-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kết luận Cao cấp lý luận chính trị | Học viện Hành chính Quốc gia
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc, nó chịu sự tác động rất lớn của nhiều mặt trong đời sống xã hội, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết và tác động trở lại đời sống xã hội Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Kết luận Cao cấp lý luận chính trị | Học viện Hành chính Quốc gia
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc, nó chịu sự tác động rất lớn của nhiều mặt trong đời sống xã hội, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết và tác động trở lại đời sống xã hội Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49633413 Kết luận
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc, nó chịu sự tác động rất
lớn của nhiều mặt trong đời sống xã hội, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết và
tác động trở lại đời sống xã hội. Du lịch càng phát triển càng có những ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống xã hội. Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu mang tính quyết định trong tiến trình phát triển du lịch, bởi con người
chính là chủ thể của hoạt động lao động. Sở dĩ nguồn nhân lực du lịch trở thành một
trong những vấn đề cấp thiết là vì khi du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu về
nguồn nhân lực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, nguồn
nhân lực du lịch hiện nay đang còn thiếu, sự phân bố và chất lượng nguồn nhân lực
giữa các khu vực trong cả nước không đồng đều. Du lịch muốn phát triển để trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với chất lượng cao,
đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Thành phố Hồ Chí
Minh cần quán triệt hai quan điểm chủ đạo như sau: đào tạo nguồn nhân lực ngành
du lịch phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển du
lịch của vùng; đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải quán triệt quan điểm đồng
bộ nhưng có trọng tâm trọng điểm. Theo đó, cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp: nhận thức đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch; phát triển số
lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
du lịch trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở Thành phố và các địa bàn lân
cận hiện nay; đổi mới nội dung chương trình, phương thức, hình thức đào tạo; tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu thực hành kỹ
năng nghề cho người học; phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo của chính
người lao động trong ngành, với sự tham gia và trách nhiệm không phải chỉ của các
cơ sở đào tạo, mà của toàn xã hội.
Thông qua việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn đạt chuẩn
quốc tế để làm giải pháp chuyển hóa hiệu quả cho sự mất cân bằng giữa lực lượng
lao động đã tốt nghiệp ĐH, CĐ… chưa có việc làm hoặc việc làm không phù hợp,
chuyển đổi để bù đắp cho nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực du lịch có chất lượng quốc tế. lOMoARcPSD|49633413
Các cơ quan quản lý ngành cần tập trung vào kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
như là một hướng ưu tiên trong quản lý nhà nước. Bởi đào tạo nguồn nhân lực là quá
trình liên tục để người lao động có thể thích ứng và chuyển đổi, đặc biệt trong nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của ASEAN trong giai đoạn tới.