-
Thông tin
-
Quiz
Kết hôn và ly hôn môn Pháp luật đại cương | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Định nghĩa : Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân làquan hệ giữa vợ với chồng sau khi đã thực hiện các quy định của phápluật về kết hôn,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (HVNN) 58 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Kết hôn và ly hôn môn Pháp luật đại cương | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Định nghĩa : Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân làquan hệ giữa vợ với chồng sau khi đã thực hiện các quy định của phápluật về kết hôn,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (HVNN) 58 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938 A. Kết hôn
- Định nghĩa : Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là
quan hệ giữa vợ với chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp
luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. I. Điều kiện kết hôn:
Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định
nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1 . Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên :
- Nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám
mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn
2 . Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định :
Ví dụ: Bố mẹ không có quyền ngăn cấm con cái kết hôn.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Ví dụ: Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi.
* Không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được
cưỡng ép hoặc cản trở :
a) Một bên ép buộc nên bên bị ép buộc đồng ý kết hôn. -> Ví dụ: Đe
dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...
b) Một bên lừa dối nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn. -> Ví dụ:
Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ
bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình
giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu; che giấu hoặc sửa
chữa lý lịch chính trị hoặc lý lịch tư pháp đặc biệt xấu của mình...
c) Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép,
buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
- > Ví dụ: Bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền
nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do
bố mẹ của hai bên có hứa với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau.. lOMoAR cPSD| 48302938
3 . Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:
- Người đang có vợ hoặc có chồng : một người đang có quan
hệ vợ , chồng với người khác thì không được kết hôn .Quy định
này nhằm đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng vốn là
một nguyên tắc quan trọng của Luật Hôn nhân và Gia đình
-> VD :Chị H và anh D là bạn học đại học với nhau , sau 15 năm ra
trường họ đã gặp nhau tại buổi họp lớp, từ đó hai bên nảy sinh tình
cảm.Chị H chưa kết hôn, còn anh D đã kết hôn và có 01 con. Từ ngày
gặp lại chị H thì anh D bỏ bê gia đình, không biết bằng cách nào anh
D xin được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là chưa kết hôn lần
nào để đi đăng ký kết hôn với chị tại UBND xã nơi thường trú của chị
H. Anh D đã thuê 01 căn nhà để cùng chị H sinh sống.
- Những người cùng dòng máu trực hệ hoặc có họ trong
phạm vi ba đời ; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi ; giữa người đã
từng là cha mẹ nuôi với con nuôi , bố chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể , bố dượng với con riêng của vợ , mẹ kế với con riêng của chồng.
-> VD : Ông bà nội của D sinh được 6 người con, bố D là con thứ hai,
cô O là con út. Ông bà của D đã cho cô O làm con nuôi. Bố mẹ nuôi
cô O đã đưa cô vào vùng kinh tế mới để làm ăn, vì thế cô O ít được
gặp gỡ anh chị em ruột của mình. D đang học năm thứ tư của Đại
học, D yêu M là sinh viên năm thứ nhất cùng trường. Khi D dẫn M về
nhà chơi thì mọi người hỏi thăm mới biết M chính là con đẻ của cô
O. Gia đình đã phân tích mối quan hệ huyết thống giữa D và M và
yêu cầu phải chấm dứt quan hệ yêu đương.Tuy nhiên D thấy mình đã
yêu M quá sâu nặng, không thể bỏ M nên D đã bàn với M là cứ ra Ủy
ban nhân dân đăng ký kết hôn rồi hai bên sẽ ở cùng nhau trên thành
phố, xa cả hai quê, gia đình sẽ không biết.
- Kết hôn giả tạo thể hiện qua việc lợi dụng kết hôn để xuất
cảnh, nhập khẩu, cư trú ,nhập quốc tịch Việt Nam ,quốc tịch
nước ngoài ;hưởng chế độ ưa đãi của nhà nước hoặc để đặt lOMoAR cPSD| 48302938
được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
-> VD : Anh A và chị B học tiểu học cùng nhau , sau đó anh A theo
bố mẹ sang định cư tại Đan Mạch. Khi về thăm quê anh A có gặp lại
chị B, từ đó cả hai nối lại tình bạn. sau 1 thời gian trao đổi , trò
chuyện với nhau qua mạng xã hội, chị B tỏ muốn qua định cư tại Đan
Mạch và nhờ anh A giúp đỡ bằng cách đồng ý kết hôn với chị. Hai
bên sẽ ly hôn sau khi chị B được nhập quốc tịch và đã sang cư trú tại Đan Mạch.
- Về việc kết hôn đồng giới: đây là một trong những vấn đề
gây tranh cãi . Thời gian gần đây trong thực tiễn xã hội Việt
Nam, đồng giới không còn là hiện tượng mới lạ ,đã xuất hiện
trường hợp các cặp nam, nữ đồng giới công khai chung sống
như vợ chồng .Đây là hiện tượng trái với thuần phong mỹ tục
của của dân tộc, hơn nữa xét về mặt khoa học nó không đảm
bảo chức năng duy trì nòi giống của gì đình . Do vây, Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
-> VD:Muốn trở thành vợ chồng, anh C và anh K đã tổ chức đám
cưới với nhau bỏ mặc lời khuyên can của gia đình, họ hàng. Sau đó
cả hai có nguyện vọng đi đăng ký kết hôn nhưng bị Uỷ ban nhân dân
từ chối việc đăng kia kết hôn này.
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
II . Thực trạng hôn nhân đồng giới , tảo hôn ở Việt Nam hiện nay
- Về việc kết hôn đồng giới: đây là một trong những vấn đề gây tranh
cãi . Thời gian gần đây trong thực tiễn xã hội Việt Nam, đồng giới không
còn là hiện tượng mới lạ ,đã xuất hiện trường hợp các cặp nam, nữ
đồng giới công khai chung sống như vợ chồng .Đây là hiện tượng trái
với thuần phong mỹ tục của của dân tộc, hơn nữa xét về mặt khoa học
nó không đảm bảo chức năng duy trì nòi giống của gì đình . Do vây,
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. lOMoAR cPSD| 48302938
-> VD:Muốn trở thành vợ chồng, anh C và anh K đã tổ chức đám
cưới với nhau bỏ mặc lời khuyên can của gia đình, họ hàng. Sau đó
cả hai có nguyện vọng đi đăng ký kết hôn nhưng bị Uỷ ban nhân dân
từ chối việc đăng kia kết hôn này.
- Cho đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
vẫn còn xảy ra tại vùng dân tộc thiểu số. Đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống không chỉ đi ngược với thuần phong mỹ tục
của Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật, mà nguy hiểm
hơn còn để lại cho gia đình, xã hội và thế hệ tương lai những
hệ lụy khôn lường, là một trong những lực cản đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững
của vùng dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.
- Theo kết quả khảo sát năm 2019, tình trạng tảo hôn ở người
dân tộc thiểu số là 21,9%. Tất cả 53 dân tộc thiểu số đều có
tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỉ lệ tảo hôn cao nhất
gồm: dân tộc Mông (51,5%), Cờ Lao (47,8%), Mảng (47,2%),
Xinh Mun (44,8%), Mạ (39,2 % ).
III. Đăng kí kết hôn
-Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công
nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.
1,Thẩm quyền đăng kí kết hôn
1.1.Thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước do UBND xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn .
1.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài -
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài
thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước
ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn lOMoAR cPSD| 48302938 -
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
tiến hành tại Việt Nam thì do Sở Tư pháp thụ lý hồ sơ trình UBND tỉnh
cấp giấy chứng nhận kết hôn. 2 .Đối với công dân thuộc dân tộc thiểu
số đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa,có quyết định riêng. Uỷ
ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn, thực
hiện việc đăng ký kết hôn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên kết
hôn, việc đăng ký kết hôn cho người dân được thực hiện tại trụ sở Uỷ
ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi cư
trú của một trong hai bên kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn, các bên nam, nữ cần làm Tờ khai đăng ký kết
hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay
thế. Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã
kiểm tra, nếu các bên đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại
Nghị định này, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn. Sau khi hai bên nam,
nữ ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn. Bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn được trao cho vợ, chồng tại trụ sở Uỷ ban nhân
dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú.
Việc đăng ký kết hôn cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa được miễn lệ phí.
3. Các quy định liên quan đến đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số
35/2000/QH10 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn
Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký
kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn
đối với những trường hợp này không bị hạn chế về mặt thời gian.
Ngày công nhận quan hệ hôn nhân trong trường hợp này được
tính từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng.
IV. Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ
quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hôn
nhân. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp để xác nhận về tình trạng hôn nhân của một cá nhân. lOMoAR cPSD| 48302938
Việc đăng ký kết hôn là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của
mỗi người, trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản sẽ được pháp
luật bảo vệ theo quy định.
V. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài được áp
dụng đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật, thể hiện thải độ của
Nhà nước về việc không thừa nhận giá trị pháp lý của quan hệ hôn nhân.
1 . Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; - Cơ quan quản lý nhà
nước về trẻ em; - Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, diện những người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật rất rộng. Người có quyền yêu cầu không chỉ là cá nhân
mà còn là các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu với tư cách
là người phản biện xã hội, phát hiện và yêu cầu xử lý đối với các hành
vi vi phạm pháp luật về kết hôn. Quy định như vậy phù hợp với thực
tế, phòng ngừa tình trạng kết hôn trái pháp luật. Bởi vì, nhiều người
có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ hạn chế được
tình trạng che giấu hành vi vi phạm, góp phần phòng ngừa vi phạm,
bảo vệ quyên và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải
chấm dứt quan hệ như vợ chồng. - Quyền lợi của con được giải quyết
như trường hợp cha mẹ ly hôn.
- Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì
vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo
thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà
án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên
bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con. lOMoAR cPSD| 48302938 B.Ly Hôn
-Định nghĩa : Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
I. Quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn:
Ly hôn là quyền nhân thân và là quyền dân sự cơ bản của con
người. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của vợ, chồng được quy định như sau :
-Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
-Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang
có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Có hai trường hợp yêu cầu ly hôn: Thuận tình ly hôn và ly hôn
theo yêu cầu của một bên.
1 , Thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai
vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ
chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách
riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn)
Ví dụ: A và B lấy nhau đã 01 năm, có 01 con chung là C, có
một ngôi nhà. A và B cùng ký vào đơn ly hôn, nội dung là thỏa
thuận ly hôn, con giao cho A nuôi dưỡng, ngôi nhà giao cho A và
con ở, A sẽ trả cho B khoản tiền là 500 triệu đồng, coi như một nửa tài sản.
2 , Ly hôn theo yêu cầu của 1 bên.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là gì?
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là một hình thức ly hôn tương
đối phổ biến khi đời sống quan hệ vợ chồng khó có thể tiếp tục duy
trì. Khác với thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên là
trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân
thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. lOMoAR cPSD| 48302938
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà
án không thành thì Toà án xem xét , giải quyết việc ly hôn .
Cần lưu ý rằng , đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị
Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết
định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó
mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn. Hoà giải tại
Toà án: trước khi quyết định việc ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
II . Việc trông non , chăm sóc , giáo dục , nuô i dưỡng con sau khi ly hôn. 1.
Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2.
Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả
thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp
nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều
kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các
điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng được sống trực tiếp với
ai của người con. 3.Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly
hôn Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà
án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực
hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm
quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của
con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên .
III. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn
1 . Hậu quả pháp lí về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
– Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt. lOMoAR cPSD| 48302938
– Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương
nhiên chấm dứt. Đồng thời các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định
của luật Hôn nhân và gia đình giữa hai bên sẽ cũng sẽ không còn.
– Kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án giải quyết ly hôn có
hiệu lực pháp luật thì cá nhân đó là người độc thân. Họ hoàn toàn có
thể kết hôn với một người khác mà không phải chịu bất kỳ một sự
ràng buộc nào từ bên còn lại.
2. Hậu quả pháp lí về quan hệ giữa cha, mẹ - con :
- Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con vẫn tồn tại. Cha
mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly
hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp
không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con dưới
36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp
với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi
con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).
3 .Chia tài sản khi ly hôn: a . Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:
- Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không
thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của
bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
- Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi,
nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công
sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài lOMoAR cPSD| 48302938
sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên
hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo
giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn
phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
chênh lệch. - Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ,
chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu
cầu Toà án giải quyết.
Đối với các dân tộc theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ thì cần chú
ý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc của người
chồng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn. Nghiêm cấm phong
tục, tập quán đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.
b . Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
- Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn,
nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình
không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong
khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của
vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng
như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối
tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả
thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản
của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định
được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích
ra từ khối tài sản chung đó để chia. lOMoAR cPSD| 48302938
c . Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng Trong
trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để
sử dụng thì khi ly hôn được chia theo nguyên tắc chia tài sản khi ly
hôn; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở
phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. e .
chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn
Khi vợ chồng ly hôn quyền sử dụng đất của họ sẽ được chia
theo quy định của pháp luật. Theo đó nếu đất là tài sản chung của
vợ chồng thì quyền sử dụng đất sẽ được chia đều cho cả hai bên.
Nếu đất là tài sản riêng của 1 trong 2 bên thì quyền sử dụng sẽ
thuộc về bên đó. Tuy nhiên nếu đất là tài sản riêng của 1 trong 2
bên nhưng đã được sử chung trọng thời gian hôn nhân thì quyền sử
dụng đất sẽ được chia đều cho cả 2 bên. Trong trường hợp không
thể chia đất được thì sẽ được bán và tiền thu sẽ được chia đều cho
2 bên. f . giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi li hôn trong trường
hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của 1 bên
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của 1 bên trong
vợ chồng khi ly hôn quyền lợi của vợ chồng sẽ được giải quyết theo
quy định của pháp luật Theo luật hôn nhân và gia đình năm
2014 khi li hôn tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo nguyên tắc
chia đôi trừ những trường hợp được quy định khác. Tài sản chung
của vợ chồng bao gồm tài sản được mua bằng tiền chung của vợ
chồng, tài sản được chuyển nhượng cho nhau trong thời gian hôn
nhân, thu nhập từ lao động và kinh doanh của vợ chồng trong thời
gian hôn nhân . Tuy nhiên nhà ở thuộc sợ hữu riêng của vợ hoặc
chồng không được chia đôi khi li hôn. Nhà ở sẽ thuộc quyền sở hữu
riêng của bên sở hữu riêng và bên kia không có quyền lợi đối với tài
sản này. Tuy nhiên nếu nhà ở được mua bằng tiền chung của vợ
chồng hoặc được xây bằng tiền chung thì sẽ được xem là tài sản
chung sẽ được chia đôi khi li hôn. Nếu vợ chồng không thống nhất
được việc giải quyết quyền lợi liên quan đến nhà ở thì có thể đưa ra
cơ quan để giải quyết. Tòa án sẽ xem xét các tài liệu chứng cứ liên
quan đến việc sở hữu nhà ở và quyết định giải quyết quyền lợi của
vợ chồng theo quyết định của pháp luật .