Khả năng và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là cái chưa tới,chưa biểu hiện, nhưng sẽ tới, sẽ biểu hiện ra khi có các điều kiện thíchhợp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

I. Khái niệm khả năng và hiện thực
1. Khái niệm:
– Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là cái chưa tới,
chưa biểu hiện, nhưng sẽ tới, sẽ biểu hiện ra khi các điều kiện thích
hợp.
Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép…đây khả năng của
một ngôi nhà.
– Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
Ví dụ: Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực. Suy nghĩ của bạn B về một
bộ phim hay cũng là hiện thực.
Do tất cả những đang tồn tại thực sự đều được coi hiện thực nên ta
cần phân biệt:
+ Hiện thực khách quan: Chính thế giới vật chất đang tồn tại khách
quan.
+ Hiện thực chủ quan: Là ý thức, tưởng đang tồn tại trong mỗi con
người.
Khái niệm hiện thực ở đây khác với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện
thực khái niệm chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại
khách quan trong thực tế cả những đang tồn tại một cách chủ quan
trong ý thức của con người. Còn hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các
sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại trong thực tế và độc lập với ý thức
của con người.
Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là “cái hiện chưa
có”và “sẽ có”, tức các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại,
nhưng bản thân khả năng với cách “cái chưa có”và “sẽ có”, cái để
xuất hiện sự vật đó thì lại tồn tại. Như vậy, dấu hiệu căn bản để phân biệt
giữa khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng là cái hiện chưa có và sẽ có,
còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại.
Trong sự vật hiện tượng nhiều loại khả năng. khả năng được hình
thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi khả năng tất
nhiên. Nhưng khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên
quy định gọi khả năng ngẫu nhiên. Khảng tất nhiên lại bao gồm khả
năng gầnkhả năng đã đủ hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến
thành hiện thực, khả năng xa khả năng chưa đủ các điều kiện cần
thiết để biến thành hiện thực, còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ
nữa.
Những ngôi sao trên bầu trời là hiện thực. Bầu trời có sao sáng không là
khả năng. (Bức tranh “The Starry Night”, tạm dịch: Đêm đầy sao, của
danh họa Vincent van Gogh.). Ảnh: Alamy.com.
2. Phân loại khả năng:
Tùy giác độ chúng ta lựa chọn mà có các loại khả năng khác nhau. Một số
loại khả năng hay gặp như:
– Khả năng thực tế những khả năng do các mối liên hệ tất nhiên quyết
định, xuất hiện từ bản chất bên trong của sự vật và khi có đầy đủ điều kiện
sẽ trở thành hiện thực.
Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa.
– Khả năng hình thức, hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng những khả
năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngoài mang đến chưa
có đủ điều kiện để chuyển hóa thành hiện thực.
dụ: Khả năng con người trúng sổ xố là khả năng ảo. Khả năng này biến
thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn.
– Ngoài các khả năng chính trên đây, ta còn có thể phân loại thành:
+ Từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: Khả năng chủ yếu và khả
năng thứ yếu.
+ Xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và khả
năng xấu.
+ Khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại và khả
năng loại trừ lẫn nhau.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khả năng hiện
thực có mối quan hệ biện chứng như sau:
1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Sở như vậy vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả
năng hướng tới biến thành hiện thực.
Trong thực tế, quá trình phát triển chính quá trình trong đó khả
năng biến thành hiện thực, còn hiện thực này lại sản sinh ra những khả
năng mới. Cả khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến
thành hiện thực mới.
Sự chuyển hóa cứ tiếp diễn mãi như vậy, tạo thành quá trình vô tận.
– Để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện khách
quan và chủ quan.
Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu một quá trình khách
quan.
Nói “chủ yếu” trong tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến
thành hiện thực một cách tự phát.
Ở đây có thể phân ra 03 trường hợp:
Loại khả năng mà điều kiện đển biến chúng thành hiện
thực chỉ thể bằng con đường tự nhiên. dụ: Các trường hợp động
đất, sóng thần, núi lửa…
Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự
nhiên cũng như nhờ sự tác động của con người. dụ: Để thuyền buồm
vượt biển đến đúng cảng A, cần có gió và sự điều khiển của con người.
Loại khả năng mà bắt buộc sự tham gia của con người để
biến thành hiện thực. Ví dụ: Việc chế tạo ô-tô, ti-vi…
Trong lĩnh xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến
thành hiện thực còn cần các điều kiện chủ quan. Đó hoạt động thực
tiễn của con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện
thực nếu không có sự tham gia của con người.
Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến khả
năng thành hiện thực. thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến
đổi khả năng thành hiện thực. cũng thể điều khiển khả năng phát
triển theo hướng này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện
thích ứng.
| 1/4

Preview text:

I. Khái niệm khả năng và hiện thực 1. Khái niệm:
– Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là cái chưa tới,
chưa biểu hiện, nhưng sẽ tới, sẽ biểu hiện ra khi có các điều kiện thích hợp.
Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép… Ở đây có khả năng của một ngôi nhà.
– Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
Ví dụ: Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực. Suy nghĩ của bạn B về một
bộ phim hay cũng là hiện thực.
Do tất cả những gì đang tồn tại thực sự đều được coi là hiện thực nên ta cần phân biệt:
+ Hiện thực khách quan: Chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan.
+ Hiện thực chủ quan: Là ý thức, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con người.
Khái niệm hiện thực ở đây khác với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện
thực là khái niệm chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại
khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan
trong ý thức của con người. Còn hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các
sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại trong thực tế và độc lập với ý thức của con người.
Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là “cái hiện chưa
có”và “sẽ có”, tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại,
nhưng bản thân khả năng với tư cách là “cái chưa có”và “sẽ có”, là cái để
xuất hiện sự vật đó thì lại tồn tại. Như vậy, dấu hiệu căn bản để phân biệt
giữa khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng là cái hiện chưa có và sẽ có,
còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại.
Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại khả năng. Có khả năng được hình
thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi là khả năng tất
nhiên. Nhưng có khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên
quy định gọi là khả năng ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên lại bao gồm khả
năng gần là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến
thành hiện thực, và khả năng xa là khả năng chưa đủ các điều kiện cần
thiết để biến thành hiện thực, nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa.
Những ngôi sao trên bầu trời là hiện thực. Bầu trời có sao sáng không là
khả năng. (Bức tranh “The Starry Night”, tạm dịch: Đêm đầy sao, của
danh họa Vincent van Gogh.). Ảnh: Alamy.com.
2. Phân loại khả năng:
Tùy giác độ chúng ta lựa chọn mà có các loại khả năng khác nhau. Một số
loại khả năng hay gặp như:
– Khả năng thực tế là những khả năng do các mối liên hệ tất nhiên quyết
định, xuất hiện từ bản chất bên trong của sự vật và khi có đầy đủ điều kiện
sẽ trở thành hiện thực.
Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa.
– Khả năng hình thức, hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng là những khả
năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngoài mang đến và chưa
có đủ điều kiện để chuyển hóa thành hiện thực.
Ví dụ: Khả năng con người trúng sổ xố là khả năng ảo. Khả năng này biến
thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn.
– Ngoài các khả năng chính trên đây, ta còn có thể phân loại thành:
+ Từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: Khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu.
+ Xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và khả năng xấu.
+ Khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại và khả năng loại trừ lẫn nhau.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khả năng và hiện
thực có mối quan hệ biện chứng như sau:
1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
– Sở dĩ như vậy vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả
năng hướng tới biến thành hiện thực.
Trong thực tế, quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả
năng biến thành hiện thực, còn hiện thực này lại sản sinh ra những khả
năng mới. Cả khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới.
Sự chuyển hóa cứ tiếp diễn mãi như vậy, tạo thành quá trình vô tận.
– Để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan.
Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan.
Nói “chủ yếu” là vì trong tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến
thành hiện thực một cách tự phát.
Ở đây có thể phân ra 03 trường hợp:
Loại khả năng mà điều kiện đển biến chúng thành hiện
thực chỉ có thể có bằng con đường tự nhiên. Ví dụ: Các trường hợp động
đất, sóng thần, núi lửa…
Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự
nhiên cũng như nhờ sự tác động của con người. Ví dụ: Để thuyền buồm
vượt biển đến đúng cảng A, cần có gió và sự điều khiển của con người.
Loại khả năng mà bắt buộc có sự tham gia của con người để
biến thành hiện thực. Ví dụ: Việc chế tạo ô-tô, ti-vi…
Trong lĩnh xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến
thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt động thực
tiễn của con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện
thực nếu không có sự tham gia của con người.
Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến khả
năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến
đổi khả năng thành hiện thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng phát
triển theo hướng này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.