Khái niệm nguyên nhân- kết quả học phần Triết học Mac-Lênin
Khái niệm nguyên nhân- kết quả học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
I. Khái niệm nguyên nhân- kết quả: 1. Định nghĩa:
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. (1)
Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. (2)
Qua hai khái niệm đúng đắn về định nghĩa trên đã làm sáng tỏ hơn cho
chúng ta về cái nhìn nhất thiết về sự vật hiện tượng, cụ thể hơn là sự vật hiện
tượng không thể là chính nguyên nhân tác động mà chỉ có sự tác động của các
sự vật hiện tượng mới là nguyên nhân.
Nhìn chung thế giới của chúng ta luôn là sự vận động, tác động qua lại
lẫn nhau của sự vật hiện tượng. Rõ ràng, mỗi một sự tác động đều đưa lại những
hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân
nó đều chưa được nhận định ra là những nguyên nhân. Nguyên nhân chỉ là bản
chất của nó trong mối quan hệ với kết quả. Chỉ khi có kết quả thì có sự tác động của nguyên nhân.
Vậy bản chất kết quả chính là sự xuất hiện của một sự vật hiện tượng
nào đó và sự vật hiện tượng đó được xem xét nó sinh ra từ những yếu tố tác
động nào. Nguyên nhân là sự tác động đó sinh ra kết quả chính là những sự vật hiện tượng
II. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện: 1. Nguyên cớ :
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh
ra kết quả. Nguyên cớ có sự tác động nhất định với kết quả và là sự vật hiện
tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân nhưng nó chỉ là quan hệ bên ngoài,
ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. 2. Điều kiện:
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên
nhân, chỉ là cái căn bản làm tiền đề cho sự phát triển của nguyên nhân, mang
lại tính chặt chẽ và có những tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.(3) Khi xem
xét mối liên hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả do nguyên nhân gây ra phụ
thuộc vào những điều kiện nhất định.
Điều kiện là hiện thược cần thiết cho một biến đổi nào đó xảy ra, nhưng
bản thân chúng không gây nên biến đổi ấy. Các hiện tượng cùng với các hiện
tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
3. Vận dụng để lý giải một vấn đề thực tiễn: lOMoARc PSD|36215725
Sự nảy mầm của một giống cây (kết quả), do sự khác nhau về các yếu
tố trong giống cây đó (nguyên nhân) và mục đích của người gieo trồng mong
muốn ra sao (nguyên cớ) cho ra những mầm cây khác nhau , nhưng vẫn phải
có những điều kiện nhiệt độ, áp suất thích hợp của môi trường v.v… (điều kiện).
III. Tính chất mối liên hệ nhân quả:
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính
khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. 1.
Tính khách quan: Mọi sự vật trong thế giới luôn có sự tác động, vận động
qua lại lẫn nhau và chính sự tác động đó sẽ luôn dẫn đến một sự biến động,
thay đổi nhất định. Những biến động này không xuất phát từ ý chí chủ quan
của con người, hay cũng không phụ thuộc vào nhận thức của con người mà tồn
tại theo tự nhiên. Và chính từ m mối liên hệ nhân - quả luôn mang tính khách quan. 2.
Tính phổ biến: Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến thế nào thì mối liên
hệ nhân quả cũng có có sự tương tự như vậy. Như Ph.Ăngghen cũng đã nhấn
mạnh: “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”(4).
Vậy nên mối liên hệ nhân - quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã
hội và trông cả tư duy, nhận thức của con người. Không có vấn đề nào không
có nguyên nhân, nhưng tùy thuộc vào vấn đề có tồn tại trong nhận thức chúng ta hay chưa. 3.
Tính tất yếu: Mỗi một nguyên nhân đặt vào trong điều kiện, hoàn cảnh
chỉ có thể nảy sinh ra một kết quả nhất định. Tính tất yếu được thể hiện không
có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả mà phải đặt trong một điều kiện
hoàn cảnh nhất định. Các sự vật, hiện tượng giống nhau đặt vào trong một hoàn
cảnh, điều kiện giống nhau thì chỉ có thể xảy ra một kết quả tương tự nhau. Đó
là tính tất yếu của mối liên hệ nhân - quả
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARc PSD|36215725
(1),(2) Giáo trình Triết học Mác - Lênin - Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
(3) Tìm hiểu môn học Triết học Mác-Lênin - Nhà xuất bản lý luận chính trị
(4) C. Mác và Ph. Ăng - ghen Toàn tập, Tập 20 - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
Một số sách báo và tạp chí hằng ngày.