúc chiều. Bố mẹ bật cười hiền từ, nói rằng thuở nhỏ khi đi chăn trâu,
bố mẹ cũng từng chơi. Nói rồi, bố đặt bát m xuống, lấy hai tay làm mẫu cho Bống và
anh trai xem. Cứ thế, bữa cơm gia đình trôi qua thật ấm áp và vui vẻ.
Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió - Mẫu 2
Bài văn dưới đây sử dụng cùng lúc 3 cách sáng tạo sau:
Sáng tạo thêm chi tiết
Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em
Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện
Xin chào các bạn, mình Bống - bạn nhỏ trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác
giả Văn Thành Lê đây.
Hằng ngày, công việc chính của mình là cùng anh trai đi chăn trâu. Tuy còn nhỏ, nhưng
mình luôn chăm chỉ thực hiện nhim vụ bố mẹ giao, chưa từng lười biếng. Ngoài mình
anh trai, đội chăn trâu của xóm còn cả c bạn của những gia đình khác nữa. Trong
đó, anh em mình thân nhất với Văn, Thành Điệp. Ngày nào chúng mình cũng hẹn
cùng đi chăn trâu vi nhau. Theo lời của bố mẹ dặn dò, rằng cỏ ở gần nguồn ớc lúc
nào cũng tươi tốt và nhiều hơn chỗ khác. Nên chúng mình ngày nào cũng đi qua suối để
trâu ăn cỏ men lên đồi, lên núi. Một bên con suối ấy cả một đồng cỏ rộng lớn mênh
mông, lúc nào cũng gió thổi lồng lộng. Đứng trên cánh đồng, thỉnh thoảng lại gió
vút qua tai, qua tóc của mình như đùa nghịch.
Mỗi buổi chiều, khi đàn trâu đã ăn no cỏ đằm mình dưới suối, thì mình c bạn
cũng được tự do chơi đùa với nhau. Trước đây, chúng mình thích nhất là trò nhặt những
viên đá ở dưới suối và so với nhau xem viên đá của ai tròn hơn, to hơn. Tuy nhiên, hôm
nay thì lại khác, bởi mình đã tìm được một trò chơi mới thú vị hơn. Đó là do mình đã tình
cờ phát hiện ra, khi bịt tai lại bằng lòng bàn tay, sau đó mở ra rồi lại đóng vào liên tiếp,
gió sẽ tạo ra các âm thanh rất lạ thú vị trong tai. Mình đã chia sẻ với anh trai các
bạn về phát hiện thú vị đó của mình. Khi nghe mình kể, mọi người ai cũng háo hứng lắm,
liền thử áp dụng ngay. Mỗi người sẽ nghe được một âm thanh khác nhau của gió, mỗi
lần lại thay đổi một chút. Cảm giác như, gió thật sự đang trò chuyện vui chơi cùng
chúng mình. Trò chơi mới này hấp dẫn đến mức, trời dần tối từ lúc nào mà chúng mình
chẳng ai hay. Mãi khi Văn la lên rằng gió nói “đói… đói… đói…” thì chúng mình mới giật
mình nhận ra. Thế là, cả nhóm vội vã tạm biệt nhau và dẫn trâu về nhà.
Tối đó, bên mâm cơm ấm áp cùng bố mẹ, mình và anh trai thích thú kể về trò chơi chiều
nay vừa phát hiện. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách
chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên
tiếp như thế nào. Một lát sau, bố khẽ gật gù bảo rằng bố đã nhớ cách chơi rồi, chờ sáng
mai khi lên núi làm ruộng, bố sẽ chơi thử ngay. Tối hôm đó, trong giấc mơ, mình thấy
bản thân được gió nâng lên cao, cùng gió trò chuyện với mây những chú chim trên
tán cây rừng.
| 1/2

Preview text:

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió lớp 5
Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió - Mẫu 1
Bài văn dưới đây sử dụng cùng lúc 2 cách sáng tạo sau:
Sáng tạo thêm chi tiết
Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em
Trong kho tàng sách truyện hiện đại, những câu chuyện được viết dành cho trẻ em ngày
càng đa dạng và hấp dẫn hơn. Nổi bật trong số đó là câu chuyện “Thanh âm của gió” của nhà văn Văn Thành Lê.
Câu chuyện kể về một nhóm bạn nhỏ ở một ngôi làng hẻo lánh. Nơi đây người dân sống
hòa mình vào thiên nhiên với cuộc sống đơn sơ và bình dị. Nhóm các bạn nhỏ gồm Điệp,
Văn, Bống và anh trai của Bống mỗi ngày đều sẽ đi chăn trâu ở bên suối. Con suối đó
chảy từ trên ngọn núi xuống. Càng xuống thấp, lòng suối càng rộng, nước trong veo, mát
lạnh. Nhờ có dòng suối đó, mà hai bên bờ cỏ mọc tươi tốt, trở thành địa điểm lý tưởng
để chăn trâu. Không chỉ vậy, ở phía chân núi, phía bên trái của dòng suối còn có cả một
cánh đồng cỏ xanh mướt, rộng lớn. Đó là địa điểm vui chơi quen thuộc của nhóm bạn
nhỏ vào mỗi buổi chiều, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cho bầy trâu ăn no cỏ.
Sau khi xác định đã buộc chặt dây thừng dắt trâu vào cọc gỗ cắm giữa khe đá, cho bầy
trâu thảnh thơi ngâm mình dưới suối. Các bạn nhỏ bắt đầu ùa ra bãi cỏ để chơi đuổi bắt.
Điệp hái được một bông lau rất to và đẹp, nghịch ngợm phe phẩy vào tai Bống khiến cô
bé rất nhột, cứ tìm cách né tránh mãi. Trong lúc vô tình, lòng bàn tay của Bống cứ úp mở
liên hồi vào tai, khiến cô bé như nghe được âm thanh nào đó. Thế là Bống đứng lại,
nghiêm túc lặp lại hành động vừa rồi của mình và xác nhận rằng, mình thật sự đã nghe
được tiếng của gió trò chuyện bên tai. Ngay lập tức, Bống hí hửng chia sẻ điều này cho
mọi người cùng chơi. Sự chú ý của nhóm bạn lập tức dồn về việc lắng nghe âm thanh
của gió. Sau khi thử, Điệp và Văn đều vô cùng thích thú. Hào hứng kể về tiếng “u... u...
u...” rồi “vui, vui, vui, vui...” và “cười, cười, cười, cười...”. Lũ trẻ cứ thế cười đùa với gió
vui vẻ suốt cả chiều, cho đến khi Văn bảo rằng gió nói “đói, đói, đói... rồi” thì mới nhận ra
mặt trời đã khuất chân núi. Dưới suối, mấy chú trâu cũng đã chơi chán chê, chủ động
đứng dậy, đi lên bờ chờ được dẫn về nhà. Thế là cả nhóm bạn vội vàng tạm biệt nhau,
rồi dắt trâu đi về nhà.
Tối đó, trong bữa cơm, Bống đã kể cho bố mẹ nghe về trò chơi nghe tiếng gió mà mình
vừa phát hiện lúc chiều. Bố và mẹ bật cười hiền từ, nói rằng thuở nhỏ khi đi chăn trâu,
bố mẹ cũng từng chơi. Nói rồi, bố đặt bát cơm xuống, lấy hai tay làm mẫu cho Bống và
anh trai xem. Cứ thế, bữa cơm gia đình trôi qua thật ấm áp và vui vẻ.
Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió - Mẫu 2
Bài văn dưới đây sử dụng cùng lúc 3 cách sáng tạo sau:
Sáng tạo thêm chi tiết
Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em
Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện
Xin chào các bạn, mình là Bống - bạn nhỏ trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác giả Văn Thành Lê đây.
Hằng ngày, công việc chính của mình là cùng anh trai đi chăn trâu. Tuy còn nhỏ, nhưng
mình luôn chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao, chưa từng lười biếng. Ngoài mình
và anh trai, đội chăn trâu của xóm còn có cả các bạn của những gia đình khác nữa. Trong
đó, anh em mình thân nhất với Văn, Thành và Điệp. Ngày nào chúng mình cũng hẹn
cùng đi chăn trâu với nhau. Theo lời của bố mẹ dặn dò, rằng cỏ ở gần nguồn nước lúc
nào cũng tươi tốt và nhiều hơn chỗ khác. Nên chúng mình ngày nào cũng đi qua suối để
trâu ăn cỏ men lên đồi, lên núi. Một bên con suối ấy là cả một đồng cỏ rộng lớn mênh
mông, lúc nào cũng có gió thổi lồng lộng. Đứng trên cánh đồng, thỉnh thoảng lại có gió
vút qua tai, qua tóc của mình như đùa nghịch.
Mỗi buổi chiều, khi đàn trâu đã ăn no cỏ và đằm mình dưới suối, thì mình và các bạn
cũng được tự do chơi đùa với nhau. Trước đây, chúng mình thích nhất là trò nhặt những
viên đá ở dưới suối và so với nhau xem viên đá của ai tròn hơn, to hơn. Tuy nhiên, hôm
nay thì lại khác, bởi mình đã tìm được một trò chơi mới thú vị hơn. Đó là do mình đã tình
cờ phát hiện ra, khi bịt tai lại bằng lòng bàn tay, sau đó mở ra rồi lại đóng vào liên tiếp,
gió sẽ tạo ra các âm thanh rất lạ và thú vị trong tai. Mình đã chia sẻ với anh trai và các
bạn về phát hiện thú vị đó của mình. Khi nghe mình kể, mọi người ai cũng háo hứng lắm,
liền thử áp dụng ngay. Mỗi người sẽ nghe được một âm thanh khác nhau của gió, mỗi
lần lại thay đổi một chút. Cảm giác như, gió thật sự đang trò chuyện và vui chơi cùng
chúng mình. Trò chơi mới này hấp dẫn đến mức, trời dần tối từ lúc nào mà chúng mình
chẳng ai hay. Mãi khi Văn la lên rằng gió nói “đói… đói… đói…” thì chúng mình mới giật
mình nhận ra. Thế là, cả nhóm vội vã tạm biệt nhau và dẫn trâu về nhà.
Tối đó, bên mâm cơm ấm áp cùng bố mẹ, mình và anh trai thích thú kể về trò chơi chiều
nay vừa phát hiện. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách
chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên
tiếp như thế nào. Một lát sau, bố khẽ gật gù bảo rằng bố đã nhớ cách chơi rồi, chờ sáng
mai khi lên núi làm ruộng, bố sẽ chơi thử ngay. Tối hôm đó, trong giấc mơ, mình thấy
bản thân được gió nâng lên cao, cùng gió trò chuyện với mây và những chú chim trên tán cây rừng.